Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Văn - thơ

27/05/201319:44(Xem: 2609)
Văn - thơ

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Ðại Lợi-Tân Tây Lan

kyeu-quangduc

Trang Văn- Thơ

Diện Mục

Thích Bảo Lạc

Sau một thời gian tu tập và hành đạo từ Việt Nam đến Nhật Bản, sang Úc và tại một số các quốc gia Âu, Mỹ, cho tôi có đủ thì giờ và nhận thức để xác định lại rằng tổ chức Tăng đoàn và Giáo Hội thật hết sức lõng lẽo, nhưng rất là trật tự. Lõng leo bởi Giáo Hội không có giáo quyền hay đúng hơn Phật Giáo chủ trương từ bi và bình đẳng như một tặng phẩm vô giá mang tính hào phóng và bao dung đối với bậc trượng phu hay Bồ Tát, là tôn giáo hợp lý (logic), khoa học, văn minh mang tính nhất quán từ lý thuyết, đến thực hành trong tiến trình tu chứng từ sơ quả đạt đến vô thưọng chánh đẳng chánh giác. Như những sợi dây vô hình miên mật đan mắc dính lại với nhau giống hệt tấm lưới như Kinh Phạm Võng Bồ Tát giới ví như thiên võng (lưới trời) để chỉ sự trùng trùng vô tận các thế giới liên kết lại với nhau không xen hở mà dưới con mắt của nhà khoa học đã và đang chứng minh được điều đó. Nên có thể xác minh mà không sợ phiến diện và mang tính chủ quan rằng Phật Giáo là một tôn giáo lạ lùng nhất trong số các tôn giáo hiện hữu trên thế giới xưa nay.

Về tính trật tự trong Phật đạo cũng là một điều cần phải nghiên cứu nghiêm túc, nó đòi hỏi sự tu tập hành trì nơi hành giả về giới hạnh mới có thể cảm nhận được sự thích ứng mà không thấy có vấn đề trong đời sống tu tập hằng ngày. Trật tự theo thứ đệ trong tinh thần bình đẳng và dụng dị, chứ không phải tôn ti ngôi thứ trong chế độ giai cấp.

Không đề cập sang các lãnh vực khác như triết học, khoa học, học thuyết, kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ v.v...mà Phật Giáo mang tính đa dạng, ở đây chỉ xin giới hạn cụ thể trong phạm vi giáo dục qua đó chúng ta chiêm nghiệm, học hỏi từ nơi cung cách bậc thầy vĩ đại của đạo Phật - đức Phật Thích Ca – và hàng Thánh chúng đệ tử xuất gia thường thân cận học hỏi từ thân giáo, khẩu giáo, ý giáo của một nhà mô phạm điển hình, bậc đạo sư khả kính, nhà truyền giáo uyên bác v.v... và cả hàng chục danh xưng khác để tôn danh đức Phật. Dù vậy đức Phật vẫn không tự đặt mình ra ngoài cộng đồng giáo đoàn mà Ngài chỉ nhận là người thầy dẫn đường. kẻ đi trước dẫn dắt người đi sau cùng tiến đến mục đích giải thoát, giác ngộ mà thôi. Giáo đoàn hay đúng ra phải gọi Tăng đoàn, vì lẽ, thời đức Phật, chúng đệ tử của ngài lần đầu tiên mới chỉ có 5 vị Tỳ kheo trong nhóm của ông Kiều Trần Như, A xã Bà Thệ (Mã Thắng), Thập Lực Ca Diếp, Bạt Ðề và Ma Ha Nam (con trưởng Hộc Phạn Vương) trong lần Phật chuyển hóa nói về pháp Tứ Ðế tại vườn Lộc Uyển (Deer Park) thuộc Ấn Ðộ khoảng 600 trước Tây lịch.

Nhờ hạnh xả ly, đức hy sinh và giàu lòng từ bi của bậc đạo sư cảm hóa mà nhiều người từ dân giả như Ưu Ba Ly đến các bậc vua chúa công tôn vương tử như Ðề Bà Ðạt Ða, A Nan, A Na Luật, Tần Bà Sa La, Ba Tư Nặc hay ngay cả các vị giáo chủ của đạo thờ thần lửa như ba anh em Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp,Thập Lực Ca Diếp và Già Da Ca Diếp, đều được xuất gia và quy y theo Phật. Do đó đoàn sứ giả dần dần lớn mạnh từ 5 vị Tỳ kheo đầu tiên đã lên đến con số 1250 và cứ như thế chúng xuất gia theo Phật ngày càng đông đảo, cũng như vô số chúng sanh khác đều cảm nhận được và thấm nhuần giáo pháp của đức Phật không thể dùng toán tính đếm hết được. Ðây là một phương pháp giáo hóa vô cùng linh động hiệu quả của bậc đạo sư, nhờ Ngài biết phương tiện của một nhà tâm lý đầy kinh nghiệm theo sát từng mỗi tâm niệm cá biệt; cũng như vị lương y xem đúng bịnh, cho đúng thuốc khiến cho bịnh nhân chóng được lành bịnh.

Tuy đức Phật luôn áp dụng tính dân chủ trong việc giáo hóa, nhưng Ngài cũng không bỏ qua cho các ác tánh Tỳ Kheo bằng cách chế giới luật ràng buộc họ phải tuân thủ để giữ vững kỹ cương của Tăng đoàn. Chẳng hạn, trong tập thể đại chúng của Trường hạ đề ra hiệu lệnh như sự nhắc nhở cần thiết cho mỗi chúng ta trong một đạo tràng qui tụ đông người, hầu dễ dàng cho tổ chức; cũng như Nội Qui để làm mực thước cho đại chúng theo đó hành trì tự nhắc mình và cũng để sách tấn người khác, trong một cộng đồng đa dạng giữa Tăng Ni và Phật tử, giữa những vị lớn tuổi và người nhỏ tuổi đều hòa hài nhau trong tinh thần học hỏi, tu niệm.

Ðể sách tấn tu tập pháp giải thoát trong thời gian An Cư, đại chúng mỗi người nên tinh tấn chấp hành các điều như sau:

1/ Khi nghe hiệu lệnh nên có mặt tại điạ điểm lớp học, chánh điện, trai đường...

2/ Có duyên sự ra khỏi đại giới trường phải tác bạch giữa đại chúng, nêu rõ lý do.

3/ Tiếp khách xin mời vào trai đường ngoài giờ tu tập

4/ Tham dự tất cả những buổi thọ trì, học tập, thảo luận Phật pháp không nên vắng mặt.

5/ Ðể giữ gìn sức khỏe chung sau giờ chỉ tịnh xin đại chúng an tức (ngủ nghỉ).

Những điều qui định như vậy có một giá trị nhất định của nó để làm gia tăng nội lực tự thân, nếu mỗi người ai cũng biết ý thức theo dõi và áp dụng, chắc chắn sẽ gây được uy tín cho đạo tràng và lợi lạc chung rất lớn lao. Cũng nhờ tính cách dân chủ tuyệt đối mà hàng đệ tử xuất gia của Phật sống nương tựa, hòa hợp nhau trong tinh thần lục hòa. Người khác (ngoài) nhìn vào tổ chức Tăng Ni cũng khó mà hiểu vì không nắm rõ được luật lệ của tăng đoàn.

