Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

46. Thiền sư Chân Không, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

21/09/202110:57(Xem: 16102)
46. Thiền sư Chân Không, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
289_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Chan Khong

Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay cuối tuần thứ năm, 23/09/2021, chúng con được học về Thiền Sư Chân Không (1045 - 1100), đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 289 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

 

Sư họ Vương tục danh Hải Thiềm, quê làng Phù Đổng huyện Tiên Du, con nhà sang trọng. Lúc mẹ mang thai Sư, cha mộng thấy vị Tăng trao cho cây tích trượng. Sau đó, sanh ra Sư.

Thuở nhỏ, Sư thích ở riêng một mình, siêng năng đọc sách, chẳng màng những việc vặt vãnh. Năm mười lăm tuổi, Sư đã bác thông sách sử. Đến hai mươi tuổi, Sư xuất gia, rồi dạo khắp tùng lâm tìm nơi khế hợp.

 

Sư Phụ giải thích:

-Theo Thiền Uyển Tập Anh, Sư Chân Không là đệ tử nối pháp của Thiền sư Thảo Nhất.

- Tiểu sử của Sư ngắn gọn, Sư thuộc dòng quý tộc, nhưng ngài lại mồ côi Cha Mẹ từ thuở thiếu thời.

 

Sư đến pháp hội chùa Tĩnh Lự núi Đông Cứu nghe giảng kinh Pháp Hoa, hoát nhiên tỉnh ngộ. Cơ duyên khế hợp ấy, khác nào con rùa mù gặp bộng cây. Sư ở đây nhập thất sáu năm, sự tham vấn càng ngày càng sâu. Nhân đó, được truyền tâm ấn.

 

 Sư Phụ giải thích:

- Thiền sư Chân Không có cơ duyên với kinh Pháp Hoa nhân đến chùa Tĩnh Lự được nghe  thiền sư Thảo Nhất giảng kinh Pháp Hoa và Ngài hoát nhiên tỉnh ngộ, giống như con rùa mù gặp bọng cây.

- Sư phụ nhắc lại nội dung trong Kinh Hiền Ngu 129 trong số 152 thuộc Trung Bộ Kinh. Phật dạy rằng : “ Ví như, này các Tỷ-kheo, một người quăng một khúc cây có một cái lỗ trên biển, một ngọn gió từ phương Đông thổi nó trôi qua phía tây; một ngọn gió từ phương Tây thổi nó trôi qua phía đông; một ngọn gió từ phương Bắc thổi nó trôi qua phía nam; một ngọn gió từ phương Nam thổi nó trôi qua phía bắc. Rồi có một con rùa mù, cứ một trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Này các Tỷ-kheo, các con nghĩ thế nào? Con rùa mù ấy có thể đút cổ nó vào trong lỗ cây này được không?
- Nếu có được chăng nữa, bạch Thế Tôn, thời chỉ được một lần, sau một thời gian rất lâu dài.
- Còn mau hơn, này các Tỷ-kheo, con rùa mù ấy có thể chui cổ vào khúc cây có lỗ hổng kia; nhưng này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng còn khó hơn được làm người trở lại, một khi người ngu bị rơi vào đọa xứ. Vì sao vậy? Vì ở đấy, này các Tỷ-kheo, không có pháp hành, an tịnh hành, thiện hành, phước hành. Này các Tỷ-kheo, ở đây chỉ có ăn lẫn nhau và ăn thịt kẻ yếu”.

 

Trên đây là nguyên văn bản dịch của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu, đoạn kinh chỉ ra rõ rằng cơ hội được tái sanh làm người và gặp được Phật Pháp còn khó hơn gấp ngàn vạn lần so với con rùa mù  mỗi một trăm năm mới nổi lên mặt biển một lần và may mắn được chui vào được lỗ của một bọng cây trôi bồng bềnh trên mặt biễn theo các hướng gió thổi. Tuy nhiên cái may của con rùa mù còn dễ hơn duyên may được tái sanh làm người và lại được đến với Phật pháp. Một khi mất thân người rồi không biết bao giờ mới trở lại được kiếp người. 

 

Thiên niên thiết thọ khai hoa dị
Nhất thất nhơn thân tái phục nan


Có nghĩa là:


Ngàn năm cây sắt ra hoa dễ
Một mất thân người khó được thân.







