Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền sư Thuần Chân (Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀

14/08/202112:33(Xem: 22535)
Thiền sư Thuần Chân (Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀



Thiền sư Thuần Chân
(Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) 

Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
Trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm, Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh
Lồng nhạc và online: Cư Sĩ Quảng Phước, Cư Sĩ Quảng Tịnh





 

Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,


Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền sư Thuần Chân (?-1101). Ngài thuộc đời thứ 12, dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi.


Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 272 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch Covid 19 (đầu tháng 5-2020).

Sư Phụ nhắc lại, đời thứ 12 có 3 thiền sư, thiền sư Vạn Hạnh, thiền sư Từ Đạo Hạnh, thiền sư Thuần Chân.


Thiền sư Thuần Chân là đệ tử của thiền sư Pháp Bảo thuộc đời thứ 11, cùng đời thứ 11 còn có thiền sư Sùng Phạm & thiền sư Thiền Ông Đạo Giả.

Tiểu sử của thiền sư Thuần Chân rất ngắn. Sư họ Đào, quê làng Cữu Ông, huyện Tế Giang. Thuở nhỏ Sư bác thông kinh sử. Lớn lên Sư gặp thiền sư Pháp Bảo ở chùa Quang Tịnh, qua một câu nói, liền nhận được yếu chỉ. Bấy giờ, tất cả sở học của Sư đều buông bỏ.

Sư Phụ giải thích, sở học của Sư là tứ thư, ngũ kinh thuộc về nho giáo, chỉ để ra làm quan, nhưng khi đọc kinh Phật, Sư thấy giáo lý của kinh Phật đưa đến giải thoát và giác ngộ. Sư liền phát tâm xuất gia.

Chẳng bao lâu, Sư mở tung được cánh cửa áo diệu, tia sáng đá lửa xuất hiện. Từ đó, Sư đến trụ trì chùa Hoa Quang, làng Tây Kết, Thượng Nghi. Tuỳ người đến thưa hỏi, Sư phát huy tông chỉ, dẫn dắt những kẻ mờ tối.

Sư Phụ giải thích, Sư mở tung cánh cửa áo diệu, tia sáng đá lửa xuất hiện,  như là Sư đốn ngộ vào cõi giới của Tổ Sư Thiền, nhận ra được chân tâm thường trú, là thể tánh tịnh minh của mình.

Ngày 7 tháng 2 nhằm năm đầu niên hiệu Long Phù đời Lý Nhân Tông (1101), Sư báo tin sắp tịch. Có đệ tử là Bổn Tịch vào thất thưa hỏi thêm, Sư nói kệ dạy:


Chân tánh thường không tánh
Đâu từng có sanh diệt
Thân là pháp sanh diệt
Pháp tánh chưa từng diệt
.


Nói xong, Sư tịch. Phụ quốc Thái Bảo là Cao Công trông nom việc hỏa thiêu và dựng tháp.

Sư Phụ giải thích:
1-Chân tánh thường không tánh. Chân tánh là Phật tánh, là không tánh là tánh không có hình tướng, không sanh diệt. Còn hình tướng là do duyên hợp, còn duyên hợp là còn sanh diệt, còn sanh diệt là còn sanh tử luân hồi, còn khổ đau.

2-Thân là pháp sanh diệt, nhưng hành giả vẫn còn chấp ngã, mong muốn cho thân tồn tại mãi mãi, khi thân sanh diệt thì khổ đau. Thân sanh diệt mà không nhận ra vì hành giả quá nặng về ngã ái, ngu si, ngã mạn và ngã kiến. Đó là đầu mối dẫn vào vòng sanh từ.


Sư Phụ kể giai thoại về ngã ái trong thời Đức Phật còn tại thế.
Vua Ba Tư Nặc ở nước Câu Tất La, nhân lúc uống trà, nhà vua hỏi hoàng hậu :
- trong đời phu nhân yêu ai nhất?
Hoàng hậu  nói nhà vua biết câu trả lời rồi không cần hỏi, nhưng vì nhà vua muốn nghe thì hoàng hậu trả lời:
- yêu bệ hạ nhất, nhưng hoàng hậu nói thêm là yêu tự ngã của mình nhất, đó mới câu trả lời thật sự.
Nhà vua không hiểu và không tin vì lần đầu tiên nghe câu “tự yêu mình”.
Hoàng hậu hỏi lại vua là yêu ai nhất.
Vua trả lời:
- ái Khanh là  người mà ta yêu nhất trên đời, vắng ái Khanh ta sẽ chết.

Hoàng hậu hỏi lại vua nếu hoàng hậu đem lòng yêu người khác thì vua có còn thương hoàng hậu không.


Vua trả lời, té ra là như vậy, tình thương có điều kiện và vua hiểu rằng mình yêu người khác chỉ là trá hình, thật sự là mình chỉ yêu bản thân, ai lấy đi cái của mình thì lập tức mình sẽ tức giận, và chuyển tình yêu thành thù hận.

Hoàng hậu là đệ tử của Đức Phật nên thấu hiểu lý nhân quả, nghiệp báo và nhất là ngã ái, ngã si đưa đến luân hồi sanh tử.

 

Nhà vua đến Kỳ Viên tịnh xá thưa hỏi Đức Phật có đúng là ngã ái, ngã si …đưa đến luân hồi khổ đau hay không ?


