Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vận dụng bài học lịch sử cận đại về hoằng pháp của các cư sĩ tiền bối

17/12/201111:50(Xem: 3510)
Vận dụng bài học lịch sử cận đại về hoằng pháp của các cư sĩ tiền bối
lotus_7VẬN DỤNG BÀI HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI
VỀ HOẰNG PHÁP CỦA CÁC CƯ SĨ TIỀN BỐI
Tâm Diệu

Nam-Mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật
Kính bạch chư Tôn đức,
Kính bạch chư vị cư sĩ,
Kính thưa quý quan khách và toàn thể quý đạo hữu,
Kính thưa quý liệt vị,

Thật là một vinh hạnh lớn lao cho chúng tôi hôm nay được đến đây tham dự buổi hội luận về vai trò hoằng pháp của người cư sĩ Phật Giáo tại hải ngoại.

Như quý vị biết đạo Phật đã từng gắn bó với dân tộc, đã bao phen thăng trầm, lúc thịnh lúc suy. Vào thời đại nhà Lý và nhà Trần, Phật giáo đã phát triển cực thịnh, được xem là quốc giáo. Đến thời nhà Hậu Lê rồi nhà Nguyễn, Phật giáo đi vào thời kỳ suy thoái, nhường vị trí quốc giáo cho Nho giáo. Đến khi người Pháp mang quân xâm chiếm nước ta, đặt nền đô hộ trên đất nước này, thì đạo Phật lại càng suy đồi, mất hết cả những gì thuần túy mà chỉ còn như là một tôn giáo thờ thần với nhiệm vụ chính là lo việc cúng bái.

Mãi cho đến những thập niên của đầu thế kỷ thứ 20, do ảnh hưởng phong trào chấn hưng Phật giáo trên thế giới, Phật giáo Việt Nam cũng chuyển mình phục hưng, khởi đầu từ các đô thị miền Nam rồi miền Trung với các đóng góp quan trọng của quý Hòa Thượng Khánh Hòa và Hòa Thượng Thiện Chiếu.

Bên cạnh các bậc cao tăng thời đó, còn có nhiều vị cư sĩ tiền bối đã góp phần rất lớn trong công cuộc hoằng dương Phật pháp mà kết quả là chúng ta đang được thừa hưởng hoa trái ngày nay. Đặc biệt trong lãnh vực giáo dục Phật giáo, có khá nhiều cư sĩ học giả uyên thâm Phật Pháp tham gia giảng dạy bộ môn Phật học trong các khoá huấn luyện cư sĩ Phật tử, chủ trì những phiên thảo luận Phật pháp tại các đạo tràng và có một số lên bục giảng dạy cho quý Tăng Ni ở một số trường Phật học từ bậc trung cấp đến bậc đại học.

Đại biểu cho những vị cư sĩ này, chúng ta phải kể đến là cư sĩ bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, học giả Đoàn Trung Còn, giáo sư Cao Hữu Đính, GS. Nguyễn Đăng Thục, v.v… Các vị cư sĩ này đã nối bước theo các bậc đại cư sĩ xuất chúng tiền bối trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam như đức vua Trần Thái Tông, tác giả tập văn nổi tiếng Khóa Hư Lục, ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ, thầy dạy của đức vua Trần Nhân Tông, sơ tổ thiền phái Trúc Lâm. Các ngài đã làm cho Phật giáo triều đại nhà Trần lên đến cực thịnh.

Kính thưa quý vị,

Nếu nói về tiểu sử và công nghiệp hoằng pháp của các bậc cư sĩ tiền bối hữu công, chắc có lẽ phải viết thành nhiều quyển sách. Hôm nay trong phạm vi rất giới hạn thời gian, chúng tôi chỉ có thể trình bày một vài nét về công nghiệp hoằng pháp của ba bậc cư sĩ tiêu biểu trong những đại biểu cư sĩ trí thức tiền bối thời cận đại của chúng ta như là những bài học để chúng ta chiêm nghiệm và noi theo. Đó là cư sĩ bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền và cư sĩ học giả Đoàn Trung Còn.

