Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguồn gốc Vu Lan

08/08/201115:17(Xem: 3687)
Nguồn gốc Vu Lan
red_rose_51
NGUỒN GỐC VU LAN
Hoà Thượng Tuyên Hoá

Hỏi: Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh nào?

Đáp:Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh Pháp Thuyết Vu Lan Bồn. Theo kinh này Phật có dạy Mục Kiền Liên rằng: "Là đệ tử của Phật tu hành đạo hiếu thảo, các con thường nhớ nghĩ cúng dường cha mẹ mình. Hàng năm nhằm ngày rằm tháng bảy các con phải sinh lòng hiếu thảo đối với cha mẹ đời này cũng như cha mẹ trong bảy đời quá khứ mà cử hành pháp hội Vu-Lan, cúng dường chư Phật và chư Tăng để báo đáp ân đức mà cha mẹ mình đã nuôi dưỡng mình". Ngày Mục Kiền Liên vâng theo lời Phật, thiết trai cúng dường mười phương tăng chúng, hồi hướng công đức về cho mẹ mình ở dưới địa ngục, khiến bà được thoát thân ngạ quỷ, vãng sinh tịnh độ.

Hỏi: Ý nghĩa của chữ Vu Lan Bồn là gì?

Đáp: Vu Lan Bồn là dịch âm từ chữ Phạn Ullambana. Ý dịch là cứu đảo huyền. Theo ngài Tông Mật, Vu Lan nghĩa là đảo huyền, ám chỉ cực mình bị treo (huyền) ngược (đảo) của chúng sinh trong địa ngục. Bồn tức là cái chậu, cái thau, tượng trưng cho vật cứu hộ những chúng sinh ấy. Do đó cách dịch thông thường của lễ Vu Lan là lễ "cứu đảo huyền, giải thống khổ" (Vu Lan Bồn Kinh Sớ quyển hạ).

Hỏi: Làm sao cứu độ chúng sinh, cửu huyền thất tổ trong hạ giới?

Đáp:Kinh kể lại rằng ngài Mục Kiền Liên dùng sức mạnh thần thông của cá nhân mình để thử cứu mẹ mình ở địa ngục mà thất bại. Do đó, muốn cứu độ chúng sinh trong cõi địa ngục, ngạ quỷ, mình cần phải nhờ tới đạo lực của tập thể chư Tăng, những vị chân thực tu hành. Xưa kia, vào rằm tháng tư, đức Phật và chư Tăng kiết hạ, (nghĩa là an trụ một chỗ để tu hành, không ra ngoài khất thực để tránh phải dẫm lên côn trùng sâu bọ sinh sản đầy dẫy vào mùa mưa). Rằm tháng bảy, là ngày cuối cùng của mùa hạ, Phật và chư Tăng tề tựu để tụng giới, thuyết pháp. Bấy giờ chư Tăng sẽ dùng đạo lực thanh tịnh của mình để hồi hướng về chúng sinh đang chịu thống khổ trong cõi dưới.

Hỏi: Trong lễ Vu Lan phải cúng dường ra sao?

Đáp: Theo như Phật dạy, những ai muốn báo hiếu cho cha mẹ bảy đời thì phải đem thượng vị ẩm thực an trí nơi một cái chậu (hay đồ đựng) để cúng dường chư Tăng trong mười phương. Sở dĩ dùng chậu hay đồ đựng có dung tích lớn là muốn ám chỉ rằng tất cả đồ cúng dường là dành cho tập thể Tăng đoàn chớ không dành riêng cho vị Tăng đặc biệt nào. Tất cả đồ vật cúng dường ấy sẽ được phân phối đồng đều cho tất cả Tăng Ni.

Hỏi: Lễ Vu Lan mỗi quốc gia, mỗi địa phương đều tổ chức khác nhau, như vậy tổ chức thế nào thì tương đối phù hợp với tinh thần chánh pháp Phật dạy?

Đáp:Vua Võ Đế vào năm Đại Đồng thứ tư (538 AD) đã từng tới chùa Đồng Thái để làm lễ trai Tăng, cúng dường. Sau rồi mỗi năm, trở thành thông lệ, các vua Hoàng Đế đều coi trọng lễ Vu Lan. Đời Đường, vua Đại Tông còn tổ chức cực kỳ long trọng, bằng cách cho thỉnh Tăng Ni, thiết bồn cúng dường ở trong hoàng cung. Về sau truyền thống phổ cập khắp nhân gian, nhiều màu mè sắc thái thế tục (như đốt vàng bạc, tiền giấy, cúng kiếng…), cũng như những phong tục nhân gian (đàn ca múa hát) được thêm vào, hoàn toàn không phải chân lý Phật dạy. Sau này vào đời nhà Thanh, có nhiều Tăng chủ trương làm lễ cung phụng Vu Lan Bồn, cúng dường Tam Bảo vào ban ngày, còn ban tối thì cúng cô hồn, siêu độ quỷ đói. Đối với người tại gia, tinh thần căn bản nhất mà lễ Vu Lan nhằm biểu hiện, nằm ở trong ba phương diện:

1. Trên phương diện căn bản làm người, thì lễ Vu Lan là cơ hội làm ta phản tỉnh: khiến mình biết hiếu thảo với cha mẹ còn sống và biết bổn phận phải giải cứu cha mẹ bảy đời xưa kia cũng như giải cứu tất cả ngạ quỷ, địa ngục chúng sinh.
2. Trên phương diện tu phước tu huệ, thì lễ Vu Lan là cơ hội để ta tu tâm chân thành: mình phải biết cung kính cúng dường chư Tăng, phụng sự Tam Bảo.
3. Trên phương diện giải thoát, thì lễ Vu lan là cơ hội để ta tu tâm đại bi: mình phải thấy sự thống khổ của mọi chúng sinh như là của chính mình.