Đức Thế Tôn đã giải đáp cho Vua Ba Tư Nặc bằng 1 bài kệ:

 

Tâm ta đi cùng khắp

Tất cả mọi phương trời

Cũng không tìm thấy được

Ai thân hơn tự ngã

Đi tìm khắp phương trời

Cũng không tìm đâu thấy

Ai thân hơn tự ngã

Vậy ai yêu tự ngã

Chớ hại tự ngã người.

 


Sư Phụ giải thích thêm:  “Vậy ai yêu tự ngã, chớ hại tự ngã người, trong thế gian, ai cũng yêu tự ngã của mình, vừa hại mình nhấn chìm mình và người khác trong vũng lầy của sinh tử luân hồi.

Đức Phật nói ý này trong Kinh Viên Giác “ Chấp thân tứ đại là mình, chấp cái nghĩ suy phân biệt là mình, đó là vô minh".

 

Có nghĩa là do ái ngã, chấp suy nghĩ phân biệt điên đảo vọng tưởng là của mình, đó vô minh, mà vô minh là đầu mối dẫn đến sanh tử luân hồi, muốn hết luân hồi phải tận diệt vô minh, muốn diệt vô minh phải có minh, chính là trí tuệ, muốn có trí tuệ phải tu tập. Tu pháp gì ?

Ngài Tu Bồ Đề hỏi câu này: “ Người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác làm sao hàng phục tâm, làm sao an trụ tâm?". Phật dạy: "Bất ưng trụ sắc sinh tâm, bất ưng trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp sinh tâm, ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm". Nghĩa là “không nên khởi tâm dính mắc với sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, đó là chỗ an trụ của người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. 

 

Lục Tổ Huệ Năng nghe câu Kinh Kim Cang này mà ngộ đạo và ngài Huệ Năng còn tìm thấy kho báu của tự tâm mình khi ngài phát biểu:

“tánh mình xưa nay vốn thanh tịnh, tánh mình xưa nay vốn không sanh diệt, tánh mình xưa nay vốn tự đầy đủ. (Hà kỳ tự tánh bổn tự thanh tịnh, Hà kỳ tự tánh bổn bất sanh diệt, Hà kỳ tự tánh  bổn tự cụ túc…) ngài Huệ Năng nhận ra kho báu bí mật này của ngài, đó cũng chính là thể chân thật, là "Bản lai diện mục" (mặt mũi xưa nay của mình).

 

Thiền sư Thuần Chân để lại bài kệ di chúc nhắc “chân tánh, pháp tánh chưa từng sanh diệt” là nhắc lời của Phật trong kinh Kim Cang ngày xưa.


Cuối bài giảng Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiển Sư Thuần Chân do Thầy Chúc Hiền cúng dường:

 

Thông kinh bác sử tánh an bình
Quang Tịnh thiền môn tụng kệ kinh
Pháp Bảo ân sư khai mật ngữ
Thuần Chân đệ tử ngộ tâm minh
Mở tung cửa diệu hòa vô thể
Chuyển hết duyên mê dắt hữu tình
Thạch Trụ Hoa Quang ngời mắt tuệ
Tuỳ cơ tuỳ lúc độ nhân sinh..!


Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về Thiền Sư Thuần Chân, ngài bác thông Tứ Thư, Ngũ Kinh, Nam Hoa Kinh, Đạo Đức Kinh… nhưng khi nghe qua một câu nói của thiền sư Pháp Bảo về yếu chỉ, tất cả sở học Sư đều buông bỏ. Sư mở tung cánh cửa áo diệu, như tia sáng đá lửa xuất hiện, Sư nhận ra, chân tánh, pháp tánh chưa từng sanh diệt… cái thấy, cái chứng của Ngài Thuần Chân đồng một cái thấy của Sơ tổ Ca Diếp cho đến Lục Tổ Huệ Năng, tất cả quý ngài đều có cùng một sở chứng “Chân tánh, pháp tánh luôn chiếu sáng hằng hữu bất sanh bất diệt bên trong của tất cả chúng sanh vạn loài.” Nhận ra được yếu chỉ này là tự giải thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).     

 


272_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Thuan Chan


Thiền sư Thuần Chân (Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi)
Bài kệ thị tịch đã hàm chứa sự triệt ngộ được Chân Tánh có lẽ từ yếu chỉ trong tư tưởng Bát Nhã  
( một đặc điểm của dòng thiền Việt Lai Ấn “ Tỳ Ni Đa Lưu Chi “) 
Kính dâng Thầy bài trình pháp về hành trạng của Thiền Sư Thuần Chân ...Kính đa tạ Thầy , có lẽ dư âm của hơn 270 bài pháp thoại nên những chi tiết thật ngắn gọi trong bài giảng hôm nay đã tự nhiên liên kết với rất nhiều chi tiết trong các bài Tổ Sư Thiền mà may mắn con có ghi chép lại nên hôm nay được hiểu sâu xa hơn. Kính đảnh lễ Thày, và kính tri ân tài uyên bác của Thầy đã giúp chúng đệ tử thu thập rất nhiều trong những bài pháp thoại với lòng đại bi Thây muốn truyền trao cho ..Kính, HH 



Tư liệu về hành trạng Thiền Sư ngắn gọn (1) 
Pháp hiệu Thuần Chân hàm chứa sự liễu tri 
Kệ thị tịch " Không Tánh " diệu dụng tư nghì( 2)
Nối pháp đòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi theo tư tưởng Bát Nhã (3) 