Xin nêu ra câu chuyện sau đây làm ví dụ điển hình:

Vào năm 1998 Tự Viện Pháp Bảo tại Sydney – Úc Ðại Lợi tổ chức lễ khánh thành hoàn tất công trình xây dựng sau hơn 10 năm nỗ lực không ngừng của chư Tăng và Phật tử. Lễ Khánh thành có mời không những Tăng Ni Việt Nam khắp các nơi tại hải ngoại về dự lễ mà còn mời cả các Phật tử, chính quyền các cơ quan, đoàn thể khác từ nhiều nơi về dự. Dịp này phái đoàn của TT Thích Như Ðiển đến từ Ðức Quốc tháp tùng theo cùng với 30 Phật tử. Khi tới phi trường Sydney, phái đoàn được đón về chùa. Trên đường về có một nam Phật tử gặp thầy Phổ Huân (chùa Pháp Bảo) chấp tay chào “chú” thì có mấy Phật tử đính chính là nên gọi Thầy mà không phải chú. Từ đó Ðạo hữu luôn gọi Ðại Ðức là Thầy trong suốt thời gian lưu trú lại chùa. Tuần sau lễ khánh thành, phái đoàn TT Như Ðiển viếng thăm Adelaide và chùa Pháp Hoa của Hòa Thượng Thích Như Huệ. Tại chùa Pháp Hoa, vị nam Phật tử theo phái đoàn TT Như Ðiển hôm trước gặp chú Hạnh Châu (lúc đó là Sa Di) đạo hữu chấp tay chào bạch Thầy. Các Phật tử chùa Pháp Hoa đính chính lại, là phải kêu “Chú” và không phải gọi Thầy! Ðiều này làm cho Ðạo hữu ấy vô cùng bối rối và tự hỏi: tại sao ở chùa Pháp Bảo một thầy tuổi tác tương tự gọi là chú lại bảo phải gọi bằng thầy; còn chùa Pháp Hoa, thầy này tuổi tác cũng đâu có nhỏ gọi Thầy lại cải chính phải gọi bằng chú? Vấn đề qúa rắc rối ai làm sao hiểu nổi! Sau đó đạo hữu đem phân trần với TT Như Ðiển và được giải thích rõ ràng thế này:

Vị Tăng đã thọ giới Tỳ Kheo nên gọi là Ðại Ðức hay Thầy; vị Tăng dù lớn tuổi nhưng chưa thọ đại giới vẫn gọi bằng chú như thường. Ðó là truyền thống xưa nay của Phật giáo Ðại Thừa. Cũng như vấn đề tuổi Hạ cao là người lớn tuổi trong đạo, trong khi vấn đề tuổi Hạ cao là người lớn tuổi trong đạo chứ chưa chắc lớn tuổi đã là người tu lâu năm. Có những vị tuy lớn tuổi nhưng mới thọ giới thì đâu phải là người trưởng thành trong đạo giáo. Ðây là điểm khác nhau giữa đạo và đời khá rõ rệt qua một lằn ranh giới luật. Nhờ có giới luật làm điểm tựa cho chúng Tỳ Kheo ngồi lại với nhau trong sự tương giáo, tương sám, tương thuận, tương kính để xây dựng Tăng đoàn thành một tổ chức có qui củ đúng pháp theo luật Phật dạy.

Ðó là lý do cho sự chọn lựa chủ đề nói trên. Diện là mặt hay còn gọi là vóc dáng toàn diện; mục là mắt tức là tai mắt để soi sáng quán chiếu lại mình. Như vậy, diện mục là một con người gồm hai phần thân xác và tinh thần hay nói cách khác con người thể chất và tâm linh. Nhưng điểm quan trọng hơn hết, tác giả muốn tự soi nhìn lại bộ mặt thật con người hai mặt của mình lâu nay ra sao để học hỏi và cầu tiến bộ.

-Về con người thể chất: 6 căn tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý ngày càng hao mòn cạn kiệt như một cổ xe mà toàn thân hầu mục rả sau nhiều năm xử dụng quá nhiều. Các bộ phận bên trong long lở, củ kỹ, chực đụng tới là hư rã gây ra bất an cho thân cả tâm nữa.

-Về mặt tinh thần hay tâm lình: những tham, sân, si, mạn, nghi năm món độn sử (trói buộc nặng nề, trì trệ khó một lúc mà gỡ rứt ra hết được nên gọi là độn) và thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến, (năm món này gọi là lợi sử vì bén nhạy, có phần dễ trừ hơn 5 loại trước. Mười món sử này ràng buộc, sai sử chúng sanh đi trong lối hiểm đường ma nên ta cần phải luôn luôn quán chiếu để tự răn mình.

Tóm lại để soi rõ mặt, lúc chưa biết tu ta ưa dùng kiếng soi ngắm nhiều lần, trước khi bước ra khỏi nhà để xem gương mặt dơ sạch thế nào. Bây giờ biết tu người đệ tử của Tam Bảo nên dùng tâm kinh Bát Nhã soi tâm. Soi tâm chính là quán chiếu lại mình để thấy rõ bộ mặt thật xưa nay mà trong kinh thường gọi là bản lai diện mục, bản tánh, như lai tạng, chân như, Niết Bàn, bản thể v.v...Vì vậy, tiến trình tu tập hành giả luôn luôn phải cẩn trọng giữ mình như giữ tròng con mắt, không để cho bụi bặm và mọi vật chung quanh làm khuất che mất ánh sáng; cũng chính là quán chiếu thân và tâm qua từng đề mục: sắc, thọ, tưởng, hành, thức (năm uẩn), đều không để vượt qua mọi khổ đau, ách nạn như tâm kinh Bát Nhã .

Viết nhân trong mùa An Cư Kiết Ðông của chư Tăng Ni GHPGVNTN Hải Ngoại tại Tu Viện Quảng Ðức – Melbourne Úc Ðại Lợi từ ngày 6 đến 16 tháng 7 năm 2004.

Melbourne ngày 7 tháng 7 năm 2004

Thích Bảo Lạc ^

Kiết đông

Một ánh sao đêm trở bạc đầu

Buông rơi tia nắng ngâm câu Phật đà

Mây vần như sẽ tuôn mưa xuống

Thái Dương bỗng rẽ bước ngà lung linh

Mang về Quảng Đức yên vui ấm

Tàn Đông kiết hạ, lời kinh nhiệm mầu

Ai về cõi tịnh xin nhắn lại

Thế nhân đã sáng trên đầu hào quang.

Bước đi dày dạn qua thương hải

Vác núi chồng cao, hạt cải Tu di

Ca lăng ríu rít Tam qui kỉnh

Tóc xâu trái đất thất kinh ông trời

HT.Thích Huyền Tôn ^

Lá vẫn còn xanh

Chuông khuya vang vọng canh dài

Từ Tôn tịch mặc Tiểu hài lặng yên

Đất nước Úc Đại Lợi đi vào đông, mùa đông ở Tiểu Bang Victoria thành phố Melbourne lại càng giá buốt. Trong Tăng Xá Tu Viện Quảng Đức, Tôi lắng nhìn qua khung cửa những hàng cây rụng lá, vài con chim nhỏ ríu rít trên cành hình như không đủ sức mình hòa tấu nhạc bản Hoa nở chim ca.

Thế mà, trong cái lạnh của xứ Nam Bán Cầu, hình bóng Tăng Ni Phật tử thuộc liên bang Úc Châu – Tân Tây Lan - Việt Nam về dự an cư tại Tu Viện Quảng Đức hàng chục vị. - Người ta có câu rằng: “Khó mà trồng được hạt giống Bồ Đề trên xứ tuyết”, bởi vì nơi đây ngôn ngữ bất đồng văn hóa khác biệt. Nhưng, những hàng lớp Tăng Ni Phật tử vượt biển - vượt biên - vượt cả không gian qua xứ nầy tạo lập Tu Viện, Tự Viện, Tịnh Xá, Tịnh Thất để ươm hạt giống Bồ Đề!

Tu Viện Quảng Đức lãnh sứ mệnh tổ chức An Cư 10 ngày, do Giáo Hội Hải Ngoại chỉ đạo. Thượng Tọa Tâm Phương, Đại Đức Nguyên Tạng Chánh phó Tu Viện đã làm trọn bổn phận một người Tăng sĩ.

