Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vượt thoát bộc lưu

29/03/201317:14(Xem: 3438)
Vượt thoát bộc lưu

 

thac_falls1VƯỢT THOÁT BỘC LƯU
Thích Nguyên Hùng

---o0o---

Bộc lưu là ngôn ngữ biểu tượng được một vị Thiên dùng để đặt câu hỏi với đức Thế Tôn: làm sao vượt khỏi bộc lưu? Lúc đó đức Phật đang ở tại vườn Anàthapindika, tu viện Jetavana.

Bộc lưu là dòng thác, dòng nước chảy mạnh. Nghĩa bóng của nó là dòng hữu vi, dòng ái, dòng vô minh, chấp thủ hay dòng sinh tử. Sinh tử như một dòng thác lũ cuồn cuộn cuốn phăng đi bao kiếp sống của chúng sanh. Tất cả chúng sanh đang hiện hữu trong dòng thác đó, nếu ‘đứng’ lại sẽ bị nhấn chìm, còn ‘bước tới’ sẽ bị cuốn trôi. Và vấn đề bây giờ là chúng ta làm thế nào để vượt thoát dòng sinh tử này.

Trước hết, chúng ta rõ ràng ai cũng đều nhận thức rằng, sinh tử là khổ đau. Đó là sự thật thứ nhất (khổ đế). Là khổ đau, vậy chúng ta hãy để cho dòng chảy sinh tử ấy nhấn chìm hay cuốn trôi? Nếu chấp nhận để cho nhấn chìm hay cuốn trôi thì không còn gì để nói. (Có đôi khi, con người ta biết rằng hành động như thế, nói năng như thế và suy nghĩ như thế là đưa đến khổ đau nhưng người ta vẫn không nỡ sống cho có hạnh phúc, nghĩa là không nỡ từ bỏ những suy nghĩ, hành động và cách nói năng kia). Tất nhiên số còn lại, và phần nhiều, đều muốn chấm dứt khổ đau. Tức không muốn dừng lại hay bước tới. Bằng cách nào?

Đứng lại có nghĩa là chấp ngã, ngã sở, cái gọi là ta, của ta và từ đó khởi lên các tâm lý tham đắm, sân hận, chiến tranh… để bảo vệ cái ta, của ta (tập đế). Và như thế, ngay lập tức bị nhấn chìm xuống vũng sâu của khổ đau sinh tử luân hồi.

Bước tới cũng như thế. Bước tới là chạy theo ngoại cảnh, chạy theo năm thứ dục lạc, chạy theo những tài danh, thế lợi, là tham ái, ham muốn cuộc đời. Mặc dù đường đời là chông chênh, những tám cơn gió luôn rít lên từng trận và đôi khi còn tạo nên bão táp thổi rát mặt và cuốn phăng đi sự sống và tan nát cõi lòng nhưng mấy ai không đành lòng để dòng đời cuốn trôi mình đi như dòng nước cuốn trôi củi mục!

Người có trí tuệ sáng suốt nhận ra sự thật của cuộc đời và không đành lòng để cho dòng nước tử sinh nhấn chìm hay cuốn trôi đi kiếp sống vốn thật hiếm hoi mới nhặt được này. Người có trí tuệ càng không thể bằng lòng để bị nhấn chìm hay bị cuốn trôi đi khi biết rằng dòng thác loạn tử sinh ấy cũng do chính mình tạo ra. Sao ta nỡ bỏ mặc ta lênh đênh trong dòng thác tử sanh do chính ta tạo ra kia chứ? Thật là, một mình mình lại thương mình xót xa. Trong tất cả chúng ta, ai không một lần xót xa như thế khi bất chợt dừng chân trên bước đường danh lợi để nhìn lại chính mình, rồi tự hỏi mình là ai?

Đường trần rong ruỗi bấy lâu
Gian truân cơ nghiệp, bạc đầu lợi danh
Một chiều mỏi bước dừng chân
Giật mình mình hỏi chính mình là ai !?

Và người có trí tuệ đã dứt khoát hành động vượt qua bộc lưu, vượt qua dòng thác khắc nghiệt này: Không đứng lại, không bước tới Ta vượt qua bộc lưu.

Đứng lại và bước tới là cặp đối lập tượng trưng. Còn vô số các cặp đối lập như thế (như thương yêu – ganh ghét ……) đã cuốn phăng hay nhận chìm chúng ta trong biển trầm luân sinh tử.

