Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm về tứ ân

06/08/201100:45(Xem: 2859)
Cảm niệm về tứ ân

CẢM NIỆM VỀ TỨ ÂN

Thích Thông Huệ

Đức Phật, trước khi dạy môn đệ làm Hiền Thánh, cũng rất xem trọng tư cách làm người. Con người khi sống trong xã hội là "sống cùng, sống với", không ai có thể đơn độc mà tồn tại và phát triển. Nói khác đi, mỗi người chúng ta đều chịu nhiều ơn nặng, từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt. Đạo Phật đề cập đến Tứ trọng ân (ơn cha mẹ, ơn Thầy Tổ, ơn Tổ quốc và ơn chúng sinh), và ngày Vu lan là dịp tôn vinh những ân tình ân nghĩa ấy.

Trong cuộc sống, không có hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc còn cha mẹ, và không có bất hạnh nào lớn hơn bất hạnh của kẻ mồ côi. Hình ảnh người cha lao động cần mẫn sớm hôm, người mẹ dịu hiền chăm chút các con từng miếng ăn giấc ngủ, đã từng là - và mãi là - những cung bậc êm đềm của bài hợp xướng gia đình. Căn bản đạo đức cũng bắt đầu từ sự giáo dục của gia đình, vì cha mẹ là chuẩn mực của các con từ lúc còn thơ ấu. Và mãi mãi về sau, dù ở lứa tuổi nào, chúng ta cũng thấy cha mẹ là chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể lúc ta thành công trong sự nghiệp hay hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi, ta không cảm nhận rõ điều này. Nhưng khi gặp cảnh ngộ không may, khi bị sóng đời dập vùi tơi tả, khi hoàn toàn mất niềm tin đối với người xung quanh, ta mới chợt hiểu rằng, nơi một góc trời xa yêu dấu, cha mẹ vẫn là chiếc nôi ấm cho mình ru giấc ngủ sâu, là vòng tay êm xóa tan hết nơi mình mọi buồn đau hận tủi. Ân sủng thiêng liêng ấy, tình cảm bao la bất tận ấy, ta có thể tìm được nơi đâu, ngoài cha mẹ của mình?

Đêm khuya trăng rụng xuống cầu
Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau.

Người con xa quê hương, vất vả mưu sinh, có lúc phải tạm quên cha mẹ. Cũng có khi do mải vui với vợ con bạn bè, nên tình quê bị lui xuống hàng thứ yếu. Nhưng một hôm nào đó, khi cuộc vui đã tàn, còn một mình ta trong đêm khuya vắng lặng, nhìn ánh trăng cô đơn dưới dòng sông, ta chợt nhớ về làng cũ. Ta chợt nhớ về hai đấng sinh thành tuổi cao sức yếu, ngày ngày tựa cửa trông ngóng tin con. Đau lòng lắm khi thấy mình chưa đền đáp một phần nhỏ công ơn sâu dày của cha mẹ. Vội vã trở về mong chuộc lại lỗi lầm, thì hỡi ôi, cha mẹ đã không còn! Hối hận cách mấy, khóc than cỡ nào cũng không thể kéo lại thời gian đã mất. Nỗi đau này, niềm hối tiếc này đến bao giờ mới nguôi ngoai!

Mất cha con cũng u ơ
Mất mẹ con cũng bơ vơ một mình.

Không người nào muốn mình mất cha mẹ, nhưng vô thường nào có tha cho một ai? Vì thế, ngay khi cha mẹ còn sinh tiền, ta nên biết trân quý từng ngày sum họp, như quý viên ngọc vô giá đang cầm trên tay mà chắc chắn không thể giữ được vĩnh viễn. Sự trân quý ấy, kết hợp với sự biết ơn và thương kính chân thành đối với cha mẹ, là những điểm xuất phát của lòng hiếu thảo. Chúng ta biết ơn cha mẹ vì thân ta do cha mẹ mà có, nhờ cha mẹ mà trưởng thành. Chúng ta thương cha mẹ khi ta còn thơ dại, vì cha mẹ là nơi nương tựa vững chãi bình an nhất. Ta thương cha mẹ khi ta khôn lớn, vì biết mỗi ngày ta sống hạnh phúc ấm no là một ngày ta rút bớt sức lực của các Người. Ta càng thương cha mẹ khi ta có con cái, vì lúc bấy giờ ta mới thấm thía được sự hy sinh của cha mẹ đối với con. Rồi một hôm, nhìn kỹ dung nhan cha mẹ, hốt nhiên thấy Người đã quá già yếu, thì ngoài tình thương ta còn có sự lo lắng, vì biết thời gian sum họp chỉ còn tính từng tháng, từng ngày! Những người con hiếu thảo, thời gian qua đã có phước duyên phụng dưỡng cha mẹ, giờ càng cố tạo nhiều cơ hội làm Người vui lòng. Còn những người chưa từng nghĩ đến chữ hiếu, nay có kịp giật mình tỉnh ngộ, hay vẫn còn rong chơi đâu đó nơi phố chợ phù hoa?

