Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Mật Am Hàm Kiệt (1118-1186) Tổ thứ 14 của Thiền Phái Lâm Tế. 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️

08/04/202107:53(Xem: 18018)
Thiền Sư Mật Am Hàm Kiệt (1118-1186) Tổ thứ 14 của Thiền Phái Lâm Tế. 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️





Nam Mô A Di Đà Phật
  
Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Mật Am Hàm Kiệt (1118-1186). Ngài thuộc đời thứ 18 sau Lục Tổ Huệ Năng, và cũng là Tổ thứ 14 của thiền phái Lâm Tế. Thiền sư Mật Am Hàm Kiệt là đệ tử nối pháp của ngài Ứng Am Đàm Hoa.

Ngài sanh năm Canh Dần 1118, ở tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ, Ngài thông minh, thường chán cảnh trần lao, ngài xin xuất gia với Tổ Ứng Am Đàm Hoa. Tổ Ứng Am Đàm Hoa nhìn biết ngài là sẽ nối truyền tông pháp nên tận tình chỉ dạy.

Một hôm, Tổ hỏi: “thế nào là Chánh Pháp nhãn  tạng”
Sư đáp: “đập vỡ bồn cát”.
Tổ liền gật đầu ấn chứng và là Tổ thứ 14 trong tông Lâm Tế, chánh pháp nhãn tạng nay ta giao cho con và lo giữ gìn.

Sư Phụ giải thích: "đập vỡ bồn cát" ý ngài Mật Am trả lời 4 chữ ấy là liễu đạt công việc đập vỡ cái "võ" vô minh, tát cạn "dòng sông" phiền não để thấy ra được Phật tánh.

Sư Phụ giải thích chi tiết: "Chánh pháp nhãn tạng" là kho tàng Chánh Pháp, đó là Niết Bàn diệu tâm, là lời của Đức Thế Tôn truyền cho Sơ Tổ Ca Diếp trên núi Linh Thứu khi Đức Thế Tôn cầm cành hoa sen đưa lên, chỉ có Ngài Ca Diếp nhận ra yếu chỉ và mỉm cười, từ đó, câu niêm hoa vi tiếu , như một công án, tâm ấn tâm.

Chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tánh cũng là thật tướng dung chứa đạo giải thoát, là Phật pháp diệu mầu, là Phật tánh của tất cả chúng sanh. Ngài Ca Diếp nhìn thấy hoa sen, là biểu tượng Phật tánh của chúng sanh, Đức Phật truyền giao trách nhiệm này cho Ngài để giáo hoá chúng sanh, giúp chúg sanh nhận ra được Phật tánh của chính mình. 

Sau khi đắc pháp, ngài Mật Am Hàm Kiệt khai đàn ở chùa Linh Ẩn.
Sư thượng đường dạy chúng: “ Phật nói tất cả pháp để độ tất cả tâm. Ta không có tất cả tâm, đâu cần tất cả pháp"

Sư Phụ giải thích: Thiền Sư Mật Am nhắc lại lời của Lục Tổ Huệ Năng để dạy chúng : "Phật nói tất cả pháp để độ tất cả tâm. Ta không có tất cả tâm, đâu cần tất cả pháp". Có nghĩa là "Chúng sanh đa bệnh, Phât pháp đa phương", mỗi pháp môn là mỗi viên thuốc tri tâm bệnh của chúng sanh:
Bệnh tham, thì dùng thuốc "bố thí" để trị
Bệnh sân thì dùng thuốc "nhẫn nhục, từ bi" đ
ể trị
Bệnh si thì dùng thuốc "nhân duyên sinh" để trị
Bệnh "giải đãi" thì dùng thuốc "tinh tấn"...

Đó là Như Lai Thiền, dùng từng phương thuốc để trị từng căn bệnh.

