Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

49. Thiền sư Viên Học, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

30/09/202113:49(Xem: 15769)
49. Thiền sư Viên Học, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
292_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Vien Hoc



Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Năm, 30/09/2021chúng con được học về Thiền Sư Viên Học, đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 292 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

 

 

Sư họ Hoàng, quê làng Như Nguyệt, tu ở chùa Đại An Quốc, huyện Tế Giang. Thuở nhỏ, Sư đọc hết các loại sách ngoài đời, đến năm hai mươi tuổi mới nghiên tầm nội điển.

Nhân nghe một câu nói của Thiền sư Chân Không mà tâm Sư được mở sáng. Từ đó, thiền học càng cao, luật nghi cũng hoàn bị. Suốt năm, Sư chỉ khoác một áo nạp, hai mùa lạnh nóng cũng thế thôi. Bình bát, tích trượng chẳng rời thân, Sư tùy phương giáo hóa. Cho đến việc sửa cầu, đắp đường... chẳng việc nào Sư không đứng ra làm trước, rồi mới khuyến bảo người.

 

Sư Phụ giải thích:

- Cuộc đời của Sư Viên Học rất tuyệt vời, trước khi xuất gia năm 20 tuổi, Sư đã học ngoài đời các loại sách nho giáo, tứ thư ngũ kinh, đạo đức học…sau mới nghiên tầm nội điển và xin xuất gia.

Sư nhờ đã làu thông kinh điển nên khi nghe thiền sư Chân Không nói một câu Sư liền đại ngộ.

Sư áp dụng hạnh tu đầu đà, bình bát tích trượng chẳng rời thân.

 

Sư Phụ có cho xem bình bát và tích trượng. 

Sư Phụ giải thích có hai loại bình bát:

* Bình bát, tiếng phạn gọi là Bát Đa La, Tàu dịch Ứng Lượng Khí, tức là bình bát dung chứa cơm và thức ăn theo lượng của mình, quý Tỳ Kheo theo phái Nam Truyền dùng đi khất thực mỗi ngày.

* Bình bát bên phái Bắc Truyền (Việt Nam) chỉ dùng trong dịp cúng quá đường 3 tháng An Cư Kiết Hạ.

 

Sư Phụ kể về lịch sử của bình bát đầu tiên:

Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo, có hai thương gia đang đi ngoài đường nghe chư thiên bảo tới Bồ Đề Đạo Tràng cúng dường cho Đức Thế Tôn mới thành đạo.

Lúc đó, Đức Thế Tôn chưa có bình bát, Trời Tứ Thiên Vương đem bốn bình bát xuống cúng dường cho Đức Thế Tôn. 

Đức Thế Tôn nhận hết và dùng thần lực biến bốn bình bát thành một thời và sử dụng trong suốt 45 năm.

Sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt, bình bát được chuyển từ Ấn Độ qua Pakistan, rồi chuyển trở về Ấn Độ, kế đến chư thiên thỉnh về cõi trời Đâu Xuất cho chư thiên chiêm bái và cúng dường. Sau bảy ngày thì đem xuống giữ ở Long Cung cho tới khi Đức Di Lặc đản sinh, Trời Tứ Thiên Vương một lần nữa xuống Long Cung thỉnh bình bát về cúng dường cho Đức Phật Di Lặc.

Sau khi Phật nhập Niết Bàn, chiếc bình bát này được chúng đệ tử làm bằng đá rắn đường kính khoảng 1,7 mét và độ dày của vành là 18 cm, nặng khoảng 400 kg, có màu xanh đen huyền bí. Bình bát được khắc hoa sen bên ngoài với độ bóng cao, đặc trưng của kiến trúc đá thời kỳ Maurya (thời vua A Dục), lúc đầu bình bát này được tôn trí tại thành Tỳ Xá Ly để chiêm bái. Rồi về sau, Hồi giáo tấn công Ấn Độ thay thế Phật giáo và bằng cách nào đó các câu kinh Koran đã được khắc ghi trên chiếc bát, có lẽ khoảng thời gian của Mahmud Ghazni trong thế kỷ 11. Chính những kinh Koran này đã giúp bảo vệ kiệt tác này khỏi bàn tay sắt của người Hồi Giáo trong suốt nhiều thế kỷ qua. Vào cuối những năm 1980 trong cuộc nội chiến của Afghanistan, Tổng thống Najibullah đã đưa chiếc bát đến Bảo tàng Quốc gia của Kabul. Khi Taliban lên nắm quyền và bắt đầu phá hủy tất cả các đồ tạo tác không thuộc Hồi giáo, câu kinh Koran một lần nữa đã bảo tồn chiếc bát. Ngày nay, chiếc bát được trưng bày ở lối vào của bảo tàng Kabul.




