Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Việt Nam Thu Nhỏ

23/02/201211:25(Xem: 4035)
Việt Nam Thu Nhỏ


khoatu_auchau_7

 

Nếu chúng ta ví von khóa Tu Học Âu Châu thứ 16 tại Ý là Việt Nam Thu Nhỏ hoàn toàn không sai. Bởi vì nơi đây trong mười ngày, qui tụ chỉ một ngàn người nhưng đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi thành phần và đủ mọi sinh hoạt từ văn hoá, y tế, xã hội, hành chánh, thương mại và đương nhiên có tôn giáo…đã đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết cho con người.

Ngoài những khâu chủ yếu như ngủ nghỉ, ăn uống theo tiêu chuẩn, thêm những sinh hoạt rộn ràng tự phát do chính học viên bày ra: gian hàng sách báo, băng nhạc, tranh ảnh, đèn đuốc, những gian hàng bán bánh trái đặc biệt…đáp ứng thêm nhu cầu của học viên để gây quĩ cho khóa học, cho chùa hay từ thiện…còn có khâu hoạt động thanh niên, giải trí lành mạnh với ba sân thể thao lớn, hồ tắm, sân tenis và một rạp hát (hí viện) với màn nhung, những hàng ghế xếp thoai thoải ngay tầng dưới và cả trên lầu, vừa dùng làm lớp học, vừa dành cho văn nghệ cuối khoá.

Những sinh hoạt chung chung đó, chẳng những tạo cho người tham dự cảm giác sống trên quê hương Việt Nam, dù quê hương đó đang thu nhỏ đặt trên xứ người mà còn là một quê hương thanh bình thịnh trị, của rơi không ai thèm nhặt, có nhặt cũng giao lên “nhà nước” (giao văn phòng) để tìm cách trả lại cho khổ chủ. Đúng là Thiên Đường Hạ Giới trong tinh thần yêu thương, đùm bọc nhường nhịn lẫn nhau.

Nơi đây, nếu chúng ta ví von Âu Châu thu nhỏ cũng đúng nốt. Vì hầu hết tuy là người Việt nhưng đều đến từ các nước ở Âu Châu. Tôi chưa dám nói thế giới thu nhỏ mặc dù có sự hiện diện của một số người từ Việt nam, Mỹ, Úc, Nga, Canada…

 Chúng ta thử ghé đến “Đại Học Oanh Vũ” nơi sinh hoạt của các em nhỏ tuổi từ 6 đến 12, có cả thảy 120 em, nghe các em xí xô xí xa với nhau đủ mọi thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển…thì rõ ngay. Khi sinh hoạt chung, chúng mới phải dùng tiếng Việt, nói lơ lớ ngọng nghịu, giọng của những Tây con.

Khi tham dự khóa học Âu Châu, tôi thường sinh hoạt văn nghệ với “Đại Học” này. Có nhiều người…lên án, tôi đến chùa vì mê văn nghệ chứ không vì Phật. Bạn không là tôi sao biết tôi không vì Phật, tôi không là bạn, nên biết bạn có vì Phật hay không. Mỗi người có suy nghĩ thể hiện cách sống hành động của mình. Đạo Phật có 84 ngàn pháp môn để tu. Tùy căn cơ trình độ, tu thế nào để hợp với mình là được. Và tôi, tôi “tu” theo kiểu…văn nghệ vậy đó. Trước dùng dục câu dắt, sau dùng trí để nhổ.

Trẻ con thường năng động thích múa hát, thích mặc quần áo đẹp xanh xanh đỏ đỏ chớp chớp…được lên sân khấu chụp hình quay phim. Có vui chơi thích thú, lần sau, các em mới đòi đi nữa, rồi với thời gian thấm mùi tương chao, các em sẽ biết Phật.

Không khỏe lắm đâu khi rát cổ “o bế” hạt mầm Bồ Đề này. “Lùa” được 27 em lên sân khấu tuổi từ 5 đến 9 tiếng Việt không rành, không dễ lắm đâu. Toát mồ hôi hột đó. Phải kiếp trước có nghề…chăn vịt mới chịu nổi thôi.