Tu Viện Quảng Đức trưóc đây là một Trường học, được duyên lành nay trở thành một Tu Viện kiến trúc theo văn hóa Việt Nam. Người viết thầm nghĩ: Chánh báo Y báo quyện với nhau, cho nên ngôi phạm vũ này thực sự rất trang nghiêm. Tiếng đại hồng chung - bước chân kinh hành niệm Phật - Ngọn lửa Chánh niệm bừng sáng – Tâm thức hành giả vọng hướng về chân trời giải thoát làm quên đi cơn giá lạnh mùa đông.

Nơi đây, gặp nhau trong tình pháp hữu. Quý Hòa Thượng khả kính, chư Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni và quý Phật tử là những mẫu người thấm nhuần đạo vị; đạo đời có nhiều hương vị. Có những hương vị ngọt thơm – cay đắng, nhưng chắc chắn hương vị giải thoát mà người con Phật hằng ước mong!

Ngày mai chia tay còn đâu na?!..., nhưng tin rằng: Trong ánh mắt nụ cười và trong từng cử chỉ thân thương vẫn còn in đậm trong tâm thức của chúng ta.

Ai đi bỏ lại cuộc đời

Về nơi xứ lạ quê người thân thương

Vầng trăng mười sáu vẫn tròn

Trở về bến cũ nghe lời kinh thiêng

Mùa An Cư năm 2004 tại Tu Viện Quảng Đức, thành phố Melbourne.

Thích Trường Sanh. ^

Tán Dương Công Ðức

An cư kiết hạ mười ngày qua

Trai soạn Quảng Ðức thật bôn ba

Mỗi ngày ba bửa cơm chay tịnh

Cúng dường chư Phật cùng Tôn Ðức

Sáng trưa chiều tối đều hoan hỷ

Không chút phàn nàn chẳng thở than

Nơi đây Chris đang rửa chén

Ðằng kia Bobby khiêng tượng Phật

Anh bạn Steven chạy khắp nơi

Ðưa đón chú Sơn cùng Phật tử

Giúp thầy không một tiếng than van

Ôi! Lành thay Phật tử thật đáng khen

Xin ghi công đức vô bờ bến

Nhóm Phật tử Liêu Huyền Quang

Tưởng nhớ vị sa di đầu tiên

Thông lệ an cư khởi sự từ thời Phật tại thế. Lúc đó ở Ấn Độ mỗi năm vào 8 tháng tốt trời đức Thế Tôn ngự đến nước này nước kia để giáo hóa; 4 tháng mùa mưa vì không tiện di chuyển vì thời gian ấy cây cỏ sinh vật sinh sôi nảy nở nên vì lòng từ bi, Phật chế pháp an cư. Chúng Tăng trụ lại một nơi chuyên tâm tu niệm.

Hoa trái của đạo Phật ngày nay không còn giới hạn ở Ấn Độ nữa, hương thơm giải thoát đã tỏa ngát khắp năm châu. Năm nay mùa an cư được tổ chúc tại ngôi Già lam Quảng Đức, thành phố Melboure (Vic).

Giữa đại hùng bảo điện trang nghiêm, hình bóng chư Tôn khắp nơi tụ về, sáng rực uy nghi trong màu y vàng giải thoát. Đức Thế Tôn dạy ngưòi xuất gia là con cả của Như Lai, chỉ có hàng Tăng lữ mới là hình ảnh trực tiếp giữ gìn mạng mạch Phật pháp. Chí khí người xuất gia cao cả, tâm lượng người xuất gia rộng sâu. Tự lợi, lợi tha, dang tay dung chứa tất cả, đem giáo lý Phật đà chuyển hóa khổ đau của chúng sanh.

Lý tưởng xuất gia tuyệt vời là thế. Lý tưởng càng cao thì phải có năng lực càng nhiều. Đã đành rằng từ bao lâu quay cuồng trong sinh tử, giờ này tuy đã biết quay về, nhưng những tập khí khó mà dứt trừ trong nhấp nháy nhứt thời. Nhưng không vì thế, người xuất gia chùn chân dừng bước. Lịch sử chứng minh, biết bao liệt vị Tổ sư vì đạo hy sinh, bao thánh tử đạo quên mình hiến thân cho Phật pháp. Khó khăn chập chùng nhưng ngọn đuốc chánh pháp chưa từng tắt và còn truyền mãi đến ngày nay và sẽ đến ngàn sau. Cứ mỗi lần vọng tâm lăn xăn hiện lên hàng hậu bối lại nhớ đến bài học Đức Thê Tôn khi xưa rầy chú Sa Di La Hầu La. Chú La Hầu La xuất gia năm 14 tuổi, theo Ngài Xá Lợi Phật làm đệ tử. Vì còn trẻ con, nên những nghịch ngợm phá phách chưa dứt trừ. Một hôm Phật biết được, đích thân đến Tịnh Xá chú đang tu. Với dạng hết sức oai nghiêm, La Hầu La bất ngờ chỉnh y ra nghinh đón Phật. Đợi cho Thế Tôn an tọa, chú đem nước đến cho Phật rửa chân. Đức Phật không nói một lời, rửa chân xong bèn chỉ nước dơ trong thau hỏi La Hầu La.

- Này chú, thứ nước dơ này có uống được không?

- Thưa không, bạch Thế Tôn

- Vì sao vậy?

- Bạch Thế Tôn, vì nước đã bị dơ

- Là Sa Di như La Hầu La (không giữ giới hạnh) cũng giống như nước dơ vậy.

Phật bảo La Hầu La đổ nước đi và hỏi:

- La Hầu La có thể lấy thau này đ ựng nước ăn uống được không?

- Bạch Thế Tôn, không

- Làm Sa Di không có giới hạnh như La Hầu La cũng vậy.

Phật bảo La Hầu La úp thau lại và lấy nước đổ lên trên, Phật hỏi:

-Nước có đọng lại trên thau không?

-Thưa không, bạch Thế tôn

-Làm Sa Di như La Hầu la, không có tâm, không giữ giới thanh tịnh thì Phật Pháp cũng không đọng lại được.

-Phật lấy chân đá vỡ thau và hỏi La Hầu La

-Có tiếc cái thau không?

-La Hầu La bủn rủn thưa: Thưa không, bạch Thế Tôn.

-Vì sao?

-Vì cái thau này không còn dùng được vào việc gì cả nên có bể cũng không tiếc.

-Cũng vậy, làm Sa Di như La hầu la mà không có giới hạnh thì không ai tin dùng cả, có bỏ thân cũng không ai mến tiếc.

Từ ấy, Sa Di La Hầu la tinh tấn tu tập không ngừng. Sau này, La hầu la được Phật tán thán là một trong 10 đại đệ tử của Phật với tôn hiệu Mật Hạnh Đệ Nhất. Đạo Phật là thế, tất cả những ai được tắm mình trong dòng pháp giải thoát đều hưởng được những hoa trái của sự tu tập. Huống hồ chúng xuất gia, ngày ngày sáu thời sống trong chánh pháp. Ngày nào còn mang bên mình chí nguyện của buổi sơ tâm xuất gia, còn biết trên vai nặng gánh nhiệm vụ hoằng pháp lợi sanh; thì ngày ấy không một mãnh lực vô minh nào có thể làm lui sụt chí khí của bậc xuất trần thượng sĩ.Tạm biệt trường hạ Quảng Đức, trở về lại trú xứ, mỗi người lại thấy ngọn lửa Bồ Đề thêm nhen nhúm, chí nguyện độ sanh thêm dũng mãnh. Nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho tất cả chúng sanh đều nhờ ơn mưa pháp, mau sớm thoát ly khổ hải, đều gặp được Phật pháp rồi sẽ trọn thành Phật đạo.

