Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

295. Bắc Phái Tiệm Tu (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)

09/10/202114:18(Xem: 29735)
295. Bắc Phái Tiệm Tu (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)



“Bắc phái Tiệm Tu “
🙏🙏🙏🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
Bài trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm & Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh ; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước






Vài cảm nhận khi dự thính pháp thoại với chủ đề
“Bắc phái Tiệm Tu “
được TT Thích Nguyên Tạng giảng trong
CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC PHẬT PHÁP ONLINE LẦN 6

*Lúc 10:30am, Thứ Bảy, 9/10/2021 (Melbourne, Sydney, Úc Châu)
*Tối Thứ Sáu 8/10/2021, lúc 8:30pm (New York Time) 






Kính dâng Thầy bài viết ...Kính bạch Thầy đây là đề tài rất khó để trình pháp.
Hy vọng sự cố gắng trong khả năng con sẽ được Thầy chấp nhận như là... Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, HH

 

Chúng ta thường nghe " Bắc phái tiệm tu, Nam phương đốn ngộ " trong lịch sử Thiền Tông Trung Hoa . 

Từ khi được thông báo nhiều tuần trước ....đề tài được giảng trong chương trình tu học Phật Pháp online lần 6 và bài  pháp thoại hôm nay về " Bắc  phái tiệm tu " nằm trong mục thảo luận chính về NHƯ LÝ TÁC Ý...tôi đã cố tìm vài tư liệu để làm nền cho việc hiểu sâu, hiểu thấu lời dạy của vị Giảng Sư mà tôi rất tâm đắc với những bài pháp thoại về Tổ Sư thiền .

Hẳn nhiên  chúng ta nếu đã từng nghiên cứu về Thiền Tông đều biết rằng ....Những phát triển đầu tiên của Phật giáo Thiền ở Trung hoa chủ yếu được tiêu biểu bởi tên của hai người. Một trong hai cái tên ấy là Bồ-đề Đạt-ma (Bodhi-Dharma), người sáng lập Thiền, và tên kia là Huệ Năng (Hui-neng, hay Wei-lang theo tiếng địa phương miền Nam Trung hoa và Yeno theo tiếng Nhật; sinh năm 638 và tịch năm 713), người đã dẫn tư tưởng Thiền theo chiều hướng mà Bồ-đề Đạt-ma mang đến. 

Có thể nói rằng...nếu không có Lục Tổ Huệ Năng và các môn đồ trực tiếp của ngài thì không bao giờ Thiền có thể phát triển như nó đã xảy ra vào đầu đời nhà Đường (T’ang) trong lịch sử Trung hoa. 

Nhờ sự hiện diện của Ngài  mà các hành giả Thiền hiện đạiđược nối kết với Bồ-đề Đạt-ma và chúng ta có thể qui định niên đại sinh ra của Thiền Trung hoa với tư cách nó khác với hình thức Ấn độ, qua đó những  cội rễ tư tưởng của nó, xuyên qua Bồ-đề Đạt-ma, đến tận sự giác ngộ của chính đức Phật, trong khi cành nhánh của nó trải rộng qua đến Việt Nam .

 Hơn một nghìn năm qua kể từ khi Lục Tổ Huệ  Năng  đưa ra tuyên ngôn đầu tiên về Thiền, mặc dù nó đã đi qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, tinh thần cốt yếu của nó vẫn là tinh thần của Pháp Bảo Đàn Kinh. 

Vì vậy, nếu muốn theo dõi , chúng ta phải nghiên cứu tác phẩm của Lục tổ Huệ Năng, trong quan hệ, một mặt, với Bồ-đề Đạt-ma và những người thừa kế ngài: Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, và mặt khác, với chính các đệ tử của Huệ Năng và những người đồng thời với ngài.....Và .....Hoằng Nhẫn là một Đại sư của Thiền và ngài đã có nhiều đệ tử ưu tú. Lịch sử đã truyền lại cho chúng ta tên của hơn mười hai người trong số họ. 

Nhưng Huệ Năng và Thần Tú vượt hẳn tất cả những người kia, và đây là thời kỳThiền chia thành hai tông, Nam tông và Bắc tông. 

Dù Phật giáo Việt Nam đến nay dòng truyền thừa từ Lục  Tổ đến Lâm Tế và tại Việt Nam vẫn còn nối nối  tiếp theo  đến đời 45, 46,47 ....nhưng  ngày nay hầu như mọi Thiền viện đều chỉ dạy tiệm tu tiệm ngộ và đốn ngộ xem như đã thất truyền.

(Đốn ngộ : có nghĩa là Thấy Tánh ngay ( trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật ) 

Chỉ dành cho Bậc đại căn đại trí 

Tiêu biểu 33 vị Tổ Phật Giáo 

Riêng Tiêm ngộ : có nghĩa là Dần dần tiếp cận chân lý . 

Dành cho những người tiểu căn tiểu trí tiêu biểu Ngài Thần Tú và quần chúng Phật Tử chúng ta ) 

Theo chương trình phải chờ đến tuần sau Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng sẽ trình bày các quan điểm của Huệ Năng về Phật giáo, người viết đã đi tìm vài chi tiết về các quan điểm của Đại  Sư Thần Tú; người  mà các đồ chúng đệ tử của Ngài cho là luôn đối lập với các quan điểm của Lục Tổ  Huệ Năng, bởi vì chính nhờ vào sự đối chọi giữa hai   bậc thầy này cho phép ta xác định rõ ràng nhất bản chất của Thiền. 

Do đó, lẽ dĩ nhiên khi chúng ta biết được Ngài Thần Tú, tông chủ của Bắc phái , đã dạy những gì, thì chúng ta hiểu rõ thêm Huệ Năng 

Nhưng không may, chúng ta có được rất ít giáo lý của Thần Tú, chỉ còn lại Thủ bản có nhan đề là: “Giáo Lý Năm Phương Tiện của Bắc Tông”. 

Và  năm phương tiện là năm đề mục tham khảo các Kinh Đại thừa về giáo lý của Bắc tông. Đây là giáo lý ấy: 

1) Thành Phật là giác ngộ,  giác ngộ cốt yếu là không khởi tâm

2) Khi tâm được giữ bất động, các thức yên tĩnh và trong trạng thái ấy cánh cửa tri kiến tối thượng khai mở. 

3) Sự khai mở tri kiến tối thượng dẫn đến sự giải thoát kỳ diệu của thân và tâm. Tuy nhiên, đây không phải là Niết-bàn tịch tĩnh của Tiểu thừa, và tri kiến tối thượng do chư Bồ-tát thành tựu đem lại hoạt tính không dính mắc của các thức. 

4) Hoạt tính khôngdính mắc này có nghĩa là sự giải thoát hai tướng thân tâm, sự giải thoát trong đó chân tướng các pháp được nhận thức. 

5) Cuối cùng, đó là con đường Nhất thể, dẫn đến cảnh giới Chân như biết không chướng ngại, không khác. Đây là Giác Ngộ. 