Tuy ở các miền khác nhau nhưng cả ba vị cư sĩ này sinh cùng thời, chỉ cách nhau vài tuổi, bác sĩ Tâm Minh Lê ĐìnhThám sinh năm 1897 ở Huế, cư sĩ Chánh trí Mai Thọ Truyền sinh năm 1905 ở Bến Tre và học giả Đoàn Trung Còn sinh năm 1908 ở thành phố Vũng Tầu. Cả ba vị không quen biết nhau nhưng cùng gặp nhau ở một điểm: “Trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh”. Cả ba vị, trong suốt cuộc đời, đã không chỉ làm tròn vai trò hộ trì Phật Bảo, Hộ trì Pháp bảo và Hộ trì Tăng bảo mà còn làm tròn một cách xuất sắc trong vai trò của một vị xuất gia về trách vụ Hoằng Pháp.

CƯ SĨ TÂM MINH LÊ ĐÌNH THÁM

Kính thưa quý vị,

tamminhledinhtham-02Trước hết và trên hết phải kể đến một vị cư sĩ mà có thể nói rằng từ các em Phật tử đồng ấu trong tổ chức Gia Đình Phật Tử ở trong nước cũng như ở hải ngoại, đến quý Tăng ni và Phật tử cao tuổi hiện thời đều biết đến, đó là bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, người mà hành trạng đã gắn liền và rực sáng trên dòng sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là sự nghiệp vun bồi cho một phong trào giáo dục tuổi trẻ Phật Giáo được hình thành từ những thập niên 1930 mà khởi đầu là Ban Đồng Ấu Phật Giáo của An Nam Phật Học Hộiở Huế rồi phát triển dần qua nhiều giai đoạn, với những danh xưng như Gia Đình Phật Hóa Phổrồi Thanh Niên Đức Dụccho đến năm 1951 chuyển mình thành một tổ chức thống nhất: Gia Đình Phật Tử Việt Nam.

Ông là đệ tử Hòa thượng Thích Giác Tiên ở Huế, được ngài đặt cho pháp danh là Tâm Minh. Trong thời gian làm việc tại bệnh viện Qui Nhơn tỉnh Bình Định, ông được thân cận với Hòa thượng Thích Phước Huệ tại chùa Thập Tháp. Hòa Thượng yêu cầu ông nghiên cứu các bài giảng của Ngài Thái Hư Đại sư bên Trung Hoa về cách thức tổ chức giáo hội Phật giáo bên ấy và suy nghĩ cải cách thế nào cho phù hợp với tình hình Phật giáo nước nhà. Sau khi nghiên cứu, ông đã đệ trình dự án tổ chức lên chư Hòa thượng: Thích Phước Huệ, Thích Giác Tiên, Thích Giác Nhiên, Thích Tịnh Khiết, và Thích Tịnh Hạnh... và đã được các Ngài chấp thuận phương án tổ chức Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Thế là Hội An Nam Phật Học đầu tiên ra đời ở miền Trung (1932) nhằm mục đích hoằng truyền chánh pháp. Trụ sở hội đầu tiên của hội đặt ở chùa Trúc Lâm, sau đó là chùa Từ Đàm, Huế. Ông làm Hội trưởng và các Hòa thượng làm cố vấn cho Hội.

Kính thưa quý vị,

Nói về công nghiệp hoằng pháp, bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám đã để lại ba dấu ấn quan trọng cho hàng hậu học. Đó là (1) giáo dục Phật giáo cho tuổi trẻ, (2) đào tạo tăng tài, và (3) hoằng pháp cộng đồng qua các công trình nghiên cứu, dịch thuật, biên tập và xuất bản kinh sách cũng như ra báo Phật giáo hàng tháng.

