Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền sư Bảo Tánh và Thiền sư Minh Tâm (? - 1034) (Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, hai vị Thiền Sư chuyên thọ trì Kinh Pháp Hoa)🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️

10/08/202111:50(Xem: 24770)
Thiền sư Bảo Tánh và Thiền sư Minh Tâm (? - 1034) (Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, hai vị Thiền Sư chuyên thọ trì Kinh Pháp Hoa)🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️



Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Minh Tâm, Thiền Sư Bảo Tánh (?-1034), thuộc đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông.
Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 270 của Sư Phụ, bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

 

Hai Sư quê ở Chu Minh, ngài Bảo Tánh họ Nghiêm, ngài Minh Tâm họ Phạm, cùng xuất gia thuở nhỏ, đồng làm bạn chí thân với nhau.
Hai vị cùng với thiền sư Viên Chiếu đồng thờ Trưởng Lão Định Hương và sâu được cốt tủy của thiền.

 

Về sau , mỗi người mang tâm ấn tuỳ phương giáo hoá, đều là hàng tuấn kiệt trong tòng lâm. Riêng hai Sư cùng trụ tại chùa Cảm Ứng ở Sơn Ấp, phủ Thiên Đức, chuyên trì tụng kinh Pháp Hoa, trải 15 năm chưa khi nào thiếu sót. Mỗi khi hai vị tụng đến phẩm Dược Vương thảy đều rơi nước mắt, bảo nhau:
- Nhân địa của Bồ Tát đã nhiều huân tu, đối với tâm Đại thừa vẫn hay phát đại dõng mảnh tinh tấn chẳng tiếc thân mạng. Huống là chúng ta ở trong đời mạt pháp, là người sơ phát tâm, nếu không có lòng chí thành như thế, thì đối với Đại Bồ Đề Tâm chân Đại Thừa, làm sao có thể trong mong?

 

Sư Phụ giải thích:
- Phẩm thứ 23 trong 28 phẩm của kinh Pháp Hoa, nói về Phật Tri Kiến, là thể tánh tịnh minh, là chân tâm thường trú.

 

-Phật tri kiến được ví là hoa sen, lấy hoa sen làm thí dụ. Trong hoa sen có cánh sen, gương sen, hạt sen. Hạt sen là nhân, gương sen là quả, cánh sen là hoa. Hoa sen là loại hoa duy nhất có nhân quả đồng thời, nhô lên từ bùn mà không dính bùn.
….trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn…

 

- Bùn được ví như là địa ngục, nước là A tu La, lên khỏi mặt nước là loài người, hoa sen nở trên hư không là cõi trời Thanh văn, Duyên giác, vượt ra khỏi chấp ngã chấp pháp.

 

- từ phẩm 1 đến phẩm 14, Đức Phật nói về tích môn, giới thiệu sự tích nguyên nhân nói kinh Pháp Hoa.
Từ phẩm 15 đến phẩm 28, Đức Phật nói về bản môn, bản gốc cốt tủy của kinh Pháp Hoa là Tri kiến Phật.

 

Phẩm thứ nhất, Đức Phật giới thiệu về sự tích Đề Bà Đạt Đa, từ trong nhiều kiếp, Đề Bà Đạt Đa là một vị tiên dạy pháp Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa kinh cho Đức Phật, để đáp lại ngài theo hầu vị Tiên rất cực khổ đến 1000 năm.

 

Phẩm thứ hai “phương tiện “, Đức Phật bằng nhiều phương tiện nói pháp nhất thừa, chỉ cho chúng sanh đi vào con đường tri kiến Phật, nghĩa là thành Phật, nhưng chúng sanh không hiểu, Đức Phật dùng phương tiện nói ba thừa, Thanh Văn thừa, Duyên giác thừa, và Phật thừa dẫn chúng sanh đến quả vị Phật.

 

Phẩm thứ ba “thí dụ”, Đức Phật dùng thí dụ nhà lửa là chỉ cho thế giới chúng sanh đang sống, bị ngọn lửa phiền não, lửa tham, lửa si…thiêu đốt.

 

Phẩm thứ tư “tín giải”, gả cùng tử tâm hèn yếu đi thất lạc, vào làm thuê cho nhà trường giả, lần lần được ông trưởng giả tín nhiệm và trao cho chìa khoá, trao cho niềm tin, trở về chân tâm của chính mình đã bỏ quên rời xa từ lâu nay.

 

Phẩm thứ năm “dược thảo dụ”, một trận mưa đổ xuống, các loài cây tuỳ theo lớn nhỏ tuỳ sức mà hấp thụ khác nhau. Cũng thế ấy, Đức Phật nói pháp như vầng mây lớn tuôn nước mưa xuống bình đẳng, chúng sanh tuỳ căn tánh mà đón nhận lợi lạc cho bản thân.

 

Phẩm thứ 6 đến phẩm thứ 14, là truyền trao thọ ký cho thành Phật trong thời vị lai.
Đức Thế Tôn thọ ký Đại đệ tử của Như Lai sẽ thành Đức Phật đà danh hiệu là Quang Minh Như Lai. Đức Thế Tôn lần lượt thọ ký cho ngài Ca Chiên Diên, Mục Kiều Liên…Tên mỗi vị Phật trong tương lai đều có ý nghĩa tuỳ theo hành trạng của từng vị.

 

Phẩm thứ 7 “Hoá thành dụ”, Đức Phật kể về tiền kiếp như một thiên chuyện cổ tích siêu việt.
Đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai, khi chưa xuất gia, đã có 16 vị vương tử. Các vị vương tử cùng xuất gia theo cha, mỗi vị được bổ xứ giáo hoá một nơi. Đức A Di Đà được bổ xứ ở phương Tây, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Phật, là thứ 16 ở quốc độ Ta bà.