Trong một bài luận giải về thủ bản này, một luận gia cho rằng  “Bắc tông dạy rằng tất cả chúng sinh đều được phú bẩm Bồ-đề, giống như bản tánh tấm gương phản chiếu ánh sáng. Khi phiền não dấy lên, gương không phản chiếu được, giống như bị bụi phủ. 

Nếu, theo lời  Sư dạy, chế ngự và diệt được vọng niệm thì chúng sẽ ngừng tác động. Khi ấy tâm nhận được sự chiếu sáng của tự tánh, không còn bị che mờ nữa

Đây giống như người ta lau tấm gương. Khi không còn bụi, gương chiếu sáng và không còn gì ngoài ánh sáng của nó.” 

Do đó, Thần Tú, là Đại sư và tông chủ của Tông này, viết trong bài kệ trình Ngũ Tổ:

 

     Thân thị bồ đề thọ              Thân là cây bồ đề

     Tâm như minh cảnh đài     Tâm như đài gương sáng

     Thời thời cần phất thức      Luôn luôn siêng lau chùi

     Vật sử nhạ trần ai.             Chớ để bụi trần bám.

Thái độ lau bụi này của Ngài Thần Tú và các môn đệ của ngài tất nhiên dẫn đến phương pháp tĩnh tọa và quả thật đây là phương pháp mà họ khuyên dạy. Họ dạy cách nhập Định (Samādhi) qua sự tập trung và làm sạch tâm bằng cách trụ nó vào một ý niệm duy nhất. Họ còn tuyên bố rằng bằng cách phát khởi các niệm thì sẽ chiếu sáng thế giới khách quan, và khi thu liễm các niệm thì sẽ nhận thức nội giới.

Thần Tú, như các Thiền sư khác, thừa nhận sự hiện hữu của Tâm và sự cần thiết tìm nó bên trong tự tâm cá nhân của chúng ta, được phú bẩm mọi đức hạnh của Phật. Nếu không thực hiện được điều này, chính là vì chúng ta quen chạy theo ngoại cảnh che khuất ánh sáng nội tâm. 

Thần Tú khuyên, thay vì chạy trốn người cha của chúng ta, chúng ta nên quay nhìn bên trong bằng cách tĩnh tu. Điều này hoàn hảo đến một độ nhất định, nhưng Thần Tú thiếu sự thấu hiểu siêu hình và phương pháp của ngài phải chịu sự thiếu sót này. Giáo pháp của ngài qui về cái mà người ta thường gọi là “hữu vi” hay “hữu sự” (yu-tso) và không phải là “vô sự” (wu-tso) hay “tự tánh” (tzu-hsing).

Kính đa tạ Giảng Sư đã dùng vài điều nói trên tương hợp với những gì người viết đã sưu lục để giới thiệu tiểu sử Ngài Thần Tú khi bắt đầu bài pháp thoại tuyệt vời với minh chứng bằng con đường đi đến giác ngộ của Đức Thế Tôn phải do Thiền Chỉ và Thiền Quán để bạch tịnh hoá các Tâm Vương và chuyển thành Tứ Trí và được chứng đắc Tam Minh và Lục Thông để trở thành Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác ( Vị Phật thứ bảy trong Hiền Kiếp này ) 

Tiểu sử Ngài Thần Tú như sau 

Đại Sư Thần Tú vốn họ Lý, người Uất Thị, Trần Lưu (hiện là phía nam huyện Uất Thị, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Thuở thiếu niên, ông là nho sinh, ăn học ở Giang Nam, làu thông kinh sử sách kiêm cả Lão, Trang. Sau ông vào đạo Phật, đến thời Đường Cao Tổ, niên hiệu Võ Đức thứ tám (625 T.L) đến chùa Thiên Cung, Lạc Dương thọ Cụ-túc giới. Từ đây chuyên nghiên cứu kinh luận Tam Thừa và rất tâm đắc luật Tứ Phần.

Đến 50 tuổi, ông nghe nói Thiền Sư Hoằng Nhẫn, một Tổ Sư của Thiền Tông đang khai sáng pháp thiền ở Song Phong Sơn, huyện Hoàng Mai, Ký Châu nên vượt núi trèo non, không nệ hà nghìn dặm xa xôi đến lễ Tổ.

Sau khi gặp gỡ, thưa hỏi đạo lý, ông hết sức bái phục, thốt câu: “Đây chính thật là thầy ta!” rồi làm đệ tử Hoằng Nhẫn, thực tập bửa củi, gánh nước làm các việc cực nhọc cầu pháp. Sáu năm cần khổ, ngày đêm chuyên tâm, được Tổ Hoằng Nhẫn rất quý trọng, suy cử làm đệ tử thượng thủ.

Tổ Huệ Năng xử dụng phần đốn ngộ và giáo ngoại biệt truyền để hoằng hoá và phát triển. Đại Sư Thần Tú đi trên con đường “tiệm ngộ” và “mượn kinh giáo để ngộ tông”. Ông sùng phụng kinh Lăng Già và đặt nó làm tông yếu, kế thừa pháp thiền lấy tâm làm tông của Tổ Hoằng Nhẫn. Thế nên tông Lăng Già coi Đại Sư Thần Tú là đích truyền của Tổ Hoằng Nhẫn.

Trong hệ thống truyền thừa của kinh Lăng Già thì Câu-na-bạt-đà-la, người dịch kinh Lăng Già được coi là cơ sở; kế tiếp là Chư Tổ Bồ-đề-đạt-ma, Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn là các Tổ đời thứ hai, ba, tư, năm và sáu. Đại Sư Thần Tú được suy tôn làm Tổ thứ bảy. Chẳng qua Đại Sư Thần Tú không thiên trọng kinh Lăng Già mà trọng thị các kinh điển khác.

Pháp thiền của Đại Sư Thần Tú phổ biến rộng rãi ở phương Bắc. Ngoài Tăng sĩ tu tập ra còn rất nhiều sĩ đại phu quy y và học thiền với ông. Các quan liêu của triều đình, đến như Trương Thuyết, tể tướng vào thời vua Đường Huyền Tông cũng là đệ tử tại gia của ông và tôn kính thầy mình hết mực. Tiếng tăm Đại Sư Thần Tú được Tăng Ni, Cư Sĩ cực lực truyền tụng tán dương đến triều đình. Võ Tắc Thiên sùng mộ danh đức nên sai sứ thỉnh sư vào triều.

Năm sau nhằm vào niên hiệu Đại Tuệ (710 T.L), Đại Sư Thần Tú bấy giờ đã 90 tuổi, vâng lệnh vào Lạc Dương. Do tuổi cao và nhà vua đối với ông trọng vọng nên Đại Sư Thần Tú được ngồi kiệu vào điện, kiết già phu tọa đối trước nhà vua. Võ Tắc Thiên càng thêm kính mộ, đích thân làm lễ và hỏi đạo thường xuyên. Công hầu, quan chức, học giả, thường dân trong kinh thành tranh nhau đến tham lễ phủ từ xa mỗi ngày có cả vạn người.