Kính mời xem tiếp


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/07/2011(Xem: 15147)
Một lòng mỏi mệt không nài, Cầu về Cực Lạc ngồi đài liên hoa. Cha lành vốn thiệt Di Đà, Soi hào quang tịnh chói lòa thân con.
16/06/2011(Xem: 26527)
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Giọng niệm: HT Thích Hạnh Hòa, TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng www.quangduc.com
13/06/2011(Xem: 11190)
Audio: Thiền Tập, bài giảng của TT Tâm Thành
23/04/2011(Xem: 4249)
Tại sao phải hành sám hối? Tôi nhận thức rằng muốn nghĩ đến vãng sanh Tịnh Độ cần phải sám hối trước, phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật. Chỉ có sám hối nghiệp chướng của mình thề không tái tạo, mới được vãng sanh.
01/04/2011(Xem: 3894)
Mấy ngày trước, có một đồng tu đến kể với tôi rằng ông gặp một câu hỏi khó như sau: “Các vị là người học Phật, vậy chân thật có Phật hay không? Anh đã bao giờ thấy Phật chưa?” Ông không thể trả lời, liền trở về hiệp hội hỏi tôi, để về sau nếu gặp câu hỏi này thì nên trả lời như thế nào? Tôi nói với ông ấy, giả như về sau lại có người hỏi như thế thì ông nên nói với họ: “Thật có Phật, tôi đã thấy qua rất nhiều”. Họ sẽ hỏi ở đâu.
24/02/2011(Xem: 26313)
8 Điểm Gặp Gỡ Kinh Nam và Bắc Tạng - HT Thích Chơn Thiện giảng
24/02/2011(Xem: 8001)
Sự ra đời đạo Tin lành Sự phân liệt lần thứ hai của đạo Kitô vào đầu thế kỷ XVI dẫn đến sự ra đời của đạo Tin lành. Cuộc cải cách này gắn liền với tên tuổi hai đại biểu la Máctin Luthơ (1483 – 1546) và Giăng Canvanh (1509 – 1546). Thế kỷ XVI là thế kỷ mở đầu cho các cuộc cách mạng tư sản châu Âu. Máctin Luthơ chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do tư sản, phản kháng lại những quy định khắc nghiệt của của Công giáo. Ông thừa nhận Thánh kinh nhưng phủ nhận truyền thống của nhà thờ, bãi bỏ những nghi lễ phiền toái, cải cách lại ngày phục sinh của chúa, chủ trương cho phép các mục sư lấy vợ... Những tư tưởng cải cách này đã dẫn tới xung đột gay gắt quyết liệt với Toà thánh Vaticăng và dẫn đến việc ra đời một tôn giáo mới : đạo Tin Lành.
22/02/2011(Xem: 4139)
I. GIỚI THIỆU: Kỳ-na giáo (Jainism) là một trong những tôn giáo phi Phệ-đà và có những đặc điểm của nền Văn minh lưu vực Ấn hà. Kỳ-na giáo phát triển như một phong trào chống lại chủ trương tế lễ của Bà-la-môn giáo và tính thẩm quyền của Phệ-đà.
18/02/2011(Xem: 5381)
Bà La Môn là phiên âm của từ Brahman, sau nầy biến cải thành đạo Hindu, một tôn giáo chính của Ấn độ ngày nay, nên ngày nay gọi là Ấn Độ giáo. Đặc biệt Bà La Môn hay Ấn Độ Giáo là một tôn giáo không có giáo chủ.
08/02/2011(Xem: 3789)
Mahamangala Sutta thuộc Sutta Nipata II, Tiểu Bộ kinhI, Thiền sư Thích Nhất Hạnh dịch là Kinh Phước Đức,Hòa thượng Thích Minh Châu dịch là Kinh Điềm Lành Lớn (Kinh Đại Hạnh Phúc), một bản kinh cầu phước đức rất nhiệm mầu, hiệu ứng an lành đích thực cho những ai tụng đọc, thực hành và ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Vào các ngày đầu xuân, những người con Phật lên chùa dâng hương cầu nguyện, mong ước một năm mới bình an, thịnh vượng. Bên cạnh việc lễ bái, cầu nguyện, cúng dường v.v..., nếu người nào hữu duyên được đọc tụng và hành trì theo kinh Phước Đức thì chắc chắn sẽ gặt hái được phước báo vạn sự cát tường như ý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]