Ngày nay, trong xu thế khôi phục và phát huy truyền thống văn hóa đạo đức, các quan hệ xã hội càng được đề cao. Trong đó, quan hệ thầy - trò được đặt lên hàng đầu. Phần đông gia đình phải bận rộn về sinh kế, nên việc dạy dỗ con em đều phó thác cho thầy cô. Vì thế, môi trường giáo dục chủ yếu về chữ nghĩa lẫn đạo đức là nhà trường.

"Nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Người dạy ta một chữ là thầy ta, dạy nửa chữ cũng là thầy. Nhờ thầy, ta mới tiếp cận với tri thức loài người, mới hòa nhập với đời sống văn minh, mới có nghề nghiệp ổn định. Ở thời đại hiện nay, khi thế giới ngày càng thu hẹp, con người càng xích lại gần nhau nhờ những phương tiện truyền thông và giao thông tiên tiến, tri thức lại càng cần thiết để bắt kịp và thích nghi với đà tiến hóa của xã hội. Do vậy, vai trò của thầy cô càng trở nên quan trọng không thể thiếu, đối với quan điểm thế gian.

Trên phương diện xuất thế gian, thầy dạy đạo còn có vị trí cao cả hơn, vì thầy dạy ta những phương pháp tu hành để trở thành người đạo đức, để thăng hoa đời sống tâm linh. Nếu ta biết ơn cha mẹ và thầy cô ngoài đời vì công sinh thành dưỡng nuôi và giáo dục ta trong một đời kiếp, thì ta càng nhớ thầy dạy đạo gấp nhiều lần hơn, vì thầy nuôi lớn thân huệ mạng bất sinh bất diệt của ta, dìu dắt ta trên lộ trình giác ngộ giải thoát.

Kinh Vu Lan Bồn sớ có 4 câu kệ:

Khể thủ Tam giới chủ
Đại hiếu Thích Ca Văn

Lụy kiếp báo thâm ân

Tích nhân thành Chánh giác.

Chúng ta cúi lạy Bậc Đại hiếu Thích Ca là Đấng Giáo chủ trong ba cõi. Ngài đã trải qua nhiều kiếp báp đáp những ân sâu, nhờ tích chứa nhân lành nên ngày nay thành tựu đạo quả vô thượng. Đức Phật là một tấm gương sáng chói về lòng hiếu thảo và sự trọng nghĩa trọng tình. Với trí vô sư, Ngài biết tất cả chúng sinh đều có liên hệ thân thuộc lẫn nhau, qua vô lượng kiếp luân hồi trong quá khứ. Do vậy, Ngài dạy chúng ta mở lòng thương bình đẳng và rộng khắp đến tất cả mọi loài, không sát sinh hại vật để thỏa mãn nhu cầu ăn mặc, giải trí cho riêng mình.

Trong đời hiện tại, mỗi cá thể cũng có tương quan hữu cơ với cộng đồng xã hội nói riêng và với vạn vật nói chung. Chúng ta chịu ơn tất cả mọi người, từ người nông phu gieo trồng lúa mạ rau trái cho ta ăn, người thợ dệt làm ra y phục cho ta mặc, đến biết bao ngành nghề khác phục vụ ta trong cuộc sống đời thường. Chúng ta cũng chịu ơn cỏ cây hoa lá chim muông tạo cho ta môi trường thanh sạch; và nhờ sự hiện hữu vô vị lợi của chúng, ta có thể học được nhiều bài học quý giá về cách sống trọn tình. Loài hoa nào cũng cố gắng nở hết sức để làm đẹp và tỏa hương cho đời, mà không hề giữ lại một chút gì cho riêng mình; loài chim mỗi sáng cũng cố gắng hót ca hết sức để tặng cho đời những âm thanh trong trẻo. Chúng không hề ganh ghét tị hiềm lẫn nhau, không hề phân biệt kẻ nhận lãnh là thiện hay ác, giàu có hay nghèo hèn. Những bài học ấy lúc nào cũng sẵn sàng trước mắt, nếu ta biết mở lòng ra đón nhận.

Chúng ta cũng mang ơn những vị lãnh đạo quốc gia đã vạch kế hoạch cho toàn dân được cơm no áo ấm, được yên ổn làm việc, học hành. Cuộc sống thanh bình hiện tại đã được đánh đổi bởi vô vàn hy sinh mất mát của quá khứ. Cuộc sống ấy được duy trì cũng nhờ sự đóng góp tích cực và thầm lặng của biết bao chiến sĩ, đang chiến đấu trên những trận tuyến tuy vô hình nhưng thật nhiều cạm bẫy gian nan.

Ngày Vu lan, với thông điệp nhắc nhở mọi người nhớ lại và tìm cách đáp đền những ân tình ân nghĩa đã cưu mang, đã góp phần trong công tác văn hóa tư tưởng, giúp thúc đẩy xã hội phát triển hòa nhịp giữa vật chất, tri thức và đạo đức. Bởi vì, một xã hội văn minh không phải nhờ sự phồn vinh vật chất, mà từ phong cách sống và lối cư xử giữa con người với nhau sao cho hợp với tình đời lý đạo. Cho nên có thể nói ngày lễ Vu lan là một lễ hội tình người, không chỉ có ý nghĩa đối với hàng tứ chúng con Phật, mà còn đối với toàn thể nhân loại nói chung - bây giờ và mãi mãi.

