Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài cảm nghĩ về lời chúc Tết đầu Xuân Tân Sửu của TT Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng vào mùng 3 Tết ( 14/2/2021) lúc 8.00am

14/02/202116:04(Xem: 14650)
Vài cảm nghĩ về lời chúc Tết đầu Xuân Tân Sửu của TT Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng vào mùng 3 Tết ( 14/2/2021) lúc 8.00am



Vài cảm  nghĩ về lời chúc Tết
đầu Xuân Tân Sửu của
TT Trụ  Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng
vào mùng 3 Tết ( 14/2/2021) lúc 8.00am

Kính bạch Thầy, thật xúc động hôm nay được nghe tiếng chuông đại hồng chung và lời chúc Tết của Thầy với tâm niệm mong chúng đệ tử đạt được mục đích tối thượng của người Tu. Kính dâng Thầy bài viết của con và cùng chia sẻ với bạn hữu thân mến trong Viber Group của Đại Gia Đình Quảng Đức . Kính chúc sức khỏe Thầy



Bài viết: Cư Sĩ Huệ Hương
Lời diễn đọc: Cư Sĩ Huệ Linh
Lồng nhạc: Cư Sĩ Minh Trí





Nếu ai đã nghe được lời chúc Tết hôm nay của TT Thích Nguyên Tạng vào những giờ phút cuối, chắc hẳn các bạn cũng như tôi sẽ giữ mãi trong đầu những vần thơ chúc Tết để rồi quên hết những chán nản khi bị lockdown và tự hứa sẽ thực hiện được như lời chúc của Ngài. 

Nào mời các bạn chiêm ngoạn hai bài thơ chúc Tết Tân Sửu nhé,  trước khi vào sâu chi tiết về ý nghĩa con Trâu trong dân gian và nhà Thiền qua bức tranh THẬP MỤC NGƯU ĐỒ của Thiền Sư Quách Am đã được lồng trong lời chúc Tết kéo dài hơn 1:12:00.

Chúc quý Phật Tử, 

Một năm mới Tân Sửu, 

Tài lộc đầy đủ

Tu tập hành trì pháp môn trù phú 

An lạc giải thoát thiên thu .



Và luôn : 

Xinh đẹp như hoa Hồng  

Thành công như hoa Cúc 

Hạnh phúc như hoa Mai

Phát tài như hoa Pháo

Độc đáo như hoa Lan 

An khang như hoa Huệ 

Trí Tuệ như hoa Sen 



Dù cho những lời chúc này có thể đã  được lưu truyền trong dân gian nhưng với người Phật Tử đã vào đạo tràng ĐGĐQĐ đã quá quen thuộc với trí tuệ biện tài của Thầy qua hơn 200 bài pháp thoại mùa đại dịch và sẽ tiếp tục lại sau rằm tháng giêng này thì  pháp âm lời chúc Tết hôm nay sẽ đi vào lòng người và các bạn cũng như tôi sẽ tự hứa với mình rằng ....hãy  tu tập để đạt  được mục đích cuối cùng là  an lạc giải thoát cho những năm kế tiếp dù cho ... ( Năm Tý thì HƯ, Năm Sửu thì HAO, Năm Dần thì BẤT LỢI) 



Vào lời khởi nhập Thầy đã dẫn giải  về hình ảnh  Con Trâu trong sinh hoạt  người Á Châu nhất là người Việt Nam và Ấn Độ ( một mặt ưu ái về khả năng Trâu đã giúp nhà nông trong việc  cày cấy để có lúa gạo, nhưng kèm theo những tục lệ rất dã man tàn ác như lễ chọi trâu ở miền Bắc VN và lễ chặt đầu trâu ở Nepal....) 



Nhưng quan trọng nhất Thầy muốn nhắc nhở hình ảnh người chăn Trâu với phương cách điều phục mà Đức Thế Tôn đã dựa vào hình ảnh cậu bé chăn trâu ngày nào đã dâng những bó cỏ Kusa trải toà cho Đức Thế Tôn sau đó đã trở thành Tu sĩ Sotthiya trong tăng đoàn của Đức Phật và được Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh vinh danh trong bộ truyện ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG .



Và quan trọng nhất là những điều nhắn gửi của Thầy đến chúng đệ tử trong việc tìm lại bản giác của mình luôn hằng hữu qua hình ảnh của 10 bức tranh chăn trâu .

