Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   




Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài giảng về Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác.

Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác, quê ở huyện Vĩnh Gia, tỉnh Chiết Giang. Ngài xuất gia từ nhỏ và ngộ tánh khi đọc kinh Duy Ma Cật. Người phát hiện ngà ngộ tánh là người bạn đồng tu là thiền sư Huyền Sách. Ngài Huyền sách nói với ngài Huyền Giác rằng “Từ đức Phật Oai Âm Vương về trước, không có thầy chứng minh thì được. Từ đức Phật Oai Âm Vương về sau, không thầy tự ngộ đều là ngoại đạo", sau đó TS Huyền Sách giới thiệu ngài Huyền Giác đến gặp Lục Tổ Năng để được ấn chứng


Ngài đến Tào Khê, cầm tích trượng đi vòng quanh Lục Tổ ba lần rồi nhìn Tổ, nên bị Lục Tổ quở "Phàm làm Sa môn phải đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, Đại đức từ đâu đến mà lớn lối ngạo mạn vậy ?"

Con cảm ơn Sư Phụ đã giải thích chi tiết cụm từ này của Tổ: "ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh" (Tam Thiên Oai, Bát Vạn Tế Hạnh) là: 1 vị Tỳ kheo giữ 250 giới x 4 oai nghi (đi, đứng, ngồi, nằm) = 1000 x 3 thời (quá khứ , hiện tại, vị lai) = 3000 oai nghi. Lấy 3000 oai nghi này x 7 nghiệp (thân 3, khẩu 4) = 21,000 x 4 nhiếp pháp = 80,000 vạn tế hạnh. 

Tiếp đó là màn đối đáp giữa ngài Vĩnh Gia Huyền Giác và Lục Tổ Huệ Năng mà Sư phụ diễn tả như một trận đấu kiếm giữa 2 địch thủ, rất hay và hào hứng:

Ngài Huyền Giác: Sanh tử sự đại, Vô thường tấn tốc ( Sư phụ giải thích: ý nói vô thường sống chết đến nhanh, phải lo tu, không có thời giờ để chào hỏi)


Lục Tổ: Hà bất thể thủ vô sanh, Liễu vô tốc hồ (Sư phụ giải thích: Tổ vặn lại "tại sao không nhận cái lý “Vô sanh” và thấu rõ cái nghĩa “không chóng” đó, nhận được cái đó thì không cần phải lo lắng vô thường sanh tử nữa)

Ngài Huyền Giác: Thể tức vô sanh, liễu bổn vô tốc. ( Thể tức vô sinh, thấu vốn không chóng ).

Lục T: Như thị! Như thị! ( Đúng thế! Đúng thế! )

Ngài Huyền Giác:  sup lạy tạ ơn Tổ sư và xin ra về.

Lục T: Phản thái tốc hồ? ( Về chóng thế sao? )

Ngài Huyền Giác:  Bổn tự phi động, khởi hữu tốc đa? (Sư phụ giải thích: ngài HG đở nhát kiêm này tài tình: Vốn mình không động, làm gì có mau chóng)
Lục T: Thuỳ tri phi động? (Sư phụ giải thích: Lục Tổ tấn công quyết liệt: "Ai biết chẳng phải động" )

Ngài Huyền Giác: Nhân giả tự sinh tâm phân biệt. (Ấy là tại vị Tổ sự sinh tâm phân biệt đó thôi)

L
ục T: Nhữ thậm đắc vô sinh chi ý (Sư phụ giải thích: Lục Tổ ngợi khen nhưng gài bẫy ngài HG "Con thực đã thấu được cái ý vô sinh")

Ng
ài Huyền Giác: Vô sinh khởi hữu Ý đa ? ( Sư phụ giải thích: Ngài Huyền Giác biết bị gài bẫy nên tấn công ngược lại "Vô sinh mà cũng có ý sao ?, vì một ý nghĩ mà dấ khởi thì không còn gọi là “vô sinh” nữa).

L
ục TVô ý thuỳ dương phân biệt ? (Sư phụ giải thích: Lục Tổ tấn công nhát kiếm cuối cùng " không ý thì ai phân biệt".

Ngài Huyền Giác: Phân biệt diệt phi ý. (Sư phụ giải thích: Ngài Huyền Giác đở nhác kiếm này "phân biệt cũng không phải là ý"

Lục Tổ khen ngợi tán thán sự liễu ngộ của ngài Huyền Giác: Lành thay, lành thay.