Có gian nan, tôi mới khâm phục 10 em trẻ trong Gia Đình Phật Tử cùng nhau chăm lo cho 120 em Oanh Vũ vui chơi, học hành, ăn nghỉ trong suốt 10 ngày để phụ huynh các em thảnh thơi, an tâm tu học. Càng phục lăn hơn nữa đối với 50 vị trong ban tổ chức tại Ý lần đầu tiên khéo léo…lùa được cả ngàn người về đây “chăn” một cách tài tình với thời gian dài như vậy.

Xin Quí vị từng bước theo tôi thăm khóa tu học nha.

 

Là một học viện dòng Lasan Tabert dành cho các tu sĩ Thiên Chúa Giáo với đầy đủ tiện nghi, khang trang, rộng mênh mông. Từ khu này sang khu khác dễ chừng hơn nửa cây số.

Trên những con đường mòn tráng nhựa, rợp bóng mát, lên dốc xuống đèo luồn qua một chiếc cầu nhỏ, học viên có dịp ngắm những hàng thông, liễu rủ và nhiều chòm hoa lạ không tên khoe đủ sắc màu như chào đón chúng tôi mỗi khi lễ Phật từ chánh điện hay từ lớp học về phòng.

Trung tâm “phố” của khóa học tọa lạc gần văn phòng, khu gia cư, buôn bán rất…sầm uất nhộn nhịp với những gian hàng kể trên. Ngồi trên một băng ghế nào đó giữa…phố, tuy không thấy “ngưạ xe như nước, áo quần như nêm” chúng ta vẫn ngắm được ông đi qua, bà đi lại và các tài tử giai nhân vẻ thảnh thơi nhàn hạ đồng nhất trong các bộ vạt hò màu lam, nâu hay vàng nếu là tu sĩ. Gặp nhau, dù có gặp người…dễ ghét đi chăng nữa, ai nấy vẫn nở nụ cười và chắp tay cúi đầu chào nhau.

Các vị sư huynh người Ý của tu viện, lần đầu tiên chứng kiến “thiên đường hạ giới” đó, đã rất ngạc nhiên, khâm phục. Trong bài diễn văn lúc khai mạc cũng như lúc mãn khóa, họ đã nói lên cảm tưởng rất văn vẻ qua lời thông dịch của bác sĩ Chí: “Mùa hè, cái nóng bên ngoài, tôi nghĩ, không bằng sức nóng nồng nhiệt đang nung nấu trong lòng Quí vị. Quí vị đến đây đã tạo cho tôi những cảm nghĩ thật tốt lành về người Việt cũng như tôn giáo (Phật giáo) của Quí vị”. Nghe câu đó, tôi khoái tỉ, lòng đang nồng nhiệt muốn…bốc hỏa, bỗng…mát cả ruột gan hạ hỏa ngay giữa khi bên ngoài trời nóng như đổ lửa.

Nói chung, các khóa Tu Học Âu Châu bao năm đã đi vào nề nếp, lớp lang, gọn gàng dưới sự điều hành có tổ chức của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, công đầu sáng lập do Hoà Thượng Khánh Anh cùng sự hỗ trợ của Chư Tôn Đức Tăng Ni và lòng nhiệt thành (nóng hơn trời nóng) của Phật tử Âu Châu nữa. Trên dưới thuận hoà, đồng lòng tin yêu, tinh thần đoàn kết cao thì không chỉ một ngàn người, mà mười ngàn người hay cả nước cũng vẫn đâu vào đấy như thường.

Một ngày do rát cổ với 27 em múa, tôi mon men xuống bếp xin chanh ngậm, tôi đã rất ngạc nhiên đến tròn xoe mắt khi tình cờ gặp nhà văn Vũ Nam và Thi Sĩ Đan Hà tạm thời “xếp bút nghiên” để, một anh cầm dao thái rau, một anh cầm đũa đảo bún. Tôi chạy lại chào:

- Ủa, sao hai anh lại ở đây? Đàn ông Việt Nam luôn có thói quen ngồi quán cà phê hay ngồi phòng khách làm…sếp mà!

Hai anh cười, nói:

- Chúng tôi qua làm công quả.

- Ban trai soạn Ý mới thành lập nên ít người quá, tám chi hội Đức quốc phải qua cứu bồ. Mỗi chi hội đảm nhiệm một ngày. Ý lo hai ngày.

- Các anh đã cầm bút lại còn cầm dao, tinh thần cao như thế, nhiều công đức, sau này chắc chắn được lên Niết Bàn. Có lên…cõi trên, nhớ nghĩ tình quen biết, kéo tôi lên với nha.