Kỷ niệm mùa an cư tại Tu Viện Quảng Đức 2004

Giác Anh ^

Niềm Vui Lớn

Là một con người hiện hữu trong đời sống này ai cũng ước vọng cho mình luôn có một niềm vui trong đời sống, đó là lẽ tất nhiên.

Tuy nhiên có những người họ chỉ ước vọng những cái bình thường trong đời sống này là họ đã thấy mãn nguyện hạnh phúc, rồi cũng có những người cho dù nằm trên đống bạc, họ thụ hưởng mọi thứ xa hoa, sơn hào hải vị nhưng họ cảm thấy vẫn thiếu và chưa đủ, lòng tham vô bờ của mỗi chúng sanh.

Nói đến đây tôi nhớ hoài một lời nói chân thành của một anh chàng thanh niên miền quê lục tỉnh trong trại cấm Tị Nạn SungaiBesi của năm 1990. Trong những năm đó, các đảo tị nạn đã đóng cửa, có rất nhiều tấn thảm kịch khổ đau xảy ra trong các trại tị nạn, tôi cùng TT Quảng Ba có dịp đi lại tất cả các trại tị nạn Ðông Nam Á một vòng để thăm viếng và ủy lạo, tặng quà an ủi đến đồng bào của chúng ta đang còn kẹt lại nơi đó, sau 6 tuần lễ đi thăm viếng hầu hết các trại tị nạn, vào một buổi sáng tôi dừng chân trại Sungai Besi, nơi đây cùng là nơi mà tôi được dung thân an ổn sau những ngày vượt biên trên biển, Ðảo Paulau Bidong và trại Sungai Bese đối với tôi cũng nhiều đồng bào tị nạn khác cũng có nhiều kỷ niệm và cũng lắm thương đau.

Hai ngày trôi qua tâm sự hàn huyên chia xẻ những món quà tinh thần lẫn vật chật đến với những đồng bào bất hạnh . Lúc đó có một chàng thanh niên khoảng 25 –27 tuổi, anh đến bên tôi tâm sự và khóc sướt mướt thỏ thẻ nói lên nguyện vọng của mình. “Thầy ơi Thầy cứu con với, con đã hai lần rớt thanh lọc rồi, chắc chắn con sẽ phải trả về Việtnam, trả về Việt Nam những gì sẽ xảy ra với con, vì lúc con đi vượt biên con là một du kích xã , con đi, con lấy của họ cây súng để phòng thân, và tàu ra khơi an toàn con quăng cây súng ấy xuống biển, dù ít nhiều chuyện ấy cũng liên quan đến chính trị thế mà qua đây họ ghép con vào diện tị nạn kinh tế, đánh rớt con hai lần”. Rồi tôi nhận nghe nhiều lời than thở, cầu cứu của Chị Hai Ty cùng 2 cháu, anh chị Tư, ông Bảy đi một mình và rất nhiều đồng bào khác v..v . Tôi ngồi trầm tư suy nghĩ miên man, tôi cảm thông thấu suốt từng niềm đau và từng nổi thống khổ của mỗi người, tự nhiên trên môi tôi thấy mặn mặn thì ra tôi đã xúc động và khóc từ bao giờ? Rồi tôi bất chợt nghe một tiếng nói và Ước Vọng từ trong đáy lòng, Thầy ơi con khổ lắm, Cứu con với .

Nếu ngày đó con chỉ cần được tự do ăn nói, có một ước vọng nhỏ, là có được một chiếc xe Honda cũ, để làm chiếc xe lôi kéo chuối từ trong vùng sâu, vùng xa đem ra chợ bán kiếm tiền để nuôi người mẹ già bệnh yếu và 2 em nhỏ là con không bao giờ đi vượt biên để khổ cái thân trên hòn đảo này.

Ðó là một ước vọng đơn sơ của con người miền quê lục tỉnh, mà họ nghĩ đánh đổi một cuộc đời để đạt được một ước vọng rất tầm thường nhưng vẫn không đạt được. Anh sẽ phải bị trả về Việt nam sau đó , và tôi cũng đã mất liên lạc với người thanh niên quê chân chất ở một góc trời quê hương tôi kể từ dạo ấy. Dĩ nhiên tôi cùng quí vị đã thấy và đã chứng kiến hàng trăm hàng ngàn sự khổ đau hơn đó nữa, chúng ta cũng không biết làm gì hơn để cứu vản tình thế ngoài khả năng của mình.Tôi tiếp tục suy tư, và dòng cảm nghĩ miên man chảy dài trong tôi, làm một con người ư, làm người sao có lắm nhiều thương đau và khổ lụy.

Bậc Thầy Giác Ngộ của chúng tôi đã dạy; Ðờinày làmđược thân người là một phước báo lớn, nếu chúng ta kém tu, không có niềm tin chánh tín nhân quả, nghiệp báo thì khổ lắm. Thân người khó được, Phật pháp khó gặp, gặp được Phật Pháp mà phát khởi niềm tin chánh tín và tu học lại càng khó hơn.

Tôi rất may mắn, sinh ra trong một gia đình theo Ðạo Phật, tuy không giàu có, nhưng chưa bao giờ gia đình tôi, hay trong họ hàng nội ngoại hai bên phải đói cơm ăn, hay không đủ áo mặc ấm, như tôi đã từng chứng kiến những cảnh khổ đau của nhiều gia đình người khác trong đời sống này.

Một niềm vui đối với tôi, là gia đình tôi và dòng họ tôi ít nhiều đã hiểu đạo, tất cả đều Quy Y Tam Bảo và trở thành những Phật tử thuần thành. Chính tôi chính thức đưa ông nội tôi đến (Hoàng Trúc Am trên đồi Trại Thủy, TP Nha Trang)đảnh lễ và xin quy y với Hòa Thượng Trí Nghiêm, ngày ông nội tôi mất chính Hòa Thượng Trí Nghiêm đến niệm hương Lễ Nhập Liệm cho Người. Ðây là một ân đức lớn cho gia đình chúng tôi, vì Hoà Thượng Trí Nghiêm là một Bậc Cao Tăng Thạc Ðức của cả Miền Trung nước Việt. Lúc đó tôi đang kẹt trên bán đảo Tị Nạn Paulau Bidong (tháng 6/1986).

Sau hơn 17 năm lưu lạc trên xứ người, tôi lần theo dấu chân xưa của Ðức Từ Tôn, tôi sống trong Giáo Ðoàn Tăng Ni của Giáo Hội, luôn sát cánh cùng Chư Tôn Ðức trong Giáo Hội, gánh vác công việc của người trưởng tử Như Lai trong sứ mạng “Tác Như Lai Sứ, Hành Như Lai Sự” theo khả năng nhỏ bé của mình. Bản thân tôi vẫn còn nhiều vụng về , non yếu trên bước đường Thượng Cầu Hạ Hóa, tôi rất thiết tha tiếp nhận những lời giáo dưỡng ân cần của Chư Tôn Ðức , cùng những Thiện hữu tri thức giúp tôi đi trọn con đường phụng sự.

Mười bảy năm đã trôi qua mau như bóng cau lướt nhẹ, bất giác tôi thấy mình đã có hai màu tóc, hiện tướng già, bệnh, chết đã bắt đầu xuất hiện. Tôi chạnh lòng vì thấy sức khỏe của mình trong hiện tại không còn như xưa nữa, buồn vì còn quá nhiều công việc và hoài bảo chưa thực hiện được trên bước đường xiển dương Giáo Pháp của Như Lai trên xứ sở này. Con chấp tay nguyện cầu Ðức Thế Tôn chứng minh và luôn soi sáng giúp con có được nhiều nghị lực và sức khỏe.

Mùa An Cư Kiết Ðông lần thứ 5năm nay được Giáo Hội giao phó cho Tu Viện Quảng Ðức chúng tôi tổ chức, đây là một Niềm Vui Lớnđối với tôi và tất cả những người con Phật tại đạo tràng này và chư đồng hương Phật tử xa gần nhiệt tâm hổ trợ.