Kính đa tạ Giảng Sư ....luân hồi đến từ Ái Ngã (4) 
Từ lời chân tình Mạt Lợi  Phu Nhân (5) 
Quên tự ngã đi ...nhiều kệ Pháp cú thâm trầm (6) 
Thêm tự tánh, pháp tánh để vào biển Thanh Tịnh (7) 


Xuyên suốt mùa đại dịch pháp thoại online văn thính 
Học rất nhiều pháp ngữ ảo diệu phá vô minh (8) 
Từ Lăng Nghiêm, Viên Giác, Pháp Bảo Đàn  kinh 
Không dính không mắc , buông bỏ ...trở về Vô Học ! (9) 


Kính tri ân Giảng Sư ... thường truyền trao lời châu ngọc (10) 
Nam Mô Thuần Chân Thiền Sư tác đại chứng minh 


Huệ Hương 
Melbourne 14/8/2021 

(1) Sư họ Đào, quê làng Cửu Ông, huyện Tế Giang. Thuở nhỏ Sư bác thông kinh sử. Lớn lên Sư gặp Thiền sư Pháp Bảo ở chùa Quang Tịnh, qua một câu nói, liền nhận được yếu chỉ. Bấy giờ, tất cả sở học Sư đều buông bỏ.

(2) Ngày 7 tháng 2 nhằm năm đầu niên hiệu Long Phù đời Lý Nhân Tông (1101), Sư báo tin sắp tịch. Có đệ tử là Bổn Tịch vào thất thưa hỏi thêm, Sư nói kệ dạy:

          Chân tánh thường không tánh,

          Đâu từng có sanh diệt..

          Thân là pháp sanh diệt,

          Pháp tánh chưa từng diệt.

          (Chân tánh thường vô tánh  

          Hà tằng hữu sanh diệt        

          Thân thị sanh diệt pháp      

          Pháp tánh vị tằng diệt.)      

Nói xong, Sư tịch. Phụ quốc Thái bảo là Cao Công trông nom việc hỏa thiêu và dựng tháp.

. Chân tánh là cái thể vắng lặng, thanh tịnh, Như Như bất động, nhưng mà Nó hằng thấy, hằng nghe, hằng biết. Nó luôn luôn lưu độ trong sáu căn không thiếu vắng một chỗ nào. Nếu chúng ta nhận ra chỗ này là chúng ta tìm được Chân tánh. Và nếu tìm thấy Chân tánh rồi thì thực hành theo lời của Phật dạy, của Thầy dạy, tức là cái giáo lý cao siêu màu nhiệm, thì chúng ta sẽ thành công đắc đạo, chứ cái thành Phật nó không khó gì đối với chúng ta cả. 

“Muốn thành Phật có chi là khó
Bỏ tánh phàm khắc trở nên ngay”

Kinh Viên Giác nói: “Cái tâm nầy nó do duyên theo bóng dáng sáu trần, mà có ra cái tướng tự tâm”. Nên nói nó là vọng tưởng. Chính nó do duyên sanh, nên bản chất của nó là không thật. Vì không thật, cho nên nó khởi sanh, khởi diệt, chợt có, chợt không, sanh diệt biến đổi liên miên không dừng.

Tánh Không là một sự “cảm nhận” thật sâu kín, do đó rất khó mô tả để mọi người có thể “cảm nhận” đúng như mình đã cảm nhận. Người hành thiền phải tự đào sâu và phát hiện ra thể dạng Tánh Không đích thật bên trong tâm thức của chính mình. Tánh Không do Đức Phật thuyết giảng qua bài kinh thật sâu sắc và vô cùng quan trọng là Bài Kinh Ngắn về Tánh Không (Culasunnata-Sutta, MN, 121), là một phương pháp thiền địnhgồm nhiểu đối tượng quán tưởng khác nhau, giúp người hành thiền tuần tự đạt được các thể dạng trống không, từ các cấp bậc thô thiển đến các cấp bậc tinh tế hơn, và sau cùng là cấp bậc Tánh Không tối thượng và tuyệt đối của tâm thức mình, 

(3) Theo HT Thích Nhất Hạnh 

chúng ta có thể ghi nhớ một cách rất dễ dàng là thiền phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi có màu sắc Bát Nhã và màu sắc Mật Tông.

Ngay trong Tâm Kinh Bát Nhã thì Mật Giáo đã có mặt: Gaté gaté, para gaté parasam gaté. Tại sao vậy? Tại vì chính văn học Bát Nhã đã tạo ra Mật Giáo, mà hồi đó văn học Bát Nhã cũng là nền tảng của thiền tập. 

Không những vậy, văn học Bát Nhã đã tạo ra văn học Hoa Nghiêm, cho nên tư tưởng Bát Nhã có liên hệ đến tư tưởng thiền. 

Thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi là người đã sử dụng văn hệ Bát Nhã trong thiền tập. Sử dụng một cách hoàn toàn đầy đủ.

Thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đem vào Việt Nam tư tưởng Bát Nhã.

Chúng ta nhớ rằng Lục tổ Huệ Năng cũng vậy. Lục tổ Huệ Năng là người đã căn cứ vào kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật để dạy về thiền tập. Nhưng thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đã sử dụng tư tưởng Bát Nhã sớm hơn đến cả trên 100 năm. 

