Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những ngày An Cư Kiết hạ tại Nhật Bản

11/08/201817:00(Xem: 8186)
Những ngày An Cư Kiết hạ tại Nhật Bản



Khoa An Cu 2018_chua Viet Nam Nhat Ban (36)
Những ngày An Cư Kiết hạ tại Nhật Bản

Thích Như Điển

 

Có thể nói rằng, những ngày An Cư Kiết Hạ từ ngày 9 đến 15 tháng 8 năm 2018 của chư Tăng Ni Việt Nam tại Nhật Bản vừa qua, là những ngày khởi đầu năng động của Phật Giáo Việt Nam tại Nhật Bản kể từ năm 1953 trở lại đây. Lý do đơn thuần chỉ vì việc học, nên chư Tăng Ni kẻ đến người đi, suốt một thời gian dài như thế, nay mới là thời điểm bắt đầu cho việc hoạt động Phật sự tại đây trở thành nề nếp, quy cũ.

 

Sở dĩ có được nhân duyên nầy là do cố Hòa Thượng Thích Minh Tuyền đã thành lập, xây dựng nên Chùa Việt Nam tại vùng Atsugi, thuộc tỉnh Kanagawa gần Tokyo; năm vừa qua (2017) chư Tăng Ni và Phật Tử Việt Nam khắp nơi tại Nhật Bản đã vân tập về đây để tham gia lễ Tang của Ngài và năm nay chính là ngày Tiểu Tường của Ngài cũng như lễ Lạc Thành Chùa Việt Nam vào ngày 4-5 tháng 8 năm 2018. Sau đó nhân sự tùng sự, Đại Đức Thích Nhuận Ân, người Trụ Trì kế tục cố Hòa Thượng đã cung thỉnh chư Tôn Đức ở hải ngoại về tham gia những lễ trên và tiện thế tổ chức lễ An Cư Kiết Hạ lần đầu tiên, có đại diện của 5 chùa Việt Nam tại Nhật Bản tham dự và chư Tăng Ni có 17 vị tất cả. Đây là một niềm vui và là một vận hội mới cho Phật Giáo Việt Nam tại đây.

 

Được biết rằng trong hiện tại của năm 2018 nầy, người Việt Nam chưa có giấy tờ định trú tại Nhật là 260.000 người và nếu kể cả những người có giấy tờ cư trú hoặc đã nhập quốc tịch trong suốt những năm qua độ 50.000 người nữa, thì con số nầy ngang ngửa với số người Việt Nam đang định cư, tỵ nạn tại Canada và Úc Châu. Đây là một tin mừng mà cũng có lắm nguồn tin không vui lắm, vì lẽ người Nhật trong hiện tại cần những thế hệ trẻ đến quê hương của họ để làm công nhân, nên người Việt Nam mới có cơ hội đến được xứ sở Hoa Anh Đào nầy, nhưng những tệ nạn xã hội như ăn cắp vặt hay ăn cắp có tổ chức lại bị phanh phui ở nhiều nơi trên nước Nhật do những băng nhóm người trẻ mới đến xứ nầy. Vô hình chung họ đã để lại những dấu ấn không hay làm hoen ố đi hình ảnh của người Việt Nam đến trước đã hy sinh, cần mẫn bao nhiêu trong khi làm việc để gầy dựng nên sự nghiệp, do vậy mà chúng ta không thể vui được với những tin tức như thế nầy.

 

Từ những hình ảnh đó, chùa viện của Nhật Bản hay Việt Nam, hoặc chư Tăng Ni là những hình ảnh mô phạm để cho họ có thể nương nhờ, sám hối tội lỗi đã gây nên và cố gắng phục thiện để trở thành một người công dân tốt của cả hai nước Nhật Việt.