Nào mời các bạn  cùng nghe lại nhé ! 



1. TẦM NGƯU ( Tìm Trâu ) 


Kiệt sức mệt nhoài tìm chẳng thấy
Thoáng nghe trong gió tiếng ve sầu


2. KIẾN TÍCH ( Thấy dấu ) 


Vạch cỏ giẽ cây thấy được thôi
Ví phải thâm sơn lại cùng cốc
Ngất trời lỗ mũi hiện ra rồi 

Thầy dạy thêm phải tìm được những tập khí căn bản phiền não đang chứa trong ta để rồi trừ đoạn dần hầu  đạt đến Vô Tâm .


3. KIẾN NGƯU ( Thấy Trâu ) Bắt đầu thấy được bản giác 

Hoàng anh cất tiếng hót trên cành
Nắng ấm gió hoà bờ liễu xanh
Chỉ thế không nơi xoay trở lại
Đầu sừng rành rõ vẽ khôn thành


4. ĐẮC NGƯU ( Bắt được Trâu và xỏ mũi đem về ) 

Dùng hết thần công bắt được y
Tâm hùng sức mạnh khó khăn ghì
Có khi vừa hướng cao nguyên tiến
Lại xuống khói mây mãi nằm ì



5. MỤC NGƯU ( Chăn Trâu ) 

Nắm chặt dây roi chẳng lìa thân
Ngại nó chạy rông vào bụi trần
Chăm chăm chăn dữ thuần hoà dã
Dây mũi buông rồi vẫn theo gần 

 

Về phương diện  lý ...người Phật tử cần đào  luyện một cách tinh tấn cho mình với  Giới ( Roi ) và đức tánh  kham nhẫn ( dây ) 



6. KỊ NGƯU QUY GIA ( Sau khi đã thuần hoá cưỡi trâu về nhà ) 

Cưỡi trâu thong thả trở về nhà
Tiếng sáo vi vu tiễn vãn hà 


Thật thâm thuý làm sao khi Thầy nhắc nhở rằng chỉ có Chánh Niệm luôn trong ta 24/7 thì mới nhớ đến con trâu mình đang cỡi ( Phật Tánh )


7. VONG NGƯU TỒN NHÂN ( Quên Trâu.....Còn người ) 

 

Cưỡi trâu về thẳng đến gia san
Trâu đã không rồi người cũng nhàn
Mặt nhật ba sào vẫn say mộng
Dây roi dẹp bỏ bên cạnh sàng

Đây là giai đoạn không còn dính vào đối đãi 



8. NHÂN NGƯU CÂU VONG ( Vượt lên trên nhị biên ) 

Roi gậy, người trâu thảy đều không
Trời xanh thăm thẳm tin chẳng thông
Lò hồng rừng rực nào dung tuyết
Đến đó mới hay hiệp tổ tông


9. PHẢN BẢN HOÀN NGUYÊN ( Trở về nguồn cội )

Phản bản hoàn nguyên đã phí công
Đâu bằng thẳng đó tợ mù câm
Trong am chẳng thấy ngoài vật khác
Nước tự mênh mông hoa tự hồng 



10. NHẬP TRIỀN THÙY THỦ ( Thỏng tay vào chợ - 

Biến nhập trần lao tác Phật Sự ) 

 

Chân trần bày ngực thẳng vào thành
Tô đất trét bùn nụ cười thanh
Bí quyết thần tiên đâu cần đến
Cây khô cũng khiến nở hoa lành. 



Phải luôn luôn đào luyện nội tâm cố gắng từng bước để đạt đến mục đích cuối cùng của người tu 



Lời kết : 

Kính đa tạ và niệm ân đức Thầy,  đã truyền trao trong lời chúc Tết thật vi diệu sâu mầu và đầy lòng từ bi . 

Đầu năm Tân Sửu , Con thành tâm kính chúc TT Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng luôn có và giữ được pháp thể khinh an, vô lượng cát tường không những chỉ năm Tân Sửu này mà thêm rất  nhiều năm sau kế tiếp...



Nam  Mô Đương  Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật tác đại chứng minh! 