Quả thật vậy, đây là một Niềm Vui Lớn, Tu Viện Quảng Ðức đã cung đón trên 60 vị Chư Tôn Ðức Tăng Ni, và gần 100 Phật tử tại địa phương cùng các tiểu bang đồng hướng về Kiết Giới Tịnh Tu công quả trong 10 ngày, màu huỳnh y rực rỡ của Chư Tôn Ðức Tăng Ni thanh thoát kinh hành niệm Phật, và những thời công phu khuya, tối, tôi cảm động và thương từng chiếc áo tràng lam cần mẫn trong tay xâu tràng hạt, Ấn Kiết Tường dâng trọn tâm thành nâng bình bát cơm đầy Niệm Tứ Ân, Cúng Dường Mười Phương Chư Phật, tôi bồi hồi xúc động với niềm vui buồn lẫn lộn, từng bước chân an lạc tìm đến từng phòng vấn an sức khỏe Chư Tôn Ðức, lo lắng thăm hỏi sức khỏe quí Phật tử về tịnh tu công quả, 10 ngày rồi cũng trôi qua nhanh như một giấc ngủ, Chư Tôn Ðức đều trở về trụ xứ lại tiếp tục sứ mạng trên bước đường phụng sự. Tôi thương và cảm thông những người con Phật tại gia rồi phải quay về vật lộn với đời sống, nhưng tôi tin tưởng rằng trong mỗi người con Phật đều có hạt giống từ bi và trí tuệ để cứu mình và chia xẻ cho đời những hoa trái giác ngộ yêu thương và hiểu biết.

Ngoài trời cơn mưa vẫn còn nặng hạt, màu xám sương chiều đã phủ xuống hiên thềm Tu Viện, tôi bổng nghe hồi chuông báo hiệu, thời kinh tối của đại chúng đã bắt đầu...

Tôi trân quí khoác lên mình bộ y màu vàng thẳm, bước nhẹ lên thềm hoa cửa Phật, trong lòng hân hoan nao nức bổng dâng trào, thầm khấn nguyện cho chúng sanh đời bớt khổ!

Mùa An Cư Kiết Ðông 2004

TK. Thích Tâm Phương

Lời Khai Mạc Khóa An Cư 2004 Tại Tu Viện Quảng Ðức

Nam Mô BỔn Sư Thích Ca Mâu Ni PhẬt

Ngưỡng Bạch Lên Hòa Thượng Chứng Minh Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN Hải Ngoại Úc Ðại Lợi Tân Tây Lan.

Ngưỡng Bạch Lên Hòa Thượng Hội Chủ, Hội Ðồng Ðiều Hành GHPGVNTN Hải Ngoại tại Úc Ðại Lợi Tân Tây Lan.

Kính Bạch hiện tiền Chư Tôn Ðức Tăng Ni,

Kính thưa quí thiện Nam Tín Nữ, quí Tịnh Nhơn, Học Viên về tham dự Khóa Tu , Tùng Hạ An Cư , công quả, cùng quí đồng hương , Phật Tử xa gần thân mến.

Trước đây hơn 2500 năm , khi Ðức Thế Tôn còn tại thế , Ngài Lảnh Ðạo một một Giáo Ðoàn Tỳ Kheo hơn 1200 Vị , để đi lại trên khắp mọi nẻo đường của đất nước Ấn Ðộ , để hóa duyên và truyền trao Giáo Pháp Giác Ngộ An Lạc, cũng như phương pháp diệt trừ khổ đau , và chấm dứt con đường sanh tử luân hồi của mọi chúng sanh.

Rồi từ đó cũng từ trong Giáo Ðơàn này, Mùa An Cư Kiết Giới Tịnh Tu ï đầu tiên được tổ chức tại Kỳ Hoàn Tịnh Xá lúc bấy giờ, nhằm mục đích để thúc liểm thân tâm Tấùn Tu Ðạo Nghiệp, đồng thời cũng tránh được sự đi lại quá nhiều của Giáo Ðơàn 1200 vị , trong mùa mưa ẩm ước , có thể dẩm lên những vi trùng sâu bọ, mà lòng từ của Ðức thế tôn gọi đớ là mỗi mỗi chúng sanh bị mất mạng sống , dưới bàn chân của chúng ta.

Ngưỡng bạch lên chư tôn đức, Kính thưa liệt quí vị, trải qua suốt chiều dài lịch sử đã hơn 2500 sau khi Ðức Phật Nhập Diệt, Phật Giáo đã truyền đi khắp năm châu bốn biển nói chung , nói riêng cho Phật Giáo Việt Nam, và tuỳ theo từng quốc độ , hoàn cảnh nhân duyên để xiển dương giáo pháp của Ngài được trường tồn , hưng thịnh.

Mà trong đó Giáo Ðoàn Tăng Ni , là hàng trưởng tử Như Lai phải nghiêm trì Giới Luật , để bảo tồn chánh pháp cứu độ chúng sanh, mà trong Kinh Di Giáo Ðức Thế Tôn đã dạy.

Ðể thực hiện những lời Giaó huấn đó của Ngài, hằng năm Mùa An Cư Tịnh Tu , trao dồi giới đức không thể thiếu đối với hàng Trưởng Tư Như Lai. Năm nay Mùa Kiết Giới An Cư 2004 , lần thứ 5 do Giáo Hội Tổ Chức . . Chúng con Chư Tăng Ni , Phật tử tại đạo tràng Tu Viện Quảng Ðức được Chư Tôn Ðức tin tưởng giao phó tổ chức Mùa An An Cư Tịnh Giới năm nay, đây là một niềm vui lớn , một công đức lớn mà Tu Viện Quảng Ðức chúng con được hoan hỷ vui mừng nhận lãnh.

Tuy rằng chúng con vẫn biết với hoàn cảnh , và những phương tiện khiêm tốn của Tu Viện trong hiện tại , cũng như tài đức khiếm khuyết của chúng con khó có thể chu toàn viên mãn cho khóa tu , nhất là về mặt sức khỏe của Chư Tôn Ðức và quí Phật tử về tùng hạ Tu Học , côn quả trong 10 ngày vì thời tiết quá lạnh. Chúng con cầu nguyện Chư Phật gia hộ, và mong được đón nhận những lời chỉ dạycủa chư tôn đức , cũng như được sự hổ trợ phát tâm của những thiện nam tín nữ Phật tử xa gần, gián tiếp hổ trợ , hay về tham dự khóa hạ an cư , tu học công quả .

Kính bạch lên Chư Tôn Ðức, Thay mặt Ban Tổ Chức Khóa Hạ An Cư lần thứ 5 của GHPGVNTN Hải Ngoại Úc Ðại Lơi Tân Tây Lan, cũng là Hóa Chủ Trường Hạ tại Tu Viện Quảng Ðức , tính cho đến giờ phút này chúng con được cung đón 60 Chư Tôn Ðức Tăng Ni đã đăng ký về Kiết giới an cư tại giới Trường. Ðồng thời cũng có hơn 70 Phật Tử về tùng hạ tu học, công quả trong 10 ngày.

Nhân Danh Hóa Chủ Trường Hạ chúng con thành tâm đê đầu đảnh lễ Chư Tôn Ðức, thân mến đón mừng sự có mặt của quí vị Phật tử về tùng hạ, cũng như quí đồng hương Phật tử xa gần .

Kính chúc chư tôn đức , cùng liệt quí vị, thân tâm an lạc, bồ đề tăng trưởng , đạo quả viên thành, Suốt thời gian Tu Học

Nam Mô Công Ðức Lâm Bồ Tát Tác Ðại Chứng Minh. ^

Lời Mở Ðầu Lễ An Vị Thích Ca Phật Ðài Lộ Thiên.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch hiện tiền Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa Ðại Ðức Tăng Ni.

