Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tịnh Hóa Thân Tâm

14/07/201710:03(Xem: 6229)
Tịnh Hóa Thân Tâm


lotus_5
T
NH HÓA THÂN TÂM

 

Trong cuộc sống của chúng ta hạnh phúc hay khổ đau là hai yếu tố cực kỳ quan trọng làm ảnh hưởng đến con người trong mọi tầng lớp của xã hội. Chúng ta ai ai cũng muốn được một cuộc sống vui tươi trong sáng và không ai muốn sựbất như ý đến với mình.Thế thìhạnh phúc là gì? Có phải chăng đáp ứng được những nhu cầu vật chất cho mình thì được gọi là hạnh phúc.Hầu như nhiều người nghĩ rằng: Có nhiều tiền tài vật chất, địa vị, có quyền cao chức rộng,muốn tạo dựng một cuộc sống ấm no, một gia đình hòa hợp là sung mãn nhất không gì bằng.

Đối với tinh thần Đạo Phật những thứ mà thế gian gọi là hạnh phúc, đó chỉ là tạm bợ, là hư ảo, là vô thường, giả tạm, là không thật chỉ do nhân duyên mà sanh. Những thứ ấy sẽ bị hũy diệt theo thời gian, có đó rồi mất đó. Những thứ gì bị sự vô thường chi phối thì không thể đem lại hạnh phúc chân thật cho chúng ta. Trái lại, cái chân thật là trở về với bản tâm thanh tịnh của mình, nhận diện chính con người thật của mình,để thấy được chính hành động hay ý nghĩ thiện ác là tác nhân của mọi tội lỗi.

Trong cuộc sống nếu chúng ta cứ mãi miết tìm cầu hưỡng thụ những lạc thú thế gian, chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy được sự an lạc, ví như chúng ta khát nước mà uống nước biển, càng uống càng khát, càng mơ ước tìm cầu thì chỉ gặt hái những quả khổ đau,bởi vì không phải mơ ước điều gì cũng đều được toại nguyện, nếu không được toại nguyện thì khổ não sẽ theo ta.Chỉ khi nào chúng ta quay về sống với bản tâm thanh tịnh của chính mình, khi đó chúng ta ý thức việc đúng và sai mà hành xử thì chúng ta mới đạt được sự an lạc chân thật.Dưới đây là câu chuyện mà Đức Phật ví dụ hạnh phúc thế gian là tạm bợ, là không thật có.

Xưa có một vị vua và hoàng hậu lớn tuổi mới sanh được một nàng công chúa, nên rất thương yêu chiều chuộng. Vì quá cưng chiều nên công chúa rất nhỏng nhẻo. Một hôm trời mưa nước đọng lại trên mái nhà, rơi xuống hồ nước, khiến cho bong bóng nước nổi lên mặt hồ, ánh nắng mặt trời chiếu rọi bong bóng nước óng ánh rất đẹp. Công chúa nhìn thấy bong bóng nước óng ánh, cô thích quá, cô bèn nghĩ: Nếu được một xâu chuỗi bằng bong bóng nước như thế để đeo thì tuyệt đẹp. Nghĩ vậy, rồi cô vào phòng nằm trùm chăn từ sáng đến chiều. Hoàng hậu thấy vắng, đi tìm, thấy cô nằm im trùm chăn, Hoàng hậu nghĩ cô bịnh, cuống quýt hỏi thăm đủ điều, hỏi mãi mà cô vẫn làm thinh không trả lời. Hoàng hậu báo tin cho vua hay, vua đến thăm hỏi, cô cũng không trả lời. Năn nỉ đến chiều cô mới nói nho nhỏ rằng:Nếu có xâu chuỗi bằng bong bóng nước đeo thì con sẽ mạnh, nếu không có xâu chuỗi ấy chắc là con chết.Vua nghe hoảng hốt, nếu công chúa chết thì nhà vua sẽ đau khổ vô cùng. Vua bèn ra lịnh cho bá quan tìm người xâu bong bóng nước thành chuỗi, cho công chúa đeo và hứa sẽ thăng quan trọng thưởng cho người xâu. Không có vị quan nào dám nhận, nhưng có một cụ già đến xin nhận trách nhiệm đó.Vua đưa ông đến nơi công chúa ở. Bấy giờ cô vẫn còn nằm, vua giới thiệu ông cụ với công chúa.  Đây là người xâu chuỗi bong bóng nước, ông có biệt tài xâu chuỗi rất đẹp, cha sẽ nhờ ông xâu cho con một xâu chuỗi như ý con muốn, vậy con hãy ngồi dậy. Công chúa nghe mừng quá, liền chỗi dậy ông già chậm rãi nói:

Tôi chuyên nghề xâu bong bóng nước bây giờ công chúa hãy ăn uống trở lại đi, sáng mai tôi sẽ xâu cho công chúa một xâu chuỗi bong bóng nước.Công chúa vui mừng ăn uống bình thường. Sáng hôm sau, công chúa, nhà vua, hoàng hậu và ông già xâu chuỗi cùng ra trước thềm, trên mặt hồ vẫn có những hạt bong bóng nước, nổi lóng lánh. Mọi người nhìn bong bóng nước, ông già bèn than:Tôi chuyên nghề xâu bong bóng nước làm chuỗi, song rất tiếc, tôi già cả, hai mắt lờ mờ e thấy không rõ. Vậy công chúa hãy lựa cái bong bóng nào thật đẹp và vừa ý đưa tôi xâu cho.Công chúamừng rỡ, chờ giọt nước rơi xuống, bong bóng nước nổi lên, liền đưa tay vớt, nhưng bong bóng nước vừa lên khỏi mặt nước là bể tan. Từ sáng tới trưa vớt không được cái nào. Công chúa mệt mỏi chán nản xoay qua nhà vua nói:Thưa cha, thôi, bây giờ con không thèm xâu chuỗi bong bóng nước nữa.Nhà vua gật đầu, thế thì cha sẽ cho con xâu chuỗi kim cương.

Qua câu chuyện trên, Đức Phật dạy rằng, nếu chúng ta mãi miết tìm cầu những lạc thú của thế gian thì chúng ta cũng sẽ giống như cô công chúa mơ ước có được xâu chuổi bong bóng nước vậy, mơ ước càng nhiều thì đau khổ càng nhiều, chứ chẳng có chi là hạnh phúc, bởi vì nó chỉ là bong bóng nước mà thôi.Để có được cuộc sống hạnh phúc chân thật trong hiện tại và vị lai, chúng ta cần phải tinh tấn tu tập hạnh thiểu dục tri túc, nhận chân được sự thật của cuộc đời, luôn luôn tỉnh thức trong mọi ý nghĩ và hành động, chuyển hóa nội tâm, diệt trừ những triền phược tham, sân, si, hộ sáu căn, giữ gìn ba nghiệp cho thanh tịnh, do đó mà trí tuệ phát sanh, chúng ta sẽ nhận thức được những gì là thiện làm cho tăng trưởng, những gì là ác phảidiệt trừ, từ đó sẽ mang lại cho mình một cuộc sống an vui hạnh phúc. Hạnh phúc hay khổ đau đều do những ý nghĩ và hành động từ thân, khẩu, ý của chúng ta tạo nên. Ý của chúng ta đóng vai trò vô cùng quan trọng, ý làm chủ tất cả mọi hành động thiện ác, ý sai sử thân, khẩu chúng ta tác thành nghiệp quả, trong Kinh Pháp Cú Phẩm Song Yếu, Đức Phật dạy rằng:

"Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ tạo tác

Nếu với ý nhiễm ô (ác)

Nói năng hay hành động

Khổ não bước theo sau

Như chiếc xe theo chân con vật kéo" -- (Dhp 1)

 

"Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ tạo tác

Nếu với ý thanh tịnh (thiện)

Nói năng hay hành động

An lạc bước theo sau

Như bóng không rời hình" -- (Dhp 2)