 

Hai ngài Minh Tâm và Bảo Tánh đồng tâm đắc Phẩm thứ 10 “người diễn giảng Pháp Hoa “, cần phải có ba hạnh:
1- vào nhà Như Lai tức là an trú trong tâm đại từ bi
2-mặc áo Như Lai tức là mặc áo nhẫn nhục
3-ngồi toà Như Lai, tức quán pháp không, nghĩa là luôn sống tự tại thong dong, không chấp ngã và chấp pháp

Con biết ơn Sư Phụ đã nhắc lại bài thơ của Hoà Thượng Trí Thủ diễn tả ba hạnh này trong phẩm Pháp Sư mà Sư phụ đã đưa vào trong nghi thỉnh Đại Hồng Chung của Tu Viện Quảng Đức để niệm ơn Hòa Thượng và cũng để nhắc chúng đệ tử tại đây phải sống và áp dụng vào đời sống hằng để có lợi ích cho bả thân:

Một lòng kính lạy Phật đà,
Ngàn đời con nguyện ở nhà Như
Con nguyện mặc áo Như Lai
Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời.

 

Phẩm thứ 23, Ngài Dược Vương Bồ Tát là hậu thân của Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến..


Sư Phụ giải thích: ý nghĩa phẩm kinh này mà hai Thiền Sư Bảo Tánh và TS Minh Tâm đã tâm đắc và thọ trì trong suốt 15 năm và cuối cùng hai ngài đã học theo hạnh của Bồ Tát Dược Vương dùng hỏa quang tam muội để thiêu thân mình để cúng dường 10 phương chư Phật để chứng minh cho chúng sanh nhìn thấy đại hùng, đại lực, đại từ bi tâm.

 

Bồ Tát Dược Vương là hậu thân của Bồ Tát Nhất Thiết Chúng sanh Hỷ Kiến, Sư phụ giải ý nghĩa của danh hiệu vị Bồ tát này rất hay:

Hỷ là vui mừng
Kiến là nhìn thấy
Nhìn thấy được thể tánh tịnh minh, chân tâm thường trú, Phật tánh của chính mình và của tất cả chúng sanh, nên phải vui mừng, vui mừng vì mọi người từ hôm nay đã thấy rõ đường đi lối về của quê hương tâm linh, quê hương giác ngộ, không còn lo lắng, sợ hãi gì nữa. Mừng vui là như vậy đó, nên hành giả tu hành theo giáo lý của Đức Thế Tôn lúc nào và ở đâu tâm của mình cũng hoan hỉ, nhẹ nhàng, sắc diện tươi vui, nồng ấm.

 

Vua Lý Thái Tông được tin, cho sứ thỉnh về triều, lập hội giảng kinh. Giảng kinh xong, hai Sư đồng nhập hỏa quang tam muội. Vua ra chiếu lưu hài cốt để ở chùa Trùng Khánh cúng dường.

 

Sư Phụ có kể về Bồ Tát Quảng Đức cũng là một hành giả thọ trì Kinh Pháp Hoa, Ngài cũng tâm đắc Phẩm Kinh Pháp Hoa 23 “Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự” như hai vị Thiền Sư Bảo Tánh-Minh Tâm mà Ngài đã vị pháp thiêu thân trong biến cố năm 1963, với nguyện vọng yêu cầu trả lại sự tự do tín ngưỡng của Phật giáo.

Bồ Tát Quảng Đức ngồi trong lửa đỏ nóng bức như ngồi trong hồ sen thanh mát với nét mặt bình thản, chấp tay suốt trong 15 phút, hình ảnh của thiền tọa trong lửa đỏ mà báo chí quốc tế đưa tin lúc ấy đã vào thiên thu bất tận trong lịch sử của nhân loạn.

Sư phụ có nhắc, mỗi ngày tại Tu Viện Quảng Đức chúng đệ tử đều niệm danh hiệu của ngài như sau:

Nam Mô Việt Nam Bồ Tát vị pháp thiêu thân thượng Quảng hạ Đức đại lão Hòa Thượng Tôn Sư.

Sư Phụ có chỉ cho đại chúng nghe pháp 3 liều được đốt trên đầu khi Sư phụ thọ giới Tỳ Kheo vào năm 1988 tại Chùa Phước Hưng, Sa Đéc (Đồng Tháp) như là một phần của nghi thức “thí thân cầu pháp” để thọ nhận giới thân Huệ mạng, biểu tỏ đại hùng, đại lực, đại từ bi tâm của một vị tân tỳ kheo. Con cảm ơn Sư phụ đã giải thích ý nghĩa và nghi thức đốt liều này cũng phát xuất từ truyền thống đốt tay của Bồ Tát Dược Vương trong Kinh Pháp Hoa.


Con cũng vui và cảm thấy hợp lý khi sư phụ giải thích thêm: đốt thân hay đốt tay trong phẩm này của Bồ Tát Dược Vương, chính là đốt cháy, tận diệt chấp ngã thân ngũ uẩn của hành giả, chỉ có đốt cháy bản ngã  ra bụi tro mới mong thành Phật được.

 

Cuối bài giảng Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiển Sư Minh Tâm do Thầy Chúc Hiền cúng dường.

 

Thuở nhỏ xuất gia học đạo thiền

Minh Tâm, Bảo Tánh tỏ huyền nguyên
Tuỳ phương giáo hoá khơi chơn tánh
Thuận cảnh truyền trao kết thiện duyên
Tụng niệm Pháp Hoa tinh tấn định
Hành trì Chánh Pháp siêng năng chuyên
Thái Tông trọng thỉnh trao hương pháp
Tam Muội thần quang tỏa khắp miền…!