(4) 

Con người có thói quen hay tư duy về cái ngã, về cái tồn tại, cái chủ động đằng sau cái biến động, nên mọi sự rối loạn từ đó mà sinh. Mặt khác, chúng ta thường bị dính mắc, bị cột chặt vào một cái gì đó như thân thể, tình cảm hay tư tưởng… Nếu bị mất mát, bị lấy đi, tâm tư chúng ta sẽ trống rỗng, bị khủng hoảng ngay. 

Mục đích phân tích năm uẩn là để nhìn thấy rõ bản chất của con người và thế giới hiện tượng. Những đau khổ của con người là do vô minh, là không thấy rõ bản chất của sự sống, do vô minh nên chấp ngã, chấp vào cái chủ thể bất biến, do chấp ngã mà có tham ái, có sân hận, có si mê, có sợ hãi, thất vọng, vấp ngã, tai nạn, đau khổ và có sanh tử triền miên. Cho nên, người học Phật phải luôn tu tập và quán chiếu sâu sắc về năm uẩn là không thường hằng bất biến, mọi sự vật đều do duyên sinh duyên diệt. Bản chất năm uẩn vốn không có tự ngã, nếu chúng ta đi tìm cái tự ngã trong thân năm uẩn của con người và vũ trụ thì cũng giống như đi tìm lõi cây trong thân cây chuối vậy. 

Ngã (我, sa. ātman, pi. attā) tức là cái "ta" được thiết thuyết với một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán, sinh tử. Đạo Phật không công nhận sự hiện diện của một ngã như thế. Trong tất cả mọi hiện tượng tâm lý và vật lý thì không có một chủ thể gì được gọi là độc lập, thường còn (Vô ngãNgũ uẩn).

Theo đạo Phật, ý nghĩ cho rằng có "ta", có "người" - những đơn vị độc lập không phụ thuộc vào nhau - chính là Vô minh, si mê. Sự nhận thức là có "ta" tự khởi lên bởi vì con người thường bị tri thức mê hoặc - tri thức ở đây là thức thứ sáu, khả năng suy nghĩ phân biệt - cho rằng thế giới nhị nguyên vốn có sẵn và từ đó phát sinh ra sự suy nghĩ và hành động theo quan niệm rằng, "ta" và người, vật bên ngoài hoàn toàn là những đơn vị độc lập. Dần dần, ý nghĩ "ta" khắc sâu vào tâm và những ý nghĩ khác như "ta yêu cái này, ta ghét cái nọ; cái này của ta, cái này của ngươi" bắt đầu nảy nở. Những ý nghĩ nêu trên lại có ảnh hưởng trở lại với ý nghĩ "ta" và, vì vậy, cái "ta" này cai trị tâm linh của con người. Nó sẵn sàng tấn công tất cả những gì mà nó cảm thấy bị đe dọa, thèm khát những gì giúp nó gia tăng quyền lực. Thù hận, tham khát và xa rời chân tính là những tai hại phát sinh từ đó và chúng trực tiếp đưa con người đến bể Khổ.

Trong Thiền tông, người ta sử dụng phương pháp Tọa thiền (ja. zazen) để phá vỡ cái vòng lẩn quẩn nêu trên. Trong quá trình tu tập dưới sự hướng dẫn của một vị Thiền sư, Lão sư (ja. rōshi), người ta có thể dần dần vượt khỏi sự khống chế của cái "Ngã", tiêu diệt "Ngã" hay, đúng hơn, vượt khỏi cái "ý nghĩ sai lầm là có tự ngã" bởi vì, nhìn theo khía cạnh tuyệt đối thì người ta không thể tiêu diệt một cái gì không có thật, chưa hề có thật như cái "Ngã".

Khi còn Phàm tánh là còn bị sanh diệt vì còn vô minh nên có ngã si, ngã ái, ngã kiến , ngã mạn và cứ thế triền miên trong sinh tử luân hồi 

(5) "Một hôm vua Ba Tư Nặc hỏi phu nhân Mạt Lợi: - Trên đời nầy ái khanh yêu ai nhất? 

Phu nhân Mạt Lợi đáp: - Dĩ nhiên, người thiếp yêu nhất chính là bệ hạ.

Vua Ba Tư Nặc nói: - Trẫm cũng đoán rằng khanh sẽ nói như thế. 

Phu nhân Mạt Lợi mỉm cười: 

- Tâu bệ hạ, nếu thánh thượng cho phép, thần thiếp sẽ nói khác đi một tí, nhưng xác thực hơn. 

Vua Ba Tư Nặc bảo: - Khanh cứ nói! 

Phu nhân Mạt Lợi thưa: - Tâu bệ hạ, người mà thần thiếp yêu quí nhất, chính là thần thiếp. 

Vua Ba Tư Nặc ngạc nhiên: - Sao? Mình lại yêu mình? Trẫm không hiểu khanh muốn nói gì? 

Phu nhân Mạt Lợi thưa: 

- Tâu bệ hạ, vì có ái trọng tự ngã mình, nên thần thiếp mới yêu thương bệ hạ, vì bệ hạ là người đem lại hạnh phúc cho cái tự ngã nầy. 

Vua Ba Tư Nặc nói: 

- Trẫm biết điều đó, nhưng vẫn chưa hiểu rõ ý khanh. 

Phu nhân Mạt Lợi dè dặt: 

- Tâu bệ hạ, thần thiếp mạn phép nêu ra một câu hỏi: "Trên đời nầy bệ hạ yêu thương ai nhất?" 