Kính thưa quí đồng hương Phật tử thân mến.

Ðúng vào ngày 20.6.1997 Ðào Tràng Tu Viện Quảng Ðức thuyên chuyển về nơi mảnh đất này, nơi đây là một ngôi trường tiểu học cũ đã đóng cửa trong nhiều năm, khung cảnh thật hoang tàn xơ xát. Suốt 7 năm qua Ðạo Tràng Quảng Ðức chúng con từng bước khắc phục xây dựng và chỉnh trang để trở thành một ngôi Tu Viện được trang nghiêm .

Ðây là một thành quả khiêm tốn, được xây dựng bằng cả mồ hôi , nước mắt, bằng tâm đức nguyện lực của mọi giới đồng hương Phật tử xa gần.

Kính thưa liệt quí vị, Phật Ðài Thích ca Lộ Thiên trước mặt Chư Tôn Ðức và quí đồng hương Phật tử là một pho tượng được an trí trong ngôi chánh điện cũ, pho tượng này đã được quí đồng hương Phật tử xa gần phát tâm cúng dường , và đã phát tâm lễ lạy tu học trong nhiều năm. Tuy nhiên khi xây dựng ngôi chánh điện mới Ðạo Tràng chúng con đã an vị Tôn Tượng Bổn Sư bằng đồng tại Ðại Hùng Bảo Ðiện.

Và để đánh dấu ghi lại công đức ngay từ những ngày đầu tiên , đồng thời cũng để kỷ niệm, và đền ơn trong muôn một ân đức của quí ân nhân, đồng hương Phật tử xa gần đã nhiệt tâm hổ trợ, chúng con quyết định xây dựng Phật Ðài Lộ Thiên này. Ngưỡng bạch lên hiện tiền Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thật là một phước duyên thù thắng cho đạo tràng Tu Viện Quảng Ðức của chúng con, được Chư Tôn Ðức giao phó trọng trách tổ chức Mùa An Cư Tịnh Giới Tu Trì cho Chư Tôn Ðức Tăng Ni trong Giáo Hội.

Sau một tuần lễ tịnh giới tu học đã trôi qua, hôm nay đạo tràng chúng con được Chư Tôn hứa khả quang lâm Phật Ðài Lộ Thiên Thích Ca Mâu Ni để Chú Nguyện Lễ Sái Tịnh Tẩy Trần An Vị. Ðây là một công đức lớn mà đạo tràng của chúng con khó có thể đủ phước duyên nhận được.Trong giờ phút trang nghiêm thanh tịnh trước Ðài Sen Chân Dung Ðức Thế Tôn, chúng con nguyện cầu Hồng ân Tam Bảo chứng minh gia hộ Chư Tôn Tôn Ðúc Pháp Thể Khinh An Chúng Sanh Dị Ðộ.

Và kính chúc toàn thể quí đồng hương Phật tử xa gần , bồ đề tâm kiên cố, gia đình hạnh phúc, và luôn được an lành trong ánh hào quang của Ðức Phật.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát

Trụ Trì Tu Viện Quảng Ðức

Tỳ Kheo Thích Tâm Phương ^

Tình Pháp Lữ

TK. Hương Vân

Mùa An cư năm nay tôi có phước duyên về tu học tại Tu Viện Quảng Ðức, Melbourne, Úc Châu, ở cùng phòng với Thượng Tọa Như Ðịnh, trú trì chùa Thiên Ấn, Sydney. Phòng chúng tôi được ban chức sự Trường Hạ đặt là Liêu Mật Hiển.

Trước cuộc hội ngộ đầy ý nghĩa và thắm tình đạo vị này, hai huynh đệ chúng tôi chưa hề quen biết nhau. Một chút dè dặt và e ngại đã diễn ra trong giờ phút sơ kiến, do bởi hoàn cảnh đặc biệt của tôi, một tu sĩ đến từ Việt Nam, nhất là chúng tôi lại sanh trưởng ở những địa phương khác nhau. Thầy Như Ðịnh quê ở Quảng Ngãi, còn tôi ở Huế. Quả thật, lúc đầu tôi có hơi lo. Trong thâm tâm, tôi mong được cùng ở chung với một thầy người Huế hay Quảng Trị, vì dù sao tình đồng hương cũng làm tôi an lòng hơn. Tuy nhiên, giá trị của thời gian sống chung với vị Tỷ-kheo đáng kính này đã cho tôi thấy được sự sai lầm của ý niệm chấp thủ, cụ thể là trong trường hợp này.Sau vài giờ chuyện trò, những khoảng cách về địa lý, ý thức vùng miền... giữa chúng tôi đã được lấp kín bởi sự thông minh, dí dỏm, cởi mở, đặc biệt là nụ cười hoan hỷ của người bạn đồng liêu. Càng sống chung với thầy tôi lại càng cảm nhận được nguồn nội lực tâm linh của thầy. Lối kiến giải sắc sảo về kinh luật, những kinh nghiệm tu học ở xứ người của thầy thật sự là nguồn kinh nghiệm quý giá đối với tôi trong việc tu tập cũng như hoằng pháp. Thầy sống rất giản dị, chân chất; đặc biệt là tính khiêm cung và hạnh hỷ xả. Chân tình của thầy đã làm tê cứng những suy nghĩ mang tính phân biệt, xã giao, kiểu cách, hoặc những thứ có cùng gốc ngọn trong lòng tôi.

Quả thật, tôi đã học ở người pháp hữu này rất nhiều. Ðúng như lời các bậc tiền nhân dạy “học thầy không tày học bạn”. Qua đây tôi lại rút thêm được một bài học khác. Ðó là nếu bạn muốn có nhiều niềm vui và an lạc trong cuộc sống thì trước hết bạn hãy mở tấm lòng hoan hỷ của mình đến với mọi người. Bởi vì, theo cách hiểu thông thường, ai gieo nhân gì thì sẽ nhận được quả ấy. Câu chuyện trong tuyển tập “Nghệ Thuật Sống” trích từ Internet sẽù minh hoạ cho tư tưởng này. Một đứa bé, trong một trạng thái tâm lý buồn bực, chạy ra bên bờ rừng và hét to “Tao ghét mày”. Lập tức, nó nghe cùng câu nói “tao ghét mày” vọng lại. Âm thanh phản hồi này đã khiến chú bé hoảng sợ. Nó chạy vội về nhà và kể lại với mẹ. Mẹ nó bảo rằng con hãy ra lại chỗâ ấy và nói rằng “tao thương mày”. Nó đã làm như thế và tiếng vọng “tao thương mày” của núi rừng đã loại trừ ngay tâm lý buồn bực trong lòng của chú bé.

Thật là giản đơn nhưng rất ý vị. Chắc chắn những gì có được từ cuộc sống chung với thầy Như Ðịnh trong mùa an cư năm Giáp Thân-2004 sẽ là song hành với cuộc đời tu tập của tôi trong hiện tại cũng như tương lai.

Tu Viện Quảng Ðức, Mùa An Cư Giáp Thân-2004 ^

Công Án – Koan

Alexander Eliot – TK Nguyên Tạng (dịch

Khi sơ Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma đến Trung Hoa, Vua Lương Võ Ðế cho mời ngài đến để hỏi đạo. Nhà vua tưởng mình sẽ được nghe một bài thuyết pháp, nhưng Tổ chỉ nói: “rỗng tếch, có gì thiêng liêng đâu !”.

Ngạc nhiên và có lẽ chấn động vì sự cộc lốc đó, Vua Võ Ðế hỏi rằng Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma nghĩ mình là ai mà lại nói như vậy. Bồ Ðề Ðạt Ma nhăn mặt, gải đầu, rồi trả lời:“ Ta không biết”.

