Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tường thuật về Khóa An Cư 2018 tại Chùa Việt Nam, Nhật Bản

17/08/201817:20(Xem: 7030)
Tường thuật về Khóa An Cư 2018 tại Chùa Việt Nam, Nhật Bản

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Năm nay, chư Tăng Ni đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản đã trang nghiêm tổ chức An Cư kiết hạ mùa đầu tiên từ ngày 09-15/08/2018. Trong dòng chảy lịch sử từ 1953 đến nay, đã có nhiều thế hệ Tăng Ni Việt Nam qua Nhật du học, nhưng Phật Giáo Việt Nam vẫn mang một màu sắc theo tự thể cá nhân và chưa có một kỳ Bố Tát, An Cư nào được tổ chức. Vì vậy, đây là một bước chuyển mình của Phật Giáo Việt Nam tại Nhật Bản (do HT Thích Minh Tuyền khai sơn, xem trang tưởng niệm cố HT) . lịch sử đã bước sang một trang mới khởi sắc theo định hướng sự hình thành “ Tăng đoàn” và làm việc theo tinh thần hòa hợp của Tăng.

Trong suốt thời gian An Cư, các thời khóa đã được diễn ra miên mật theo truyền thống Phật Giáo Việt Nam.

Chư Tăng Ni đã cùng nhau tu tập trong sự thanh tịnh, hài hòa và xây dựng chất liệu “ hòa hợp” trong chốn Thiền Môn. Có thể nói, khóa An Cư lần này được chư Tôn Túc chứng minh hoan hỷ, hàng Phật tử tại gia vui mừng đảnh lễ hình ảnh Tăng đoàn tề tựu về một trú xứ để cùng An Cư.

Trong đó, bốn buổi hội thảo đã được diễn ra với nhiều chủ đề xoay quanh về giáo lý, hoằng pháp, đời sống Tăng Ni tại Nhật và sắc màu Phật Giáo Việt Nam tại xứ sở hoa anh đào.

Cụ thể, hai buổi đầu tiên HT. Chứng Minh Thích Như Điển đã giảng nói khái quát về sự tương thông và dị biệt giữa Đại Tạng Kinh Nam truyền - Bắc truyền. Qua đó, HT đã nhấn mạnh về tính phương tiện trong kinh điển Đại thừa nhưng vẫn không ra khỏi sự chuyên chở giáo lý căn bản mà Đức Thế Tôn đã giảng dạy. Ngoài ra, HT đã lắng nghe những trăn trở, khó khăn của hàng hậu học đang hoạt động Phật sự và học tập nghiên cứu tại đây. Là bậc đại tiền bối đã từng du học tại Nhật, HT đã đồng cảm được những sự khó khăn vất vả của chư Tăng Ni đang hữu duyên hoằng pháp, học tập tại xứ người. Vì vậy, HT đã nhắc nhở nhiều lần với chư Tăng Ni rằng: “Làm Đạo cần sự dõng mãnh, tinh tấn và sự hy sinh. Nhưng trên hết, các Thầy Cô phải luôn ghi nhớ tính chất của Tăng là hòa hợp, làm gì thì làm huynh đệ cố gắng ngồi lại với nhau cùng sẻ chia công việc Phật sự và nhất là nên tổ chức các kỳ Bố Tát, An Cư để giữ gìn nếp sống Tăng già tại đây”. Tiếp nối lời dạy của HT, hai buổi thảo luận tiếp theo, chư Tăng Ni đã tập trung vào vấn đề hoằng pháp, bên cạnh đó cũng đưa ra hiện trạng thực tế và triển khai những định hướng cho tương lai Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản. Đặc biệt, chư huynh đệ đã có những ý kiến về sự hỗ trợ tinh thần cho Tăng Ni sinh đang và sẽ du học tại Nhật cũng như san sẻ những khó khăn trong cuộc sống, nâng cao tinh thần tập thể qua sự hỗ trợ, đùm bọc lẫn nhau.

