Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa lòng

30/06/201114:13(Xem: 3281)
Hoa lòng

HOA LÒNG

Minh Mẫn

Trong căn phòng hẹp trên lầu một, hằng ngày là lớp học cho khóa sinh trường Huấn Luyện Giảng Sư do HT Huyền Vi đảm trách, hôm ấy Phật tử tổ chức cài hoa nhân mùa Vu Lan.

Văn nghệ vườn cũng do PT trình diễn, khán thính giả toàn là tín đồ chùa Phật Quang và tăng sinh nội trú; tôi lẫn khuất đám đông về phòng nằm đọc sách, vì không thích huyên náo, vả lại, cứ mỗi độ Vu Lan về, gợi lại trong tôi niềm ray rức nội tại như dằn vật lẫn nhau !

Lần đầu tiên tôi dự lễ Vu Lan tại chùa Vạn Thọ, Tân Định, các em GĐPT do chị An hướng dẫn, thật cảm động khi từng bàn tay bé bỏng, hồn nhiên, dâng quà lên cho cha mẹ, chúc thọ mẹ cha. Với bài hát Bông Hồng Cài Áo, bằng giọng non nớt thiếu điêu luyện đệm theo động tác dâng hoa; từng khay hoa lần lượt đi vòng những người tham dự; đến trước tôi, em thiếu nữ chắp tay nghiêng đầu hỏi:

Bạch thầy, chọn hoa nào ạ?

Tôi lưỡng lự phân vân mặc dù cũng đã chuẩn bị cho mình một câu trả lời, buổi lễ thật cảm động nen tôi hơi bối rối, - mình phải chọn hoa nào ư? Màu nào cũng là hoa hồng cả, thế nhưng cha mẹ còn, không thể nhận màu trắng tang tóc! Màu hồng? không, vì đời tôi đã thiếu tình thương từ tấm bé. Khi lọt lòng mẹ, tôi phải sống với bà con nội ngoại; Trong số anh em, tuy tôi con trưởng, nhưng không được một tình thương như bao đứa con ruột cần có; sau ngày đình chiến, tôi được trả lại gia đình để đi học. Ở quê ngoại, ruộng đồng xứ Huế cằn cỏi, nghèo nàn thê lương đến độ con trâu cũng lòi xương mông xương sườn, con người má hóp da nhăn, trẻ con làm sao lớn khỏe được khi khoai lang, khoai mì khô là món ăm hằng bữa!

Ba tôi là giám đốc ngân hàng nông thôn ở một quận lỵ đèo heo hút gió dọc quốc lộ duyên hải song song dãy trường sơn, gia đình theo nề nếp phong kiến lạc hậu, mẹ tôi ảnh hưởng một phong cách cư xử cay nghiệt, độc tài đối với mọi người trong gia môn, ba tôi tuy nghiêm khắc nhưng nhu nhược trước mãnh hổ của mẹ tôi, hầu như ngoài bổn phận làm ra tiền, ba tôi không có quyền gì trong gia đình, quyết định chỗ ở, xin di chuyển công tác, đến việc nuôi con gà con heo, dời bàn đổi ghế, dọn bàn thờ đều do mẹ tôi chỉ định; bà con nội ngoại rất sợ mẹ tôi, họ thường bảo – tôi và mẹ tôi xung khắc tuổi,tôi chả tin lắm, nhưng mỗi lần về sống chung là đủ chuyện xẩy ra. Phần lớn mọi đổ bể hằn hộc trong gia đình đều trút lên đầu tôi, tôi thường bị văng miễng khi ba mẹ tôi bất hòa, bị đòn lây khi em tôi làm quấy; Cái đánh đập dành cho tôi cũng là lối hình phạt quân sự. Năm lên bảy tuổi, tôi giữ đứa em gái một hai tuổi bị té, ba tôi sút một cú phạt đền, rất may, tôi chỉ văng độ vài thước mà không bị trúng vào trụ golf nào. Mỗi lần ăn đòn, mẹ tôi bắt nằm im, gần đủ 100 roi qui định mà la khóc hoặc nhúc nhích xuýt xoa là bỏ, đánh lại từ đầu. Trên đầu,vai, lưng tôi vẫn còn vết roi nứt da từ tấm bé, những bó roi mây luôn để sẳn trong nhà như những dụng cụ tra tấn vẫn ám ảnh trong tôi. Bao đêm trái gió trở trời làm đau nhức vết thương bởi những trận đòn chí tử, tôi chỉ biết rên khẻ, hai hàng nước mắt thấm khóe giữa canh khuya trên chiếc chõng tre ở nhà bếp, thèm được bàn tay ai đó vuốt ve an ủi. Tôi tủi thân nhìn những đứa bé cùng lứa nhà kế bên được cha mẹ âu yếm. Các buổi học ít khi được liên tục, vì phải giữ em hoặc đi chợ; Đến trường, tôi nhặt từng mãnh giấy trắng học trò hoang phí để đóng thành tập chép bài, mượn sách của bạn về tự học vì không có tiền mua; Thức thật khuya để cố gắng học cho kịp bạn hoặc viết lại những bài mà những buồi không được đến trường; Thỉnh thoảng tôi bị phạt đứng trên bảng đen hoặc quì gối vì không thuộc bài, thầy đâu hiểu vì tôi không có thì giờ để học. Ngay cả cái ăn tôi cũng không đủ no, một hôm tôi thèm cái bánh tráng nướng phồng hấp dẫn, có thêm cục mắm ruốt, món ăn phổ biến của người dân Phan Rí, 50 xu một cái chả đáng là bao nhưng không bao giờ tôi có tiền trong túi, đánh liều, tôi mua chịu, mấy hôm sau, người bán bánh đòi tiền mẹ tôi, thế là một trận đòn thừa chết thiếu sống, cộïng thêm một ngày bỏ đói để bù lại cái bánh tráng và cục mắm ruốt ấy..