Giận và bất mãn, Vua Võ Ðế cho vị khách của mình lui ra. Sau đó vua đã suy ngẫm về những câu nói của Tổ và nghĩ rằng Sơ Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma không phải là một người khờ. Vua lại cho mời tổ nhưng không thấy ngài đến. Các sứ giả của Võ Ðế đi tìm khắp nơi rồi trở về tâu là tổ Bồ Ðề Ðạt Ma đã biến mất. Thế là Võ Ðế càng giận và bất mãn hơn trước. “Tuy nhiên gió nam vẫn tiếp tục thổi”, như một nhà bình luận Trung Hoa đã ghi chú bên lề của truyền thuyết này.

Gió thổi nơi nào nó muốn, người ta nói như vậy, và khi toạ thiền, những ý nghĩ của hành giả vẫn nổi lên như thường lệ. Ðiều quan trọng là không theo đuổi những ý nghĩ đó khi chúng xuất hiện. Hành giả chỉ ngồi yên, quan sát một chút, nhưng không nhìn nhiều qua con mắt của tâm trí. Dường như những bọt bong bóng tri thức thành hình trong bụng, nổi lên, rồi vỡ ra, tan biến vào hư không. Tiến trình này không giống kỹ thuật “ liên tưởng tự nhiên”của các nhà phân tâm học, vì không cần có sự liên tưởng nào cả, dù tự nhiên hay có tính toán. Hành giả cứ để cho ý nghĩ xuất hiện, không theo đuổi chúng, cho tới khi chúng đi xa ngoài tầm ý thức của mình, giống như Bồ Ðề Ðạt Ma biến khỏi triều đình của Lương Võ Ðế.

Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma trú trong một hang núi trong chín năm, chỉ ngồi quay mặt vào vách đá. Cái hang đá đó là thai bào tâm linh của ngài. Nhưng cuối cùng một người đến tìm, hy sinh một cánh tay của mình, làm rộn thời thiền của Ngài. Ngài hỏi người mới đến:

-“ Ngươi muốn gì ?”

-“Xin Thầy an tâm cho con”,vị ấy trả lời.

-“ Cho ta thấy tâm của ngươi, rồi ta sẽ làm cho nó an”.

-“Con không tìm thấy nó ở đâu cả”.

-“ Ngươi đã được an tâm rồi đó”.

Không giống như Lương Võ Ðế, người một tay này trở thành vị tổ thứ hai của Thiền Tông Trung Hoa, đó là nhị tổ Huệ Khả.

Chuyện này có ý nghĩa gì ? Khi không tìm kiếm gì nữa mà sống với hiện tại, người ta sẽ bỏ được tham vọng, tham dục và tâm trí được yên tĩnh. Nhưng khi còn ở trong thế gian này người ta không thể hoàn toàn bỏ được tính tham. Tham dục là động lực của sự sống. Người ta có thể sửa đổi những ước muốn của mình cho tốt đẹp hơn, nhưng trong cuộc đời này người ta không bao giờ giải trừ một phần nỗi đau vi tế và rộng khắp của sự làm người. Như vậy, sự chết có phải là lời giải không?

Mới đây tôi nằm mơ thấy Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma xuất hiện. Ngài ẩn hiện trong không khí giống như một bóng ma, một người to lớn, hai mắt lồi, đôi lông mày rậm. Với bộ râu tua tủa của ngài khiến người ta không thể biết là ngài đang cười hay đang nhăn mặt. Ngài nói nhỏ qua hàm râu: “ nhà ngươi có vẽ đã trưởng thành, nhưng lại chưa bao giờ giết ai cả. Tại sao vậy?”

Tôi cố gắng nói: “ Thiền tông có cách truyền thừa đặc biệt, ngoài việc giết người”.Nhưng khi tôi nói như vậy, một nỗi nghi ngờ làm cho tôi thức dậy. Giấc mộng ấy làm tôi hoang mang, nhưng tôi vẫn bắt đầu thời khóa tu tập trong ngày là toạ thiền. Thật là khủng khiếp, hình ảnh Bồ Ðề Ðạt Ma mà tôi gặp trong giấc mộng đêm qua đã hiện ra trước mắt tôi. Các vị thầy của tôi đã dạy rằng khi tham thiền, hành giả có thể bị ma chướng khuấy phá, nhưng đừng chú ý tới chúng, vì vậy tôi nhìn xuyên qua hình Bồ Ðề Ðạt Ma cho tới khi hình ảnh ấy tan biến. Làm như thế có đúng không ? Lúc đầu tôi rất sợ, nhưng sau đó tôi bớt sợ hơn, vậy có nghĩa là tôi đã làm đúng. Tuy nhiên khi nghĩ lại tôi muốn mình có thể hỏi Bồ Ðề Ðạt Ma là người có ý gì khi đề cập đến việc giết người.

Theo triết lý Phật Giáo thì sự chết không phải là lực bên ngoài, cũng không phải là nơi để trốn tránh. Kinh Kim Cương là một trong những bản kinh nói rằng không có cái ‘ta’nào để giải thoát, cũng không có gì ngoài bản thân để tránh hay để chứng đắc, sự chết chính là sự sống. Lục Tổ Huệ Năng chứng nghiệm cả sự chết lẫn sự tác sinh trong cùng một khoảng khắc, khi ngài nghe được tiếng tụng Kinh Kim Cương.

Nhưng Tổ Huệ Năng nói rằng lời Kinh không có ý nghĩa gì đối với ngài, và tính chất của giáo lý là không rõ ràng. Ngài cho rằng ngay cả ngồi thiền cũng có thể là một cái bẫy, và tốt nhất là không theo pháp môn nào cả, vì thói quen đều có hại. Ngài khuyên người ta phải bỏ kinh sách. Về sau “ Huệ Năng Pháp Bảo Ðàn Kinh” trở thành đề tài ưa chuộng trong tranh thiền. Chắc chắn Tổ Huệ Năng cũng sẽ xé cả tranh nữa, nếu ngài gặp một bức.

Bạn đồng môn của Tổ Huệ Năng là Ngài Thần Tú có làm một bài thơ nói về một giáo thuyết của Phật Giáo rằng “ thân người giống như cây bồ đề, tâm giống như đài gương, phải giữ cho thân và tâm được sạch bụi”. Tổ Huệ Năng cũng làm một bài thơ khác đối lại rằng “không có cây bồ đề hay tấm gương nào cả, vì vậy không có gì để bám bụi trần”.Sau đó, khi ngài Thần Tú đuổi theo ngài để hỏi pháp giác ngộ, Tổ Huệ Năng nói: “ ngay lúc này, không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cho ta thấy khuôn mặt của anh trước khi cha mẹ sinh ra”.

Ðó là công án đầu tiên trong số 1.700 công án làm thành khối lượng văn chương và giáo lý đặc thù của Thiền tông. Tổ Huệ Năng thật sự đã mở đầu một truyền thống. Các Thiền sư của phái Lâm Tế nói riêng đã đặt ra nhiều công án cho các đệ tử của mình với mục đích là đưa họ đi xa theo khúc quanh mà họ có thể gặp được trên bước đường trở về cội nguồn tâm linh, ví dụ: - “ Hãy nghe tiếng vỗ của một bàn tay”, “ Ngừng chiếc tàu trên biển xa”, - “ Nói cho ta biết, một là gì ?”.