Kính mời xem tiếp






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2024(Xem: 1518)
Thật là một hoan hỷ đặc biệt đối với con khi được nghe về Tịnh Độ Mật Giáo và những vấn đề ngộ nhận dù rằng từ hơn 15 năm nay con đã khám phá, tìm tòi, học hỏi , rồi chia sẻ về THIỀN, TỊNH, MẬT theo cách phát triển cá nhân, theo quan điểm thọ nhận của mình bằng những bước đi tuần tự như thu thập bằng cách đọc, nghe và dành thời gian để suy ngẫm, tiêu hóa những kiến thức đã thu thập được.
04/10/2024(Xem: 3542)
Talk show: Đi Tu Để Làm Gì ? (Sean Le, Channel Người Việt Hải Ngoại phỏng vấn: HT Thích Như Điển)
25/09/2024(Xem: 1674)
Chúng ta thấy rằng cuộc đời của Ngài Thiếu Khang rất là kỳ đặc, sanh ra cho tới năm bảy tuổi Ngài không nói tiếng nào hết, tới năm bảy tuổi bà mẹ mới dẫn Ngài đi chùa, bản tánh của người mẹ rất thương con, dù con không nói được tiếng nào nhưng bà vẫn nói chuyện, vẫn tâm sự với con, dẫn vào Chánh điện lễ Phật chỉ vào tượng Phật hỏi mới biết con mình biết nói, Bà rất cảm động vui mừng vì không ngờ con mình im lặng bảy năm trời hôm nay mới mở miệng nói, mà nói đúng tên Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni vị Giáo chủ của cõi Ta Bà, thật là tuyệt vời. Khi đọc tiểu sử của Ngài Thiếu Khang Thầy nhớ tới câu chuyện của Tổ thứ chín của Thiền tông Ấn Độ là Tổ Phục Đà Mật Đa (Budhamitra) đệ tử của Tổ Phật Đà Nan Đề, sanh ra sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khoảng ba trăm năm.
17/09/2024(Xem: 1884)
Chương trình Hoằng Pháp và gây quỹ xây dựng Học Viện PG Viên Giác (Đức Quốc) của Hòa Thượng Thích Như Điển tại Cali vào tháng 10-2024
01/09/2024(Xem: 2793)
Kính bạch Ngài, trước khi vào buổi thuyết giảng, nhờ biết trước chủ đề được giảng là “ TỰ LỰC VÀ THA LỰC TRONG TỊNH ĐỘ TÔNG NHẬT BẢN “ nên con đã nghiên cứu nhiều tài liệu có liên quan về chủ đề này nhất là tác phẩm “ Tìm hiểu giáo nghĩa của Chân tông Tịnh Độ Nhật Bản “ được Giáo Sư Định Huệ dịch từ tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83) với sự kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân tông và các đặc điểm của nó.
28/08/2024(Xem: 1888)
Thưa đại chúng, câu kinh này là nói rõ về Sự Tịnh Độ, tức là cung cấp cho chúng ta một địa chỉ rõ ràng về cõi giới vật chất Tịnh Độ cách đây hơn mười muôn ức cõi Phật. Và cũng ngay trong câu kinh này, cũng nói về Lý Tịnh Độ, Tịnh Độ ngay tại tâm của mình, nếu hành giả vượt qua được mười kiết sử trọn vẹn: 1/Thân kiến 2/ Hoài nghi 3/ Giới cấm thủ 4/Tham (cõi dục) 5/ Sân hận 6/ Tham đắm vào cõi sắc 7/Tham đắm vào cõi vô sắc 8/Kiêu Mạn 9/Trạo cử vi tế 10/Vô minh (si vi tế)
20/08/2024(Xem: 1526)
Video thuyết giảng của Hòa Thượng Thích Thông Phương HT.Thích Thông Phương - Phó Ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm, Trụ trì các Thiền viện: TVTL Phụng Hoàng Đà Lạt, TVTL Yên Tử và TVTL Chánh Giác-Tiền Giang.
16/08/2024(Xem: 3797)
Video Books Kinh Trung Bộ, Trường Bộ & Ương Ưng Bộ của Hòa Thượng Thích Minh Châu
17/11/2022(Xem: 7109)
Con đã gặp Sư Cô Nguyên Khai tại Tu Viện Quảng Đức trong ngày bế mạc Lễ Hiệp kỵ Lịch Đại Tổ Sư chỉ thoáng qua trong vài phút chào hỏi mà đã lưu lại trong con một hình ảnh thật thân thương với giọng nói truyền cảm, ánh mắt nụ cười luôn nở trên môi, tự bao giờ …. Và từ khi được biết Ni Sư sẽ thuyết trình đề tài Bồ Tát Hạnh con đã chuẩn bị lắng nghe dù rằng phải nghỉ ngơi sớm khi vừa trở lại Sydney sáng nay và cũng như khi nhận thông báo về tang lễ nhập liệm được TT Tổng Thư ký kiêm Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng phải chủ trì tại một địa điểm khác không phải tại vãng sanh đường của Chùa nhà, mà lại bắt đầu vào 18:00 pm cùng ngày có thể sẽ rất vắng …nên con đã tự hứa sẽ tham dự và viết bài tường thuật hôm nay.
10/11/2022(Xem: 6530)
Kính đa tạ Giảng sư và Tổng Vụ Hoằng Pháp Thời đại kỹ thuật số, bài giảng cập nhật dễ dàng Càng học nghe nhiều càng phải tri, hành Tự sách tấn mình tránh xa những dục vọng! Thực hành Phật Pháp là Học Cách Sống, Mười thiện nghiệp giới ...quà tặng chính mình Quả phúc an lạc nhờ có năng lực tâm linh Khi tà kiến, tham, sân thấu rõ qua nhân quả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]