Vua Ba Tư Nặc cười: - Ái khanh chứ còn ai! 

Phu nhân Mạt Lợi hỏi tiếp: 

- Giả sử thần thiếp yêu thương một người đàn ông khác thì bệ hạ sẽ làm gì?

Vua Ba Tư Nặc lúng túng: - ?, trẫm sẽ..., trẫm sẽ... 

Phu nhân Mạt Lợi tiếp lời: 

- Bệ hạ sẽ nổi trận lôi đình, chém đầu thần thiếp ngay lập tức phải không?

Vua Ba Tư Nặc giả lả: - Khanh hỏi rắc rối quá! Rắc rối thật! 

Phu nhân Mạt Lợi hỏi: - Tâu bệ hạ, có đúng thế không ạ? 

Vua Ba Tư Nặc đáp: - ?... à... 

Phu nhân Mạt Lợi hỏi dồn: - Đúng, phải không bệ hạ? 

Vua Ba Tư Nặc im lặng giây lâu, nói: - Có lẽ khanh nói đúng. 

Phu nhân Mạt Lợi nói: - Thế là bệ hạ đã đáp câu hỏi của thần thiếp rồi!"

Yêu người ta nhất đời mà người ta yêu kẻ khác thì chặt đầu. Như vậy có yêu nhất đời chưa? Nếu yêu nhất đời thật, thì dù người ta có yêu ai khác, mình cũng vẫn yêu họ. Thế mà người ta không thương mình thì mình chặt đầu, vậy thương đó là vì ai? Thương đó là vì mình! Mình chỉ thương mình thôi! Tất cả mọi đối tượng mà mình thương mến đều vì mình mà mình thương, thương người qua tự ngã của mình đó vậy. 

Hôm sau vua Ba Tư Nặc xa giá đến tinh xá Kỳ Viên thăm Phật, và trình bày câu chuyện đối đáp giữa vua và hoàng hậu. Phật xác nhận ý kiến của phu nhân Mạt Lợi qua bài kệ như sau: 

            Tâm ta đi cùng khắp

            Tất cả mọi phương trời

            Cũng không tìm thấy được 

            Ai thân hơn tự ngã

            Đi tìm khắp phương trời

            Cũng không tìm đâu thấy 

            Ai thân hơn tự ngã

            Vậy ai yêu tự ngã

            Chớ hại tự ngã người.

(6) 

(157) Nếu biết yêu tự ngã,

Phải khéo bảo vệ mình.

Người trí trong ba canh,

Phải luôn luôn tỉnh thức.

 

 

(166) Dầu lợi người bao nhiêu,

Chớ quên phần tự lợi.

Nhờ thắng trí tự lợi,

Hãy chuyên tâm lợi mình

 (7) 

Biển. Thế giới Hoa Tạng trang nghiêm là Phật thổ của Phật Tỳ Lô Giá Na. Đó là thế giới trang nghiêm và rộng lớn nhất trong Phật giáo. Thế giới Sa Bà của chúng ta và thế giới Cực Lạc phương tây của Phật Di Đà vốn vô cùng rộng lớn, nhưng đều nằm trong thế giới Hoa Tạng.

 Biển thế giới Hoa Tạng vốn không phải là tự nhiên tồn tại, mà do Phật Tỳ Lô Giá Na trải qua muôn kiếp tu hành đã dùng công đức và nguyện lực lớn để hình thành nên thế giới Tịnh độ này. Thông qua quá trình tu hành gian khổ, phàm nhân cũng có thể vão

Theo Thiền Tông có hai lộ trình để vào Bể Tánh Thanh Tinh Tỳ Lô Giá Na 

LỘ TRÌNH VÀO BỂ TÁNH THANH TỊNH PHẬT GIỚI KHÔNG DỤNG CÔNG:

Đức Phật dạy:

1.Về thân: Không luận đi, đứng, ngồi, nằm.

2.Về Tánh:

-Chỉ sử dụng Phật tánh, tức Thấy, Nghe, Pháp, Biết phải ở trong thanh tịnh tự nhiên.

Tu tập được như vậy, khi nào cụ được rơi vào trạng thái như không có thân mình càng lâu càng tốt. Chỗ này Đức Phật dạy trong Kinh Bát nhã Ba La Mật là “Chiếu kiến ngũ uẩn giai không” là chỗ này.

-Khi  thấy hay nghe không bị giới hạn là đúng, chỗ này Đức Phật dạy trong Huyền ký:

Khi Tánh tự nhiên thanh tịnh là đây Niết Bàn.

LỘ TRÌNH VÀO BỂ TÁNH THANH TỊNH PHẬT GIỚI CÓ DỤNG CÔNG:

Đức Phật dạy trong Kinh Kim Cang:

CỬA THỨ NHẤT: Tâm cảnh không dính nhau.

Tánh người của cụ đối diện là tiếng động hoặc cảnh hay vật mà mình đang thấy, tiếng mình đang nghe, hoặc cảnh vật mình đang thấy, phải nghe hoặc thấy như sau:

Biết mình đang nghe hoặc thấy:

Biết mình đang nghe tiếng lớn, tiếng nhỏ, trầm hay bổng…Hoặc biết mình đang thấy, màu sắc, dài ngắn, cao thấp…

Thấy nghe này nó còn nằm trong tánh Phật, nếu cụ tập được như vậy, đã vượt qua được của thứ nhất là: tâm cảnh không dính nhau. Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy và đã giải thoát được phần thứ nhất rồi, Cho nên trong pháp môn Như Lai Thanh tịnh thiền Đức Phật dạy: Tâm cảnh không dính nhau là giải thoát.