Còn Tổ Sư Thiền chỉ cần dùng 1 phương thuốc duy nhất là "phản quang tự kỷ", quay về với tâm mình, quán sát tâm mình, mọi niệm khởi lên, nhìn thẳng vào nó, nó sẽ tự diệt. Tâm làm chủ các pháp, tâm thanh tịnh, hạnh phúc sẽ theo ta như bóng theo hình.


Ngài Mật Am Hàm Kiệt cũng dùng chữ tâm để khai thị cho chúng đệ tử.
-hữu tướng vô tâm, người có sắc diện đẹp, nhưng tâm không tốt thì sắc đẹp cũng sẽ từ từ hoại diệt.
-hữu tâm vô tướng, người có sắc diện xấu, nhưng có tâm tốt, từ bi hỷ xả thì sắc diện sẽ từ từ đẹp ra.

Khi cao niên, Sư về trụ trì núi Thiên Đồng Thái Bạch Sơn ở Triết Giang để giáo hoá đồ chúng.
Ngày 12-6 năm Bính Ngọ, 1186, niên hiệu Thuần Hy thứ 13, triều vua Hiếu Tông, Sư ngồi kiết già an nhiên thị tịch, thọ thế 77 tuổi, môn đồ làm tháp phụng thờ Ngài tại Trung Phong ở núi Thiên Đồng.

Ngài để lại tác phẩm cho đời, Mật Am Hàm Kiệt Hòa Thượng ngữ lục.

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của thiển sư Mật Am Hàm Kiệt (1118-1186) của Hoà Thượng Hư Vân do Hoà Thượng Minh Cảnh dịch Việt như sau:

Chánh pháp nhãn tạng khởi đầu tham
Thẩm thấu nghi tình chốn pháp đàm
Tâm chánh đạo tràng thường phẳng lặng
Ý châu , dứt nghiệp rõ thần quang
Tường phù, Hoa tạng, ngôi toà chú
Linh Ẩn, Kính Sơn, vị giác hoàng
Thái Bạch, lối về nơi tĩnh lặng
Thiên Đồng, dựng tháp giữa mây ngàn.

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng bài pháp về Thiền Sư Mật Am Hàm Kiệt, từ nhỏ Ngài đã chán cảnh trần lao, Ngài xuất gia, được Tổ Ứng Am Đàm Hoa tận tình chỉ dạy và Ngài đắc pháp ngay câu hỏi của Sư Phụ Ứng Am Đàm Hoa, ”thế nào là chánh pháp nhãn tạng” Ngài trả lời bốn chữ duy nhất : “đập vỡ bồn cát “, đập vỡ cái vô minh, Phật tánh liền hiện tiền.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).     


222_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Ham Kiet



“Đập vỡ bồn cát“
triệt ngộ Chánh Pháp Nhãn Tạng !


Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Tổ thứ 14 thiền phái Lâm Tế : Ngài Mật Am Hàm Kiệt . Kính bạch Thầy lời triệt ngộ " Đập vỡ bồn cát " có phải là nguồn hứng cho H T Thích Nhất Hạnh đã viết quyển " Đập vỡ vỏ Hồ Đào " để thuyết về Trung quán luận của Ngài Long Thọ ? Và phải chăng Thầy cũng đã rõ biết sự, lý viên dung của Niết Bàn Diệu Tâm ... ? Kính đảnh lễ và kính đa tạ tri ân được trở về nguồn mạch Tào Khê với Thầy và đã giúp con phân biệt được đâu là thuốc trị bịnh của Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền từ Đấng Vô Thượng Y Vương Thích Ca Mâu Ni Phật . Kính chúc Thầy pháp thể khinh an, HH



Tổ 14 thiền phái Lâm Tế, Ngài Mật Am Hàm Kiệt !
Thông minh khác người ... chán cảnh trần lao,
Xuất gia tham học trong chốn Tổ Đàm Hoa
Thầm nhận ấn khả ...Sư Phụ chờ ngày nối pháp !