Bài kinh trên Đức Phật đã chỉ rõ ràng, ái ố, hỷ nộ đều do ý làm chủ, ý tạo tác mà ra. Do đó nếu chúng ta muốn có được cuộc sống an lạc, không chi bằng gìn giữ tâm ý cho được thanh tịnh. Nghĩa là khi tâm ta khởi lên điều gì, ta cần phải tư duy xem xét cẩn thận việc đó là đúng hay sai, nếu ý nghĩ của chúng ta đi đến kết quảlợi ích cho mình và người, hoặc là lợi người nhưng không tổn thương đến mình, ấy chính là việc chánh pháp, chúng ta cần phải làm cho tăng trưởng. Nếu ý nghĩcủa chúng ta đi đến kết quả tổn hại cho người, hay tổn hại cả đôi bên, đó là việc ác chúng ta cần diệt trừ. Chính vì sự mong cầu tham muốn có được mọi thứ, lòng tham của con người vốn không có giới hạn, đấy là lối sống của người tâm bất thiện, từ quan điểm, nhận thức, suy tư, nói năng hành động cho đến cách đối nhân xữ thế đều đem đến sự bất an cho mình và người vì không biết xây dựng lòng tin chân thật (bất tín), không biết xấu hổ khi thân làm điều ác, khẩu nói ác, ý nghĩ ác, không biết lắng nghe và học tập điều hay lẽ đúng, biếng nhác không tinh tấn để nhiếp phục tâm niệm xấu ác v.v . . . Đây chính là nguyên nhân đưa đến sự khổ não bất an trong cuộc đời. Chưa nói đến sự đối mặt với những tổn thất phiền lụy về tài sản, danh dự v.v . . . Nói chung người thiếu hiểu biết về sự thuần thiện chân thật thì không bao giờ đạt đến hạnh phúc an lạc, vì không biết phát huy tiềm năng giới đức, tuệ tri của mình, để biết phân biệt đâu là tốt xấu, đúng sai lành dữ, thì làm gì có được một đời sống hạnh phúc chân thật. Xem ra hạnh phúc hay khổ đau đều do mình có nỗ lực chuyển hóa hay không mà thôi.

Tóm lại tâm ý của chúng ta chính là cội nguồn của tất cả, tâm ý con người chứa đựng đầy những tư tưởng tốt và xấu. Chính những ý nghĩ ấy thúc đẩy chúng ta hành động phải trái, để rồi chính mình sẽ là người chịu hậu quả do việc làm của mình. Nếu chúng ta muốn có một cuộc sống an lạc, chúng ta cần phải tinh tấn nhiếp phục sáu căn không đắm nhiễm sáu trần, diệt trừ ba độc tham, sân, si từ nơi thân khẩu ý của mình. Chúng ta cần phải luôn tinh tấn tu tập hành thiền, niệm phật, luôn duy trìchánh niệm, tỉnh thức trong tất cả mọi cử chỉ hành động.Thúc liễm thân tâm, đừng cho tâm ý chúng ta chạy quanh như bò hoang thả rong trong vườn nhà, chỉ trong khoảnh khắc nó sẽ phá tan khu vườn tâm thức của mình.

Tâm ta luôn chạy theo trần cảnh, như ngựa không dây cương, “tâm viên ý mã,” nếu chúng ta không biết điều phục, nó sẽ đưa mình đến con đường khổ đau. Còn nếu chúng ta biết điều phục tâm ý, khi ta khởi lên một niệm gì, ta cần phải tư duy đó là chánh hay tà, nếu là bất thiện ta cần phải buông bỏ ngay, thực hành như thế dần dần tâm ta sẽ thuần thục, chỉ còn lại niệm thiện, từ đó ta sẽ vững tâm tiếnbước trên con đường giác ngộ giải thoát. Đức Phật dạy rằng, chánh niệm tĩnh thức thanh tịnh hóa thân tâm mới chế ngự khổ, giải thoát khỏi đau buồn, ưu não, để bước vào con đường mới mang lại sự an lạc hạnh phúc cho gia đình và xã hội, mà còn góp phần vào sự xây dựng một thế giới hòa bình an lạc.