CỬA THỨ 2: Độ vô số chúng sanh mà không thấy chúng sanh nào được diệt độ:

Khi đã vượt qua được của thứ nhất rồi sẽ đến cửa thứ 2, người tu được đến của thứ 2 này tự nhiên nghe nhiều tiếng âm thanh hay hình ảnh từ trong tàng thức của mình đổ ra

Vì những thứ vọng tưởng của cụ, trước kia lúc nào cụ cũng liên tục nhồi nhét đem vô tàng thức. Nơi cửa miệng Tàng thức như có cái nút chặn bít lại vậy, nên những thứ trong Tàng thức mà cụ đem vào trước kia nó không tuôn đổ ra được. Nay cụ tu Như Lai Thanh Tịnh thiền, tức cụ không đem vào Tàng thức nữa, nên cửa miệng Tàng thức được trống, do đó những thứ mà trước kia cụ đem vào, nay cửa Tàng thức được mở, nên những thứ trong Tàng thức tự nhiên tuôn đổ ra, khi trong Tàng thức của cụ được trống sạch, cái kho Tàng thức này nó biến thành cái kho thanh tịnh. Đức Phật dạy cái kho thanh tịnh này là Như lai tàng, tức cái kho thanh tịnh tự nhiên.

Cửa thứ 2 này trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy:

-Độ vô số chúng sinh mà không thấy chúng sinh nào được diệt độ.

Trong cái kho Như Lai tàng này duy nhất chỉ còn chứa: Công đức và phước đức.

Công đức nó nằm trong Tánh Phật của cụ, vì vậy khi cụ vào Bể tánh thanh tịnh Phật giới, nó được điện từ quang trong Bể tánh thanh tịnh Phật giới chiếu vào. Khối công đức này nó liền biến thành là ngôi nhà pháp thân thanh tịnh. Phật tánh thanh tịnh ở trong vỏ bọc Tánh Phật, liền theo đó 1 kim thân Phật được định hình. Hai thứ này lớn hay nhỏ là do công đức tạo ra nơi thế giới loài người.

CỬA THỨ 3: Vào Bể tánh thanh tịnh Phật giới

Vì là theo lộ trình vào Bể tánh thanh tịnh Phật giới, nên bắt buộc phải qua cửa Hải Tiều Dương mới về được. Còn cửa Hải Triều Âm là cửa chuyên hút tánh Phật từ Bể tánh thanh tịnh Phật giới, và hút Trung ấm thân từ trong Tam Giới trở lại thế giới loài người.

Đức Phật có dạy:

-Nơi thế giới này tồn tại được là do sức hút khủng khiếp của điện từ Âm Dương. Vì vậy bất cứ ai muốn vượt ra ngoài sức hút này khó thực hiện được. Nếu người nào muốn vượt ra ngoài thế giới này để trở về Phật giới thì phải làm 3 phần:

1-Có ý chí sắt đá, kiên cường.

2-Gặp được 1 vị Thiện tri thức.

3-Một lòng muốn giải thoát.

Thì mới mong thành công được,

(8) Những kinh dạy về Chân Tánh 

Bản tánh chân thật, không sai lầm, không thay đổi. Phật Giáo chủ trương con người chúng ta có đủ chơn tánh và chơn tánh của chư Phật, Bồ Tát vốn không khác nhau gì. 

Trong Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh (六祖大師法寶壇經, Taishō Vol. 48, No. 2008), Phẩm Bát Nhã (般若品), có đoạn: “Nhất thiết Bát Nhã trí, giai tùng tự tánh nhi sanh, bất tùng ngoại nhập, mạc thố dụng ý, danh vi chơn tánh tự dụng (一切般若智、皆從自性而生、不從外入、莫錯用意、名爲眞性自用, hết thảy trí tuệ Bát Nhã, đều từ tự tánh mà sanh, không từ ngoài vào, chớ lầm dụng ý, gọi là chơn tánh tự dụng).” 

Hay trong Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giảng (般若心經註講, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 26, No. 568) cũng có câu: “Chơn tánh bổn lai vô nhiễm, cố bất cấu bất tịnh (眞性本來無染、故不垢不淨, chơn tánh xưa nay không nhiễm, nên không nhớp không sạch).

HT Thích Thanh Từ trích giảng 

Tánh giác tức là chân tánh, là bản giác. Chân tánh tức chỉ cho tánh chân thật của mình, bản giác tức tánh giác sẵn có nơi mình. Chân tánh, bản giác hay tánh giác này còn gọi là Phật tánh, tức là tánh Phật của chúng ta. 

Kinh Viên Giác nói: “Cái tâm nầy nó do duyên theo bóng dáng sáu trần, mà có ra cái tướng tự tâm”. Nên nói nó là vọng tưởng. Chính nó do duyên sanh, nên bản chất của nó là không thật. Vì không thật, cho nên nó khởi sanh, khởi diệt, chợt có, chợt không, sanh diệt biến đổi liên miên không dừng.

(9)Bấy giờ, tất cả sở học Sư đều buông bỏ.