Triệt ngộ hùng hồn “ĐẬP VỠ BỒN CÁT”
Ý nghĩa gì “ Chánh Pháp nhãn tạng” Đức Phật muốn truyền trao?
Đấy là lời đáp ... pháp khí dõng mãnh, tuệ cao ,
Chứng tỏ được :
“Võ vô minh nghiền nát, tát cạn sông phiền não”!

Khai đàn giảng dạy 4 nơi đều giáo hoá !
Chùa Ô Cự, Tương Phù, Linh Ẩn, Thiên Đồng,
Chỉ một chữ “Tâm” truyền từ Lục Tổ ... phải thông !!
Như hai kệ 1, 2 trong kinh Pháp Cú Giảng Sư ngâm đọc ...

Phải chăng căn bản pháp môn tu là thanh lọc ?
Kính xin ghi chép lại ... để hành chuyên :


“Dẫn đầu các pháp là Tâm,
Tâm kia là chủ, là nguồn tạo sinh
Nói năng hành động thường tình
Với tâm ô nhiễm nghiệp sinh khổ sầu .
Tâm ô nhiễm ...khổ theo sau,
Như bò, xe kéo lăn vào dấu chân .

Dẫn đầu các pháp là Tâm
Tâm kia là chủ, là nguồn tạo sinh
Nói năng hành động thường tình
Với tâm thanh tịnh nghiệp sinh vui vầy
Như hình với bóng sánh vai
Tâm thanh tịnh được an vui bóng hình “

Đa tạ Giảng Sư ... tận tình phân rõ yếu chỉ thiền
Giữa Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền đâu là khác biệt !

Một ...đối trị tuỳ bịnh cho thuốc trừ diệt,
“PHẢN QUANG TỰ KỶ, Bổn phận sự “ chính Tổ Sư Thiền,
Thấy, nghe, hay, biết ...chớ theo cảnh phan duyên
Nhớ cho “tất cả Pháp để độ tất cả Tâm” ... Phật dạy!**

Nhưng tuyệt diệu Giảng Sư giúp chúng đệ tử ôn lại :
Kho tàng Chánh Pháp dung chứa Niết Bàn Diệu Tâm
Sự ... Tam Tạng kinh điển nhuần thâm
Lý ... Phật Tánh, cành hoa sen biểu tượng truyền mạng mạch !

Tuy ...Hành trạng Tổ thứ mười bốn tóm tắt rất ngắn ...
Kính tri ân Giảng Sư ...
..bình giải cốt tủy ..”Cảnh chuyển theo Tâm “
Trực chỉ không quanh co ...vắn tắt khó lầm ...
“HỮU TÂM VÔ TƯỚNG, TƯỚNG TỰ TÂM SINH
HỮU TƯỚNG VÔ TÂM , TƯỚNG TÙNG TÂM DIỆT “
Kính nguyện hứa: vọng tâm vừa khởi lên .. sẽ nhận biết !!!

Nam Mô Mật Am Hàm Kiệt Thiền Sư tác đại chứng minh.

Huệ Hương
Melbourne 8/4/2021


** Sư thượng đường nói:" Phật nói tất cả pháp để độ tất cả tâm. Ta không có tất cả tâm, đâu cần tất cả pháp. Đã không có tâm, lại không có Pháp. Núi sông đất đai, chỗ nào được. Thấy nghe hay biết, lại là vật gì?" Sư hét lên một tiếng, nói: "Đến bờ mắt xem nước, đặc biệt một trường sâu, trường sầu".



