- Thích Huyền Lan: Hằng Vang Khúc Đạo Ca
- Hạnh Phương: Nhạc sĩ Hằng Vang thầm lặng cuộc đời để dòng nhạc Phật giáo bay xa
- Hạnh Phương: Nhạc Sĩ Hằng Vang dành cả cuộc đời cho âm nhạc Phật Giáo
- Minh Mẫn: Hằng Vang, Nhạc sĩ tài hoa của Phật Giáo
- Dương Kinh Thành: “Nhạc sĩ 50 năm Phật giáo” Hằng Vang - Phía Bên Kia Triền Dốc Của Cuộc Đời
- Tuyển tập Nhạc Phật Giáo do Nhạc Sĩ Hằng Vang (1933-2021) sáng tác
- Tuyển tập “Lời Sám Nguyện” của nhạc sĩ Hằng Vang - Một đoạn đường một đời người
- Cuối Đông Canh Tý Tiễn Anh Đi (Kính Viếng Hương Linh Nhạc Sĩ Như Niên Hằng Vang)
- Nhạc phẩm "Ánh Đạo Vàng" do Nhạc Sĩ Hằng Vang sáng tác
- Nhạc phẩm: Ánh Đạo Vàng (Nhạc sĩ Hằng Vang sáng tác, do Ca Sĩ Gia Huy trình bày | Nhạc Phật Giáo hay nhất 2021
- Âm Nhạc Phật Giáo - Ngày Đẹp Trần Gian (NS Hằng Vang) - Nghe Để Phật Che Chở, Bình An, Hạnh Phúc
HẰNG VANG – NHẠC SĨ TÀI HOA CỦA PHẬT GIÁO
Không biết anh thâm nhập Phật giáo từ lúc nào, nhưng lúc còn là Oanh vũ, năm 1945 anh đã tham gia sinh hoạt đoàn thể tiền thân của Gia Đình Phật Tử hiện nay
Anh sáng tác nhạc rất sớm, và cũng giữ trường trai rất sớm. Thập niên 1955 của thế kỷ 20, cộng đồng Phật giáo đã biết và nghe tên anh qua nhiều nhạc phẩm mang đậm tư tưởng Phật giáo. Hiện nay số lượng tác phẩm do anh sáng tác và phổ thơ đã trên 500 bản. Anh và nhạc sĩ Lê Cao Phan là hai cội sen già trong vườn hoa Đạo Phật.
Đặc biệt toàn bộ gia đình, gồm 5 gái 4 trai, 19 cháu nội ngoại, con cháu dâu rễ đều được quy y và sống rất đề huề, an lạc. Đây là gia đình Phật giáo kiểu mẫu thấm đượm chất Phật.
Tuy tuổi gần 80, anh vẫn miệt mài sáng tác, và sống thanh đạm đầy đạo vị trong một góc phố cao nguyên trầm lắng. Chẳng những là nhạc sĩ tài hoa, anh còn là một tín đồ đúng nghĩa thể hiện lòng từ đối với mọi sinh vật, dù bé nhỏ nhất như cái kiến con sâu. “Nội tướng” của anh cũng là một trong những Phật tử thuần thành và ủng hộ anh hết mực trong việc tu tập và sáng tác. Hiện hai anh chị sống trong căn nhà khá đầy đủ. Chị là gái Huế nên việc nội trợ gia chánh đều đạt chuẩn “cung đình”. Tuy có những bữa ăn đơn giản, nhưng hương vị không thể thiếu chất Huế. Như vậy, Huế không chỉ bàng bạt trong ca từ nhạc lý của anh mà còn thấm đượm trong bữa ăn hàng ngày do chị đem đến. Sống trên cao nguyên nhiều chục năm, nhưng chất Huế vẫn chưa phai theo màu đất đỏ.
Anh em đồng hương trên cao nguyên có sự gắn bó thâm tình với nhau, nên khi anh Hằng Vang muốn tổ chức đêm “Huế trên Cao ngyên”, tất cả anh em ra tay hỗ trợ mọi mặt; lúc bấy giờ, Hằng Vang như trẻ thơ biết suy tư với ống pip trên môi, đi tới đi lui trong sân cứ như con trẻ lăn lộn bơi giữa hồ nước mát.
Có gần mới thấy anh là người khá dễ mến, rất chân thành và hồn nhiên. Vì thế, từ gia đình đến xã hội, từ chùa đến đồng hương trên xứ cao đều quý mến anh, trang trọng anh hết mực.
Có lẽ hơi thừa khi nói về nhân thân Hằng Vang, vì gia tài đồ sộ nhạc phẩm anh để lại cho Phật giáo đủ nói lên gí trị của một con người, nhưng cũng cần phải nói về con người mà Đạo và đời luôn gắn kết một cách nhuần nhuyển, nhẹ nhàng như tơ trời vươn nhẹ trên không gian cao nguyên, để ra đời những nhạc phẩm như mây khói, như hương sen phảng phất êm nhẹ trong các chương trình thơ nhạc Phật giáo.