Dấu ấn thứ nhất trong công nghiệp hoằng pháp của Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám là ông lấy giáo lý đạo Phật, làm nền tảng đạo đức căn bản để giáo dục tuổi trẻbắt đầu từ cấp đồng ấu. Ông dùng chùa làm trường học, dùng bóng cây sân chùa làm lớp học, đào tạo con người từ tuổi thiếu nhi đến tuổi trưởng thành, thành những con người có tài, có đức cho quốc gia dân tộc.

tamminhledinhthamDấu ấn thứ haitrong công nghiệp hoằng pháp của Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám là đào tạo tăng tài. Ông đã nỗ lực giúp sức trong việc đào tạo tăngtài qua việc vận động chính quyền và chư tôn đức mở các trường Phật Học từ sơ cấp đến trung cấp và các tùng lâm để chư tăng ni tu học. Kết quả mà ông đã đóng góp được trong hơn 13 năm, từ năm 1932 đến năm 1945, vẫn mãi mãi được ghi nhớ đến ngày nay. Một thế hệ Tăng ni tài ba đã nở rộ, làm nền tảng hoằng dương chánh pháp và bảo vệ Phật giáo trước những khó khăn thời bấy giờ và cho cả sau này. Chùa Từ Quang, nơi làm giảng đường đầu tiên để đào tạo tăng tài đã in đậm bóng dáng của ông trong chiếc khăn đóng áo dài màu đen chỉnh tề thành kính đảnh lễ chư Tăng trước khi ông bước lên Pháp tòa để giảng kinh cho họ.

Dấu ấn thứ thứ ba của ônglà hoằng pháp cộng đồng qua phương tiện truyền thông là báo chí như xuất bản nguyệt san Viên Âm hàng tháng để chuyển tải các bài Phật học và các bài dịch kinh Lăng Nghiêm của ông. Bên cạnh đó là xuất bản các công trình nghiên cứu và dịch thuật gồm 8 quyển sách. (Hình bên trái: Bác sĩ Tâm Minh tại Văn phòngỦy ban Bảo vệ Hòa bình Thế giới Việt Nam năm 1956 tại Hà Nội)

CƯ SĨ CHÁNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN

Kính thưa quý vị,

Ở miền Trung Việt Nam có cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám là cột trụ của công cuộc chấn hưng Phật giáo, thì ở miền Nam có cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền đã cống hiến nhiều công lao trong việc chấn hưng và xây dựng Phật giáo phương Nam.

Ông là đệ tử của HT.Thích Hành Trụ, giảng sư Phật học tại chùa Long An, được ngài đặt cho pháp danh Chánh Trí. Cũng như bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, từ ngày quy y ông đã ăn chay trường và tận tụy phục vụ đạo pháp không biết mệt mỏi.

Nói về công nghiệp hoằng pháp, cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền đã để lại ba dấu ấn quan trọng cho hàng hậu học. Đó là (1) Ông đã thể hiện trọn vẹn vai trò của người cư sĩ Phật tử đức độ trong quan trường. (2) Ông thành lập Hội Phật Học Nam Việt và đứng ra xây dựng ngôi chùa lịch sử Xá Lợi, làm trụ sở cho hội, (3) hoằng pháp cộng đồng qua các công trình nghiên cứu, dịch thuật, biên tập và xuất bản kinh sách cũng như ra báo Phật giáo hàng tháng.

Dấu ấn thứ nhất trong công nghiệp hoằng pháp của Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền là thể hiện trọn vẹn vai trò của người cư sĩ Phật tử đức độtrong quan trường. Hầu như suốt cuộc đời, ông phục vụ dân, làm công bộc cho dân, từ cấp tri huyện, rồi quận trưởng, tỉnh trưởng đến bộ trưởng. Làm việc nơi đâu ông cũng được các đồng sự và người dân quý mến vì ông là người liêm khiết, chính trực và đức độ, không xu nịnh cấp trên, không nạt nộ cấp dưới và không hà hiếp dân chúng. Cũng chính vì vậy, có thời kỳ ông phải từ quan vì không chịu nổi cảnh bất bình trước việc quân đội Pháp bố ráp tàn sát dân chúng mà ông can thiệp không được. Chính phủ không cho, ông bèn cáo bệnh xin đi chữa bệnh.