Bao nhiêu cái khắc khe đã un đúc tôi trở thành con người cứng rắng, khô khan. Nhiều lần thoát li gia đình, tôi về lại nội, ngoại ở Hội An và Huế rồi cũng bị đưa trở lại.

Tuổi trẻ không thể sống thiếu tình người trong một không khí cô đặc, nặng nề luôn bị đe dọa đánh đập hành hạ; Khi gia đình đổi vào Phan Thiết, tôi đi qua chiếc cầu sắt, nhìn xuống giòng nước xanh chảy ra biển, tôi thèm được gieo mình xuống để thoát khỏi nỗi u ám đau buồn, tôi viết thơ tuyệt mệnh để lại gia đình bên cạnh bình sữa tôi vùa khuấy cho em lúc khuya, ra đến cầu sắt lúc 05 giờ sáng, nhìn dòng nước mang bóng đen hiu hắt từ các ánh đèn xa xa bên kia sân ga tàu lửa, tôi bỗng chạnh lòng nhớ lại bầy em, nhớ người cha nghiêm khắc, nhớ người mẹ cay nghiệt, độc ác, tôi qua lại mấy lượt trên cầu, cuối cùng đi thẳng về sân ga, chui qua hàng rào để vào toa xe, trốn trong cầu tiêu mãi đến khi xe chuyển bánh, tôi chả biết xe về đâu, miễn là đi khỏi cái gia đình khủng khiếp ấy. Suốt thời gian tàu vào đến Sài gòn, tôi nhịn đói, nhịn khát, nhưng trong lòng trải rộng niềm phấn khởi nơi chân trời mới.

Tôi phấn đấu lắm mới học kịp bạn bè khi tuổi quá quy định. Rồi nhân duyên đến, tôi yêu màu áo giải thoát. Thật sung sướng khi mặc vào người, cái áo nhật bình bạc màu, chừa chóp tóc giữa đầu; cuộc sống hoàn toàn mới lạ, thanh thoát nhẹ nhàng, bấy giờ chung quanh tôi những người ăn nói rất hiền dịu, từ tốn,tôi không còn thấy tầm nhìn soi mói, đe dọa – cuộc sống như là bình đẳng; Ngày tháng như thế lớn dần theo sự trưởng thành lòng nhân huân tập từ đạo giáo.

Tôi trải qua mấy mươi mùa Vu Lan, chứng kiến nhiều lần hoa nở trên áo, cũng bao lần tôi xao xuyến u buồn nhớ về quá khứ..

Những đám đông, hội hè giải trí đều xa lạ đối với tôi. Do vậy, tôi rút khỏi lễ cài hoa tại Phật Quang năm xưa, bé Thanh, cô gái 18 tuổi, đã mang đến tận phòng cài lên áo tôi cánh hoa trắng mà không hề hỏi sự lựa chọn của tôi; Vâng, bé Thanh đã nhường cánh hoa của cô ta, một cánh hoa u buồn mất mẹ, không phải trút nỗi u buồn cho tôi, nhưng Thanh muốn chia xẻ niềm vui Vu Lan với tôi. Tôi cảm xúc im lặng, mắt ngó xuống – vẫn là cánh hoa mọi năm – 23 năm trước lễ Vu Lan của GĐPT chùa Vạn Thọ – tôi ấp úng trả lời câu hỏi nghiêm túc của thiếu nữ cài hoa:

- Cho thầy cả 2 màu trắng đỏ!