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng thiền sư Minh Tâm và thiền sư Bảo Tánh đốt thân cúng dường pháp bảo bằng lửa tam muội từ tâm dũng lực đại từ đại bi vào thế kỷ thứ 11 và hiện thực vào thế kỷ thứ 20, Bồ Tát Quảng Đức đã vị pháp thiêu thân dõng mảnh trong ngọn lửa bảo vệ Chánh Pháp trường tồn. Tu Viện Quảng Đức của chúng con ở tại Úc Châu đã vinh hạnh lưu giữ hình ảnh và công hạnh sáng ngời của Ngài cho thế giới loài người nhìn thấy để thức tỉnh, không tiếp tục gây ra những đàn áp tôn giáo một cách vô lý và dã man như thập niên 1960 ở VN.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).

 



270_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Minh Tam - Bao Tanh


Thiền sư Bảo Tánh và Thiền sư Minh Tâm(? - 1034).

 (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông hai vị Thiền Sư chuyên thọ trì Kinh Pháp Hoa)



Hai Thiền sư Bảo Tánh và Minh Tâm tự phóng hỏa quang tam muội để lại thất bảo không chỉ là chuyện đồn đại ngoài xã hội đương thời mà còn ghi rõ trong "Đại Việt sử ký toàn thư": cũng như vào năm 1963 tại Miền Nam Việt Nam đã có Vị Bồ Tát cũng đã dùng lửa tam muội thiêu thân Đó là Bồ tát Thích Quảng Dức , Ngài ngồi trong lửa cháy đỏ mà mặt vẫn an nhiên tự tại như ngồi trên đóa sen hồng và để lại trái tim xá lợi đến ngày nay ....



Kính dâng Thầy bài trình pháp với chi tiết được con chăm chú ghi lại qua bài pháp thoại và phần vấn đáp rất tuyệt vời . Kính đa tạ Thầy với lòng từ bi đã truyền trao lại tất cả những gì tinh yếu của Kinh Pháp Hoa để chúng đệ tử nhận ra Tri kiến Phật đồng thời giải trạch hết mọi pháp ngữ trong kinh Kim Cang (một kinh cốt tủy trong nhà Thiền ) và giải nghi rõ giữa Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền ( hai cũng là một ). Kính đảnh lễ Thày , HH




Kính đa tạ Giảng Sư ....

.....bài pháp thoại với hai  phần hữu ích ! 

Một là :

Tích truyện  hai Thiền Sư Bảo Tánh Minh Tâm (1) 

Phần hai vấn đáp

 " Như Lai không nói lời nào trong 49 năm "

Kính ...  chăm chú thính văn,  trình pháp  theo thứ tự. 



Học được gì  từ phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự (2) 

Hỏa quang tam muội ...đại định dùng lửa đột thân 

Lại ghi nhận tinh yếu  từng phẩm của tích môn (3) 

Tinh thần kinh Pháp Hoa khi nhận  ra Tri kiến Phật (4) 



Chỗ nghi vấn đã được rốt ráo giải trạch (5) 

 Món quà trao tặng thêm ... công án " Uống trà đi " (6) 

Từ đấy Nhật Bản có Trà Đạo thích nghi (7) 

Khi NGÔN NGỮ ĐẠO ĐOẠN, TÂM HÀNH XỨ DIỆT



Mỗi pháp ngữ trong kinh Kim Cang giúp ta thấu triệt (8) 

Là tuệ kiếm chặt đứt phiền não vô minh 

Tuỳ cơ hiểu đạo tâm đắc với tâm linh 

Đấng Thế Tôn khiêm hạ ...chỉ dẫn đường đến Bảo Sở ! 

Tự mình phá  ngã chấp, pháp chấp ... đóa sen vừa nở ! 



Nam Mô Thiền Sư Bảo Tánh Và Minh Tâm tác đại chứng minh 



Huệ Hương 

Melbourne 10/8/2021 



(1) 

Hai Sư quê ở Chu Minh, Bảo Tánh họ Nghiêm, Minh Tâm họ Phạm. Cùng xuất gia thuở nhỏ đồng làm bạn chí thân với nhau. Hai vị cùng với Thiền sư Viên Chiếu đồng thờ Trưởng lão Định Hương và sâu được cốt tủy của Thiền.

Về sau, mỗi người mang tâm ấn tùy phương giáo hóa, đều là hàng tuấn kiệt trong tùng lâm. 

Riêng hai Sư cùng trụ tại chùa Cảm Ứng ở Sơn Ấp, phủ Thiên Đức, chuyên trì tụng kinh Pháp Hoa, trải 15 năm chưa khi nào thiếu sót. 

Mỗi khi hai vị tụng đến phẩm Dược Vương thảy đều rơi nước mắt, bảo nhau:

- Nhân địa của Bồ-tát đã nhiều huân tu, đối với tâm Đại thừa vẫn hay phát đại dõng mãnh tinh tiến chẳng tiếc thân mạng. Huống là chúng ta ở trong đời Mạt pháp, là người sơ phát tâm, nếu không có lòng chí thành như thế, thì đối với Đại Bồ-đề tâm chân đại thừa, làm sao có thể trông mong ?

Tháng 4 niên hiệu Thiên Thành thứ bảy (1034), hai Sư muốn thiêu thân, vua Thái Tông được tin, cho sứ thỉnh về triều, lập hội giảng kinh. 

Giảng kinh xong, hai Sư đồng nhập hỏa quang tam-muội, hài cốt còn lại đều thành bảy báu. Vua ra chiếu lưu hài cốt để ở chùa Trường Thánh cúng dường. Do có sự linh dị, vua Thái Tông đổi niên hiệu là Thông Thụy, xây chùa tháp.

(2) 

Phẩm này được gọi là phẩm phá Sắc uẩn. Diễn tả một vị Bồ Tát sau khi thọ nhận Pháp thân của Chư Phật, tự nhập tam muội đốt thân mình cúng dường Chư Phật, đốt hai cánh tay, sau đó hai cánh tay được hoàn y như cũ.