Dấu ấn thứ hai trong công nghiệp hoằng pháp của Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền là thành lập Hội Phật Học Nam Việtvà đứng ra xây dựng ngôi chùa lịch sử Xá Lợi, làm trụ sở cho Hội. Ông làm Tổng thư ký của hội khi mới thành lập và Hội trưởng từ 1955 cho đến ngày ông mất. Hội Phật Học Nam Việtđã thành lập trên 40 Tỉnh hội và Chi hội Phật học khắp các tỉnh thành miền Nam. Hội đã mở các lớp Phật học phổ thông tại Sài Gòn cũng như một số tỉnh do chư Thượng tọa Thích Thiện Hòa, Thích Thiện Hoa, Thích Trí Hữu, Thích Quảng Minh, Thích Huyền Vi, Thích Quảng Liên luân phiên diễn giảng. Ông cũng tham gia soạn và giảng một số tiết mục cho học viên. Hàng cuối tuần, tại chùa Xá Lợi, ông còn tổ chức các buổi thuyết pháp cho công chúng do các vị cao Tăng Đại đức trong nước hay nước ngoài diễn giảng.

Dấu ấn thứ ba trong công nghiệp hoằng pháp của Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền là dịch và trước tác các tác phẩm có giá trị về Phật học cùng là xuất bản tạp chí Từ Quang do ông làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Tạp chí này sống gần 24 năm liên tục (1951- 1975) đã đóng góp lớn cho công việc phổ biến Phật học ở Sài Gòn và các tỉnh. Chính ông là người viết thường xuyên trên Từ Quang và đã tạo cơ duyên cho nhiều người đến với đạo Phật. Tổng cộng ông đã xuất bản 7 quyển sách Phật Học, trong đó có hai quyển được tái bản rất nhiều lần là Pháp Hoa Huyền Nghĩa và Địa Tạng Mật Nghĩa. Có một ước muốn lớn lao của ông khi lập Hội Phật Học Nam Việtlà thành lập một Phật học đường lớn để đào tạo tăng tài, nhưng hoài bão này chưa bao giời được thực hiện. Tuy vậy, khi Viện Đại Học Vạn Hạnh được thành lập, tạm đặt tại chùa Xá Lợi trong khi chờ xây xong cơ sở, ông nhận làm giảng sư cho Viện trước tiên, và sau đó ông còn giữ chức Phụ tá Viện trưởng đặc trách hành chánh và tài chánh, kiêm Tổng thư ký niên khóa 1967- 1968.

chanhtrimaithotruyen

Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, ông Trần Văn Văn, Đại tướng Nguyễn Khánh và cụ Phan Khắc Sửu tại Dinh Gia Long năm 1964

CƯ SĨ HỌC GIẢ ĐOÀN TRUNG CÒN

Kính thưa quý vị,

doantrungconNhắc đế hai vị cư sĩ tiền bối hữu công trong lịch sử Phật Giáo cận đại là cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám và cư sĩ Chánh Trí Mai thọ Truyền, mà không nhắc đến một nhà Phật Học phương Nam khác là một điều vô cùng thiếu sót. Đó là học giả Đoàn Trung Còn.

Ông đã cống hiến trọn đời cho việc phụng sự Phật pháp. Ngoài việc nghiên cứu giáo lý của đức Phật để biết đường tu hành, ông còn nỗ lực truyền bá chánh pháp đến các tầng lớp nhân dân như bổn phận và trách nhiệm của một vị xuất gia, góp công rất lớn cho sự nghiệp chấn hưng Phật giáo và phổ biến Phật học vào giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20.

Công nghiệp hoằng pháp lớn nhấtcủa ông là công trình dịch kinh, viết sách và in kinh sách. Năm ông 24 tuổi tức vào năm 1932, trong khi ở miền Trung An Nam Phật Học Hộira đời thì ở miền Nam ông sáng lập Phật Học Tùng Thưđể xuất bản các sách ông biên khảo về Phật giáo và các bộ kinh do ông phiên âm và dịch nghĩa. Song song đó, ông sáng lập thêm Trí Đức Tùng Thưđể xuất bản các bộ sách quan trọng của Nho giáo do ông phiên dịch, với mục đích là duy trì nền đạo học chân chính, hầu giúp cho lớp hậu học biết cách tu thân, tề gia và trị quốc. Từ đó cho đến ngày ông qua đời, ông đã đơn thân độc mã, làm việc tận lực, đã in được 39 tác phẩm Phật giáo12 cuốn đạo giáo khác.

