Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

157. Tổ Sư Nam Nhạc Hoài Nhượng (677-744), đệ tử đời thứ nhất của Lục Tổ Huệ Năng

03/12/202019:28(Xem: 14690)
157. Tổ Sư Nam Nhạc Hoài Nhượng (677-744), đệ tử đời thứ nhất của Lục Tổ Huệ Năng

Nam mô A Di Đà Phật


Kính bạch Sư Phụ,

Hôm nay chúng con được học bài giảng về Tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng, Ngài đã đại đệ tử đắc pháp của Lục Tổ Huệ Năng nhưng không được y bát, vì y bát là đầu mối dẫn đến sự tranh chấp, nên Lục Tổ Huệ Năng theo lời dạy của Sư phụ Hoằng Nhẫn là chấm dứt truyền thống này ở đây, nên Ngài Nam Nhạc chỉ được Sư phụ ấn chứng .


Ngài họ Đỗ, 15 tuổi, tên Hoài Nhượng, ở núi Nam Nhạc đến chùa xin xuất gia .

Hoài Nhượng được Hoà Thượng Huệ An giới thiệu đến học với Lục Tổ Huệ Năng.

Hoài Nhượng trình với Lục Tổ là từ Tung Sơn đến, và không trả lời câu hỏi của Lục Tổ ,có đem vật gì đến.
Lục Tổ cho xuống bếp làm công quả .


Sau tám tháng làm công quả, Hoài Nhượng trình Lục Tổ câu trả lời là đem một vật gì là không trúng.

Không có tu chứng, cũng không có nhiễm ô, chỉ Thường rỗng lặng.

Lục Tổ xác nhận cái thường hằng rỗng lặng, truyền bằng Ấn Tâm. Tâm đệ tử , Tâm sp rỗng lặng như nhau.
Lục Tổ báo cho Hoài Nhượng biết trước là Hoài Nhượng sẽ gặp một đệ tử họ Mã, như con ngựa câu dẫm chết người
trong thiên hạ, ý nói đến ngài Mã Tổ Đạo Nhất về sau.

Năm 713, Sư đến chùa Nam Nhạc và gặp một vị tên Đạo Nhất, họ Mã ngồi thiền rất tinh tấn. Ngài hỏi vị ấy " Đại đức tọa thiền cả ngày là mong muốn gì ? ngài Đạo Nhất trả lời: "Con muốn làm Phật". Ngài Hoài Nhượng bèn lấy một viên gạch, mài vào hòn đá trước mặt ngài Đạo Nhất. Đạo Nhất thắc mắc "Mài gạch để làm gì ?" Ngài Hoài Nhượng đáp "mài làm gương soi mặt".

Ngài Đạo Nhất nói: "Mài gạch làm sao thành gương được?", Ngài Hoài Nhượng liền bảo " Mài gạch đã không thành gương thì tọa thiền có thể làm Phật được sao ? " Đạo Nhất hỏi: "Thế nào mới đúng ?" Sư Hoài Nhượng nói: "Như bò kéo xe, nếu xe không đi, đánh xe là đúng hay đánh bò là đúng ?". Ngài Đạo Nhất không có lời đối đáp.

Ngài Hoài Nhượng khai thị "con học ngồi thiền hay học ngồi Phật ? Nếu học ngồi thiền, thiền không có nằm ngồi. Nếu học ngồi Phật, Phật không có tướng cố định, trong pháp vô trụ, không ưng thủ xả. Nếu con ngồi Phật tức là giết Phật. Nếu chấp vào tướng ngồi, không đạt được lý."

Ngài Đạo Nhất nghe xong lời này, như uống nước cam lồ, liễu ngộ và liền lễ bái tạ ơn Sư phụ Hoài Nhượng và trở thành đệ tử đắc pháp.

Con kính tri ơn Sư Phụ ban cho chúng con về sự chứng đắc đơn giản nhưng rất sâu mầu của Thiền Sư Hoài Nhượng giúp cho chúng con làm hành trang cho tự chính mình trên đường tu.



Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montreal, Canada)






107_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Hoai Nhuong (1)



Vạn pháp đều do Tâm lưu xuất !


Kính dâng Thầy bài thơ về pháp thoại của Thiền Sư Nam Nhạc Hoài Nhượng,
thật là một đại duyên khi được Thầy khuyến khích trình pháp
và con đã được những giờ phút thật an lạc và thật quý báu. Kính đa tạ Thầy, HH



Sáng rực lửa Thiền khơi nguồn mạch Quy Ngưỡng, Lâm Tế !
Môn đệ trứ danh Tào Khê truyền tâm ấn sau tám năm, 
Xuất gia học tạng Luật từ thuở mười lăm 
Chưa khế hội, nghẹn “ MANG VẬT GÌ ĐẾN? “

Vẫn  bên Thầy mười lăm năm sau ..dù trên bến 
“ Nhiễm ô tức chẳng được, tu chứng tức không “
Lời Tổ  “ ngươi cũng thế, ta cũng thế tương đồng “
Và truyền sấm  ký  ..ngày sau gặp đệ tử xuất chúng! 

Dụ “gạch mài gương” bao giờ gà thành phụng ? 
Tọa thiền thành Phật, nên đánh trâu hay đánh xe ?
Chùa Bát Nhã, Nam Nhạc giảng pháp vạn người nghe 
Tất cả sự vật đều  từ Tâm mà lưu xuất !!!

Đại Huệ thiền Sư... đời Đường Trung Quốc 
Thiền tông Việt Nam ...uống nước vẫn nhớ nguồn, 
Kính tri ân, đa tạ Ngài.... nguyện nhớ mãi luôn, 
“Quảng độ chúng sanh,  hàng thượng thừa “ lời huyền ký !!!!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2013(Xem: 33193)
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi.
21/06/2013(Xem: 20058)
Vạn Hạnh xưa và nay bài viết của TT Nguyên Tạng (Diễn đọc: Trọng Nghĩa, Mộng Lan)
13/06/2013(Xem: 16238)
Chủ đề: Niêm Hoa Vi Tiếu Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng
11/04/2013(Xem: 21969)
Cúng Quá Đường là một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong mùa an cư kiết hạ hay kiết đông của hàng đệ tử xuất gia. Năm nay, Canh Dần 2010, mùa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 11 của Giáo Hội Úc Châu được tổ chức từ ngày 6 đến 16-7 năm 2010 tại Thiền Viện Minh Quang, ở thành phố Canley Vale, cách trung tâm thành phố Sydney 30 phút lái xe, người viết xin ghi lại đôi nét về lễ nghi quan trọng này để giúp quý Phật tử mới vào đạo hiểu thêm về nghi thức này.
09/04/2013(Xem: 27785)
Audio: Bồ Tát Chuẩn Đề, bài giảng của TT Nguyên Tạng tại Chùa Phước Long, Connecticut, Hoa Kỳ, do HT Thích Minh Đức trụ trì
09/04/2013(Xem: 17664)
Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ Nguyễn Phú Bolsa Radio (Santa Ana, California, Hoa Kỳ) phỏng vấn HT Như Điển và TT Nguyên Tạng
09/04/2013(Xem: 17414)
Pháp Thoại: Chánh Kiến Chủ giảng: TT Thích Nguyên Tạng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]