Chẳng bao lâu, Sư mở tung được cánh cửa áo diệu, tia sáng đá lửa xuất hiện. 

Từ đó, Sư đến trụ trì chùa Hoa Quang, làng Tây Kết, Thượng Nghi. Tùy người đến thưa hỏi, Sư phát huy tông chỉ, dẫn dắt những kẻ mờ tối.

Vô học : Không được hiểu nhầm vô học là vô học thức.

Mà Vô học chính là Bậc Thánh đạt tới trình độ không còn gì phải học thêm nữa. 

Vô học ví như vàng ròng, không cần tinh luyện nữa. Tất cả các bậc Thánh, nếu chưa chứng quả A La Hán đều là những bậc Thánh hữu học.

A La Hán mới là vô học. Bởi A La Hán việc làm đã xong. Chứng A La Hán sạch phiền não, dứt nghiệp sanh tử, không còn sanh trở lại nữa, không còn học tu thêm, các phần tự lợi xong rồi, nên gọi là vô học. 

Bậc Vô học ví như người bơi lội trong sông lớn vì trí của Ngài đã viên mãn nhiều pháp thực tính, nhưng cũng có một số pháp các Ngài không am tường, nhưng không còn bị chướng ngại khi trôi xuôi vào biển hay đại dương.

Vô học là quả vị cuối cùng thứ tư, quả A-la-hán, cũng gọi Vô sanh. Chư Tỳ-kheo nào có phúc báo đặc biệt, xuất gia gặp Phật khai thị liền chứng được quả thứ tư. Có những vị ngay trong thời Phật, nghe Phật gọi “Thiện lai Tỳ-kheo”, thì viên thành chỗ này. Có vị tu một tuần lễ, hoặc ba tháng, cũng có vị suốt đời mới chứng thánh như tổ A-nan. "

(10) Lời Thầy từng giảng trong các bài pháp thoại về Tổ Sư Thiền 

Học nhiều, học ít "Vô thường",

Học cao học thấp "Vô thường" không tha.

Chi bằng ta học "Biết" ra,

Sống với chân thật thì qua "Vô thường".

Địa lý có giỏi đừng vương,

Nếu còn thấy giỏi là đường trầm luân.

Thiền tông Phật dạy chỉ "Dừng".

Luân hồi sinh tử là dừng lại ngay.

 

Thiên văn dù ông có tài,

Dạy người hiểu biết, vẫn hoài lăng xăng.

Chỉ học và biết rõ rằng,

Ở trong tam giới vẫn hằng trầm luân.

Ngày xưa đức Phật dạy "Dừng".

Không dính không mắc luân hồi dừng ngay.

Ta chỉ rõ ông chỗ này,

Những gì vật lý, đừng nên đem vào".

Bài kệ của Tổ Ca Tỳ Ma La có 52 câu (dưới thể lục bát), phần đầu Tổ chỉ cho Ngài Long Thọ thấy được đâu là vô thường, bởi dù Ngài Long Thọ có học tài giỏi các môn như: Địa lý, Thiên văn, Toán học, Văn học, Thần học, Sấm truyền… thông tuệ đến mức nào, thì cũng chỉ đem cái vô thường của mình lừa người vô thường. Kết cục thì cũng đều nằm trong quy luật: thành, trụ, hoại, diệt mà thôi (kể cả vũ trụ) 

Trong mục giao lưu với các đệ tử trong ĐGĐQĐ, Thầy có ghi lại : 

“Tam thập niên lai tầm kiếm khách,

Kỷ hồi lạc diệp hựu trừu chi.

Tự tòng nhất kiến đào hoa hậu,

Trực chí như kim cánh bất nghi”

Dịch nghĩa:

“Ba mươi năm qua tìm kiếm khách

Đã bao lần lá rụng với cành trơ

Một lần chợt thấy hoa đào nở

Cho đến rằng nay hết cả ngờ.

Đây là lời thơ xuất thần của Thiền Sư Linh Vân, vị cao Tăng đời nhà Đường, (gốc người Trường Khê, tỉnh Phước Kiến, là đệ tử đắc pháp của Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu). Ngài được ca ngợi là “Linh Vân kiến đào hoa ngộ đạo”, tức là nhận ra được “Quốc Độ Thân, Chúng Sanh Thân” theo Hoa Nghiêm Kinh khi nhìn thấy hoa đào nở mà bừng ngộ, nhập vào biển tánh Tỳ lô Giá Na, ngài làm ngay bài này để trình lên Sư Phụ Linh Hựu để được ấn chứng.




youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/05/2021(Xem: 12607)
Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ (1566-1642) Tổ thứ 67 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 34 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 30 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 235 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 18/05/2021 (07/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Lâm Tế môn phong thích dụng thiền Không như Huyễn Hữu vẫn y nhiên Đồng Quan trên đỉnh gầm vang tiếng Hương Thủy biển sâu sóng võ triền Diện mục tỏ rồi ra là thế Bản lai gìn giữ chớ mù điên Nhiệm mầu nào biết nơi chân giác Mở miệng lầm sai dễ lụy phiền. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ (1566-1642) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigo
13/05/2021(Xem: 16289)
Thiền Sư Tiếu Nham Đức Bảo (1512-1581) Tổ thứ 65 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 32 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 28 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 233 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 13/05/2021 (02/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Người quyết công phu phải tập thiền Rửa rau, vo gạo vẫn điềm nhiên Cột tâm một chỗ tâm càng sáng Tán niệm muôn nơi, chuốc lụy phiền Sưởi ấm mới tường chân thật nghĩa Uống nước hay rằng lạnh xung thiên Như Lai chẳng đến không đi lại Lũ chột rờ voi chấp triền miên. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Tiếu Nham Đức Bảo (1512-1581) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45
06/05/2021(Xem: 17280)
Thiền Sư Bảo Phong Minh Tuyên (?-1472) Tổ thứ 62 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 29 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 25 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 230 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 06/05/2021 (25/03/Tân Sửu)
17/04/2021(Xem: 19719)
Thiền Sư Cao Phong Nguyên Diệu (1238-1295) Đời thứ 22 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 18 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 17/04/2021 (07/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Lễ cùng vô lễ đánh không tha, Tiến thoái loanh quanh khó vượt qua Chẳng bị cảnh xoay, tam-muội chứng Chịu làm thây chết “tử quan” a Đại hùng, đại trí, tâm buông xả Chỉ hỉ, chí bi, cứu độ tà Vững chắc tòa sen, Tây Thiên Mục Kim cang, bảo sở sẵn danh tòa. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Cao Phong Nguyên Diệu (1238-1295) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐�
10/04/2021(Xem: 24298)
Thiền Sư Phá Am Tổ Tiên (1136-1211) Đời thứ 19 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 15 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 10/04/2021 (29/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Phá Am tổ đức cháu con đông Tây Thục, Đông Ngô giảng pháp Không Hàm Công phân chủ khuyên cố gắng Tâm vượn khó đừng nhắc kẻ ngông Vốn không một vật, gìn chi mệt Nào phải vạn duyên nước giữa dòng Rong ruổi tìm cầu ngày tháng chết Cao xa mơ mộng kiếp tang bồng. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Phá Am Tổ Tiên (1136-1211) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼�
06/04/2021(Xem: 14444)
Đừng như con rắn mến hang - Tăng Sĩ vào đời biển nhập trần lao tác Phật Sự ! Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Thiền Sư Ứng Am Đàm Hoa sau khi nghe bài pháp thoại tuyệt vời . Kính bạch Thầy không hiểu nhân duyên gì mà con đang học từng bài bình giảng của Hoà Thượng Thích Thông Phương trong quyển NGŨ HỘI ĐĂNG NGUYÊN TIẾT DẪN thì lại được nghe Yếu chỉ Tào Khê trong bài pháp thoại hôm nay để từ đấy nhận ra một cơ duyên kỳ đặc của Ngài Ứng Am Đàm Hoa được xuất gia và thị tịch tại chùa Đông Thiền nơi Ngũ Tổ Huỳnh Mai truyền y bát cho Lục Tổ nhờ những câu kinh trong Kinh Kim Cang !!!Kính đảnh lễ Thầy và kính tri ân Thầy ...thật là đại duyên được nghe pháp thoại về 33 vị Tổ Sư Thiền và các truyền thừa tiếp tiếp. Kính, HH Thiền Sư Ứng Am Đàm Hoa, Tổ thứ 13 của Thiền Phái Lâm Tế.! Đệ tử nối pháp xuất sắc của Ngài Hổ Khưu Thiệu Long, Được Đại Huệ Thiền Sư huyền ký Dương Kỳ chính mạch thông** Phải chăng nhân duyên kỳ đặc nên thọ cụ túc được đặc cách?***
30/03/2021(Xem: 20328)
Thiền Sư Viên Ngộ Khắc Cần Phật Quả (1036-1135) Đời thứ 15 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 11 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba 30/03/2021 (18/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Cơ giáo hợp nhau, trí tuệ sâu Thuốc thang tùy bệnh giúp người đau Ngộ tâm người mỉm trao chân pháp Đầu gật vô ngôn tỏ lý mầu Rõ tiếng thông âm, từng tỉnh mộng Thấy bay nghe gáy rõ tâm đầu Trời nghiêng biển động Tu-Di ngã Đại địa sơn hà sụp đổ nhào. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Viên Ngộ Khắc Cần Phật Quả (1036-1135) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐�
27/03/2021(Xem: 15844)
Thiền Sư Ngũ Tổ Pháp Diễn (1024-1104) Đời thứ 14 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 10 của Thiền Phái Lâm Tế. TT Thích Nguyên Tạng (Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu) Giảng lúc: 6.45am, Thứ Bảy, 27/03/2021 (15/02/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Ma-ni châu báu tự nhiên sanh Muốn được phải nên dứt đấu tranh Phương tiện khéo quyền chăm thuyết pháp Biện tài vô ngại quyết tâm hành Sư nhân việc ấy mồ hôi đổ Ta bởi do đày dạy trẻ lành Xá-lợi như mưa bày đại định Dương tháp Đông Sơn sớm tựu thành. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Ngũ Tổ Pháp Diễn (1024-1104) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, Fr
30/01/2021(Xem: 12583)
Đức A Di Đà Như Lai 🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼Bạch Sư Phụ, hôm nay Sư Phụ giảng bài kệ thứ 32 trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo của Hoà Thượng Thích Trí Thủ, Đức A Di Đà Như Lai. Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ nhự sau : Khể thủ tây phương an lạc quốc Tiếp dẫn chúng sanh đại đạo sư Ngã kim phát nguyện nguyện vãng sanh Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô A Di Đà Như Lai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]