Tức là Hành giả sau khi hòa nhập vào Tự tánh thì thân này hoàn toàn không còn vướng lại nữa, là không chấp thân, gọi là phá thân Sắc ấm. Hoàn toàn không còn dính hai bên nữa nên trong Kinh diễn tả là đốt hai cánh tay của mình, tức là Hành giả không còn vướng mắc bất kỳ điều gì trong trần gian này. Hành giả không còn chấp bên phải bên quấy, không còn chấp bên đúng bên sai, không còn chấp bên hay bên dở nơi thân và nơi tâm, phân biệt hai bên v.v. tuyệt đối không còn vướng đọng lại.

Phẩm Dược Vương Bồ-tát Bản Sự, chỉ cho chúng ta một phương thuốc để trị bệnh sanh, già, bệnh, chết. Phương thuốc ấy là “không chấp, không ái thân Sắc uẩn, và buông xả kiến chấp hai bên đối đãi”. Đó là vị vua thuốc trên tất cả loài thuốc. Người nào uống được thuốc này thì sẽ được đầy đủ thân sắc vàng, tức là Phật pháp thân hiển hiện

Bồ-tát Nhất Thiết Chúng Sanh Hỉ Kiến là tiền thân của Bồ-tát Dược Vương, lúc bấy giờ Ngài chuyên tu khổ hạnh và nghe kinh Pháp Hoa ở trong pháp hội của Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức. 

Ngài được chánh định Hiện nhất thiết sắc thân, tức là thấy rõ thấy đúng như thật Sắc thân này. Thấy Sắc thân này như thế nào? Đối với người ngộ được Tri kiến Phật thanh tịnh, thấy rõ Sắc thân tứ đại sanh diệt này như hòn bọt trên mặt biển, chợt nổi rồi tan; hòn bọt sánh với đại dương không đáng kể, nó chợt hiện chợt mất như mộng như huyễn. Thấy như thế gọi là được chánh định Hiện nhứt thiết sắc thân. 

Sau khi được chánh định thì Bồ-tát Nhất Thiết Chúng Sanh Hỉ Kiến phát tâm cúng dường Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức. 

Ngài liền nhập tam-muội đó, bèn ở giữa hư không rưới những thù hương hoa để cúng dường Phật. Thù là một dụng cụ cân lường, sáu thù bằng một phần tư lượng. Một phần tư lượng hương hải thử ngạn chiên-đàn, trị giá bằng cõi Ta-bà mà chúng ta đang ở, nó quí như thế.

Bồ-tát Nhất Thiết Chúng Sanh Hỉ Kiến do nghe kinh Pháp Hoa, mà được Nhất thiết sắc thân tam-muội. Ngài thấy rõ diệu dụng của kinh Pháp Hoa và công đức giáo hóa lớn lao của Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức, nên Ngài đã dùng tất cả hương hoa thơm để cúng Phật. Tuy đã cúng dường hương hoa mà Ngài chưa mãn nguyện, Ngài lại còn ướp hương vào thân mình châm lửa thiêu để cúng dường Phật. Và khi Ngài thiêu thân cúng dường, thì được các đức Phật mười phương khen ngợi là chân thật tinh tấn, là chân pháp cúng dường Như Lai. Cúng dường hoa hương chuỗi ngọc quí giá, hay bố thí quốc thành thê tử công đức không bằng thiêu thân cúng dường.

hỏa quang tam muội" Hỏa diệm tam muội hoặc Hỏa sinh tam muội, tức là ngọn lửa phát ra từ thân mình "biểu thị cho việc dùng lửa trí huệ của tâm Bồ đề thanh tịnh mà thiêu sạch phiền não và tam độc (tham - sân - si) cùng ngũ dục (tiền tài, sắc dục, danh vọng, ăn uống và mê ngủ)". Ngọn lửa ấy cũng có trường hợp "phát ra để tự thiêu thân mà nhập Niết bàn".

(3) 

Nội dung Kinh Pháp Hoa dung kinh Pháp hoa làm hai môn Bản, Tích, tức trong hai mươi tám phẩm kinh Pháp hoa, thì mười bốn phẩm đầu là Tích môn, mười bốn phẩm cuối là Bản môn. 

Tích môn lấy phẩm Phương tiện làm chủ, mở phương tiện tạm thời ba Thừa để hiển bày nghĩa chân thực một Thừa, đó tức là khai quyền hiển thực. 

Bản môn lấy phẩm Như lai thọ lượng làm chủ, mở dấu tích gần mới thành Phật ở Già da để hiển bày cái gốc đã thành Phật từ lâu xa, đó tức là khai tích hiển bản. 

Tích môn là tạm thời (pháp phương tiện), Bản môn la chân thực (lí thực tướng) tạo thành pháp mầu nhiệm tạm thời và chân thực là một thể (quyền thực nhất thể)

(4) 

Đọc kinh Đại thừa, nếu chúng ta chỉ hiểu trên chữ nghĩa, thì không thông được lý Phật dạy, kỳ thật là  Phật  đã dạy chúng ta tu rất thực tế. 

Phẩm Phương tiện 

Dù Đức Phật có thuyết Tam thừa, v.v. thì đó chỉ là phương tiện tạm thời, mục đích chính của Đức Phật đều muốn cho chúng sanh ngộ nhập Phật Tri Kiến mà thôi, chứ không có ý chỉ khác. Do vậy phẩm thứ hai nói lên ý chỉ Kinh

Phẩm Thí Dụ 

    Phần hai là ví dụ nhà lửa: Một Trưởng giả có nhà lửa lớn, ở trong nhà lửa lớn đó kèo cột bị mục rã, bị cháy và trong đó có đầy đủ các loài thú độc, quỷ dữ, côn trùng v.v. Vị Trưởng giả tự tại ra khỏi nhà lửa rồi nhưng mấy người con còn rong chơi trong đó không chịu ra. Lúc đầu ông Trưởng giả nói nhà lửa này các con không nên ở lâu sẽ nguy hại đến tính mạng nhưng các con không nghe. Cuối cùng, Trưởng giả mới phương tiện dụ tất cả các con hãy ra ngoài, Cha sẽ cho các con ba loại xe: Xe dê, xe hươu, xe trâu. Mấy người con nghe ông nói vậy thì vui mừng hớn hở tranh nhau chạy ra chứ lúc đầu không chịu chạy ra. Và khi chạy ra rồi thì vị Trưởng giả chỉ cho con mình một loại xe trâu mà thôi.