Sau đó Võ Tắc Thiên ban chiếu định xây một tự viên tên Báo Ân Tự, coi đây là sự biểu lộ niềm kính trọng sâu xa của triều đình. Đến khi Đường Trung Tông tức vị thì Đại Sư Thần Tú càng được kính trọng hơn. Ông là Pháp Chủ của hai kinh thành Trường An và Lạc Dương. Ông vinh hiển tột bậc vì làm Quốc Sư cho ba triều vua nhà Đường.

Tiếp đến Giảng Sư đã đưa ta trở về thời hồng hoang khi Bồ Tát Sĩ Đạt Ta học với hai Sư Phụ   - Vị Thầy đầu tiên là đạo sĩ Àlàra Kàlama: Bồ Tát đi vào rừng tìm Thầy học đạo. Đầu tiên Bồ Tát gặp một vị Thầy có đông đệ tử, tên là Àlàra Kàlama. Vị Thầy này dạy thiền Yoga, đến tầng thứ 3 là Vô Sở Hữu xứ định. Chỉ trong một thời gian ngắn miên mật tu tập, Sa môn Cồ Đàm thể nhập vào cảnh giới Vô Sở Hữu Xứ Định. (Hai tầng thiền trước là "Không Vô Biên Xứ và Thức Vô Biên Xứ"). Sa môn Cồ Đàm đến trình với Thầy của mình và hỏi Thầy còn pháp gì dạy Ngài nữa hay không? Trong kinh ghi là đạo sĩ Àlkarà Kàlama rất hoan hỷ trước sự thành đạt của Ngài, nhưng rất tiếc là ông không còn pháp gì cao hơn để dạy thêm cho Ngài nữa nên mời Ngài lưu lại để cùng hướng dẫn đồ chúng với ông, nhưng Ngài đã chối từ vì chưa đạt được những gì Ngài tìm cầu. Do đó Ngài xin phép và từ giã Thầy ra đi.

            - Vị Thầy thứ hai là đạo sĩ Uddaka Ràmaputta: Sau đó, qua sự chỉ dẫn của đạo sĩ Àlàra Kàlama, Bồ Tát tìm đến vị đạo sĩ nổi tiếng khác là đạo sĩ Uddaka Ràmaputta.  Vị này dạy tầng thứ tư của thiền Yoga là: "Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ định". Cũng trong thời gian ngắn Bồ Tát đã thể nhậpvào cảnh giới của tầng định "Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ". Nơi đó không còn tri giác, mà cũng không có không tri giác, tâm chìm lắng trơ lặng, khiến người tu không biết có tâm hay không có tâm, đấy là tầng thiền cao nhất thời bấy giờ. 

Tuy Ngài chế ngự được tâm mình bằng Ý thức, nhưng mà cũng không thấy có Thượng trí, Niết Bàn là mục tiêu của Ngài. Vì thế một lần nữa Bồ Tát Cồ Đàm quyết định từ tạ Thầy ra đi, mặc dù vị Thầy thứ hai này cũng đã mời Bồ Tát ở lại cùng hướng dẫn đồ chúng.

Sau đó Ngài  tu khổ hạnh gần 6 năm, mà không chứng ngộ được điều  gì . Chính Hành trình "thất bại" này đã rút ngắn thời gian thành đạo của Đức Phật chỉ trong 4 tuần lễ khi Ngài thực sự ngồi xuống để thiền định phát huy trí huệ tâm linh.

Bởi vì thực ra trong thời gian gần 6 năm tu khổ hạnh ngẫm lại chính là thời gian mà Đức Phật đã xây dựng được một nền nhà vững chắc cho sự thành đạo sau này của Ngài. Vì trong 6 năm tu khổ hạnh Bồ Tát đã cắt đứt mọi nhân duyên và tri kiến thế gian, đồng thời dẹp được dục lậu không còn tham đắm với: tài, sắc, danh, thực, thuỳ nữa. Những thứ này chính là một trong ba cái lậu của lậu hoặc. Ba cái lậu đó là: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu...  chính là nguyên nhân của luân hồi sanh tử. 

Giác ngộ của Đức Phật là sự thấy biết tường tận bằng trí tuệ có được nhờ tu tập thiền định và tư duy quán chiếu. Ngài thấy biết điều gì? Thấy biết nguyên lý của vũ trụ vạn hữu là Duyên sinh, Vô thường, Vô ngã; thấy biết sự thật về khổ (Khổ), về nguyên nhân của khổ (Tập), về Niết-bàn hay hạnh phúc chân thật (sự vắng mặt hoàn toàn mọi khổ đau-Diệt) và con đường đưa đến nguồn chân hạnh phúc đó (phương pháp tu tập diệt khổ-Đạo). Sự thấy biết này không phải là nhận thức có được từ học tập, kinh nghiệm, mà đây là kết quả của quá trình tu tập thiền Chỉ và thiền Quán thâm sâu. 

Chính sự giác ngộ này đã dẫn đến sự đoạn diệt hoàn toàn vô minh, phiền não lậu hoặc, khiến Ngài chuyển từ phàm phu thành bậc Thánh giải thoát, chấm dứt con đường luân hồi sinh tử. 

Như vậy Đức Phật đã chỉ rõ cho ta thấy muốn  có được sự giác ngộ này, Ngài đã trải qua đời sống đạo đức phạm hạnh và quá trình nỗ lực tu tập thiền định, chứng đạt bốn cấp độ thiền (Tứ thiền). Sau đó, an trú ở cấp độ thiền thứ tư, Ngài hướng tâm trí tư duy, quán chiếu và trực nhận chân lý. 

Một người không chứng đạt Tứ thiền hoặc chứng Tứ thiền nhưng không phát huy thiền quán hướng tâm trí đến và liễu tri các chân lý Duyên sinh, Vô thường, Vô ngã và Tứ đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) thì không thể trở thành bậc Thánh giác ngộ. 

Xin nhắc lại, sự giác ngộ của Đức Phật là thành tựu tu tập từ tiền chỉ đến Thiền  Quán và Bạch tịnh hóa được tám thức Tâm vương để chuyển thành Tứ Trí chứ không phải là sự nâng cao nhận thức và thay đổi tâm lý thông thường. 

Con đường tuệ giác trong Phật giáo được thể hiện bằng kinh nghiệm giác ngộ của Đức Phật. Theo kinh điển Pàli, kinh nghiệm chứng đắc của đức Phật được ghi nhận bằng sự ngộ nhập bốn thiền sắc giới (rùpajjhànàni), kế đến Ba Minh (tevijjà) trong ba canh liên tiếp của một đêm (Trung Bộ Kinh I, 41ff, 521; II, 817ff). Kinh Sa Môn Quả (Trường Bộ Kinh I, 93ff) hàm ngụ ý rằng sự đạt được Ba Minh là kết quả cuối cùng của đời sống phạm hạnh. Nhiều bài kinh trong Trường Bộ Kinh và Trung Bộ Kinh cũng lập lại quan điểm này. Sự nghiên cứu về nội dung của các kinh này cho phép chúng ta đi đến kết luận rằng quá trình giác ngộ tối thượng (sambodhi) của Phật cũng như những giai đoạn cuối cùng của quá trình đưa đến quả A-la-hán được hiểu đồng nhất với sự đạt được Ba Minh.

