Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thực chất Vu Lan

12/08/201115:43(Xem: 3360)
Thực chất Vu Lan
red_rose_62
THỰC CHẤT VU LAN
Minh Tâm

Hàng năm cứ đến ngày rằm tháng bảy âm lịch, các chùa và hội đoàn Phật giáo đều tổ chức lễ Vu Lan rất trang nghiêm và long trọng không kém lễ Phật đản. Các Phật tử đến chùa cúng dường chư Tăng, dự lễ cầu siêu cho hương linh cửu huyền thất tổ và thường được nghe các bài Pháp nói về đạo Hiếu của con cái đối với cha mẹ, cùng những phước lạc về sự cúng dường chư Tăng. Nhưng, thực chất của Vu Lan thì ít khi được nói đến, thành ra bị coi nhẹ, kém quan trọng, người ta chỉ chú ý đến ngọn cành mà quên mất gốc rễ.

Đa số các Phật tử đều biết sự tích ngài Mục Kiền Liên vào địa ngục dâng cơm cứu mẹ nhưng chúng ta đừng quên rằng ngài Mục Kiền Liên, dù đắc thần thông đệ nhất trong các đệ tử Phật cũng không cứu nổi mẹ là bà Thanh Đề đang đọa địa ngục, mà phải nhờ oai lực của chư tăng hiệp lực, chú nguyện, chú tâm rồi mới cảm ứng đến tâm bà Thanh Đề.

Điều quan trọng nhất là chính bà Thanh Đề phải thức tỉnh, thành tâm sám hối, niệm Phật mới được sinh về cõi trời Hoa Quang. Tóm lại cần ba yếu tố:

1. - Tự lực của ngài Mục Kiền Liên không đủ mà phải nhờ đến chư Tăng chú nguyện.

2. - Tha lực của chư Tăng, mạnh mẽ cao siêu sau ba tháng kiết hạ an cư cùng tự lực của ngài Mục Kiền Liên mới cảm ứng, chuyển hóa tâm hồn bà Thanh Đề.

3. - Chính bà Thanh Đề phải thức tỉnh, chuyển tâm sám hối, niệm Phật mới thoát khỏi địa ngục. Tâm bà có thanh tịnh mới sinh về được cõi trời.