Nhiều Kinh sách của ông in đến lần thứ hai và cũng có kinh sách in lần thứ ba như quyển Tăng Đồ Nhà Phật, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Trong công việc trước tác và dịch thuật của ông, công trình to lớn nhất đóng góp cho kho tàng sách Phật giáo là bộ “Phật học từ điển” gồm 3 cuốn dày tổng cộng 2415 trang khổ giấy dài. Đây là bộ từ điển Phật học đồ sộ và giá trị nhất từ trước đến năm 2000 khi bộ tự điển Phật Học Thiện Phúcra đời tại hải ngoại. Có thể nói Phật học từ điểnlà một bộ sách tầm cỡ của thư tịch học Việt Nam - nói chung - và Phật học nói riêng. Ngoài ra, một công trình to lớn khác kéo dài nhiều năm là phiên dịch bộ kinh Đại Bát Niết Bàn 42 quyển Hán bản mà hiện đã được in lại thành 7 quyển tiếng Việt với sự chú giải của một nhà Phật học uyên thâm Phật Pháp đương thời nối tiếp: cư sĩ Nguyễn Minh Tiến.

Sách của ông được lưu hành rộng rãi ở khắp các miền từ thời đó và trên khắp thế giới ngày nay. Có lẽ ông là người đầu tiên đưa ra sáng kiến kêu gọi độc giả "phát tâm ấn tống" nghĩa là mua sách của Phật Học Tùng Thư với giá đặc biệt để tặng không cho những người muốn học Phật và ông cũng kêu gọi mọi người sau khi đọc sách xong xin chuyển cho người khác cùng đọc.

Công nghiệp hoằng pháp quan trọng thứ hai của ông là cùng với quý sư thuộc phái Lục Hòa Tăng thành lập một tông phái mới vào năm 1955 gọi là Tịnh độ Tông Việt Nam với mục đích khuyến kích Phật tử tu theo pháp môn Tịnh độ. Lúc mới thành lập, trụ sở của Hội đặt tại chùa Giác Hải ở Phú Lâm, Chợ Lớn, sau dời về chùa Liên Tông cũng do ông vận động xây dựng ở đường Đề Thám. Ông là Trị Sự Trưởng Ban Chấp Sự Trung Ương.

Đầu thập niên 70, ông Đoàn Trung Còn xuất gia, thọ giới trở thành tu sĩ Thích Hồng Tại. Ông mất ngày ngày 15 tháng 3 năm 1988 hưởng thọ 80 tuổi với trên 50 năm cống hiến cho sự nghiệp phụng sự đạo pháp. Giáo Hội Tịnh Độ Tông Việt Nam tổ chức tang lễ của ông tại chùa Liên Tông sau đó di quan đến nơi hỏa táng ở đồi khuynh diệp của Bác sĩ Tín ở Xa Lộ Biên Hòa. Thầy Thích Hồng Tại tức học giả Đoàn Trung Còn, Trị sự Trưởng Tịnh Độ Tông Việt Nam được hệ phái Tịnh Độ Non Bồng (núi Dinh - Bà Rịa) tôn vinh lên ngôi vị Hòa Thượng sau khi ngài viên tịch.

KẾT LUẬN

Kính thưa quý vị,

Cả ba vị đại cư sĩ mà chúng tôi vừa giới thiệu đều là những người có công lớn lao đối với công cuộc hoằng dương chánh pháp, có thể nói họ là những bó đuốc sáng ngời trong dòng sử Phật Giáo Việt Nam. Vào thời điểm mà kinh sách Phật giáo viết bằng chữ Việt còn rất hiếm, trình độ hiểu biết về giáo lý đạo Phật của đa số quần chúng Phật tử còn rất hạn chế; thì các vị ấy là những người cư sĩ không chỉ lo tu hành cho bản thân, mà còn đem cả tâm huyết nghiên cứu, học hỏi để viết sách, dịch kinh phổ biến cho mọi người cùng tu học. Chúng ta có thể nói rằng giới Phật tử tại gia sống vào những thập niên đầu thế kỷ 20 được nâng cao sự hiểu biết Phật pháp của mình, ngoài những buổi nghe quý thầy cô thuyết pháp ở chùa, một phần lớn khác cũng đã nhờ đọc những cuốn sách của các vị.