Chan Dung HT Thich Minh Tuyen_1938-2017

 

Ở vào thời điểm xa xưa của những năm 1953, 1954 đến năm 1975 đã có gần 30 chư Tôn Đức Tăng Ni từ Việt Nam đến du học tại Nhật Bản. Đa phần sau khi học xong họ đã về nước làm việc hay đến các xứ Âu, Mỹ, Úc để tiếp tục con đường phụng sự cho tha nhân. Do vậy mà trong thời gian nầy đã không có một ngôi chùa Việt Nam nào được thành lập tại Nhật Bản cả. Sau năm 1975 có một số chư Tăng Ni đến tỵ nạn tại đây, nhưng cuối cùng họ cũng đã ra đi định cư ở những nước thứ ba khác trên thế giới. Chỉ còn lại những vị Tăng Ni sinh đi du học sau nầy kể từ thời điểm 1994 đến nay, sau khi thành tài có một số quý vị về lại Việt Nam để làm việc và một số khác sau khi tốt nghiệp Cao Học hay Tiến Sĩ, họ quyết định ở lại đây lập chùa để hướng dẫn đời sống tinh thần cho những người Việt Nam xa xứ. Do vậy Phật Giáo Việt Nam tại Nhật Bản mới có những ngôi chùa Việt được xây dựng nên, và mỗi ngôi chùa như vậy thường có các vị Tăng hay Ni Trụ Trì. Đây cũng là cơ hội để họ ngồi lại với nhau cùng bàn thảo, cùng lắng nghe những thao thức của chư Tăng Ni và Phật tử, nhằm đáp ứng những nhu cầu tâm linh của họ.

Khoa An Cu 2018_chua Viet Nam Nhat Ban (2)

 

Tôi may mắn đã tham dự được hai ngày đầu trong 7 ngày An Cư Kiết Hạ của chư Tăng Ni Việt Nam tại Nhật Bản. Họ là những người trẻ, năng động, có học vị cao. Do vậy mà việc tiếp nhận những ý kiến đóng góp xây dựng không có gì khó khăn mấy. Có kiết Tiểu Giới, Tịnh Trù, Tịnh Khố để An Cư và sau đó có lễ tác bạch an cư của tứ chúng xuất gia. Những ngày khác có tụng giới Bố Tát của Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di và Bồ Tát giới. Hằng ngày có kinh hành quá đường, tụng Kinh Vu Lan cũng như Kinh Địa Tạng và Sám Hối. Ngày Chủ Nhật có khóa tu niệm Phật một ngày cho Phật  Tử. Trong hai ngày chúng tôi ở đó có đóng góp 4 buổi thuyết trình và hội thảo về: Đại Tạng Kinh Nam Truyền và Bắc Truyền; kinh nghiệm hoằng pháp tại ngoại quốc; một chút lịch sử của Phật Giáo Việt Nam tại Nhật xưa và nay. Những ngày còn lại chư Tăng Ni đã thảo luận về việc Bố Tát tụng giới luân phiên tại các chùa ở Nhật cũng như việc tổ chức lễ Phật Đản, Vu Lan luân phiên với nhau v.v… Như vậy đây là những việc đáng vui mừng và đáng tán dương.

Khoa An Cu 2018_chua Viet Nam Nhat Ban (37)

 

Ngày nay Phật Giáo Việt Nam tại ngoại quốc đã có trên 800 ngôi chùa và nơi nào dù lớn hay nhỏ cũng đã, đương và sẽ thực hành nhiệm vụ chung là làm lợi lạc cho quần sanh. Do vậy chúng tôi mong rằng từ khởi đầu, chùa Việt Nam tại Atsugi đã đi trước và chắc chắn rằng trong tương lai gần Phật Giáo Việt Nam tại Nhật Bản sẽ có nhiều khởi sắc hơn, khi chư Tăng Ni đã có nhiều điểm đồng thuận. Vì lẽ Tăng có nghĩa là hòa hợp, mà sự hòa hợp của Tăng chưa được tuân thủ toàn diện thì sự phát triển của Phật Giáo Việt Nam tại Nhật cũng chưa đạt đến kết quả như những gì mong muốn.