Hai cánh hoa cài lên ngực áo Nhật Bình giữa sự kinh ngạc của mọi người – bàn tay người thiếu nữ ngần ngại ngở như nghe nhầm tôi nói –rồi 2 cánh hoa vẫn nở trong tôi.

Mọi người cười ầm cả lên như điều kỳ lạ; tôi cúi xuống nhìn màu hoa trắng đỏ – màu trắng trong hay màu tang tóc hồn tôi dành cho gia đình; Màu đỏ thắm tình hiếu tử hay vết thương còn đó của đời mình…

Thanh rút lui từ lúc nào,tôi vẫn tần ngần ngắm nhìn cánh hoa trắng đang ngự trị trong tôi. Trên phòng – buổi lễ vẫn huyên náo, càn vùi sâu hồn cô lữ trong không gian u tịch riêng lẻ.

Vâng, tôi xin chọn tất cả, bởi vì máu thịt nầy, thân thể nầy, bàn tay này vẫn do cha mẹ sinh ra !

Vu Lan 1972
MINH MẪN

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2011(Xem: 3417)
Phật tử Thị Giới - Trần Đức Phi Bằng là một cộng tác viên thân thuộc của Nguyệt san Giác Ngộ. Nhân mùa Vu lan Báo hiếu, nhận được thư mời cộng tác của bộ phận biên tập, không như thường lệ, anh đã gửi đến tòa soạn một lá thư, với lời nhắn: “Lần này, như quý thầy biết, vì lu bu quá, con không viết được bài nào.
11/08/2011(Xem: 3225)
Mẹ sinh con ra nhưng khi con còn rất nhỏ, mẹ lại không có điều kiện để chăm sóc con. Mọi thứ đều phải nhờ vào bà ngoại và mấy dì. Việc ấy khiến giữa con và mẹ luôn có khoảng cách. Con không thể nói với mẹ về những gì con muốn nói, cũng không mấy khi chịu lắng nghe về những gì cần lắng nghe. Khi mẹ hỏi một điều gì đó, con không trả lời. Con đối với mẹ hơn cả người dưng nước lã. Nhưng mẹ vẫn bình thường. Mẹ vẫn làm những gì mẹ có thể làm, bù cho những ngày mẹ đã bỏ lỡ trước đây.
09/08/2011(Xem: 7885)
Ngày lễ Vu Lan không gì khác hơn là ngày lễ dành cho cha mẹ, ngày nhắc nhở phận làm con là phải biết nhớ về cội nguồn, phải luôn tâm niệm báo đáp công ơn của cha mẹ.
09/08/2011(Xem: 5730)
Khi con bắt đầu lớn khôn nên người, thì lúc đó con mới cảm nhận được tình thương bao la, rộng lớn mà mẹ đã dành cho con - một sinh mạng nhỏ nhoi được lớn khôn và trưởng thành...
08/08/2011(Xem: 3684)
Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh Pháp Thuyết Vu Lan Bồn. Theo kinh này Phật có dạy Mục Kiền Liên rằng: "Là đệ tử của Phật tu hành đạo hiếu thảo...
07/08/2011(Xem: 6610)
Kinh Vu Lan thuật chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên với thần lực đệ nhất mà vẫn không cứu được mẹ nơi cảnh khổ ngạ quỷ. Sau đó, vâng lời Phật dạy, Tôn giả đã thiết lễ trai nghi...
06/08/2011(Xem: 6311)
Sau khi xuất gia khoảng 5 năm, vị tân Tỷ-kheo ấy đã am tường giáo pháp và được các vị trưởng lão cùng đại chúng tán thán về đức hạnh.
06/08/2011(Xem: 3199)
Trên phương diện xuất thế gian, thầy dạy đạo còn có vị trí cao cả hơn, vì thầy dạy ta những phương pháp tu hành để trở thành người đạo đức, để thăng hoa đời sống tâm linh.
06/08/2011(Xem: 6319)
Một chút ánh sáng nhỏ nhoi, giúp con soi tỏ những giọt mồ hôi không hình nơi mẹ. Nhưng phải tự khi làm mẹ, mới thấu vô vàn cái nhọc mẹ mang.
05/08/2011(Xem: 10581)
Khi có con, ngoài cái trao hết cái nhựa sống, cái khí huyết của mình để nuôi con, người mẹ còn trao cho con cái tinh hoa đạo đức của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]