Hai anh cười:

- Chị có…lên trước, xin cũng đừng quên chúng tôi.

- Có lẽ chưa đâu. Nghiệp tôi nặng quá, chắc còn bị đày ở cõi ta bà lâu. Xin nhường hai anh lên trước ạ.

Chúng tôi cùng cười rồi thăm hỏi nhau vài ba điều rồi ai nấy lo công chuyện. Tôi cáo biệt hai anh hẹn gặp nhau dịp khác.

Ra khỏi nhà bếp, tôi đụng ngay một em nhỏ 5 tuổi trong ban múa. Em đang ngơ ngác như cánh chim lạc đàn tìm mẹ và tổ. Tôi nắm tay em:

- Em đi đâu đây?

- Dì ơi, con mới ngủ dậy. Con không thấy mẹ. Con muốn tìm mẹ.

- Mẹ em là ai, cô không biết. Để cô dắt em tới chỗ sinh hoạt nhé.

- Hôm nay mấy chị đi chơi đâu con không thấy.

- An tâm, để cô đưa em lại.

Trên đường đi, tôi phỏng vấn em:

- Em đi tu học, em thấy vui không ?

- Vui, mà cũng…hỏng vui.

- Vui chỗ nào và…hỏng vui chỗ nào?

- Vui vì có nhiều bạn, nhiều quà và có áo đẹp để múa.

- Còn hỏng vui?

- Mới hơn 7 giờ sáng mẹ bắt con dậy sớm để 8 giờ đi sinh…hoẹc, trong khi ở nhà con được ngủ nhiều hơn, tới trưa lận.

- 8 giờ mình ăn sáng mà.

- Nhưng con không thích đồ ăn ở đây. Con thích Muesli hơn (loại sữa trộn ngũ cốc và trái cây)

- Và thích gì nữa?

- Pizza, Spaghetty, Pommes Frites, Hamburger, Hot dog....

Biết “Tây con” đang thâm nhập văn hóa Âu Mỹ vào cơ thể, may mà còn nói được tiếng Việt, với đà này lớn lên nếu gia đình không hướng dẫn dễ biến thành con Tây. Tôi dỗ dành em:

- Ở đây mình tu học tìm về cội nguồn thì mình phải tập theo đây chứ.

- Mình tu học để lớn lên làm ni cô hở dì?

Tôi phì cười:

- Không hẳn thế, mà tập làm người tốt.

- Người tốt là người làm sao?

- Là người biết nghe lời cha mẹ, anh chị huynh trưởng, biết sửa mình. Chẳng hạn ngủ đến 11 giờ trưa như em vậy, thì mình sửa, thức dậy trước 8 giờ để đi sinh...hoẹc. Ngủ nhiều sẽ mụ người. Dậy đã không thấy mẹ, thấy bạn bè, mà ngủ theo tiếng Tây bỏ dấu nữa thành...ngu. Em thích ngu hay giỏi?

- Con thích giỏi.

- Đúng vậy. Giỏi sẽ làm được nhiều việc đem lợi lạc cho mình và cho người. Vậy phải...tu nghe, tập sửa mình đó.

Con bé thấm ý gục gật đầu mỉm cười. Nụ cười ngây thơ thánh thiện ẩn trong những giọt lệ long lanh còn đọng trên khóe mắt vì vừa lạc đàn, lạc mẹ.

 

 * * *

Mười lăm chiếc xe Bus túc trực nơi sân học viện lúc trời còn mờ sáng tinh sương, chuẩn bị đưa học viên tham quan thành phố nổi Venezia theo chương trình du ngoạn mỗi cuối khóa học.

 Mọi người đà thức dậy, thay đổi quần áo đời thường chỉnh tề tụ tập nơi sân trường. Tiếng réo gọi, chào hỏi, từ biệt, nói cười... râm ran như đàn ong vỡ tổ. Quang cảnh ồn ào nhộn nhịp khác thường trông như bến xe xa cảng Miền Tây. Có điều nơi đây, không ai sợ kẻ gian, trộm cắp móc túi, và khỏi móc túi ra mua vé, trình vé. Trái lại, khi lên xe, còn nhận một bịch thức ăn, một chai nước uống do ban tổ chức chăm sóc. Được “cưng” như vậy, vẫn là thông lệ của khóa tu học Âu Châu.