Thực chất Vu Lan chính là sự kết hợp của tự lực với tha lực, từ bi với trí tuệ, tu và học, tri hành đi đôi, đó là điều kiện tất yếu để đi đến giải thoát. Người tu hành cần phát tâm dũng mãnh, tự mình thắp đuốc mà đi, học hỏi giáo lý rồi đem ra thực hành, tự giác, giác tha lần lần mới đủ phước huệ, đó là tự lực. Nhưng tu hành một mình khó tiến bộ, có những chỗ khó hiểu không ai chỉ bảo, có khi thối chí, ngã lòng không ai khuyến khích. Vậy cần thầy hiền bạn tốt, đồng tu đồng học, đồng tâm hiệp lực thì mới cùng nhau tiến bước trên đường giác ngộ hòng giải thoát. Ngoài ra còn có chư Phật, chư Bồ Tát, Thiên Long, Hộ Pháp độ trì cho kẻ tu hành chân chính tránh khỏi các trói buộc trong màn lưới vô minh của thất tình lục dục: đó là tha lực. Tuy nhiên, yếu tố thứ ba mới là quan trọng hơn cả. Đó là sự thức tỉnh của nội tâm, sự nhận định rõ ràng về lẽ vô thường, biến dịch của vạn vật. Lý vô ngã của xác thân và các vọng thức, tham sân si chính là nguồn gốc của sinh tử luân hồi và chỉ có Trung Đạo của Phật dạy mới đưa đến chỗ hết khổ, an vui; thức tỉnh rồi quay đầu lại đã thấy bờ giác, đó chính là điều đức Phật ân cần dạy dỗ các đệ tử. Ba yếu tố: Tự lực, tha lực, và sự thức tỉnh mới là thực chất của lễ Vu Lan. Lễ Vu Lan không phải chỉ để dành riêng cho việc cầu siêu chư hương linh hoặc cúng dường chư Tăng Ni mà chính là ngày Phật hoan hỷ, ngày chư Tăng xuất hạ, lễ Tự Tứ, ngày chư Tăng thêm tuổi hạ sau ba tháng tinh tấn tu hành và chuẩn bị lên đường hoằng dương giáo pháp. Chính lễ Tự Tứ để tăng ni tự mình sám hối, nói ra những lỗi lầm của mình nhờ các bạn đồng tu chỉ dẫn để sửa đổi. Chính nhờ sự thanh tịnh và tu chứng của chư Tăng đồng tâm hiệp lực chú nguyện nên có Sự kiện bà Mục Liên Thanh Đề được giải thoát khỏi cảnh giới địa ngục là do tổng hợp của ít nhất là hai yếu tố, yếu tối nội tại và yếu tố ngoại tại. Yếu tố ngoại tại là do sức chú tâm, chú nguyện của chư tăng, sau ba tháng tịnh tâm đã kích thích được tâm của bà. Điều quan trọng là chính tâm của bà phải tự nỗ lực chuyển hoá, việc làm xấu ác của chính mình, phải thức tỉnh, sám hối những điều ác đã gây ra. Nếu bà không tự thức tỉnh thì oai lực của chư Tăng cũng không giải cứu được.
Các oai lực chuyển hoá tâm bà Thanh Đề nói riêng và các Hương linh nói chung, do đó các vong linh ở trong ngục tối mới thức tỉnh, ăn năn sám hối. Vào dịp Vu Lan ngài Mục Kiền Liên, đệ tử hạng nhất của đức Phật mà còn không cứu nổi mẹ, thì oai đức của một vị tăng dù có cao siêu đến đâu cũng khó mà cứu vớt được vong linh. Phải có đủ ba yếu tố: Tự lực, tha lực và thức tỉnh mới có kết quả tốt đẹp. Đức Phật còn dạy trong kinh Vu Lan rằng chư vị tăng ni hưởng của cúng dường phải tinh tấn tu hành, giữ tròn giới đức, khi bưng bát cơm ăn cần nhớ công ơn thí chủ, ăn bát cơm này để có sức khoẻ mà tu, mà học và thực hành rồi thành tâm hồi hướng công đức cho khắp mọi chúng sanh, như thế thì cơm mới tiêu. Sự hỗ tương giữa hai giới xuất gia và tại gia rất là cần thiết, đáng quí, cả hai cùng là con Phật, một bên lo tinh thần, một bên lo vật chất, thương yêu, kính mến lẫn nhau mà tu hành. Đừng quên rằng ai tu nấy chứng, ai tội nấy mang, chẳng ai tu dùm ai, chẳng ai gánh tội cho ai. Kinh địa tạng nói về vấn đề này rất rõ.

Nhân dịp Vu Lan, chúng tôi chí thành cầu nguyện chư vị Tăng Ni theo đúng lời dạy của Phật, nắm vững thực chất Vu Lan để tinh tấn tu hành giữ giới lục hòa, diệt trừ kiêu mạn, xứng đáng là trưởng tử của Như Lai, làm gương sáng cho các Phật tử. Chúng tôi cũng cầu nguyện chư vị Phật tử tại gia sáng suốt phát tâm tự tu, tự học, tự thắp đuốc mà đi để việc tu hành có kết quả tốt đẹp. Chúng con nguyện cầu chư Phật, chư Bồ Tát chiếu ánh sáng từ bi, trí tuệ vào địa ngục để các vong linh chóng thức tỉnh, sám hối, quay đầu về nẻo giác, tâm tịnh thì quốc độ tịnh, địa ngục biến thành cõi cực lạc.