Đúc kết lại các buổi hội thảo, chư Tăng Ni đã thấy rõ được hiện trạng Phật Giáo Việt Nam tại Nhật Bản, đồng thời chỉ ra phương cách giải quyết những vấn đề bất cập đang xảy ra và định hướng cho vấn đề hoằng pháp cũng như học tập Phật Giáo tại Nhật Bản.

Sau khóa An Cư, chư Tăng Ni tại Trường Hạ đã trang nghiêm tổ chức lễ Tự Tứ và Vu Lan vào ngày 15/08/2018.

Sau sự kiện lần này, nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho nhân duyên hội đủ để chư Tăng Ni có thể ngồi lại chung tay hoằng pháp cũng như sống trong tình linh sơn pháp lữ. Hầu mong đem chánh pháp xiển dương và để lại dấu ấn lịch sử cho Phật Giáo Việt Nam tại Nhật được rạng ngời mai sau.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

-Ban Truyền Thông Phật Giáo Tại Nhật Bản
(Hiền Nhiên)

 

An Cu Chua VN_Nhat Ban 2018 (1)An Cu Chua VN_Nhat Ban 2018 (2)An Cu Chua VN_Nhat Ban 2018 (3)An Cu Chua VN_Nhat Ban 2018 (4)An Cu Chua VN_Nhat Ban 2018 (5)An Cu Chua VN_Nhat Ban 2018 (6)An Cu Chua VN_Nhat Ban 2018 (7)An Cu Chua VN_Nhat Ban 2018 (8)An Cu Chua VN_Nhat Ban 2018 (9)An Cu Chua VN_Nhat Ban 2018 (10)An Cu Chua VN_Nhat Ban 2018 (11)An Cu Chua VN_Nhat Ban 2018 (12)An Cu Chua VN_Nhat Ban 2018 (13)An Cu Chua VN_Nhat Ban 2018 (14)An Cu Chua VN_Nhat Ban 2018 (15)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2011(Xem: 5550)
Không ngờ tôi đã tham dự khóa Giáo Lý Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 23, bởi vì đầu gối của tôi vẫn còn đau sau khi giải phẫu nhưng tôi đã quyết đi, không hề nản chí. Và đúng như lời Phật đã dạy: „Mọi chuyện đều khởi đi từ duyên, duyên còn còn hiện hữu, duyên tan mọi sự trở về với trống không“. Tôi tưởng là tôi đã đến sớm trước một ngày nhưng từ 18.7 đã có người đến rồi nên đến nơi đã thấy tấp nập người ra vào và tôi đã nhập vào dòng chảy xôn xao mà vô cùng ngọt ngào đó!
28/08/2011(Xem: 5149)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 2 (2002) tại Sydney, ĐĐ Trưởng ban tổ chức Thích Nhuận An
06/05/2011(Xem: 9221)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
15/04/2011(Xem: 6889)
Chương trình khóa tu 14/04 đến 17/04/2011 tại Thiền Viện Chánh Pháp
11/04/2011(Xem: 9370)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002)
01/11/2010(Xem: 844)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
01/11/2010(Xem: 33788)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
17/10/2010(Xem: 7751)
Hơn 6 tiếng xe lửa từ Aschaffenburg, tôi trở về đến nhà gần 10 giới tối. Lục đục tắm rửa, ăn chén súp nóng (do chồng nấu cho) huyên thuyên kể chuyện, rồi đánh răng... mãi gần 12 giờ khuya tôi mới lên giường đi ngủ. Sáng sớm hôm sau 6 giờ thức dậy sửa soạn đi... cày. Công việc ứ đọng của 2 ngày thứ 5, thứ 6 (lấy hè, cộng với công việc của thứ 2 đầy ắp trên bàn. Tôi một mình chịu trách nhiệm một phòng không ai thay thế). Ông xếp trước khi về văn phòng còn đứng đó chờ đợi, vẻ lo âu. Tôi trấn an ông:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567