Huệ Hương 

Melbourne ( mùng 3 Tết Tân Sửu) nhằm ngày Valentine 14/2/2021


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/06/2011(Xem: 25914)
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Giọng niệm: HT Thích Hạnh Hòa, TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng www.quangduc.com
13/06/2011(Xem: 11030)
Audio: Thiền Tập, bài giảng của TT Tâm Thành
23/04/2011(Xem: 4207)
Tại sao phải hành sám hối? Tôi nhận thức rằng muốn nghĩ đến vãng sanh Tịnh Độ cần phải sám hối trước, phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật. Chỉ có sám hối nghiệp chướng của mình thề không tái tạo, mới được vãng sanh.
01/04/2011(Xem: 3845)
Mấy ngày trước, có một đồng tu đến kể với tôi rằng ông gặp một câu hỏi khó như sau: “Các vị là người học Phật, vậy chân thật có Phật hay không? Anh đã bao giờ thấy Phật chưa?” Ông không thể trả lời, liền trở về hiệp hội hỏi tôi, để về sau nếu gặp câu hỏi này thì nên trả lời như thế nào? Tôi nói với ông ấy, giả như về sau lại có người hỏi như thế thì ông nên nói với họ: “Thật có Phật, tôi đã thấy qua rất nhiều”. Họ sẽ hỏi ở đâu.
24/02/2011(Xem: 25704)
8 Điểm Gặp Gỡ Kinh Nam và Bắc Tạng - HT Thích Chơn Thiện giảng
24/02/2011(Xem: 7900)
Sự ra đời đạo Tin lành Sự phân liệt lần thứ hai của đạo Kitô vào đầu thế kỷ XVI dẫn đến sự ra đời của đạo Tin lành. Cuộc cải cách này gắn liền với tên tuổi hai đại biểu la Máctin Luthơ (1483 – 1546) và Giăng Canvanh (1509 – 1546). Thế kỷ XVI là thế kỷ mở đầu cho các cuộc cách mạng tư sản châu Âu. Máctin Luthơ chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do tư sản, phản kháng lại những quy định khắc nghiệt của của Công giáo. Ông thừa nhận Thánh kinh nhưng phủ nhận truyền thống của nhà thờ, bãi bỏ những nghi lễ phiền toái, cải cách lại ngày phục sinh của chúa, chủ trương cho phép các mục sư lấy vợ... Những tư tưởng cải cách này đã dẫn tới xung đột gay gắt quyết liệt với Toà thánh Vaticăng và dẫn đến việc ra đời một tôn giáo mới : đạo Tin Lành.
22/02/2011(Xem: 4117)
I. GIỚI THIỆU: Kỳ-na giáo (Jainism) là một trong những tôn giáo phi Phệ-đà và có những đặc điểm của nền Văn minh lưu vực Ấn hà. Kỳ-na giáo phát triển như một phong trào chống lại chủ trương tế lễ của Bà-la-môn giáo và tính thẩm quyền của Phệ-đà.
18/02/2011(Xem: 5350)
Bà La Môn là phiên âm của từ Brahman, sau nầy biến cải thành đạo Hindu, một tôn giáo chính của Ấn độ ngày nay, nên ngày nay gọi là Ấn Độ giáo. Đặc biệt Bà La Môn hay Ấn Độ Giáo là một tôn giáo không có giáo chủ.
08/02/2011(Xem: 3763)
Mahamangala Sutta thuộc Sutta Nipata II, Tiểu Bộ kinhI, Thiền sư Thích Nhất Hạnh dịch là Kinh Phước Đức,Hòa thượng Thích Minh Châu dịch là Kinh Điềm Lành Lớn (Kinh Đại Hạnh Phúc), một bản kinh cầu phước đức rất nhiệm mầu, hiệu ứng an lành đích thực cho những ai tụng đọc, thực hành và ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Vào các ngày đầu xuân, những người con Phật lên chùa dâng hương cầu nguyện, mong ước một năm mới bình an, thịnh vượng. Bên cạnh việc lễ bái, cầu nguyện, cúng dường v.v..., nếu người nào hữu duyên được đọc tụng và hành trì theo kinh Phước Đức thì chắc chắn sẽ gặt hái được phước báo vạn sự cát tường như ý.
05/01/2011(Xem: 13072)
Lễ Thù Ân Giọng tụng: HT Thích Quảng Bình (HT Thích Quảng Bình lễ Thù Ân tại Tu Viện Quảng Đức ngày 5/11/2011)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]