Đúng 8 giờ, tất cả xe rục rịch chuyển bánh trực chỉ thành phố nổi Venezia, một thành phố “lềnh bềnh” trên sóng nước, trọng điểm thu hút mọi cuộc du lịch trên thế giới.

Tôi đến đây lần này là lần thứ tư. Bao năm qua cảnh cũ không gì thay đổi. Vẫn sóng nước mênh mông, vẫn tàu bè qua lại và vô số bồ câu dạn dĩ, thân thiện, quây quần gần gũi chào đón du khách.

Nơi đây, giữa biển, thành phố Venezia ngự trị như một ốc đảo; sừng sững những ngôi nhà cao tầng, sinh hoạt nhộn nhịp không chỉ trở thành thương cảng lớn giao thông hàng hóa với nhiều nước mà còn là kỳ quan nổi tiếng khắp thế giới; hằng năm thu hút hằng triệu du khách nhờ ở thắng cảnh đặc biệt mà tạo hoá đã dành cho Venezia, một thành phố ngày xưa, người dân Ý vì lo ngại đoàn quân xâm lăng từ phía Đông, đã di dân định cư trên vùng đất bùn mềm vùng hạ lưu, rồi với thời gian, cùng lúc với dân cư ngày càng đông đúc, nhà cửa càng nhiều càng hiện đại thì thành phố này càng lún dần xuống nước, nhưng...không chìm hẳn. Nghe đâu hằng năm thành phố vẫn đang lún đó. Quí vị nào chưa đến đây thì nên đi đi kẻo không lại hối tiếc. Cũng như tháp nghiêng Piza, một kỳ quan ở miền Nam nước Ý, một ngọn tháp rất cao, không rõ kiến trúc thế nào, đã bị nghiêng mà không đổ, làm như có bàn tay vô hình của tạo hóa muốn giỡn mặt với con người, nhận thành phố Venezia lún chơi mà níu lại không cho chìm; xô tháp nghiêng kia nghiêng mà không cho đổ!

Bên Thụy Sĩ chúng tôi, hàng xóm sát vách với Ý, thường trêu các bạn ở Ý là... Ý ẹ! Nhưng có qua Ý rồi thì thấy Ý không ẹ đâu nhé.

Ý quốc do hấp thụ không khí khoáng đạt của biển, của đất đai rộng lớn phì nhiêu có 301.230 Km2, khí hậu ấm áp rực nắng mùa hè nên nếp sống và dân tình Ý phóng khoáng, cởi mở, náo nhiệt, thân thiện rất dễ thương. Đặc biệt phụ nữ Ý có vóc dáng tầm thước, gọn gàng, da dẽ mịn màng căng tràn, hài hòa phảng phất chút yểu điệu Á Châu và nét hấp dẫn khoẻ mạnh dắn dỏi của Âu Châu.

Nhìn chung, xứ sở và tâm tình người Ý khá giống dân Việt. Giống cả những điểm dễ thương sôi nổi nhiệt tình, lẫn cả những điều... ẹ dễ ghét như mánh mung, ba lém, ba xạo nữa!

 

Riêng với Venezia, đi trên thành phố này, chúng ta còn có cảm giác đang sống trên quê hương với những ngày lụt lội miền Trung. Xung quanh mênh mông sóng nước len vào từng con hẻm, lối đi. Phương tiện giao thông không còn xe cộ qua lại mà thay vào những chiếc thuyền, xuồng. Nơi đây, tài tử Romy Schneider, tên tuổi gắn liền với vai nữ hoàng trẻ, xinh đẹp qua cuốn phim vĩ đại SiSi, đứng trên thuyền rồng lướt trên sóng nước càng lôi cuốn, tạo ấn tượng cho Venezia bởi thắng cảnh đặc biệt của nó. Ai đến đây một lần sẽ khó quên Venezia cũng như tham dự khóa học Âu Châu tại Ý sẽ luôn nhớ “Việt Nam Thu Nhỏ” khi tìm lại khung cảnh quen thuộc, không khí thân tình Việt Nam với những kỷ niệm đẹp in dấu tâm hồn.

Ban tổ chức khoá tu Âu Châu đã thuê tàu bè cho học viên thưởng ngoạn trên sóng nước, quanh thành phố Venezia, làm “tài tử” chốc thời để tìm chút cảm giác êm đềm khó tìm thấy ở cõi đời này.