    Xe trâu muốn nói tới đạo Nhất thừa của Đức Phật. Nghĩa là dù Đức Phật đã phương tiện chỉ dạy Tam thừa nhưng Đức Phật chỉ muốn cho tất cả chúng sanh đều được thành Phật, đó là mục đích chính của Chư Phật chứ không phải hướng dẫn chúng sanh chứng quả Tam thừa.

Phẩm Tín Giải 

Đây là ví dụ chàng Cùng tử, tức là khi các vị đệ tử Phật ngộ được điều đó rồi, thấy được ý chỉ của Đức Phật tức là các vị đã từng lang thang khắp nẻo luân hồi này được một chút xíu cho là đủ, xin một miếng cơm ăn cũng thấy đủ, xin quần áo mặc cũng thấy đủ, có nhà cửa cũng thấy đủ v.v. như gã Cùng tử lang thang khắp nơi xin được miếng ăn là thấy đủ rồi. Thậm chí các vị tu chứng quả vị A La Hán cũng cho mình là đủ rồi, không muốn tăng trưởng thêm, cho tới một ngày nhận ra được rõ ràng mình có kho báu vô cùng tận mà Cha đã dành sẵn cho mình. Đó là ví dụ bốn vị đệ tử của Đức Phật khi nhận ra sứ mệnh lớn mà Đức Phật muốn chỉ bày, đó là kho báu mà tất cả chúng ta đều có. Tức là ở phẩm này bốn vị đệ tử lớn của Đức Phật trình kiến giải của mình sau khi ngộ được Tri Kiến Phật.

Phẩm Dược Thảo dụ 

 Tức là nói lên pháp Đức Phật là bình đẳng. Ví dụ như một trận mưa xối xuống từ cây lớn cho tới cây nhỏ đều được thấm nhuần mưa đó. Cây lớn hút nước theo kiểu của cây lớn, cây nhỏ hút nước theo kiểu của cây nhỏ, tất cả những cây cối đều được hút nước để nuôi sống bản thân mình.

Cũng như Giáo pháp của Đức Phật là bình đẳng không cao thấp nhưng tùy tâm của từng người tiếp nhận Giáo pháp của Đức Phật mà có cao thấp, cho nên mới có ra Giáo pháp ba thừa. Thực sự Chư Phật chỉ nói tới Nhất thừa chứ không nói tới ba thừa. Sau khi các vị đại đệ tử trình bày những thấy hiểu của mình như vậy, được Đức Phật chấp nhận. Lúc này Đức Phật bắt đầu nói phẩm tiếp theo.

Phẩm Thọ ký 

Bây giờ Đức Phật thọ ký cho các vị đệ tử: Xá Lợi Phất, Ca Diếp, Tu Bồ Đề, Đại Ca Chiên Diên, Đại Mục Kiền Liên được thành Phật. Sau khi Đức Phật thọ ký cho các vị đệ tử lớn thì các vị Thanh Văn cũng bắt đầu có thấy hiểu chút chút về Tri Kiến Phật 

Tuy nhiên chúng ta tuy vẫn là phàm phu nhưng đã ngầm được thọ ký là Phổ minh Như Lại trong ngàn kiếp kiếp về sau rồi ..

PHẨM “HÓA THÀNH DỤ: Đức Phật ví dụ, có một vị đạo sư dẫn đường thấy mọi người trong đoàn chán nản muốn quay về thì vị đạo sư liền hóa ra một cái thành cho mọi người nghỉ ngơi. Sau khi nghỉ ngơi xong thì vị đạo sư liền nói: Đây chỉ là chỗ nghỉ ngơi tạm thời, là hóa thành chứ chưa phải là bảo sở nên cần phải tiến bước nữa. Cũng vậy tất cả các vị Thanh Văn tu chứng quả vị A La Hán thì đó cũng chỉ là “hóa thành” chưa phải “bảo sở”. Vì vậy mà lúc đó có năm trăm vị A La Hán liền phát tâm cầu thành Phật, tức là các vị thấy chỗ chứng đắc A La Hán của mình từ xưa đến giờ chưa phải là chỗ cứu cánh giải thoát tận cùng, là chưa đạt đến đạo quả Vô Thượng 

    PHẨM “PHÁP Sư

Sau khi thuyết Kinh Pháp Hoa từ đầu đến bây giờ thì có một số vị đại đệ tử lớn cùng năm trăm vị Tỳ kheo, các vị đệ tử chưa chứng quả A La Hán đều được thọ ký thành Phật. Trong hàng đệ tử của Đức Phật lúc này người ngộ đạo rất đông, với hạnh của Chư Phật thì một người ngộ đạo phải đi giáo hóa tất cả chúng sanh, cho nên Đức Phật mới nói phẩm Pháp Sư.

Một Pháp Sư nhận được Tri Kiến Phật rồi muốn giáo hóa, làm lợi ích tất cả chúng sanh thì phải hội đủ ba điều kiện: Vào nhà Như Lai, mặc y Như Lai và ngồi tòa Như Lai.

    “Nhà Như Lai chính là tâm từ bi lớn đối với tất cả chúng sanh”. Đây là mấu chốt của tất cả các Kinh điển. Người nào một phen phá vỡ được ngã chấp rồi, là đủ lòng từ bi thương yêu tất cả chúng sanh muôn loài thì mới nói Kinh Pháp Hoa, còn chưa thì chúng ta không thể thương chúng sanh được.