Như trong kinh Pháp Cú có dạy: “Hành trì đúng giáo pháp, diệt trừ tham, sân, si, tri kiến chân chánh, tâm siêu thoát, không luyến ái tại đây và về sau, người ấy sẽ chứng nghiệm hành quả của đời sống phạm hạnh thiêng liêng.”

 

Thích Nữ Huệ Nhẫn



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2017(Xem: 8819)
Thông Báo Khóa Tu Mùa Hè 2017 do Chùa Thiên Trúc Cali tổ chức
08/01/2017(Xem: 4555)
Ngày 7/1/2017 (10/12 Bính Thân), tại đạo tràng niệm Phật chùa Linh Sơn Pháp Ấn (thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) Thượng tọa Thích Minh Tâm, Tăng chúng và Ban Hộ tự đã tổ chức khóa tu niệm Phật lần thứ 12. Sau hơn 2 năm thi công xây dựng, Đại hùng bửu điện cơ bản đã gần hoàn thành nên Phật tử đã vân tập về Chánh điện mới để niệm Phật, kinh hành và tổ chức lễ phóng sanh. Nhận lời mời của BTC, Thượng tọa Tiến sĩ Thích Minh Tâm, Trưởng ban Hướng dẫn nam nữ Phật tử tỉnh Lâm Đồng, Giáo thọ sư Học viện PGVN tại Huế, trú xứ chùa Linh Sơn, thành phố Đà Lạt đã quang lâm thuyết giảng đề tài: “Nhất dạ hiền giả” (Trích Kinh Trung bộ). Qua việc phân tích 4 câu kệ: “Quá khứ không truy tìm. Tương lai không ước vọng Chỉ có phút hiện tại Tuệ quán chính ở đây”
08/01/2017(Xem: 5458)
Nhận lời mời của Hòa thượng Thích Thái Siêu và Ni sư Thích Đàm Nhật, Hòa thượng Thích Quảng Tâm cùng Tăng đoàn Đài Loan đã đến giảng pháp tại chùa Đức Viên, thành phố San Jose, tiểu bang California vào lúc 19 giờ ngày 03 tháng 01 năm 2017; và giảng pháp tại Niệm Phật đường Fremont, thành phố Fremont, tiểu bang California vào lúc 19 giờ ngày 05 tháng 01 năm 2017. Hòa thượng Thích Quảng Tâm là Viện chủ chùa Trấn Quốc, Hội trưởng Hội Phật giáo Đồng Tu tại Đài Loan. Ngài truyền bá pháp môn Tịnh Độ, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà, với cách diễn đạt sinh động, dễ hiểu. Bài giảng của Ngài được Thượng tọa Thích Tịnh Giác phiên dịch ra tiếng Việt. Dù ban đêm trời mưa lạnh, nhưng đông đảo Tăng, Ni và Phật tử hai chùa đã đến nghe pháp, cùng Hòa thượng giảng sư nhiếp tâm thanh tịnh, niệm hồng danh đức Phật A Di Đà. Các buổi giảng pháp được tổ chức trang nghiêm, tràn đầy hỷ lạc.
08/12/2016(Xem: 7821)
Trong Kinh Du Hành thuộc Kinh Bộ Trường A Hàm, thuật lại cuộc đối thoại giữa Đức Thế Tôn và ngài A Nan về sự chinh phạt nước Bạt Kỳ của vua A Xà Thế. Nhân sự kiện muốn chinh phạt này, Đức Thế Tôn đã giáo huấn Bảy Pháp Bất thối cho hàng đệ tử xuất gia như sau : “Này các Tỳ-kheo, Ta sẽ giảng cho các thầy bảy pháp bất thối. Các thầy hãy lắng nghe, lắng nghe, suy nghĩ kỹ.”
06/11/2016(Xem: 11233)
TT Thích Tâm Thành giảng tại TV Quảng Đức, Chủ Nhật 6-11-2016
07/10/2016(Xem: 4239)