Kính thưa quý vị,

Có một câu khẩu hiệu thường được treo ở một số chùa : Phật pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa, thiền môn hưng thịnh nhờ Đàn việt phát tâm”. Câu khẩu hiệu này khẳng định vai trò của chư Tăng là hoằng pháp còn người cư sĩ thì lo ủng hộ vật chất trong việc xây dựng chùa chiền, cúng dường tứ sự và các phương tiện cần thiết khác để chư tăng hành đạo. Sự phân công rõ ràng như vậy, vô tình làm giới hạn vai trò của người cư sĩ và làm giảm hiệu quả công việc hoằng pháp chung đến mọi tầng lớp quần chúng. Tuy thế, lịch sử Phật Giáo Việt Nam đã minh chứng khẩu hiệu đó không còn phù hợp với ngày nay. Vào thời cận đại, như chúng tôi vừa giới thiệu ba vị đại cư sĩ xuất chúng của Phật Giáo Việt Nam, các ngài không chỉ làm tròn vai trò hộ trì Phật Bảo, Hộ trì Pháp bảo và Hộ trì Tăng bảo mà còn làm tròn một cách xuất sắc như trách vụ của một vị xuất gia trong vai trò Hoằng Pháp, các ngài đã không thu mình trong phạm vi của ngôi chùa, và không bị hạn chế trong sắc phục của người cư sĩ. Các ngài là bậc tiền bối hữu công thật chói ngời, đã vượt qua ranh giới hình thức để tựu thành đạo nghiệp cao quý cho hàng hậu tấn ngưỡng vọng dù xuất gia hay tại gia. Thật đáng trân trọng và tôn kính.

Trân trọng cảm ơn và kính chào Quý Liệt Vị.

Nam-Mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật

Tâm Diệu (Cư Sĩ)

(Tham Luận tại cuộc hội thảo chủ đề
Sự Đóng Góp Của Người Cư Sĩ Trong Công Cuộc Hoằng Pháp Tại Hải Ngoại
do Hội Phật Học Đuốc Tuệtổ chức tại Trung Tâm Sangha,
Thành Phố Huntington Beach, California, Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 12 năm 2011)

DuocTue-HoiLuan-1

Quamg cảnh cuộc hội luận (Ảnh: Hội Phật Học Đuốc Tuệ)

DuocTue-HoiLuan3_0

Thuyết trình đoàn (Ảnh: Hội Phật Học Đuốc Tuệ)