    “Y Như Lai chính là lòng nhu hòa nhẫn nhục”. Lúc chúng ta nói Kinh Pháp Hoa để dẫn dắt mọi người quay về với Chánh Pháp, không đơn giản. i. Phải ẩn nhẫn, phải chịu khó, phải vượt qua tất cả trở ngại chông gai để có thể làm lợi lạc chúng sanh. Làm sao trong lúc giáo hóa chúng sanh, chúng ta phải đủ tâm nhu hòa đó thì chúng ta mới có thể làm lâu bền, nếu không khi gặp chuyện khó khăn chúng ta dễ dàng bỏ cuộc. Tức là chúng ta không đủ lòng nhu hòa nhẫn nhục thì hạnh nguyện độ sanh của chúng ta sẽ bị gãy đổ.

    “Tòa Như Lai chính là Nhất thiết pháp không”. Dù chúng ta đủ lòng thương yêu chúng sanh, dù chúng ta có nhu hòa nhẫn nhục, nhưng chúng ta cũng phải có trí tuệ để thấu suốt tận cùng nghĩa Không của tất cả các pháp mà làm Phật sự. Từ chỗ chân không mà hiển bày diệu dụng thì chúng ta mới thành tựu việc giáo hóa của mình. Nếu mình ở chỗ Có để mình giáo hóa là có Ngã, có Pháp thì việc làm của chúng ta không bao giờ được thành tựu.

Cố HT Thích Trí thủ rất tâm đắc với phẩm pháp sư này 

(5) Trả lời câu hỏi của Học nhân Bảo Minh Toàn 

Đức Phật dạy nơi kinh Hoa Nghiêm: Trong 49 năm ta chưa hề nói 1 câu, 1 chữ, 1 lời nào. Sao những đệ tử lớn của Đức Phật kiết tập những lời của Đức Phật dạy, rồi viết ra thành những bộ kinh như hiện nay. Xin Thầy giải rõ ý Đức Phật nói là như thế nào?

Thầy trả lời :

1- Về “Tính”: Đức Phật nói là trong 49 năm Ta chưa hề nói một câu nào: Đây là đức Phật nói chỗ Tính chân thật của mỗi người. Vì sao? Vì tính chân thật của mỗi người (trí vô sư) nằm ngoài sự hiểu biết của trí thức thế gian này. Bởi không thể dùng ngôn ngữ của Thế giới này mà nói đến được. Do đó, đức Phật phủ nhận lời của Ngài, để mọi người nhận ra cái chân thật của chính mình, ai nhận ra được lời dạy này: người đó hiểu lời đức Phật dạy, tức ngộ đạo. Bởi đây chính là đức Phật chỉ cái “Tính” chân thật của mỗi người, tức không dùng ngôn ngữ của trần gian này để nói.

2- Về “Tướng”: Trong các kinh điển hiện giờ chúng ta được đọc: các Ngài dùng những ngôn từ và hình ảnh của trần gian này, để cho ai muốn tu theo lời của đức Phật dạy, nương theo đó mà tu để được giác ngộ và giải thoát. Những quyển kinh giống như ngón tay chỉ mặt trăng vậy. Ở đây chúng ta lưu ý và cần phải hiểu: các kinh nhà Phật hiện nay được xếp vào loại “Tướng” thế gian. Vì đây là “tướng thế gian” nên là phương tiện để cho chúng sinh thời đó, cũng như hiện nay nương theo lời dạy của đức Phật mà tu tập. Chính vì điều này mà các Tổ thầy thường có lời dụ: “qua sông bè để lại” (bè được hiểu là kinh điển) hay nói sâu xa hơn đó là chúng ta mượn cái xác thân giả tạm này, tức thuyền pháp thân của mình để tu hành mà đạt đạo.

(6) kính xin mượn lời bàn của Thiền Tông như sau ( tương tự yếu Thày giải tr ạch)

Sao ? Bạn có nếm trà chưa? Ông già Triệu Châu này, mới nhìn qua quá bình thường giản dị, mà thực khó hiểu phải không ? Trong đây có gì kỳ đặc, khác thường, mà chỉ một câu “UỐNG TRÀ ĐI”, cứ lập lại mãi? Hai ông tăng này, ai đã từng đến và ai chưa từng đến? Bạn thử biện biệt rõ ràng xem! 

Nếu ĐÃ TỪNG ĐẾN, thì quá quen thuộc rồi, còn ĐỢi MỜi LÀM GÌ nữa? 

Nếu bảo CHƯA TỪNG ĐẾN, thì ĐANG ĐỨNG ĐỐi DIỆN, đó là cái gì? Hiện ở đâu? Có phải hai ông tăng tự dối mình hay không? 

Còn ngài Viện Chủ kia, là Viện Chủ ở trong viện, thì đến hay chưa đến là VIỆC CỦA NGƯỜi, có dính dáng gì đến ông đâu, mà ông XEN VÀO việc của người ta, để phải nhọc nhằn cho ông già Triệu Châu thêm lần nữa bảo: - UỐNG TRÀ ĐI! 

Nhưng cũng lạ cho ông già Triệu Châu, cứ bảo người này uống trà, người kia uống trà, song TRÀ Ở ĐÂU mà uống? Ai thấy được? Bảo uống, mà KHÔNG TÁCH, KHÔNG BÌNH, KHÔNG AI rót mời, có phải là mời suông chăng? Vậy làm sao uống? 

Quả thực Ngài không mời suông. Có câu chuyện này, các bạn lắng nghe kỹ, sẽ thấy rõ Ngài rất thực lòng: 

Một hôm có năm vị Thiên Vương đến hỏi đạo đức Thế Tôn. Ngài để hạt châu ở giữa, năm vị đứng năm góc. Ngài hỏi: 

- Hạt châu này màu gì? 