Kinh nghiệm đạt được mỗi minh này được kinh mô tả như sau: "vô minh lần lần bị tiêu diệt hết, minh hay ánh sáng tuệ giác phát sanh" (Trung Bộ Kinh I, 54-57). Ba minh bao gồm:

(i) Túc mạng minh (pubbe nivàsànussati ~nà.na): là tuệ giác hay trí nhớ đến nhiều đời sống quá khứ của bản thân từ những nét đại cương cho đến chi tiết.

(ii) Thiên-nhãn-minh (dibbacakkhu hay sattàna.m cutùpapàta~nà.na): trí tuệ nhận biết được sự sống và chết của chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.

(iii) Lậu-tận-trí (àsavakkhaya~nà.na): trí tuệ thấy rõ về hiện thực của khổ và lậu hoặc, nguyên nhân sanh khởi của chúng, trạng thái an lạc do vắng mặt chúng, và con đường dẫn đến sự chấm dứt chúng. Đây là loại tuệ giác cao nhất mang lại sự giải thoát hoàn toàn cho hành giả.


Dòng kinh nghiệm thực chứng tuyệt vời này được diễn tả trong kinh như sau:

"Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, ta dẫn tâm hướng tâm đến lậu tận trí. Ta thắng tri như thật: "Đây là khổ," thắng tri như thật: "Đây là nguyên nhân của khổ," thắng tri như thật: "Đây là khổ diệt," thắng tri như thật: "Đây là con đường đưa đến khổ diệt," thắng tri như thật: "Đây là những lậu hoặc," thắng tri như thật: "Đây là nguyên nhân các lậu hoặc," thắng tri như thật: "Đây là các lậu hoặc diệt," thắng tri như thật: "Đây là con đường đưa đến các lậu hoặc diệt." Nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên trí hiểu biết: Ta đã giải thoát. Ta đã thắng tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa." (M. I. 23, 249; MLS. I, 29, 303; Trung Bộ Kinh I, 57, 543).

Minh đầu tiên mà đức Phật chứng ngộ là sự tuệ tri về chuỗi tái sanh hay những đời sống quá khứ của chính Ngài trong ba cõi. Nói cách khác, tái sinh là một khía cạnh của luân hồi (sa.msàra). Sự hiện hữu của các chúng sanh ở hiện tại là một phần của một sợi chuỗi chưa bị bẻ gãy của sanh già chết và tái sanh mà chúng đang tiếp diễn từ vô lượng kiếp trong quá khứ. Sự hiện hữu này cần phải được nhận thức bằng trí tuệ để không chấp thủ có thể khởi lên trong tương lai. Nhờ vậy con đường giải thoát luân hồi được chấm dứt.

Minh thứ hai là sự khám phá ra những tác dụng về luật của nghiệp (P. kamma ; S. karma), vốn chi phối đời sống của chúng sanh xuyên suốt quá khứ hiện tại và vị lai. Đây cũng là một khía cạnh bổ xung khác của thuyết luân hồi. Nói cách khác nhờ sự chấm dứt các hoạt động tạo nghiệp, hành giả từng bước tiến đến sự chứng đắc Niết-bàn.

Minh thứ ba xuất hiện cuối cùng, như là hệ quả tự nhiên của hai minh trước. Sự xuất hiện của nó rất chắc chắn và mạnh mẽ để phá vỡ những cơ sở cuối cùng của luân hồi. Nó được giải thích như là sự hiểu biết về thực tại liên quan đến Bốn Chân Lý Cao Thượng hay Tứ Thánh Đế (Tương Ưng Bộ Kinh V, 613).

Kinh nghiệm thực chứng ba minh của đức Phật được Ngài tuyên bố bằng một bài thi kệ rất ấn tượng và cô đọng:

Lang thang bao kiếp sống 

Ta tìm nhưng chẳng gặp, 

Người xây dựng nhà này, 

Khổ thay, phải tái sanh. 

Ôi! Người làm nhà kia (tham ái) 

Nay ta đã thấy ngươi! 

Người không làm nhà nữa. 

Đòn tay (thân) ngươi bị gãy, 

Kèo cột (phiền não) ngươi bị tan 

Tâm ta đạt tịch diệt, 

Tham ái thảy tiêu vong. 

                 (Kinh Pháp Cú, kệ 153, 154)

Như vậy, sự giác ngộ của đức Phật là sự nhận ra bản chất về sự hiện hữu của con người, sự hiểu biết về nhân và quả của con người và thế giới. Mục đích của sự giác ngộ là sự giải thoát khỏi những nỗi đau khổ trong sinh tử luân hồi và sự đạt được hạnh phúc hoàn toàn, Niết-bàn.

Kính tri ân Giảng Sư với Pháp Học và Pháp Hành uyên thâm đã đưa hội chúng trở về 40  đề mục để quán trong Con đường Thiền Chỉ mà Đức Thế Tôn đã trải qua được Ngài  Luận sư Buddhaghosa trước tác vào tiền bán thế kỷ thứ V sau TL, trong Visuddhimagga (Thanh Tịnh đạo) đây là một bộ sách tóm tắt giáo lý nguyên thuỷ và cách diệt trừ 5 triền cái trong Bài kinh Đại Xóm Ngựa ( bài thứ 39 trong Trung Bộ Kinh ) 

Ngài Thần Tú đã ứng dụng cách diệt trừ không cho 5 triền cái này khởi lên mà theo đó Đức Phật đã dạy như sau 

Thế thì bổn phận và trách nhiệm gì mà vị tỷ kheo phải làm? Ngoài việc, vị tỷ kheo là người xuất gia sống đời sống vô gia đình, sống độc cư ở những nơi thanh vắng, như rừng núi, nơi đồng trống... ăn một ngày một bữa, lấy hạnh khất thực để nuôi thân, vị ấy còn phải: 1). Thúc liễm thân tâm bằng giới hạnh, 2). Hộ trì các căn, 3). Tiết chế việc ăn uống, 4). Chú tâm cảnh giác, 5). Chánh niệm tỉnh giác, 6). Đoạn trừ 5 triền cái, 7). Thành tựu 4 thiền. Bảy pháp này là những yếu tố cần thiết để tác thành vị tỷ kheo. Tỷ kheo cũng nhờ bảy pháp này thành đạt thánh quả.

Riêng  về Đoạn trừ 5 triền cái', là những pháp làm chướng ngại hành giả tu tập thiền định, đó là 

1. tham dục 

2. sân hận, 

3. hôn trầm thuỵ miên, 

4. trạo cử, 

5. nghi ngờ. 