Ngồi trên tàu đối diện với vợ chồng một học viên của khóa học, tôi ngấm ngầm...phỏng vấn anh chị:

- Nhân duyên nào để anh chị biết khóa tu học này vậy?

- Tôi đọc nhiều trên báo và nghe bạn bè kể.

- Anh chị thấy thế nào?

Người vợ tặc lưỡi:

- Tôi phục lăn, không thể tưởng tượng nổi trong 10 ngày liên tiếp với số người đông đảo như vậy mà tổ chức chu đáo quá. Giờ giấc lớp lang rõ ràng. Công việc nặng nhọc như vậy mà mặt mày ai nấy hoan hỉ, tỉnh queo.

Người chồng tiếp:

- Đến đây tôi cảm thấy tâm hồn thanh thản, an lạc.

- Năm sau chúng tôi tham dự nữa.

Đó là lý do mà khóa tu học Âu Châu càng lúc càng tăng. Và đó cũng là lý do để Phật Tử Âu Châu luôn trân trọng tri ân công lao, trước nhất của Hoà Thượng Khánh Anh Paris, người sáng lập đạo tràng cùng sự đóng góp tích cực của Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật Tử Âu Châu.

Xin cầu nguyện cho Chư Tôn Đức pháp thể khinh an, đồng bào Phật tử khắp nơi bồ đề tâm kiên cố để vượt qua mọi khó khăn không thể tránh khỏi trên đường đạo, đường trần.

 