Mỗi vị nói mỗi màu khác nhau. Ông ở phương Đông thấy phản ánh màu trắng, nói màu trắng. Ông ở phương Tây thấy phản ánh màu đỏ, nói hạt châu màu đỏ. Cả năm ông đều nói năm màu khác nhau. Thế Tôn cất hạt châu, đưa tay lên hỏi: 

- Hạt châu này màu gì? 

Mấy vị Thiên Vương thưa: 

- Trong tay Phật không có châu, chỗ nào có màu. 

Thế Tôn quở: 

- Tại sao các ông mê điên đảo lắm vậy? TA ĐEM HẠT CHÂU THẾ GIAN chỉ cho, các ông liền nói có màu xanh vàng đỏ trắng. TA ĐEM HẠT CHÂU THẬT chỉ cho, các ông thảy đều không biết. 

À, lạ chưa? Phật đưa tay không lên, mà bảo là chỉ hạt châu thật. Vậy hạt châu thật ở đâu mà Ngài nói thế? 

Cũng vậy, ở đây chúng ta có thể thay cho ông già Triệu Châu nói về Trà:

KHI TÔI ĐƯA TRÀ THẾ GIAN cho các ông thì các ông giành nhau uống; KHI TÔI ĐƯA TRÀ THẬT ĐẾN TẬN MIỆNG các ông, các ông lại từ chối, thật quá phũ phàng! 

Chính thế mà bấy lâu nay trong nhà Thiền thường đồn đãi mãi “TRÀ TRIỆU CHÂU”. Rồi người này, người nọ bắt hơi, bàn tán, lý luận lăng xăng. Song Thiền vốn không trọng NÓI SUÔNG hay quá Ỷ LẠi VÀO LÝ LUẬN GIỎi để mong bước vào. 

Dù bạn luận được như dao bén, thác đổ, chặt chẽ tợ xích sắt, nhưng đối trong nhà Thiền vẫn y nguyên đứng ngoài cửa vậy thôi. 

Chưa dám can đảm MỘT LẦN BUÔNG SẠCH, đừng mong nếm được hương vị Trà Thiền. Nếu dễ dàng như thế, thì Trà này đã bị người xưa uống cạn hết từ lâu rồi, đâu còn tỏa ngát đến ngày nay cho chúng ta dự phần. 

Vậy có ai đã thực sự nếm được Trà này chưa? Nếu đã nếm được, là UỐNG BẰNG TAI hay BẰNG Ý? Chắc có vị cũng nếm được qua môi. Song đã tan vào khắp cơ thể chưa? Chớ vội vừa NẾM QUA MỘT CHÚT mùi vị, liền bảo ĐÃ UỐNG XONG. Còn phải đợi nó thấm tan vào khắp cơ thể, hòa trong máu, thành sự sống của chính ta. Rồi cho đến, cả TÊN TRÀ và TA cũng quên hẳn, không còn có AI UỐNG và CÁI GÌ ĐƯỢC UỐNG. Đến đây có thể bảo với bạn rằng: - THÔI, HÃY NGỦ MỘT GIẤC NGON ĐI, SÁNG MAI SẼ CŨNG GẶP LẠI. 

Nếu chưa được vậy, thì vẫn như cũ, bị ông già Triệu Châu bảo: 

- UỐNG TRÀ ĐI!

(7) 

Đến thế kỷ XIV, sư Châu Quang (Marata Juko), đệ tử của Thiền sư Nhất Hưu, thường hay ngủ gật ngay cả những nơi công cộng. Sư đi trị bệnh, thầy thuốc khuyên Sư uống trà. Những cơn ngủ gục chấm dứt.

Châu Quang thấy tác dụng của trà có thể giúp ích cho kẻ tu đạo, cũng có thể làm phương tiện dẫn đạo, nên đã đưa lễ tiết vào việc uống trà, gọi là Trà đạo. Trà đạo có từ đó và sư Châu Quang là người sáng lập ra nó tTraf đạo được hoàn thành khi công án Triều Châu được Châu Quang triệt ngộ như sau : 

Thiền sư Nhất Hưu chưa thôi:

- Đã chuẩn bị dời đi, sao còn nói đang uống trà?

Châu Quang thưa:

- Đến đó vẫn uống trà.

Thiền sư Nhất Hưu quở:

-  Ta hỏi ông tâm đắc của việc uống trà, ông chỉ nói bên này rồi bên kia, chẳng thấy chỗ tâm đắc. Vô tâm uống trà là thế nào?

Châu Quang điềm tĩnh thưa:

- Trà vô tâm. Liễu xanh hoa thắm.

(8) Như-Lai thường dạy rằng: "Pháp của Ta nói ra đó, dụ như thuyền bè, đến pháp còn phải xả bỏ, huống nữa là phi-pháp!"

Đức Phật giảng pháp suốt một đời, nói bao nhiêu kinh sách. Đức Phật thường nhắc đi nhắc lại là “Ta chưa từng nói một lời”, bởi vì Đức Phật muốn tránh cho chúng ta chấp pháp là thật. Khi chấp phi pháp là bệnh đã đành mà chấp pháp thì cũng bệnh vậy, tức chấp những lời dạy trong kinh sách là lời vàng ngọc là thật thì chúng ta cũng bị bịnh vậy. Nghe pháp của Phật, nghe lời vàng ngọc rất là quý nhưng chúng ta phải biết âm thanh là hư vọng. Bởi vì chúng ta mê, nên Phật phải giảng, phải nói, chứ âm thanh là cái không có. Đức Phật tạm dùng âm thanh hư vọng, tạm dùng cái giả huyễn để độ cho chúng sanh còn đường sống ở trong đường huyễn. Chúng ta biết những âm thanh là hư vọng, nó chỉ là sự rung động của không khí, là cái không hề có, cho nên âm thanh pháp thoại cũng là tạm có. Nhưng ngược lại, chúng ta học Tứ niệm xứ và cố chấp âm thanh là huyễn, không nghe âm thanh lời vàng của Phật, không học kinh Phật nữa thì cũng không đúng, cũng là bị bịnh, bị chướng ngại sự tiến tu.