Người gửi bài: Toàn Trung


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2019(Xem: 15032)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ : quặn lòng đau.
28/07/2019(Xem: 7474)
Thoáng trông chiếc lá vào thu Chuông chùa ngân, nhớ mùa Vu Lan về. Chạnh niềm dặm khách trời quê, Sương mờ giăng, bóng chiều lê thê buồn !
28/07/2019(Xem: 7361)
Ta nhớ ngày xưa chuyện kể ra Một mùa thu trước buổi lâu xa. Có vườn hoa nở cành hoa diệu Lùa ngát hương thơm khắp mọi nhà.
08/05/2019(Xem: 12569)
Xin giới thiệu CD Nhạc Phật Giáo mới nhất của của Nhạc Sĩ Phi Long Thích Viên Giác Giữa hai dòng sông: (Ca sĩ Mỹ Lệ trình bày) Trang Nhà Quảng Đức chân thành cảm ơn Đại Đức Viên Giác gởi tặng CD này và xin chân thành giới thiệu đến với quý độc giả gần xa. Xin quý đồng hương Phật tử thỉnh CD nhạc này để góp phần xây dựng Chánh Điện Chùa Đôn Hậu do chính Đại Đức Thích Viên Giác khai sáng
08/05/2019(Xem: 12757)
Tìm Về Chốn Xưa Nhạc và lời: TVG-Phi Long Cố vấn thực hiện: Thiện Bảo Hòa âm: Quang Vĩ - Thanh Hải - Vân Tuyên Thu thanh & Mix: Kim Lợi Studio Thiết kế hình ảnh & bìa: TMT STT Nhạc phẩm Nhạc và Lời Ca Sĩ 01 Lời giới thiệu La Thoại Phi 02 Thời gian qua mau TVG - Phi Long Lâm Minh Chi 03 Mai về đâu ? TVG - Phi Long Bouner Trinh 04 Những tối mùa đông TVG - Phi Long Vân Trường 05 Thuyền Bát Nhã TVG - Phi Long Cẩm Ly 06 Tìm về chốn xưa TVG - Phi Long Trang Mỹ Dung 07 Rồi cũng thế TVG - Phi Long Văn Quang Long 08 Mùa xuân trên xứ Bắc Âu TVG - Phi Long Giao Linh 09 Thế kỷ 21 TVG - Phi Long Nhóm AC&M 10 Tình yêu TVG - Phi Long Nhã Phương 11 Chào đón chư Tôn TVG - Phi Long Thùy Dương-Vân Khánh 12 Những tối mùa đông TVG - Phi Long Bonus Track 13 Chào đón chư
08/05/2019(Xem: 11762)
CD Nhạc Phật Giáo: Tìm của Nhạc Sĩ Phi Long Thích Viên Giác, Trụ Trì Chùa Đôn Hậu, Trondheim, Na Uy; Sao vội thế, Tìm về chốn xưa, Phật là cửa Từ Bi
08/05/2019(Xem: 12572)
CD Nhạc Phật Giáo: Lối Về (Nhạc sĩ Phi Long Thích Viên Giác, Trụ Trì Chùa Đôn Hậu, Na Uy); STT Nhạc phẩm Nhạc và Lời Ca Sĩ 01 Lời giới thiệu Kiều Hải Chuyên 02 Đoá hoa vô ưu TVG - Phi Long Hương Lan 03 Mai về đâu TVG - Phi Long Đình Huy 04 Chuông khuya TVG - Phi Long Mỹ Lệ 05 Chuẩn bị tư lương TVG - Phi Long Khánh Duy 06 Đường về bên ấy TVG - Phi Long Phương Thanh 07 Thuyền Bát Nhã TVG - Phi Long Cẩm Ly 08 Lối về TVG - Phi Long Đan Trường 09 Linh Sơn Hành Khúc TVG - Phi Long Nhóm Trio 666 10 Cành dương liễu tươi mềm TVG - Phi Long Quang Dũng 11 Gương hiếu đạo TVG - Phi Long Thanh Thúy 12 Miên trường TVG - Phi Long Bouner Trinh 13 Tìm về cõi tịnh TVG - Phi Long Đàm Vĩnh Hưng 14 Chuông khuya Hòa tấu Hòa tấu 15 Tìm về cõi tịnh Hòa tấu Hòa tấu
03/11/2018(Xem: 10529)
Nhạc Karaoke: Cảm Ơn Phật, thơ của HT Thích Quảng Thanh, nhạc của Nhạc sĩ Võ Tá Hân; Layout Karaoke clip: Nhạc sĩ Đức Quảng
28/08/2018(Xem: 7520)
Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp: Papa, câu chuyện rơi nước mắt tuổi 18 của ca sĩ Hồng Nhung
27/08/2018(Xem: 7064)
Trầm luân bể khổ cuộc đời Mưu sinh gian khó Bẫy người hiểm nguy Ngỡ mình thẳng cánh tung bay
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567