Và 5 pháp này được 'Đại Kinh Xóm Ngựa' giải thích như sau:

Này các Tỷ-kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch, như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm và thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử hối tiếc, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử hối tiếc. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.

Các tâm ô nhiễm bao gồm ba bất thiện căn, tứ bộc, tứ kết, tứ lậu, tứ thủ, thập phiền não, thập kiết sử. 

Các triền cái được Đức Phật so sánh như món nợ, như bệnh hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường đi qua sa mạc. Chúng che mắt con người khiến họ không thể thấy được lợi ích của bản thân mình, lợi ích của người khác hoặc lợi ích của cả hai

Năm triền cái cũng được ví như sự vẩn đục của hồ nước theo năm cách khác nhau: 

Triền cái đầu tiên là ‘tham dục’, ví như nước bị nhuộm màu, do đó nó không còn trong sạch tinh khiết; 

  • sân hận’, như nước bị đun sôi trở nên hỗn loạn; hôn trầm 
  • thụy miên, được ví như nước bị rong rêu bao phủ; 
  • trạo cử hối quá, như nước bị gió thổi làm tung tóe; 
  • và nghi ngờ, như bát nước được đặt trong bóng tối và làm rối loạn Tâm 

 Với việc loại trừ những trở ngại (triền cái) ấy, nước sẽ trong sạch tinh khiết trở lại.

Thú vị thay một Phật tử trong  phần vấn đáp đã kính xin Giảng Sư nhắc lại để tu tập như lời dạy 

" Sau khi lựa nơi thanh vắng, ngồi kiết già và an trú chánh niệm trước mặt xong, vị ấy tiến sâu vào thiền định, quán chiếuthấy được thật tướng của con người và thế gian là vô thường và vô ngã, cho nên tâm của vị ấy từ bỏ triền cái thứ nhất là lòng tham ái, sống với tâm không tham ái. Từ bỏ sân hận, sống với tâm không sân hận, ngược lại có lòng từ mẫn đối với tất cả chúng hữu tình. Từ bỏ trạng thái hôn trầm thụy miên, sống không hôn trầm và thụy miên, ngược lại có chánh niệm tỉnh giác. Từ bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử hối tiếc, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử hối quá. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống không nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp. Như vậy là vị ấy đã đoạn trừ năm triền cái, đây là điều kiện duy nhất để hành giả có thể chứng đắc bốn thiền." 

Về phạm vi bài trình pháp thiết nghĩ nếu  viết tiếp về Thiền Chỉ và Thiền Quán mà Giảng Sư thuyết đã giảng  chắc hẳn phải tốn vài trang . Thật ra chúng hội đạo tràng Quảng Đức đã được TT nhắc lại nhiều lần trong các hành trạng của những vị Tổ Sư Thiền  Kính xin Giảnng Sư và đại chúng thứ  lỗi cho .

Bài pháp thoại đã kéo dài đúng một giờ đồng hồ nên Giảng Sư tạm ngừng để đón nhận những thắc mắc và giải đáp như 

  • Bát thức chuyển thành Tứ Trí và tên gọi

Tiền ngũ thức thành 'Thành sở tác trí', 

thức thứ sáu (ý thức )thành 'Diệu quan sát trí', 

 thức thứ bảy ( Mạt Na thức )thành 'Bình đẳng tánh trí', 

thức thứ tám ( A lại Da thức ) thành 'Đại viên cảnh trí'. 

Hoàn thành tác dụng mà chẳng phân biệt, gọi là Thành sở tác trí; 

quan sát thấu triệt mà chẳng qua sự tác ý, gọi là Diệu quan sát trí; 

phá hết ngã chấp, thấy các pháp bình đẳng, gọi là Bình đẳng tánh trí; 

như gương tròn soi khắp mười phương thế giới chẳng có thiếu sót, gọi là Đại viên cảnh trí.

Vài câu hỏi về cách gom tâm về một chỗ và làm sao dừng mọi tạp niệm ,Giảng  Sư đã khéo léo chỉ dẫn trở về chú tâm đề mục và nên gột rửa dần các tập khí đã chất chứa trong tàng thức khi có cơ hội sẽ trở về ..

Buổi giảng được kết thúc với bài thơ rất có ý nghĩa . Đó là " Mầu  Nhiệm cuộc đời" được ngâm bởi Phật tử Diệu Hiền . Xin tán thán

Riêng người viết nhận thấy những buổi học online như thế này quả có hiệu năng cho mọi Phật tử muốn thăng tiến trên đường tu tập mà sự học hỏi giáo lý là không thể thiếu sót .....Học đạo nghe pháp thì phải có trí tuệ để chọn lọc, cái nào thiết thực hiện tại, giúp cuộc sống an vui hạnh phúc, giúp chúng ta thực hành mà tập diệt trừ THAM, SÂN SI, TÀ KIẾN, MÊ TÍN, NGÃ MẠN, ÍCH KỶ, THÙ OÁN, GANH GHÉT... thì nổ lực tu hành, để đạt được TRÍ TUỆ, TỪ BI, HỶ XẢ, THA THỨ, YÊU THƯƠNG, CHÂN THẬT... 

để nhận ra Chân lý của cuộc đời là Khổ và chẳng có ai vượt qua cái chân lý ấy,

Công năng của tri tuệ là đoạn trừ phiền não, đau khổ và giải thoát Tâm. 

Bước chân trên con đường thoát khổ phải đối diện chủ động để hiểu bản chất thực sự của nó . Hãy chủ động chọn lấy loại đau khổ dẫn đến dứt khổ bằng cách nhận ra được năm sợi dây ràng buộc cho người xuất gia và tại gia ...Đó là 5 triền cái ( tham dục , sân nhuế, hôn trầm-thuỵ miên, trạo cử và hoài nghi . 

Kính trân trọng 



Hạnh phúc thay được tham dự pháp thoại ...
....trong CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC PHẬT PHÁP ONLINE LẦN 6 
Như lý tác ý chuyên đề trải rộng đến chủ đề 
Thiền Tông Việt Nam ảnh hưởng Thiền Đông Độ 
....do Đạt Ma đem về 
Sau đó " Bắc Phái tiệm tu, Nam Phương đốn ngộ " 


Kính đa tạ Giảng Sư ...nhiều minh chứng giúp hiểu rõ
Thế nào năm triền cái cần phải đoạn trừ
Ngài Thần Tú áp dụng lời dạy Thế Tôn ...ngôi vị  Quốc Sư 
Chính xác tuân thủ Con đường thành tựu Giác Ngộ ! 


Kính nguyện sẽ bước theo  con đường Phật, Tổ 
Lấy Từ Bi , Trí Tuệ  tự mình soi đuốc thực hành 
Giáo pháp được truyền trao từ Tăng sĩ tài danh 
Kính tán thán.....Chương trình tu học online Phật Pháp


Huệ Hương 
Melbourne 9/10/2021 

295_TT Thich Nguyen Tang_Bac Phai Tiem Tu



Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được tham dự buổi học pháp trực tuyến do Sư Phụ giảng trên khắp Mỹ, Âu và Úc châu, bài giảng Bắc Phái Tiệm Tu, được truyền qua Zoom online.


