Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tri Hành Hợp Nhất

13/07/201720:13(Xem: 7738)
Tri Hành Hợp Nhất

Buddha_7


TRI HÀNH HỢP NHẤT


Thông thường ở thế gian người học rộng là người thông suốt nhiều môn học, có kiến thức rộng rãi. Trong Đạo Phật, người học rộng là người thông suốt tam tạng giáo điển. Tuy nhiên nếu học rộng nghe nhiều mà không thực nghiệm tâm linh, không ứng dụng vào việc làm, tri hành không hợp nhất, hạnh giải không tương ưng thì khó mà đến được chỗ cao tột của Đạo. Người xưa thường nói:

          “Tu mà không học là tu mù,

          Học mà không tu thì chẳng khác nào cái đãy đựng sách.”

Quảng kiến đa văn mà không lập chí hướng thượng cũng như vào biển đếm cát, vào kho đếm bạc không công, là việc làm không thực tế trong cuộc sống. Rốt cuộc “nhất đán vô thường” ngoảnh nhìn lại cuộc đời những năm tháng trôi qua thi chính mình chỉ là khách phong trần dày dạn gió sương trôi nổi theo dòng thời gian, năm tàn tháng lụn không đem lại cho bản thân một sự an lạc giải thoát nào cả. Điều cốt lõi của Đạo Phật, nằm ở việc thực hiện những gì ta học được trong quá trình tu tập. Tu học không cần quá nhiều, mà cần sự thành tâm, hiểu và ứng dụng được những điều đã học vào cuộc sống. Chỉ cần hiểu một bài kệ hay một câu kinh mà biết ứng dụng vào đời sống tu tập hằng ngày cũng đã đủ cho một đời an lạc. Người tu học dù có hiểu biết, có trí tuệ nhưng không đem những điều mình học được để ứng dụng vào cuộc sống thì những điều mình biết cũng chỉ là vô nghĩa mà thôi. Do vậy, hiểu biết và thực hành phải đi đôi với nhau, đó mới là con đường tiến đến quả vị an lạc cứu cánh.

          Do vì tầm mức quan trọng của sự TRI và HÀNH cũng như TU và HỌC trong giáo lý Đạo Phật vô cùng thiết thực. Cho nên bậc Cổ Đức ví “Học như đôi mắt, Tu như hai chân”. Muốn đi đến đích nhờ hai chân khỏe mạnh đã đành, nhưng nếu không có đôi mắt sáng, thì đôi chân khỏe cũng không thỏa mãn sự mong cầu đến đích. Cho nên vấn đề TRI HÀNH được xem là vấn đề then chốt của sự giải thoát. Ngài Đại Trí Văn Thù tiêu biểu cho TRI, Ngài Đại Hạnh Phổ Hiền tiêu biểu cho HÀNH. Đây là hai vị Bồ tát biểu trưng cho giáo lý TRI HÀNH trong Đạo Phật. Thế cho nên “TRI HÀNH HỢp NHẤT” là điều kiện tiên quyết không thể thiếu ở người muốn tiến đến quả vị an lạc, giải thoát.

          Cho nên với chân lý “TRI HÀNH HỢP NHẤT” khi đạt đến mục đích cứu cánh thì tâm ta lúc nào cũng bình thản, luôn sống trong cảnh an nhàn, tự do tự tại của một tâm hồn giải thoát, rũ sạch mọi triền phược và không lúc nào cảm thấy có những cảnh buồn tẻ đìu hiu của mùa Thu hay những ngày giá buốt thấu xương của mùa Đông hoặc những buổi oi bức chói chang của mùa Hạ mà luôn luôn cảm thấy một mùa xuân bất tận, thanh lương với muôn hoa tươi thắm trong lòng. Phải chăng đó là thuật sống “TRI HÀNH HỢP NHẤT” của một tâm hồn giải thoát.

 

 

 

Thích Nữ An Hiếu

Mùa An Cư 2017

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2010(Xem: 37396)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
17/10/2010(Xem: 9613)
Hơn 6 tiếng xe lửa từ Aschaffenburg, tôi trở về đến nhà gần 10 giới tối. Lục đục tắm rửa, ăn chén súp nóng (do chồng nấu cho) huyên thuyên kể chuyện, rồi đánh răng... mãi gần 12 giờ khuya tôi mới lên giường đi ngủ. Sáng sớm hôm sau 6 giờ thức dậy sửa soạn đi... cày. Công việc ứ đọng của 2 ngày thứ 5, thứ 6 (lấy hè, cộng với công việc của thứ 2 đầy ắp trên bàn. Tôi một mình chịu trách nhiệm một phòng không ai thay thế). Ông xếp trước khi về văn phòng còn đứng đó chờ đợi, vẻ lo âu. Tôi trấn an ông:
03/01/2008(Xem: 13780)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 7 tổ chức tại Kyneton, Victoria, Úc Châu từ ngày 3 đến 7 tháng 1 năm 2008 Trưởng ban tổ chức: TT Thích Tâm Phương
30/12/2001(Xem: 21782)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 1 (2001) tại Sydney (TBTC: TT Bảo Lạc) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 2 (2002) tại Sydney (TBTC: ĐĐ Nhuận An) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 3 (2003) tại Sydney (TBTC: TT Thiện Hiền) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 4 (2004) tại Victoria (TBTC: TT Tâm Phương) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 5 (2005) tại Canberra (TBTC: TT Quảng Ba) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 6 (2006) tại Adelaide (TBTC: ĐĐ Viên Trí) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 7 (2007) tại Victoria (TBTC: TT Tâm Phương) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 8 (2008) tại Sydney (TBTC: ĐĐ Hạnh Hiếu) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 9 (2009) tại Sydney (TBTC: TT Tâm Minh) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 10 (2010) tại Adelaide (TBTC: ĐĐ Viên Trí) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 11 (2011) tại Victoria (TBTC: TT Nguyên Tạng) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 12 (2012) tại Sydney (TBTC: ĐĐ Phổ Huân) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 13 (2013) tại Sydney (TBTC: ĐĐ Đạo Hiển) Khóa Tu Học P
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]