Bởi vì nội dung siêu độ vong linh là một công việc rất trang trọng, nghiêm túc. Do đó mọi sắc thái tiêu khiển, hướng ngoại đều không đem đến lợi ích chân thật và chắc hẳn sẽ không đem lại công đức, nếu không muốn nói là sẽ gieo trồng nhân khổ cho mai sau.

Trích Báo Bồ Đề Hải, tháng 8/1997
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2018(Xem: 7454)
NHỚ MẸ MÙA VU LAN Nhạc: Thủy Lâm Synh Ca sỹ: Hiếu Nghĩa (Quảng Kiên) Hòa âm: Quý Luân Video: Khang Hoàng Thúc
25/07/2018(Xem: 4807)
CD Nhạc: Mẹ Là Phật, Giọng hát: Thích Nữ Chúc Hiếu *** 1. Phận Xa Cha Mẹ 2. Tình Mẹ 3. Vu Lan Báo Hiếu 4. Lòng Mẹ 2 5. Mẹ Là Phật Sống 6. Con Yêu Của Mẹ 7. Về Dưới Phật Đài 8. Xin Cho Con Niềm Tin 9. Thành Tâm Sám Hối 10. Con Quy Y Tam Bảo 11. Bồ Tát Vô Danh (sáng tác: Chúc Hiếu) 12. Cát Bụi Cuộc Đời 13. Sao Người Dễ Thương
29/03/2018(Xem: 11315)
BÓNG AI ĐẸP SẮC Y VÀNG - Nhạc Võ Tá Hân - Thơ Tôn Nữ Thanh Yên - Ca sĩ Trung Hậu
14/03/2018(Xem: 10168)
Poster Tiếng Chuông Khuya
13/03/2018(Xem: 10982)
Người nằm xuống, vẫn “thương bạn bè qua sông qua suối không có đò” ( Nhân ngày giỗ lần thứ 43 của cố nhạc sĩ Anh Việt Thu), Mãi đến hôm nay, người viết mới có được những lời tưởng niệm với một nhạc sĩ tài hoa và cũng là người thầy đầu tiên về lãnhvực âm nhạccủa mình.Nhạc sĩ Anh Việt Thu – Tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang – có người em tên Việt Thu, lấy nghệ danh như vậy ngụ ý người anh lo cho đứa em Việt Thu ( 1939 – 1975 )(ảnh 1).Sự chậm trễ này do điều kiện khách quan, đến khi có đủ cơ duyên mới tìm hiểu và thu góp được nhiều sự kiện. Thời gian làm học trò với nhạc sĩ tuy chỉ có hai khóa học, 6 tháng nhưng có rất nhiều kỷ niệm và chuyển biến lớn trong hoạt động văn nghệ của mình mãi đến sau này.Đặc biệt trong lãnh vực vằn hóa, văn nghệ Phật giáo. Những kiến thức đặc biệt đó đã giúp rất nhiều cái nhìn sâu sắc và tường tận các vụ việc văn nghệ của mình. Hơn nữa ông bà ta từng nói “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, dù thời gian cận những ngày của năm 1975 và sau đó nữa cuộc
07/09/2017(Xem: 4959)
Clip nhạc: Mùa Vu Lan về, nhạc: Võ Tá Hân, thơ: Thích Viên Lý, hợp ca: Ban Đạo Ca Chùa Diệu Pháp
26/08/2017(Xem: 5864)
Ca kịch ngắn Công Nương Gia-Du-Đà-La, soạn giả Bác sĩ Nguyễn Thanh Long, do nghệ sĩ Huyền Linh trình diễn trong chương trình " Vu Lan Hiếu Đạo Cội Nguồn 4" do Đoàn Cải Lương Hương Miền Nam tổ chức tại Falls Church, Virginia ngày 29/7/2017.
16/05/2017(Xem: 5261)
Lyrics Xứ Xa (Hò) Chim xa rừng, chim nhớ núi non.Người xa quê, vương vấn cội nguồn Quê ơi, trăm nhớ nghìn thương.Thương dòng sông cũ, bờ ao sau nhà Nhắc con đất tổ quê cha.Để con nhớ mãi hò ơi... con là Việt Nam (Trăng Thu Dạ Khúc) Nhớ.. lúc xa xưa, khi mình qua đây ..xứ xa.Bao nhiêu ngỡ ngàng.. gian khổ vô vàn. Giờ con nên vóc, nên vai'Biết con có còn nhớ về một quê hương xa tít .. không? Có bà chờ trông, cháu con quay về. Để mong vuốt đầu đứa trẻ ngày xưa chỉ biết tiếng .. ba.. (Vọng cổ câu 1) Ngày đó con mới vừa lên bốn. Trẻ thơ ngây chỉ biết theo cha.Bồng bế con lánh nạn đường xa. Cha mẹ mong con có một cuộc sống an.. lành.Cố dạy dổ con theo đường lối của ông bà.Mẹ hãnh diện thấy trẻ khôi ngô tuấn tú Đường công danh hiển đạt vinh quang Bao nhiêu khó nhọc vô vàn Con đã vượt qua muôn ngàn thử thách Đời viển xứ cũng nguôi ngoai mùi tân khổ Khi nhìn những thành công của con trẻ (Vọng cổ câu 2) Vui những cái mới con đã đạt, nhưng con ơi đừng quên những gì con đã c
12/05/2017(Xem: 10163)
Clip nhạc: Lòng Mẹ 2 do Ca Sĩ Ngọc Thành trình bày
25/04/2017(Xem: 12144)
Birth of The Buddha, Written by Andrew. J. Williams Produced and performed by Andrew. J. Williams and Roger. J. McLachlan Recorded by Roger. J. McLachlan
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]