Sư Phụ giảng chủ đề: “Bắc Phái Tiệm Tu”, một trào lưu tu tập xuất phát từ thời đại nhà Đường bên Trung Hoa, do từ dòng thiền Ấn Độ qua Trung Hoa.

Hai vị tổ nổi tiếng là Đại Sư Thần Tú và Lục Tổ Huệ Năng.


Đại Sư Thần Tú (605-706) người sống thọ một thế kỷ, là pháp sư lưỡng kinh, của hai kinh đô Trường An và Lạc Dương và là Quốc Sư của ba triều vua: Võ Tắc Thiên,  Đường Trung Tôn và Đường Duệ Tôn.
Ngài Lục Tổ Huệ Năng (638-713),  nhỏ hơn Ngài Thần Tú 33 tuổi, lúc Lục Tổ đến chùa Quỳnh Mai, ngài Thần Tú đã hơn 60 tuổi.

Sau khi đắc pháp với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, ngài Lục Tổ Huệ Năng về phương Nam phát triển dòng thiền đốn ngộ, nên được gọi là “Nam Phương Đốn Ngộ”, trong khi Đại Sư Thần Tú ở lại chùa Quỳnh Mai thêm sáu năm nữa rồi về trụ trì Chùa Ngọc Tuyền để phát triển pháp môn “tọa thiền tập định”, nên được người đời gọi là “Bắc Phái Tiệm Tu”.

Pháp môn “tọa thiền tập định” của Đại Sư Thần Tú là trở về cội nguồn “Thiền Chỉ và Thiền Quán” do Đức Thế Tôn tu tập và chứng đắc trước đó hơn 1000 năm .


Sư Phụ đã trích dẫn Kinh Thánh Cầu, số 26, Đức Thế Tôn kể chuyện thuở ban đầu ngài tu tập với 2 vị Thầy đầu tiên, với Đại Sư Alara Kalama, ngài tu tập và đắc một mạch 6 tầng thiền bao gồm: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, rồi đắc tiếp 3 tầng thiền vô sắc giới: Không Vô Biên Xứ, Thức Vô  Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, nhưng vẫn chưa giải quyết đầu mối của luân hồi sanh tử, nên ngài phải tìm đến vị Thầy thứ 2, đó là Đại sư Uddaka Ramaputta (Uất Đầu Lam Phất), người đã dẫn dắt Đức Thế Tôn đạt đến tầng thiền vô sắc cao nhất, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Tuy nhiên, dù là cao nhất nhưng tầng thiền này vẫn không thể giúp đạt đến giải thoát rốt ráo, cắt đứt vòng luân hồi sanh tử, nên ngài đã từ bỏ vị Thầy một lần nữa.

 

Sư phụ giải thích về Thiền Chỉ như sau:

 

Thiền, tiếng Phạn là Dhyàna, phiên âm là Thiền na, dịch ý là tĩnh lự, nghĩa đen là đốt cháy, đốt cháy phiền não. Thiền Chỉ, tiếng Phạn gọi là Samatha, là thiền chỉ, thiền định, soi chiếu, gom tâm lại, dừng lại trên những đề mục mà hành giả có thể chọn lựa như chú tâm vào hơi thở trên chóp mũi cho đến khi nào thấy hơi thở như một luồng ánh sáng, là thành tựu pháp tu thiền chỉ. Ánh sáng biểu trưng cho sự tỏa chiếu ánh sáng của trí tuệ. Đại Sư Phật Âm đúc kết trong bộ Thanh Tịnh Đạo Luận có đến 40 đề mục do Đức Thế Tôn giảng dạy rãi rác trong các Kinh, 40 đề mục đó bao gôm: 10 đề mục phổ quát như: đất, nước, gió, lữa, màu vàng, màu sanh, màu đỏ, màu trắng, ánh sáng và hư không; 10 tùy niệm bao gồm: Niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, niệm giới, niệm thí, niệm thiên, niệm tử, niệm thân, niệm hơi thở, niệm diệt…chọn một trong các đề mục trên để quán chiếu từ thô tướng đến tợ tướng cho đến khi đạt đến quang tướng, tức là

tỏa sáng trí tuệ là thành tựu pháp tu thiền chỉ.

Trong lúc tu thiền chỉ có 5 triền cái chướng ngại nổi lên làm cản trở tiến trình thiền định, đó:
1- Tham dục: có ý muốn xã thiền, mong mau hết giờ…
2- Sân: ngồi lâu khó chịu…
3- Hôn trầm: mệt mỏi, buồn ngủ…
4- Trạo hối: giao động nghĩ đủ thứ chuyện.
5- Nghi: hoài ngờ pháp tu có kết quả không, nghi Phật, nghi pháp, nghi tăng, nghi giới…làm cho hành giả tán tâm tạp niệm

Sư phụ dẫn chứng thêm Kinh Xóm Ngựa, số 39 thuộc Trung Bộ Kinh, Phật nói về những hình ảnh cụ thể cho hành giả dễ hiểu khi 5 triền cái nổi lên:

 

1/Tham dục xuất hiện khi ngồi thiền người đang bị mắc nợ, như nước bị pha màu sắc.

2/ Sân hận xuất hiện người bệnh mất khẩu vị, như nước đang đun sôi.

3/ Hôn trầm như người bị giam cầm trong ngục tối,  như dòng nước bị đóng rong rêu.

 4/ Trạo hối như người người nô lệ, không tự quyết định cho đời mình, như nước bị gợn sóng vì gió

5/ Hoài nghi như người lạc vào sa mạc, như nước bị bùn khấy đục

 

- Đức Thế Tôn dạy 5 Thiền Chi: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất tâm để đối trị năm triền cái trên:
1- Tầm: tìm đối tượng như con ong tìm hoa để hút mật, như hành giả chọn đề mục đối tượng hơi thở
2-Tứ: bám trụ trên đối tượng hơi thở vừa chọn
3-Hỷ: ưa thích trong lúc tọa thiền
4-Lạc: niềm vui thích khi tọa thiền, đối trị sân và hôn trầm.
5-Nhất tâm: định sâu lắng đối trị với trạo hối.