DuocTue-HoiLuan4_0

Cư sĩ Mật Nghiêm Hội trưởng Hội Phật Học Đuốc Tuệ và cư sĩ Tâm Diệu (Ảnh: Hội Phật Học Đuốc Tuệ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2021(Xem: 25837)
Chủ đề: Thiền Sư Định Hương (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 264 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 27/07/2021 (18/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com
24/07/2021(Xem: 11263)
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện (Giọng tụng: TT Thích Phổ Hương)
24/07/2021(Xem: 24314)
Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp tóm tắt những gì con đã nghe và thu nhận được qua bài pháp thoại và mục vấn đáp tuyệt vời hôm nay để từ đó chúng đệ tử biết được thêm Thầy đã lãnh hội được từ Sư Ông Thích Như Ý, Sư Phụ Chơn Kiến và Sư Huynh Thích Tâm Hải về Quy Sơn Cảnh Sách và lại được hữu duyên cùng Cố Hội Chủ GHPGVNTN tại hải ngoại Úc và Tân Tây Lan -Thích Như Huệ trà đạo mỗi buổi sáng mà nhắc lại từng ý nghĩa câu văn trong Quy Sơn Cảnh Sách . Kính đảnh lễ Thầy, kính tán dương công Đức và kính tri ân Thầy, HH
22/07/2021(Xem: 22026)
Thiền Sư Vạn Hạnh (938– 1018) Đời thứ 12 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Ngài là Sư Phụ của Lý Công Uẩn, đã hướng dẫn cho vị này một thời gian dài trước khi khai sáng triều đại nhà Lý (kéo dài đến 216 năm) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp với chi tiết về Thiền Sư Vạn Hạnh trích từ lời giảng qua pháp thoại quá tuyệt vời hôm nay . Kính bạch Thầy xuyên suốt bài giảng , lồng trong đạo lý Thầy đã đem những trải nghiệm trong những lần chứng minh lễ tang với 2 câu đối mà ít người đã học được sau khi chia tay người thân không biết bao giờ họ có cơ hội làm người . Con kính ghi vào tâm khảm điều Thầy muốn trao truyền " THIÊN NIÊN THIẾT THỌ KHAI HOA DỊ NHẤT THIẾT NHƠN THÂN TÁI PHỤC NAN" cũng giống như bài học từ kệ thị tịch của Thiền Sư Vạn Hạnh . .. Kính tri ân và kính đảnh lễ Thầy , HH
20/07/2021(Xem: 19850)
Phật Giáo Thời Nguyễn (1614-1945) bài giảng của TT Nguyên Tạng, Phật giáo thời Nhà Nguyễn (1802-1945) ( từ Chúa Nguyễn Hoàng đến Vua Bảo Đại 9 chúa-13 vua) hết lòng sùng kính Đạo Phật, nào xây chùa, dựng tháp, tô tượng đúc chuông… nhưng Phật Giáo trong giai đoạn này, vẫn chỉ thu hình trong phạm vi tín ngưỡng cổ truyền…, chứ thực chất thì Phật Giáo đời Nguyễn đã giản ước lắm! Theo lời nhận định của Cố HT Thích Đức Nhuận Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp sau khi nghe được bài pháp thoại tuyệt vời trưa hôm nay tại Trường Hạ Pháp Hoa nhờ đối con lại có thêm một tài liệu mới về Pháp Hoa đề cương với lời chỉ dạy của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh . Kính tri ân Thày đã tạo nhiều Phước duyên cho chúng đệ tử giữa thời đại dịch kinh hoàng này ? Kính chúc Thầy và quý Chư Tôn Đức tại khoá An Cư kiết Đông được pháp thể khinh an . Kính, HH
20/07/2021(Xem: 27081)
Chủ đề: 2 vị Thiền Sư: 1/Thiền Ông Đạo Giả (902 - 979) (Đời thứ 11, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) 2/Thiền sư Sùng Phạm (1004 - 1087) (Đời thứ 11, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 258 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 20/07/2021 (11/06/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
19/07/2021(Xem: 21234)
Tuy không có đại duyên dành thời gian mười năm để nghiên cứu và diễn giải Tổng Luận như Lão Cư Sĩ Thiện Bửu đã được TT Thích Nguyên Tạng trân trọng giới thiệu trên Trang Nhà Quảng Đức cũng như Tôi chưa hề ao ước rằng mình sẽ có cơ hội đóng góp những nghiên cứu về giáo lý nhất là Kinh Bát Nhã Ba La Mật dù ngay những năm đầu khi bắt đầu trở về toàn thời gian trong ngày cho việc tu học Giáo Pháp của Đức Bổn Sư . ...dường như tôi rất yêu thích bản tâm kinh này .
10/07/2021(Xem: 17634)
Chủ đề: Thiền sư Ma Ha, Đời thứ 10 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Sư gốc người Chiêm Thành, đệ tử nối pháp của Thiền Sư Pháp Thuận Đây là Thời Pháp Thoại thứ 257 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 10/07/2021 (01/06/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
08/07/2021(Xem: 17994)
Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
06/07/2021(Xem: 16458)
Chủ đề: Thiền Sư Vân Phong, (? - 956) (Đời thứ 3, Thiền Phái Vô Ngôn Thông) Ngài là đại đệ tử của Thiền Sư Thiện Hội. TS Thiện Hội dạy: “Sống chết là việc lớn, cần phải thấu triệt”. Sư hỏi: “Khi sống chết đến làm sao tránh được?”. TS Thiện Hội: “Hãy nắm lấy chỗ không sống chết mà tránh”. Sư hỏi: “Thế nào là chỗ không sống chết?”. TS Hiện Hội: “Ngay trong sống chết nhận lấy mới được”. Đây là Thời Pháp Thoại thứ 255 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba 06/07/2021 (27/05/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]