Đức Phật dùng cái huyễn tạm của âm thanh để độ cho chúng sanh còn trong vòng huyễn. Thế cho nên, nếu chúng ta phá pháp của Phật thì tội rất nặng. Chúng ta phải sáng suốt biết trái, biết phải thì khi Đức Phật nói “Ta chưa từng nói một lời” nghĩa là Phật không phải nói dối, không phải Phật chối việc ngài đã làm mà bởi vì âm thanh là cái không thật, cho nên ngài nói mà như là không có nói. Học kinh Đại thừa chúng ta phải nhận triết lý, lý lẽ ẩn bên trong này, không cố chấp vào lời nói. Chúng ta như là những người đi trong tối mò phải thắp đèn lên mới thấy, còn các vị đã học sâu, sự tu đã cao, đã an định. Các ngài vô niệm, tâm phẳng lặng vào định, nhập tam muội như Đức Quán thế Âm an định trong cái tánh nghe không có khởi niệm, cho nên các ngài đã nắm được cái thật rồi, các ngài buông những cái giả, không dùng âm thanh, sắc tướng bên ngoài. Còn chúng ta học những lời nói của Phật thì chúng ta chưa thể buông được, cho nên Đức Phật mới ví pháp như là cái bè, khi đến bờ giác rồi thì để bè lại ở sau.









youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/06/2011(Xem: 25885)
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Giọng niệm: HT Thích Hạnh Hòa, TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng www.quangduc.com
13/06/2011(Xem: 11011)
Audio: Thiền Tập, bài giảng của TT Tâm Thành
23/04/2011(Xem: 4206)
Tại sao phải hành sám hối? Tôi nhận thức rằng muốn nghĩ đến vãng sanh Tịnh Độ cần phải sám hối trước, phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật. Chỉ có sám hối nghiệp chướng của mình thề không tái tạo, mới được vãng sanh.
01/04/2011(Xem: 3845)
Mấy ngày trước, có một đồng tu đến kể với tôi rằng ông gặp một câu hỏi khó như sau: “Các vị là người học Phật, vậy chân thật có Phật hay không? Anh đã bao giờ thấy Phật chưa?” Ông không thể trả lời, liền trở về hiệp hội hỏi tôi, để về sau nếu gặp câu hỏi này thì nên trả lời như thế nào? Tôi nói với ông ấy, giả như về sau lại có người hỏi như thế thì ông nên nói với họ: “Thật có Phật, tôi đã thấy qua rất nhiều”. Họ sẽ hỏi ở đâu.
24/02/2011(Xem: 25678)
8 Điểm Gặp Gỡ Kinh Nam và Bắc Tạng - HT Thích Chơn Thiện giảng
24/02/2011(Xem: 7898)
Sự ra đời đạo Tin lành Sự phân liệt lần thứ hai của đạo Kitô vào đầu thế kỷ XVI dẫn đến sự ra đời của đạo Tin lành. Cuộc cải cách này gắn liền với tên tuổi hai đại biểu la Máctin Luthơ (1483 – 1546) và Giăng Canvanh (1509 – 1546). Thế kỷ XVI là thế kỷ mở đầu cho các cuộc cách mạng tư sản châu Âu. Máctin Luthơ chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do tư sản, phản kháng lại những quy định khắc nghiệt của của Công giáo. Ông thừa nhận Thánh kinh nhưng phủ nhận truyền thống của nhà thờ, bãi bỏ những nghi lễ phiền toái, cải cách lại ngày phục sinh của chúa, chủ trương cho phép các mục sư lấy vợ... Những tư tưởng cải cách này đã dẫn tới xung đột gay gắt quyết liệt với Toà thánh Vaticăng và dẫn đến việc ra đời một tôn giáo mới : đạo Tin Lành.
22/02/2011(Xem: 4117)
I. GIỚI THIỆU: Kỳ-na giáo (Jainism) là một trong những tôn giáo phi Phệ-đà và có những đặc điểm của nền Văn minh lưu vực Ấn hà. Kỳ-na giáo phát triển như một phong trào chống lại chủ trương tế lễ của Bà-la-môn giáo và tính thẩm quyền của Phệ-đà.
18/02/2011(Xem: 5350)
Bà La Môn là phiên âm của từ Brahman, sau nầy biến cải thành đạo Hindu, một tôn giáo chính của Ấn độ ngày nay, nên ngày nay gọi là Ấn Độ giáo. Đặc biệt Bà La Môn hay Ấn Độ Giáo là một tôn giáo không có giáo chủ.
08/02/2011(Xem: 3763)
Mahamangala Sutta thuộc Sutta Nipata II, Tiểu Bộ kinhI, Thiền sư Thích Nhất Hạnh dịch là Kinh Phước Đức,Hòa thượng Thích Minh Châu dịch là Kinh Điềm Lành Lớn (Kinh Đại Hạnh Phúc), một bản kinh cầu phước đức rất nhiệm mầu, hiệu ứng an lành đích thực cho những ai tụng đọc, thực hành và ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Vào các ngày đầu xuân, những người con Phật lên chùa dâng hương cầu nguyện, mong ước một năm mới bình an, thịnh vượng. Bên cạnh việc lễ bái, cầu nguyện, cúng dường v.v..., nếu người nào hữu duyên được đọc tụng và hành trì theo kinh Phước Đức thì chắc chắn sẽ gặt hái được phước báo vạn sự cát tường như ý.
05/01/2011(Xem: 13049)
Lễ Thù Ân Giọng tụng: HT Thích Quảng Bình (HT Thích Quảng Bình lễ Thù Ân tại Tu Viện Quảng Đức ngày 5/11/2011)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]