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/09/2024(Xem: 3912)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
21/09/2024(Xem: 2959)
Con trộm nghĩ nếu câu Niệm Phật được thực hiện đúng, nghĩa là luôn được gắn chặt vào một suy nghĩ bất cứ lúc nào thì suy nghĩ duy nhất này sẽ đẩy ra tất cả những suy nghĩ khác thì đương nhiên tác động kỳ diệu của việc niệm Phật rất giống với Thiền.( một yếu tố bắt buộc trong việc học Phật .) Hơn thế nữa con được nghe rằng “ Học lịch sử mà không làm sống lại được nhân vật và hoàn cảnh lịch sử thì nào có bổ ích gì" nhấn mạnh rằng việc học lịch sử không chỉ đơn thuần là ghi nhớ các sự kiện, ngày tháng, hay tên tuổi mà còn phải hiểu rõ bối cảnh, tâm tư và động lực của những nhân vật trong lịch sử. Nếu chỉ học theo cách máy móc mà không thể thấu hiểu và cảm nhận được những giá trị ẩn sau sự kiện, ta sẽ bỏ lỡ những bài học quan trọng nhất.
16/08/2024(Xem: 3371)
Video Books Kinh Trung Bộ, Trường Bộ & Ương Ưng Bộ của Hòa Thượng Thích Minh Châu
07/03/2023(Xem: 5262)
Hạnh Phúc Trong Từng Hơi Thở (bài giảng của SC TN Giới Bảo)
07/03/2023(Xem: 3359)
Kinh Lương Hoàng Sám- S.C Giới Bảo Dẫn Chúng Trì Tụng Năng Lực Tiêu Trừ Nghiệp Chướng Lớn
23/12/2022(Xem: 21094)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
26/03/2022(Xem: 15845)
❝Trên đường đạo không gì bằng tinh tấn, Không gì bằng trí tuệ của đời ta, Sống điêu linh trong kiếp sống ta bà, Chỉ tinh tấn là vượt qua tất cả.❞ Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử Lịch Pháp thoại và khóa tu tại Hoa Kỳ trong tháng 4 và tháng 5-2022 với sự hướng dẫn của Tỳ kheo Như Nhiên. Th Tánh Tuệ CHƯƠNG TRÌNH HAI NGÀY TU HỌC tại Tu viện Đạo Viên tiểu bang Maryland Khóa tu chủ đề: TIẾP XÚC VỚI THỰC TẠI. Với sự hướng dẫn của thầy Thích Tánh Tuệ California, Thầy Viên Ngộ trụ trì Tu Viện Đạo Viên, Maryland và Thầy Tâm Nguyên trụ trì Tu Viện Hạnh Phúc, Florida. Tu học hai ngày thứ Bảy & Chủ nhật (April 09 & 10, 2022) và ngắm Hoa Anh Đào vùng thủ độ Hoa Thịnh Đốn vào ngày thứ hai sau khóa tu.
07/02/2022(Xem: 22428)
Kính đa tạ Thầy đã giới thiệu 14 lời vàng của HT Thích Trí Tịnh (1916-2014 ) một Bồ Tát thị hiện đã mang kho tàng kinh các đến với Phật Tử VN trong và ngoài nước nhưng cuối cùng di chúc để lại cho đời chỉ vỏn vẹn 14 lời vàng này lại là Kim Chỉ Nam cho những ai muốn tu tập giải thoát ( LÀM LÀNH-LÁNH DỮ-THƯƠNG NGƯỜI- THƯƠNG VẬT-ĂN CHAY-NIỆM PHẬT -TỤNG KINH ) và Bộ Toàn tập Kinh Hoa Nghiêm 4 quyển cũng như Ngũ Kinh Tịnh Độ mà Ngài đã thọ trì hằng ngày từ A lại da thức khởi phát.
01/02/2022(Xem: 36623)
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà (loạt bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong mùa dịch cúm Covid-19)
09/12/2021(Xem: 22800)
Cách đây vài ngày đọc trên một tờ báo tại Sydney , khi nói về chủng thể Omicron vừa phát tán và lây lan do xuất phát từ các nước Nam Phi , tôi chợt mỉm cười khi đọc được câu này " Chúng ta đã học từ nạn đại dịch một điều rằng : Đừng nên hy vọng một điều gì , vì chắc chắn điều mình hy vọng ấy sẽ chỉ là THẤT VỌNG " If there’s one thing COVID has taught us , it is to expect nothing, except disappointment . What it comes to that COVID really delivers
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]