Sau khi đã hàng phục 5 triền cái thì hành giả chứng đắc:

1/Sơ thiền: ly dục, ly bất thiện pháp với tầm và tứ, tâm sanh hỷ lạc, nhập Ly Sanh Hỷ Lạc Địa, chứng và an trú Sơ thiền. Lúc mạng chung vị sẽ thác sanh về trời Phạm Phú, Phạm Phụ, Đại Phạm thuộc cõi Sắc Giới

2/Nhị Thiền: bỏ tầm và tứ, nội tĩnh nhất tâm, nhập Định Sanh Hỷ Lạc Địa, chứng và an trú Nhị thiền.  Vị này khi mạng chung vị sẽ thác sanh về trời Thiểu Quang, Vô Lượng Quang và Quang Âm thuộc cõi Sắc Giới

3/Tam Thiền: ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm lạc thọ mà các bậc thánh gọi là xả niệm lạc trú, nhập Ly Hỷ Diệu Lạc Địa, chứng và an trú Tam thiền. Vị này khi mạng chung vị sẽ thác sanh về trời Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh và Biến Tịnh thuộc cõi Sắc Giới

4/Tứ Thiền: Xả lạc xả khổ, ly hỷ ưu đã cảm thọ trước, nhập Xả Niệm Thanh Tịnh Địa, chứng và an trú Tứ thiền. Vị này khi mạng chung vị sẽ thác sanh về trời Vô Vân, Phước Sanh, Quảng Quả, Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Kiến, Sắc Cứu Cánh, Ma Hê Thủ La, tầng cao nhất của cõi Sắc Giới

Và những hành giả sau khi đắc tứ thiền cũng sẽ đắc 5 thần thông như sau:

1/Thiên Nhãn Thông: có thể nhìn thấy khắp cả Tam thiên Đại thiên thế giới, không chướng ngại. Từ Địa ngục cho tới Cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ, tất cả rõ ràng như nhìn trong lòng bàn tay.

2/Thiên Nhĩ Thông: có thể nghe hiểu được mọi âm thanh của mọi loài trong lục đạo luân hồi. Âm thanh dầu từ bất kỳ nơi đâu trong Tam Thiên Đại Thiên thế giới cũng đều rõ biết.

3/Tha Tâm Thông: có khả năng đọc được suy nghĩ của mọi loài. Tất cả những gì ta dự tính trong đầu, người đắc Tha Tâm Thông đều rõ biết hết.

4/Túc Mạng Thông: có khả năng nhìn thấu được các tiền kiếp của bất kỳ chúng sinh nào. Họ biết hết tất cả việc thiện ác ta đã làm trong rất nhiều kiếp trước.

5/Thần Túc Thông: có thể tùy ý biến hóa không ngăn ngại.. Như bay lên trời, đi dưới nước. Thần thông biến hóa tuỳ theo ý muốn, không hề chướng ngại.

Sư phụ nhấn mạnh rằng kết quả của hành giả tu theo Thiền Chỉ là đắc Tứ Thiền và Ngũ Thần Thông, muốn chứng Tứ Quả Thanh Văn: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, và viễn ra khỏi sanh tử luân hồi, hành giả phải tu pháp Thiền Quán.

Cũng theo Kinh Thánh Cầu, sau khi từ giả vị Đại sư thứ 2 là Uất Đầu Lam Phất, Ngài gia nhập vào nhóm tu khổ hạnh 6 năm của năm anh ngài Kiều Trần Như, nhưng không có kết quả, cuối cùng Ngài tìm đến vùng Ưu Lâu Tần Loa, một khóm rừng thoải mái, có cội Bồ Đề cành lá xum xê mát mẻ, có con sông Ni Liên Thiền thơ mộng trong vắt chảy gần đó, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc thân thương bao bọc, dễ dàng đi khất thực. Tại nơi đó, Ngài quyết tâm tu tập pháp tu thiền quám cho khi thành đạo. Ngài nhận ra mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh,  Ngài tìm cầu cái vô sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; và chứng được chúng; tự mình bị già, bị bệnh, bị chết nên tìm cầu cái không già, không bệnh, không chết, không ô nhiễm, đạt đến vô thượng an ổn khỏi các khổ ách và nhập Niết-bàn. Rồi tri và kiến khởi lên nơi Ngài: "Sự giải thoát của Ta không bị giao động. Nay là đời sống cuối cùng của Ta, không còn tái sanh nữa".

Từng bước Ngài chứng đắc tứ quả Thanh Văn:

  

1/Tu Đà Hoàn: còn gọi Nhập lưu hay Thất Lai, nghĩa là bắt đầu nhập vào dòng Thánh. Đây là Thánh vị đầu tiên sau khi đệ tử Phật phá được ba kiết sử Thân kiến, Giới cấm thủ, và nghi. Khi mạng chung, vị này sẽ phải tái sanh 7 lần nữa trước khi chứng đắc quả vị tiếp theo


2/ Tư Đà Đàm: còn gọi là Nhất lai, nghĩa là khi mạng chung vị này con tái sanh trở lại cõi người này một lần nữa. Để chứng quả vị thứ hai này, hành giả ấy đã phá xong ba kiết sử trên (Thân kiến, Giới cấm thủ, hoài nghi) và tiếp tục làm mỏng hai kiết sử tham ái và sân nhuế, đủ để vị ấy không bao giờ khởi tham lam và sân hận nữa cho đến khi chứng quả tiếp theo.

3/ A Na Hàm: còn lại là Bất lai, nghĩa là vị này không tái sanh trở lại kiếp người nữa, xuất hiện nơi vị đã diệt sạch hai kiết sử Tham và Sân, tức là vị này đã tận trừ hết thảy 5 hạ phần kiết sử: Thân kiến, Giới cấm thủ, hoài nghi, tham và sân. Khi mạng chung, vị này sẽ thác sanh về 5 cõi trời: Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Kiến, Sắc Cứu Cánh, Ma Hê Thủ La, được gọi là Ngũ Bất Hoàn thiên hay Ngũ tịnh cư thiên, và vị ấy sẽ ở tại đây cho đến khi đắc quả A-La-Hán. Theo lời giảng của Hòa Thượng Thiện Siêu trong cõi trời Sắc Giới còn có cõi trời Vô Vân, Phước sinh và Quảng Quả, đó là 3 cõi trời của ngoại đạo, do họ tu theo cái pháp vô tưởng mà thác sanh các cõi trời ấy.

4/A La Hán: là quả vị Thanh Văn cuối cùng mà tất cả đệ tử Phật phải đạt cho kỳ được sau khi đoạn tận 5 thượng phần kiết sử: sắc ái, vô sắc ái, phóng dật, ngã mạn và vô minh, đạt đến mục đích tối hậu, thoát khỏi sanh tử luân hồi, đắc quả vô sanh bất tử, vị này dõng dạt tuyên bố: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm xong, sau đời hiện tại này không còn đời sống nào khác nữa" (Thử sinh dĩ tận, phạm hạnh dĩ tập, sở tác dĩ biện, bất thọ hậu hữu) và

 

Một vị Đại A La Hán như Đức Thế Tôn của chúng có đầy đủ Tam Minh (Túc mạng minh, thiên nhãn minh, Lậu tận minh); Tứ trí (thành sở tác trí, diệu quan sát trí, bình đẳng tánh trí và đại viên cảnh trí) ; Ngũ nhãn (nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn và Phật nhãn) và Lục Thông (Thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông, túc mạng thông và lậu tận thông).