Chùa Bảo Quang Hamburg đã tổ chức Khóa Huân Tu Phật Thất từ 25.09 đến 02.10.2016. Chư Hòa Thượng Thích Như Điển (Đức Quốc), Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu (Hoa Kỳ), Đại Đức Thích Hạnh Giới và chư Ni tại Bảo Quang đã hướng dẫn cho hơn 200 Phật tử huân tu suốt 7 ngày đêm. Tòa báo Bild Zeitung cũng đã cử phóng viên đến ghi tài liệu, hình ảnh cho loạt bài về phát triển tôn giáo tại nước Đức và đã cùng đại chúng kinh hành niệm Phật.
27/08/2016(Xem: 3840)
Sáu chữ Hồng Danh Nam mô A Di Đà Phật ! đã trở thành câu niệm Phật quen thuộc và phổ biến rất rộng rãi đối với những người con Phật. Pháp trì danh niệm Phật này trong Tịnh Độ tông được tín hành nhiều nhất, ngắn gọn dễ dàng tu tập nhất, thích hợp với tất cả mọi tầng lớp không phân biệt thượng, trung hay hạ căn, trí huệ cao hay thấp, nghiệp chướng nặng hay nhẹ, chỉ cần trì danh nhất tâm tín nguyện, không thối chuyển. Niệm Phật là pháp hữu vi tác nghiệp gieo nhân lành gồm cả ba nghiệp Thân, Khẩu và Ý. Khi niệm Phật, chúng ta đứng hay ngồi ngay ngắn, thái độ trang nghiêm, mắt nhìn thẳng vào hình tượng Phật : Đó là Thân nghiệp. Niệm ở miệng thành lời : Đó làKhẩu nghiệp.
26/07/2016(Xem: 10263)
Với cuộc sống vội vã trong thời đại hôm nay, khiến con người gần như quên mất thời gian, mới đây mà hai Tết đã qua nhanh như chớp mắt : một cái Tết tây lịch 2016 và một cái Tết ta Bính Thân. Bà con Phật tử Việt Nam hải ngoại, thì vẫn phải bôn ba với công ăn việc làm, những vị tuổi hưu rồi, thì phụ việc gia đình giúp đở cháu con. Còn chư Tôn Đức Tăng Ni, thì phải lo bao nhiêu Phật sự trong và ngoài chùa. Đặc biệt là Tết Nguyên Đán Bính Thân vừa qua, các chùa, các tự viện, các niệm Phật đường, là “Mái Ấm Che Chở Hồn Dân Tộc”, trong những ngày cuối và đầu năm âm lịch. Cho nên chư Tôn Đức Tăng Ni, phải nỗ lực tạo ra không khí Tết quê hương trên xứ người, cho bà con đồng hương đồng bào Phật tử, được hưởng không khí Tết Nguyên Đán, bằng tâm linh đạo đức thánh thiện, hướng về Tam Bảo tu tạo công đức, ngõ hầu hồi hướng cho gia quyến một năm bình an trọn vẹn, cho nhân loại được hưởng phúc lạc trong không khí hòa bình của thế giới và cầu cho thiên tai thôi bớt hành hạ quả địa cầu hôm nay…
21/07/2016(Xem: 11930)
Vâng theo lời chỉ dạy của chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa trong Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Canada, chúng con, Chư Ni đảm nhận trách nhiệm trong Ban Tổ Chức Khóa Tu Học Bắc Mỹ lần thứ VI. Chúng con nhận thấy Tăng Ni và Phật tử đoàn kết, cùng nhau ngồi lại, lắng nghe và chia xẻ tâm tư nguyện vọng để làm sáng tỏ và phát triển Phật Pháp đúng theo giáo lý Đức Phật đã dạy tại Hoa Kỳ là điều thiết yếu. Do đó, Chư Ni chúng con, không ngại khó khăn, đồng tâm hiệp lực, đại lao Phật sự này. Chúng con thành kính cung thỉnh Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni bỏ chút thì giờ quý báu, đến với đạo tràng, để chia xẻ kinh nghiệm và tạo năng lượng cho Khóa Tu Học Bắc Mỹ lần thứ VI:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567