Không đứng lại, không bước tới là không trú vào ngã, ngã sở, không chấp trước, tức rời khỏi tâm lý tham, sân, si, vượt khỏi tham ái dục lạc, cắt đứt năm triền cái và năm hạ phần kiết sử… là vượt qua bộc lưu.

Đó cũng chính là câu trả lời cho Trưởng lão Tu-bồ-đề khi Ngài hỏi làm thế nào để phát tâm vô thượng chánh đẳng giác và làm sao điều phục tâm mình? Không đứng lại, không bước tới chính là “vô trú bát nhã”. Và như thế, vượt thoát bộc lưu chính là nhờ sự hành trì và thể nhập ‘vô trú bát nhã’, huỷ diệt ngã chấp cũng ở đó, phát với hành tâm và trú tâm cũng ở đó.

Vấn đề chỉ có vậy. Những ai tự cho mình là người có tri thức hãy tự gánh vác đời mình. Và hỡi những người bạn trẻ, chúng ta hãy lên đường vượt dòng thác hung hãn này!

---o0o---

Trình bày: Linh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2012(Xem: 11812)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
06/06/2012(Xem: 12991)
8 Điểm Gặp Gỡ Kinh Nam và Bắc Tạng
06/06/2012(Xem: 9628)
Tứ Diệu Đế - bài giảng của HT Thích Chơn Thiện
06/06/2012(Xem: 9704)
Kinh Địa Tạng được trích dịch từ kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luận, cuốn một tập 13 của Hán tạng, từ trang 721 đến 726 (Bản dịch của T.T. Trí Quang, Sài Gòn, 1976). Kinh này thuộc thời đại phát triển Đại thừa, khoảng từ đầu kỷ nguyên Tây lịch trở về sau. Đức Thế Tôn đã nói Kinh này cho Thánh Mẫu Ma-gia ở cung trời Đao Lợi trước lúc Thế Tôn và Niết-bàn.
06/05/2012(Xem: 5781)
Du Hóa Tập 2 là một tuyển tập bao gồm những bài viết mà chúng tôi đã đăng tải trên các Tạp chí, Nội san… của các chùa trong và ngoài nước. Đây là những bài viết đã được đọng lại theo dòng thời gian qua sự cảm nhận từ ánh sáng lời dạy của đức Phật được áp dụng trong cuộc sống hiện tại.
13/04/2012(Xem: 14892)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
01/04/2012(Xem: 3731)
Mời xem đoạn thứ hai: “một đời thành Phật”, xem tiết thứ hai, kinh nói rằng “Di Đà Niết Bàn, Quán Âm tức bổ Phật vị hiệu Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Như Lai, quốc danh chúng bảo phổ tập, trang nghiêm kỳ Phật diệt hậu, Đại Thế Chí Bồ Tát tức bổ Phật vị hiệu Thiện Trụ Công Đức Bảo Vương Như Lai”.
01/04/2012(Xem: 6215)
Cổ nhân nói: “ruộng dâu hóa biển”, “vạn pháp vô thường”, người học Phật chúng ta không thể không thấu rõ. Kinh điển dạy rất nhiều, đức Phật là bậc trí tuệ viên mãn đã chỉ dạy, cươnglĩnh đơn giản nhất cũng chính là nguyên tắc quan trọng nhất mà chúng ta thườngniệm “tứ hoằng thệ nguyện”chính là phương pháp tu hành.
01/04/2012(Xem: 5152)
Hôm nay chúng ta có được nhân duyên thù thắng đến như vậy, Học Hội Tịnh Tông Liên Hoa bố trí một hội trường trang nghiêm long trọng. Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếu trong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ. Trước khi chúng ta thảo luận đến vấn đề này, thì trước tiên phải có sự nhận thức chuẩn xác đối với Phật pháp.
16/03/2012(Xem: 3702)
Xin xem kinh văn: “Do thành như thị chư thiện căn cố, sở sanh chi xứ, vô lượng bảo tạng, tự nhiên phát ứng”. Trước tiên chúng ta hãy học đoạn kinh văn này: “Như thị chư thiện căn”, đây là kinh văn ở phía trước đã nói, chỉ việc đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức, các loại thiện căn. Thiện căn là năng cảm, cảm ắt có ứng, đây là đạo lý của cảm ứng đạo giao vậy. Người thế gian, bất kể là xưa hay nay, trong hay ngoài, không ai mà không mong cầu quả báo thù thắng. Tại sao cái quả báo này cầu không được vậy?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567