 

Mong rằng những hoài bão của những bậc tiền bối khai sơn, tạo tự vẫn được duy trì tiếp nối con đường và ý chí của những người đi trước đã dày công tạo dựng, thì Phật Giáo Việt Nam tại Nhật Bản không sớm muộn gì cũng sẽ phát triển có quy cũ, nề nếp như những chùa viện khác của Việt Nam đang có mặt tại ngoại quốc ngày nay.

 

Viết xong bài nầy vào sáng
ngày 11 tháng 8 năm 2018 tại phi trường Dubai trong lúc chờ máy bay để trở về lại Dusseldorf Đức Quốc.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2024(Xem: 722)
Quyết Định v/v Tổ Chức Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 23 cuối năm 2025 của Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL
01/11/2024(Xem: 499)
Quý Phật tử (bất bộ phái: theo Nam Tông, Phật Giáo Nguyên Thủy, theo Bắc Tông, hay Tịnh Độ Tông, Mật Tông vv) với lòng tin chân thành, nhất tâm hướng về Như Lai và Pháp của Như Lai, không một chút phân vân, không một chút nghi ngờ về Như Lai và Pháp của Như Lai, thời sẽ vui như hội trăng rằm quanh năm vì Chân Pháp của Thế Tôn là Pháp Quang, vượt xa ánh sáng mặt trời, mặt trăng, tỏa rạng khắp nơi, làm cho khai ngộ, mang lại niềm hỷ lạc cho bất kể hữu tình nào với tâm hân hoan tín thọ, và pháp thọ. Trong kho tàng Pháp Bảo đồ sộ của bậc Thiện Thệ, Bát Trai Giới thanh tịnh dù chỉ trong một ngày một đêm, sẽ mang lại công đức không thể luận bàn cho bất kể Quý Pháp hữu nào hân hoan tín thọ, vì với công đức chân thật này, sẽ tái sanh lên cõi trời, một trong sáu tầng trời dục giới, hoặc sẽ tái sanh về Tây Phương Cực Lạc tùy theo tâm nguyện của họ.
27/08/2024(Xem: 818)
Mùa thu đã về, và như thông lệ, chùa Sắc Tứ Kim Sơn lại hân hoan tổ chức Khóa Tu Mùa Thu, một trong bốn khóa tu Xuân - Hạ - Thu - Đông diễn ra mỗi năm. Khóa tu này sẽ kéo dài trong 3 ngày, từ 13/9/2024 đến 15/9/2024.
22/08/2024(Xem: 738)
Khí hậu Texas (TP Houston) hơi hầm vào Mùa Hè nhưng mọi người về khá đông trong 3 ngày. Đặc biệt, ngày thứ Hai (August 19) số người lên tới gần 1000 người. Vậy nhưng, sự nhẫn nại và lòng kiên trì của tất cả quý Phật tử (gồm nhiều cộng đồng như Tây Ban Nha, Việt, Đài Loan và Mỹ) đã tạo nên một KHOÁ TU MÙA HÈ 2024 đầy rực rỡ và tràn ngập năng lượng yêu thương. Buổi phỏng vấn và phát biểu của quý thiền sinh vào buổi trưa thứ Hai có nhiều người đã bậc khóc vì an lạc! Thiện Trí cảm ơn Thầy Trụ Trì Trúc Lâm đã tạo duyên lành cho Khoá Tu lần thứ 3 này tại Tu Viện Trúc Lâm Houston. Thầy cảm ơn tất cả quý vị volunteer đã dành hết tấm lòng phụng sự để khoá tu thành tựu viên mãn. Chúc lành đến tất cả! Namo Buddhaya 🙏☘️
16/08/2024(Xem: 294)
Hôm nay là 30 tháng 5 năm Giáp Thìn PL 2568 , DL ngày 05 tháng 07 năm 2024 tại Tu viện Phật Ân , Long Thành , Đồng Nai; Đệ tử chúng con: Trần Hữu Nghĩa, PD Nhuận Phật Minh, Trần Thị Phượng Liên, PD Nhuận Pháp Nguyên, chúng con xin đại diện cho toàn thể nhân viên Cty FDI 04 VP SGN, HAN, HPH, DAD , đại diện cho gia đình huyết thống , gia đình ân nhân, đại diện cho các Phật tử : Chị Trần Thị Thiên Hương Pháp danh Minh Hằng, PT Nguyễn Thị Diệu Bình, Pháp danh Nhuận Tâm An có duyên sự, xin đầu thành đảnh lễ tác bạch.