Và Đức Thế Tôn chúng ta đã tuyên bố:

“Lang thang bao kiếp sống
Trong sanh tử luân hồi
Ta tìm nhưng chẳng gặp
Người xây dựng nhà này
Tái sanh thật khổ thay.
Ôi người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi
Ngươi không làm nhà nữa,
Đòn tay ngươi gãy rồi
Kèo cột người tan nát,
Tâm ta đạt an ổn
Tham ái thảy tiêu vong”
(Kinh Pháp Cú số 153 và 154).

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Sư Phụ ban giảng giáo pháp Bắc Phái Tiệm Tu, Như Lý Tác Ý, tác ý đúng như pháp là tác ý ngay cội nguồn, ngay chỗ phát sanh ra cái suy nghĩ, phải làm chủ ngay cái sơ niệm để định hướng, tác ý đúng theo các pháp như chúng đang là, pháp nhĩ như thị, đó là chân tâm Phật tánh luôn thường hằng có trong tất cả chúng sanh vạn loài.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm.

 








facebook-1
***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/05/2021(Xem: 20234)
Chủ đề: Thiền Sư Nguyên Thiều Siêu Bạch (1648-1728) (Đời thứ 37 sau Lục Tổ Huệ Năng, Tổ Thứ 33 của Tông Lâm Tế) Ngài là vị Tổ truyền bá Thiền phái Lâm Tế vào Miền Trung Việt Nam đầu tiên vào cuối thế kỷ thứ 17. Thời Pháp Thoại thứ 238 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 25/05/2021 (14/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Tịch tịch kính vô ảnh Minh minh châu bất dung Đường đường vật phi vật Liêu liêu không vật không. Dịch thơ: Lặng lẽ gương không chiếu bóng Sáng trưng ngọc chẳng thu hình Rõ ràng vật không phải vật Mênh mông không chẳng là không. (Bài kệ thị tịch của Thiền Sư Nguyên Thiều Siêu Bạch (1648-1728) do Sư Ông Nhất Hạnh dịch Việt 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02
20/05/2021(Xem: 19509)
Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân (1596-1674) Tổ thứ 68 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 35 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 31 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 236 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 20/05/2021 (09/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Lĩnh Nam thường hiện bậc thâm uyên Hoằng Giác đại sư đợi đủ duyên Nối Pháp Tây Thiên truyền ấn tín Tiếp dòng Đông Chấn hóa Trung Nguyên Nghìn sông, trăng chiếu lìa điềm báo Vạn dặm, mây trôi vẫn lặng yên Tám đạt, bảy thông luôn tự tại Hàng Tô dạo đến Triệu cùng Yên. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân (1596-1674) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45
18/05/2021(Xem: 12686)
Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ (1566-1642) Tổ thứ 67 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 34 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 30 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 235 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 18/05/2021 (07/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Lâm Tế môn phong thích dụng thiền Không như Huyễn Hữu vẫn y nhiên Đồng Quan trên đỉnh gầm vang tiếng Hương Thủy biển sâu sóng võ triền Diện mục tỏ rồi ra là thế Bản lai gìn giữ chớ mù điên Nhiệm mầu nào biết nơi chân giác Mở miệng lầm sai dễ lụy phiền. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ (1566-1642) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigo
17/05/2021(Xem: 10395)
Sám Khánh Đản do HT. Thích Minh Tâm trì tụng
16/05/2021(Xem: 16220)
Thiền Sư Huyễn Hữu Chánh Truyền (1549-1614) Tổ thứ 66 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 33 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 29 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 234 của TT Nguyên Tạng từ chùa Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc từ 6.45am, Thứ Ba, 15/05/2021 (04/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Chánh Truyền Huyễn Hữu xem đèn hoa Tiếng vỡ dòn tan chợt tỏ ra Liễu ngộ Tiếu Nham trình sở chứng Nghi tình dứt đoạn ngữ ngôn xa Toàn thân bừng sáng chân tâm hiện Một niệm chẳng sanh vạn mối hòa Chảy ngược Hoàng Hà rồng tưới nước Tươi nhuần ngũ cốc đất bao la. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Huyễn Hữu Chánh Truyền (1549-1614) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch V
13/05/2021(Xem: 16366)
Thiền Sư Tiếu Nham Đức Bảo (1512-1581) Tổ thứ 65 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 32 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 28 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 233 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 13/05/2021 (02/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Người quyết công phu phải tập thiền Rửa rau, vo gạo vẫn điềm nhiên Cột tâm một chỗ tâm càng sáng Tán niệm muôn nơi, chuốc lụy phiền Sưởi ấm mới tường chân thật nghĩa Uống nước hay rằng lạnh xung thiên Như Lai chẳng đến không đi lại Lũ chột rờ voi chấp triền miên. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Tiếu Nham Đức Bảo (1512-1581) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45
11/05/2021(Xem: 18097)
Thiền Sư Vô Văn Minh Thông (1480-1543) Tổ thứ 64 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 31 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 27 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 232 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 11/05/2021 (27/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Cảm thọ khổ vui vốn bởi tâm Cớ sao vọng chấp hướng xa tầm Vô minh chướng ngại gương tròn sáng Hữu lậu đọa sa bọt sóng ngàn Mê ngộ thị phi đều chấp ngã Niết bàn sanh tử bởi sai lầm Thạch hương miếu dụ chân diện mục Tánh giác muôn đời vẫn thậm thâm. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Vô Văn Minh Thông (1850-1543) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Sa
08/05/2021(Xem: 16172)
Chủ đề: Thiền Sư Thiên Kỳ Bản Thụy, Tổ thứ 63 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 30 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 26 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 231 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 08/05/2021 (27/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Bản Thụy gầm vang với Bảo Phong Khởi tranh có có lại không không Đối đầu gậy hét Phật chưa tỏ Thẳng cẳng đá tung chốn thất ông Việc làm quân tử từ nay hết Anh hùng nghiệp cả sớm thành công Từ xưa tông chỉ chưa từng biết Xứ diệt, tâm không tiếng sắt đồng. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Thiên Kỳ Bản Thụy của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vi
06/05/2021(Xem: 17375)
Thiền Sư Bảo Phong Minh Tuyên (?-1472) Tổ thứ 62 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 29 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 25 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 230 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 06/05/2021 (25/03/Tân Sửu)
04/05/2021(Xem: 14626)
Thiền Sư Hải Chu Phổ Từ (1355-1450) Tổ thứ 61 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời Đời thứ 27 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 24 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 229 của TT Nguyên Tạng Lúc: 6.45am, Thứ Ba 04/05/2021 (23/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Tô Hàng, vùng đất mãi sum vinh Long tượng nơi này vẫn xuất sinh Đối mặt hỏi liền dường khó đáp Xoay lưng lò vỡ, dứt vô minh Trăng treo lơ lửng soi nghìn dặm Sao sáng khắp nơi chiếu vạn hình Thay thế Đông Minh hoằng tổ nghiệp Như dòng tế thủy giữ tông kinh. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Hải Chu Phổ Từ (1355-1450) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]