Nam Mô A Di Đà Phật

Trần Thị Nhật Hưng

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/07/2024(Xem: 1370)
Như vậy là các bạn học sinh sinh viên đã chính thức nghỉ hè. Với các em, đây là quãng thời gian quý giá để nghỉ ngơi, thư giãn, phát triển bản thân, tìm hiểu và học hỏi những gì hợp nhất, cần nhất, tốt nhất cho chính mình. Nắm bắt được nguyện vọng và nhu cầu này, năm nay một chương trình rất thú vị được tổ chức ngay trong những ngày tới. Với chủ đề “Ươm Mầm Thiện Nhân”, trại hè Phật Giáo tổ chức tại chùa Đại Tùng Lâm Hoa Sen mong muốn tạo môi trường sinh hoạt hè bổ ích giúp các bạn trẻ, đặc biệt là gieo thiện duyên để các em biết đến Đạo Phật và được trải nghiệm tu học Phật Pháp, tiếp thu những giá trị tốt đời đẹp đạo mà Đức Phật đã tìm ra và để lại cho chúng ta để ứng dụng vào đời sống học tập, làm việc, sinh hoạt hàng ngày.
28/06/2024(Xem: 1937)
Bố thí và cúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát. Suốt cuộc đời Đức Phật, ngài đã sống bằng phẩm vật cúng dường. Tương tự, sự phát triển của Phật giáo lan rộng khắp thế giới và được hộ trì cho tới giờ cũng là nhờ phẩm vật cúng dường của đàn na thí chủ. Do vậy, bài này được viết để mời nhau giữ hạnh bố thí và cúng dường.
03/05/2024(Xem: 696)
Thông Báo V/v An Cư Kiết Hạ năm 2024 của Giáo Hội Âu Châu
08/03/2024(Xem: 1948)
Chương Trình Của Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu-Mỹ Tại Miền Nam California Từ ngày 12/3/2024 đến ngày 17/3/2024 Phái Đoàn đến vùng Orange County gồm: 1. HT Thích Như Điển - Phương trượng Tổ đình Viên Giác Hannover, Đức Quốc 2. HT Thích Thông Triết - Viện chủ Thiền Viện Chánh Pháp Oklahoma 3. TT Thích Viên Giác - Trụ trì Chùa Đôn Hậu Na Uy 4. TT Thích Thiện Trí - Trú xứ tại Dallas, TX 5. TT Thích Thánh Trí, Trụ trì Chùa Bồ Đề, Washington State 6. TT Thích Hạnh Định - Trụ trì Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc 7. TT Thích Hạnh Tuệ - Trụ trì Tu Viện Pháp Vương Escondido 8. ĐĐ Thích Trung Thành - Đang tu học tại Đài Loan 9. ĐĐ Thích Chúc Hiếu - Trú xứ Tổ Đình Chúc Thánh, Hội An
15/09/2023(Xem: 8953)
Như đã trình bày ban đầu, chương trình Học Phật Trong Mùa Đại Dịch là phần ôn lại một loạt kinh được tụng và giảng vào lúc Dịch Covid 19 bùng phát và lan tràn khắp thế giới, tức vào đầu tháng Hai năm 2020, do chùa chiền bị đóng cửa hoặc hạn chế sinh hoạt nên Đạo Tràng của chúng ta đành phải sinh hoạt qua mạng internet, với lập trình Zoom. Cho đến sau Hè 2022 chúng ta mới trở lại sinh hoạt bình thường ở chùa. Để mở đầu cho chương trình ôn tập này, chúng ta đã học xong bài Kinh Châu Báu, tiếp đến là bài Kinh Phổ Môn mà Nhật Duyệt hân hạnh xin trình bày lại cùng các bạn đồng tu trong Đạo Tràng An Lạc, chùa Trúc Lâm Paris, cũng như toàn thể các độc giả bốn phương.
07/06/2023(Xem: 2210)
Vào ngày 03/6/2023 (ngày 16/4 Quý Mão), chư Tôn đức Tăng, Ni 12 tự viện tại miền Bắc California gồm 89 vị (24 Tăng, 65 Ni) đã vân tập về chùa Bảo Phước số 270 Senter Road, thành phố San Jose, tiểu bang California làm Lễ Kiết giới An cư.
02/12/2021(Xem: 20072)
Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức, Kính thưa quý đồng hương Phật tử thân mến, Kể từ ngày 12/04/2020, nước Úc của chúng ta cũng như các nước khác trên toàn thế giới đã bắt đầu bị đại dịch Covid hoành hành và lây lan một cách nhanh chóng. Hai năm qua toàn thế giới đã phải chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, thương trường. Ngay cả đời sống tinh thần của mọi người dân cũng bị ảnh hưởng không ít, nhất là đối với những gia đình đã phải nhìn thấy người thân ra đi trong sự cô đơn lạnh lẽo, không người đưa tiễn. Biết bao hoàn cảnh đau thương... Tính đến hôm nay nước Úc của chúng ta đã được ổn định phần nào, trên 80% người dân đã được tiêm ngừa theo quy định của chính phủ, cũng như việc không còn phải lockdown, người dân được đi lại tự do giữa các tiểu bang cũng như được hội họp, sinh hoạt hội đoàn và tôn giáo. Trong đại dịch, 2 năm qua nước Úc số người bị nhiễm Covid lên đến 113,411 người và số người không may mắn đã ra đi vĩnh viễn là 1,346 người.
01/12/2021(Xem: 7167)
Ngẫm lại, điều gì ta xem trọng nhất trong đời. - Một người phụ nữ bất hạnh tìm đến lão Thiền sư nơi thâm sơn mong được Ngài chỉ dạy cho bí quyết nhân sinh hạnh phúc. Lão thiền sư trang nghiêm trong tư thế kiết già, khung cảnh tĩnh lặng chỉ còn nghe tiếng suối chảy róc rách và tiếng lá khô xào xạc. Thiền sư hỏi: “Xin hỏi đạo hữu, điều mà đạo hữu đang xem trọng nhất là gì?”.
10/11/2021(Xem: 11543)
Kính gởi đại chúng chương trình Phật Pháp Online Liên Châu lần thứ 7 với chủ đề "Pháp Tùy Pháp Hành - Thực hành chánh Pháp" sẽ trở lại vào thứ 5, ngày 25 tháng 11 năm 2021. Kính mời đại chúng cùng tham dự. kính nhờ quý vị chia sẻ thông tin này để quảng kết thiện duyên.
01/08/2021(Xem: 12679)
Chuông mõ gia trì là 2 pháp khí rất quan trọng trong nghi thức hành trì và tu tập mỗi ngày đối với người đệ tử Phật. Tiếng chuông, tiếng mõ rất là quen thuộc gần gũi trong sự hành trì tu tập hằng ngày của người Phật tử, nhất là Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Phật tử theo truyền thống Nam tông trước kia thì không có gõ mõ, thỉnh chuông khi tụng kinh, nhưng bây giờ đã có chuông rồi, còn bên Bắc tông thì chuông mõ đã có từ ngàn xưa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]