05/08/2024(Xem: 1797)
Hằng năm mỗi độ hè về, báo hiệu một mùa tu học của các Phật tử ở Âu Châu, cũng như toàn thế giới nếu có cơ hội và phước duyên để tham dự cũng đều quy tụ về. Năm nay điểm hội tụ cho hơn 1000 học viên được tuyển chọn là xứ Na Uy, nơi được mệnh danh là "Xứ lạnh tình nồng". Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 35 tại Liên Hoa Đạo Tràng Na Uy ở Oslo bắt đầu từ ngày 15 tháng 7 và kết thúc vào ngày 24 tháng 7 năm 2024, với ngày cuối là đi du ngoạn thắng cảnh của thủ đô Oslo.
31/07/2024(Xem: 666)
Vào lúc 8:30 sáng ngày 27/7/2024, Khóa tu “Sen Ngát Trời Tây” đã được khai mạc tại hội trường James Lick High School, 57 N. White Road, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ do Chánh Hạnh Foundation, Pháp Hội San Jose và một số Phật tử tín tâm tổ chức.
26/07/2024(Xem: 615)
Từ lâu, tôi luôn tự xưng mình là Phật Tử thuần thành. Cũng đúng thôi, vì từ bé tôi đã biết theo mẹ đi chùa, từng quy y Tam Bảo, thọ Ngũ Giới, còn tham gia Gia Đình Phật Tử với... chức vụ “Chim Oanh Vũ” nữa. Lớn lên cũng thường đi chùa, tham dự nhiều khóa tu, nghe Pháp, đặc biệt nhất là theo đuổi được 30 khóa của các Khóa Tu học Âu Châu tổ chức hằng năm, mỗi năm mười ngày chứ ít sao. Nói chung, như thế hẳn cũng đáng được gọi là thuần thành, và như thế theo cách giải thích của Phật Giáo, tôi là cư sĩ! Mà đã mang danh cư sĩ, ắt phải luôn tinh tấn tu tập và ý thức bổn phận, trách nhiệm hỗ trợ Phật giáo. Nhưng tu tập và hỗ trợc cách nào cho đúng nghĩa đem an lạc cho mình và cho người khác, đó là điều mà mỗi người Phật tử phải luôn biết học hỏi, vận dụng kinh nghiệm từ thực tế.
18/07/2024(Xem: 1864)
Dù tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, không chịu tìm hiểu xem Đức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, tìm hiểu xem đâu là chánh pháp, điều gì là Chánh kiến thì khổ đau vẫn hoàn đau khổ, theo đạo Phật như thế thì không lợi lạc gì bao nhiêu và.. có khác chi bao người không biết đến Phật Pháp?
14/07/2024(Xem: 1565)
Trong cuộc sống hiện nay, sự đa chiều và phức tạp của xã hội từ các mạng lưới truyền thông đã làm ảnh hưởng tâm trí của con người rất nhiều. Sức chứa từ não bộ thì giới hạn mà chúng ta lại ôm vào nhiều thông tin quá tải đã đưa chúng ta đến việc căng não, stress, áp lực và từ đó chúng ta sinh ra sự cáo gắt, trầm cảm, giận vô cớ, khổ đau từ những việc không đâu. May mắn thay, Thiền đã xuất hiện. Thiền Thực Nghiệm giúp đưa chúng ta tìm lại được những khoảnh khắc bình yên cho THÂN và TÂM. Ngoài ra, Thiền còn mang lại năng lượng tích cực tuyệt vời mà chỉ khi nào chính chúng ta cùng ngồi lại thật sự với năng lượng đó trong một lớp học hay khóa tu trọn vẹn, thì mỗi chúng ta mới “cảm” được hết cái năng lượng ấm áp đó từ Thiền tập.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]