Ngài Huyền Giác sụp lạy tạ ơn Tổ ba lạy và ở lại Tào Khê một đêm để học thêm đạo lý với Lục Tổ, nên về sau người ta gọi đêm ấy là " Nhất túc giác"

(Một đêm giác ngộ). 

Sau đó Ngài đến trụ trì và giảng pháp 
ở Ôn Giang, đồ chúng đến học rất đông. Trong thời gian giáo hóa này ngài để lại cho thế gian 1 tác phẩm "Chứng đạo ca", ghi lại những sở chứng, sở ngộ của ngài, đó là 1 kiệt tác lừng danh của ngài mà người đệ tử Phật thời nay rất hãnh diện và hạnh phúc khi có duyên đọc được. Sư phụ có trích dẫn hai câu này và khuyên chúng đệ tử học thuộc lòng và áp dụng trong đời sống hằng ngày:


13/Tòng tha báng, nhiệm tha phi,
Bả hỏa thiêu thiên đồ tự bị.
Ngã văn cáp tự ẩm cam lồ,
Tiêu dung đốn nhập bất tư nghị.

Dịch nghĩa:

Mặc ai biếm, mặc ai dèm,
Châm lửa đốt trời nhọc xác thêm.
Ta nghe như uống cam lồ vậy,
Tan hết vào trong chẳng nghĩ bàn.


14/Quán ác ngôn, thị công đức,
Thử tắc thành ngô thiện tri thức.
Bất nhân san báng khởi oán thân,
Hà biểu vô sanh từ nhẫn lực.


Dịch nghĩa:
Xét lời ác ấy công đức,
Đó mới chính là thầy ta thực.
Chớ vì báng bổ khởi oán, thân,
Sao tỏ vô sanh, nêu nhẫn lực.



Đến ngày 17 tháng 10 niên hiệu Tiên Thiên thứ hai đời nhà Đường, Ngài vui vẻ  an nhiên thị tịch, thọ thế 49 tuổi. Vua sắc phong là Vô Tướng Đại sư, tháp hiệu Tịnh Quang.

Dù Ngài ra đi quá sớm nhưng để lại cho hậu thế những bài pháp siêu mầu trong Chứng Đạo Ca, đủ để cho hành giả được nương theo lời Ngài làm kim chỉ nam cho con đường tu đến bờ giác.


Con cung kính và tri ơn Sư phụ ban cho bài pháp siêu tuyệt của một bậc Tổ đạt đạo tối thượng thừa.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm

(Montreal, Canada)






108_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Huyen Giac


Chứng Đạo Ca, 
Áng thơ bất hủ của người chứng đạo !


Con kính dâng Thầy bài thơ về Thiền Sư Vĩnh Gia Huyền Giác .Áng thơ Chứng Đạo Ca
này con đã đọc nhiều lần mà vẫn còn suy tư mỗi lời thầy giảng trong pháp thoại. Kính đa tạ Thầy, HH



Ai từng đọc áng thơ hùng tráng bất hủ?
Từ “ NHẤT TÚC GIÁC “ Huyền Giác Thiền Sư 
Tính theo thế hệ ...Tổ thứ ba tư (34) 
Một trong bốn ba đệ tử đắc pháp Lục Tổ !!

Trước khi đến Tào Khê, kinh Duy Ma tỏ ngộ,
Tự mình hành trì thiền quán bốn oai nghi.
Lại thêm chỉ quán tinh thông khó ai bì, 
Ngoài Chứng  Đạo  Ca còn Thiền Tông ngộ tu viên chỉ !

Tổ ấn chứng qua “Phân biệt cũng không phải ý “
Sau những lời đối đáp “ Thể tức Vô sanh “!
“Vốn tự không động thì đâu có nhanh!”
Bốn chín năm, Vô Tướng Đại  Sư người người  thương tiếc, 
Vô sanh nhẫn, từ tâm nhẫn liễu  tri thấu triệt !!!!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 
Huệ Hương 





🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️


Trở về Mục Lục Bài giảng của TT Nguyên Tạng

về Chư Vị Thiền Sư Việt Nam

thieu lam tu



🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

facebook
youtube

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2013(Xem: 23421)
1. TU VIỆN QUẢNG ĐỨC Nhạc: Võ Tá Hân; thơ: Tuệ Kiên; Họp Ca Nhóm Cadillac 2. QUẢNG ĐỨC MÁI CHÙA CHUNG Nhạc: Nguyễn Tuấn; thơ: Tuệ Kiên; Ca Sĩ Tuyết Mai 3. MỪNG CHU NIÊN 20 NĂM TU VIỆN QUẢNG ĐỨC Nhạc: Lê Minh Hiền; thơ: Thích Viên Tịnh; Họp Ca Nhóm Tuệ Đăng 4. ĐẠO TRÀNG TU VIỆN QUẢNG ĐỨC Nhạc: Khánh Hoàng; Thơ: Thích Nhật Tân; Ca Sĩ Thùy Dương 5. CHIẾC CẦU TỪ BI. Nhạc: Khánh Hoàng; thơ: Thanh Phi; Ca Sĩ Bảo Lộc 6. ÁNH HÀO QUANG QUẢNG ĐỨC Nhạc: Võ Tá Hân; Thơ: Lâm Như Tạng. Nhóm Cadillac 7. BÀI TƯỜNG THUẬT ĐẠI LỄ CHU NIÊN 20 NĂM TV QUẢNG ĐỨC Bài của Thích Tịnh Tuệ, giọng đọc: Tường Dinh (Đài Radio FM 97.4) 8. TT THÍCH NGUYÊN TẠNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN Thông Tín Viên VOA Hoa Kỳ, Ngọc Hân thực hiện 9. KIẾN TRÚC CỦA TU VIỆN QUẢNG ĐỨC Bài của TT Nguyên Tạng, giọng đọc: Diễm Hương (VOA, Hoa Kỳ)
26/07/2013(Xem: 11773)
Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni (Thập Chú)
28/04/2013(Xem: 31967)
Từ lâu không biết bao nhiêu người, ở ngoài đời cũng như trong đạo, rất bỡ ngỡ về vấn đề tu hành. Như một kẻ bộ hành ngơ ngác, lạc lõng giữa ngả ba đường, họ băn khoăn tự hỏi: Tu làm sao đây? Tu phương pháp gì? Và phải hạ thủ công phu làm sao mới đúng?
22/04/2013(Xem: 8417)
Đườ ng về bến giác có muôn nẻ o đường, pháp tu niệ m Phật chỉ là mộ t trong muôn nẻo. Như ng theo lời dạ y của chư Phậ t, chư Bồ Tát, chư Tổ thì pháp tu niệ m Phật xứng hợ p với thời đạ i ngày nay. Thời đạ i mà con người dễ bị trần cả nh làm lu mờ tánh giác.
22/04/2013(Xem: 6779)
Ðạo Phật có rất nhiều pháp môn, nhiều tông phái để tu trì như: Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông v.v... Một cách giản dị, tôi suy nghĩ như thế này: Thiền quán muốn có kết quả, Mật tông muốn có linh nghiệm... thì dù bất cứ một môn nào, tông nào, điều trước nhất là “Phật tại tâm” ta phải đựơc sáng lên.
09/04/2013(Xem: 10539)
Tuyển tập Nhạc Phật Giáo do Nhạc Sĩ Hằng Vang (1933-2021) sáng tác
24/03/2013(Xem: 17352)
Album nhạc: Trăng Tròn Nghìn Năm của Ni Sư Thích Giới Hương
04/03/2013(Xem: 5559)
Theo lời Hòa Thượng trưởng lão Huyền Tôn kể rằng, những ngày Hòa Thượng còn ở quê nhà, nơi Tổ đình Thiên Ấn – miền Trung, có một chú sa di tên Diệu Mãn. Thường nhật Chú chỉ làm công việc quét chùa. Chú người hiền lành, ít nói, tánh tình ngồ ngộ. Đặc biệt trong chúng, ai nhờ việc gì đều hoan hỷ làm ngay. Cũng chính vì vậy, chú thường bị quí sư huynh đệ la rầy, sao đang làm việc này lại bỏ đi làm việc kia… Tuy vậy, nhưng lúc nào chú cũng hoan hỷ, không ai thấy chú câu chấp việc gì bao giờ.
10/01/2013(Xem: 3010)
Phật ở trong Kinh Đại Tập nói được rất rõ ràng “trì danh niệm Phật là vô thượng thâm diệu thiền”: Chỉ dùng câu Phật hiệu này để dập tắt hết tất cả vọng niệm. Thật biết dụng công thì phải dùng như thế nào? Khi ý niệm vừa khởi lên, cho dù cái ý niệm này là niệm thiện hay là niệm ác, chỉ cần một ý niệm vừa khởi lên thì A Di Đà Phật, liền quay lại với A Di Đà Phật, đó gọi là biết niệm, không để cho ý niệm của bạn tiếp nối, cho nên người xưa nói “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]