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2011(Xem: 8157)
Clip nhạc: Từ Đàm Quê Hương Tôi Nhạc Sĩ Nguyên Thông Ngô Văn Giảng Trình bày: Ni Sư Chúc Hiếu, Ca Sĩ Hương Mơ, Ca Sĩ Thúy Hằng
26/08/2011(Xem: 3375)
Con lớn dần lên, sự vất vả của mẹ cũng tăng dần. Không biết có bao nhiêu buổi chợ trưa như thế đã đi qua đời mẹ.
22/08/2011(Xem: 3875)
Cha! Mẹ! Hai tiếng gọi đơn sơ mà cao quý vô cùng! Hãy cho chúng con một lần được quỳ bên chân cha mẹ, đôi chân phong trần đã bao năm nắng mưa xuôi ngược.
20/08/2011(Xem: 2974)
Lịch sử vẫn như dòng sông xuôi chảy, trải qua bao biến thiên thăng trầm của dân tộc, Phật giáo đã hòa mình gắn liền vận mệnh mình như một định lý không thể tách rời...
13/08/2011(Xem: 3162)
Xem ra bước vào cửa thiền là bước vào cửa hiếu, cửa hiếu cũng là cửa tỉnh thức, cửa chơn không diệu hữu. Nơi đó mỗi người luôn cất lên tiếng nói yêu thương và hiểu biết.
13/08/2011(Xem: 3786)
Trong khi không ít ý kiến chỉ trích sự lãng phí của việc đốt vàng mã thì Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam cho rằng, nguồn gốc của tục lệ này mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và nếu để cho tâm mình thanh thản, an vui thì đó cũng là việc có thể làm.
12/08/2011(Xem: 3365)
Cứ mỗi độ hạ về, khi những đợt mưa ngâu kéo dài dai dẵng như làm lòng người càng thêm nặng trĩu bao nỗi nhớ mong, trong chờ đến ngày rằm tháng bảy, ngày lễ hội vu lan, ngày chư tăng tự tứ, ngày chư Phật hoan hỉ, ngày xá tội vong nhân, ngày cho những ai muốn báo đền ơn sâu nghĩa cả mà mình đã phải trót mang. Bởi lẽ trong mỗi chúng ta từ thuở lọt lòng cho đến ngày khôn lớn thì ta đã cưu mang không biết bao nhiêu là ân nghĩa.
11/08/2011(Xem: 3017)
Vượt qua gần 65.000 bài dự thi gửi về BTC cuộc thi “Nét bút tri ân” lần II, bài viết “Ba hạt đậu xanh của mẹ” của cô Nguyễn Thị Việt Hà, giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong, Thị Trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đã xuất sắc giành giải Nhất năm nay. Câu chuyện của cô giáo Việt Hà về người mẹ chịu nhiều khổ đau, một mình nuôi mấy người con khi ba bỏ mẹ con cô ra đi.
11/08/2011(Xem: 3517)
Tình cờ tôi lại đọc được những vần thơ cũ, tưởng đã thấm, đã quen nhưng khi ôn lại thì thấy mới tinh nguyên, xúc động rơi nước mắt. Chắc tại đó là vần thơ về mẹ, một định nghĩa giản dị nhưng gần gũi xiết bao. Những vần thơ tôi vừa nhắc là của Thanh Nguyên: “Mẹ! Có nghĩa là duy nhất/ Một bầu trời/ Một mặt đất/ Một vầng trăng/ Mẹ không sống đủ trăm năm/ Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát...”.
11/08/2011(Xem: 3438)
Phật tử Thị Giới - Trần Đức Phi Bằng là một cộng tác viên thân thuộc của Nguyệt san Giác Ngộ. Nhân mùa Vu lan Báo hiếu, nhận được thư mời cộng tác của bộ phận biên tập, không như thường lệ, anh đã gửi đến tòa soạn một lá thư, với lời nhắn: “Lần này, như quý thầy biết, vì lu bu quá, con không viết được bài nào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]