Có hàng trăm câu trả lời nổi tiếng cho những công án này, nhưng các câu trả lời này không giúp gì nhiều cho một đệ tử, vì y cần phải có câu trả lời tự nhiên phát ra từ trong tâm của mình, để thầy của y nghĩ là y đã thực sự hiểu và sống với công án đó. Vì vậy trong việc quán chiếu công án, hầu như trong tất cả các trường hợp, đệ tử sẽ đối diện vị lão sư nhiều lần và y có thể mỗi lúc mỗi tuyệt vọng hơn, có thể gần như loạn trí, và cũng có khi giác ngộ bất ngờ (đốn ngộ). Thói thường, người đệ tử phải hơn một lần hoát nhiên đại ngộ. Sự kiện bao nhiêu lần đốn ngộ tùy thuộc ý chí hơn là sự thông minh của y. Các đệ tử được coi là phải trải qua khoảng 600 công án trước khi được phép lập tu viện thu nhận đệ tử riêng của mình. Ðiều này gợi nhớ một nguyên tắc cũ của phân tâm học, đó là chính các nhà tâm phân học phải đã được phân tích tâm lý trước khi được phép hành nghề. Nghĩa là tất cả, trừ người sáng lập môn phân tâm học, ông Sigmund Freud.

TK Thích Nguyên Tạngtrích dịch từ nguyên bản tiếng Anh: “ Zen Edge” của Thiền sinh Alexander Eliot, do nhà xuất bản Thames & Hudson ấn hành năm 1976 tại Anh quốc. Bản Việt dịch sẽ được Tu Viện Quảng Ðức xuất bản vào mùa Phật đản năm 2006.

Koans

When Bodhidharama, the First Patriarch of Zen, came up from the south into China, the Emperor Wu sent for him and asked some questions concerning the highest good. He expected a sermon in reply, but Bodhidharma’s answer was:

‘Emptiness, and nothing holy.’

Astonished and possibly shocked by that abrupt rejoinder, the Emperor next inquired who Bodhidharma thought he was, to talk so. Bodhidharma frowned, scratched himself, and confessed:

‘I do not know.’

Cool, disappointed, Wu dismissed his guest The Imperial audience was over for that day. Later on, however, when he had given himself an opportunity to ponder what was said, Wu came to feel that Bodhidharma was no fool. He sent for the missionary again, to no avail. The Emperor’s emissaries searched far and wide, returning to report that Bodhidharma had disappeared. So poor old Wu died cooler and even more disappointed than before. “The south wind however”, as a Chinese commentator noted in the margin of his legend, still continued to blow.

The breeze blows where it chooses, they say, and when you do zazenyour thoughts keep on bubbling up as usual. The point is not to pursue them. You simply sit still and watch, as it were, dimly, not seeing much in the mind’s eye. It is as if intellectual bubbles formed in the warm darkness of your gut, swirled slowly up, popped, and dissolved is nothingness. The process does not resemble the ‘free-association’ techniques developed for psychoanalysis, because it calls for no association of ideas at all, free or not free. You let thought go, and go, without pursuit, until it passes out beyond the borders of your conscious rule, and is gone like Bodhidharma from the Emperor’s court.

What Bodhidharma had chosen, in preference to court life and Wu’s queries, was to hole up in a cave for nine years, staring at stone. That cave was his soul’s womb, and he felt happy there. But finally a would-be disciple found him and managed – by sacrificing an arm, no less - to break in on Bodhidharma’s profound meditation. This time, however, the First Patriarch himself was the one to ask questions.

‘What do you want?’ he began.

‘Peace of mind!’ was the would-be disciple’s reply.

‘Show me your mind, in that case, and I’ll pacify it.’

‘I...can’t find it now.’

‘You see? Already pacified!’

Unlike Bodhidharma’s abortive interview with Emperor Wu, this one ended happily. The one-armed would-be disciple who had failed to locate his mind on demand became the Second Patriarch of Zen. What does the legend mean? Simply that when you no longer seek, but are, then you put the worst of thirsty craving behind, and achieve peace of mind. Fair enough, but all the same you cannot altogether overcome greedy passion while in the flesh. Desire is the entire circuitry of life on this planet. You may refine your appetites no end, but you never in this world so much as begin to eliminate the subtle and all-pervasive pain of being human. Is death an answer, then?

I recently had a dream in which Bodhidharma appeared. He was floating huddle of a man, rotund, ghostly, with bulging eyes and bulbous brow. Was he grinning, or grimacing? His coarse bristling whiskers made this impossible to tell. ‘You seem to be a grown-up man,’ he whispered through the beard, ‘yet you’ve never killed anyone. How come?’

‘There is a special transmission of Zen outside killing!’I tried to say. But, even as I spoke, a growing sense of doubt brought me awake.

Badly shaken by the dream, I none the less pursued my standard practice of starting the day with zazenmeditation. To my horror, the same Bodhidharma figure which I had encountered in dream came gliding between the wall and my waking eyes. Fortunately, my instructors had warned that I might occasionally be disturbed by makyo, visions of a suspicious nature, while practising zazen. I had been told simply to ignore such apparitions. And so, religiously, if that is the word, I stared right through Bodhidharma’s image until it frayed out upon the air and disappeared.

Was that really the right thing to do? I was badly frightened for a moment or two, and afterwards less so, which indicates that the answer is yes. In retrospect, however, I would give a good deal to be able to question the figure. What did he mean about killing?

Death is no alien force, nor even a refuge, according to Buddhist philosophy. The Diamond Sutra is just one of the many sacred texts to maintain that no one person has a ‘self’ to save. No, nor anything other than self to avoid or achieve. Death is the same as birth. The Sixth and final Zen Patriarch – Hui Neng was his name – experienced both death and re-birth at one and the same instant, when he happened to overhear the chanting of the Diamond Sutra.

Yet the words themselves had meant nothing to him, Hui Neng insisted even afterwards, explaining that all doctrine is by nature dark. Even zazencan be a trap, he taught; it is best to pursue no discipline at all. Habit deadens. As for sacred texts, they ought to be destroyed, he said. ‘Hui Neng tearing up the Sutras’ was to become a favourite subject of Zen art, later on. Doubtless the old man would have torn up the pictures too, if he could.

One of Hue Neng’s many rivals once wrote a poem, a pretty little poem to maintain an old Buddhist doctrine; namely, that the human body itself resembles the bo tree beneath which the Buddha received enlightenment, that the human mind resembles a silvered mirror, and finally that both body and mind ought to be kept dust-free. Hui Neng responded to the poem with a brief, obscure and at the same time brutal blast. There is no bo tree, there is no mirror, there is nothing to dust, he objected. Soon after that exchange occurred, the priest the poet who had been Hui Neng’s rival pursued him, begging for enlightenment. Hui Neng obliged with an impossible demand:

‘At this very moment, without thinking of good or evil, show me the face you had before your parents were born!’

That was the first of some 1,700 so-called koans-meaning icy conundrums and mad commands –which now constitute the specifically Zen corpus of religious literature and instruction. Hui Neng really started something. Roshis, or Zen masters of the Rinzai sect in particular, set koan after koan to the monks in their charge. Each koan, like Hui Neng’s own, appears designed to send disciples so far round the bend that they may meet themselves on the return journey. Examples are:

‘Listen to the sound of one hand clapping.’

‘Stop the ship on the distant ocean.’

‘Tell me, what is one?’

Famous replies to these koans, and hundreds more like them, are common property. Yet these prove small help to the student, for he is required to respond from heart, spontaneously, in such a manner as to convince the roshi that he really does kushuor understand the koan to the point of living it. Therefore sanzen, as koan-work is known, almost invariably calls for of-repeated confrontations with one’s roshi, leading to ever deeper despair, near-breakdown and – on occasion – breakthrough as well. More than one breakthrough is demanded, as a rule. Just how many, depends upon the novice’s own ambition and strength of will rather than his intelligence. Roshi-trainees themselves are said to pass an average 600 koans before receiving permission to set up shop – or rather, temple – as practising roshis themselves. In this respect, Zen ethics recall the old code of psychoanalysis, according to which professionals in that field must themselves have been psychoanalysed. All but the founder, Freud, that is to say./. ^

Lời Phật dạy

TK. Tâm Thành

Ở Ấn Ðộ, khi những cơn mưa đầu mùa hạ bắt đầu nặng hạt cũng là lúc Tăng đoàn đệ tử Phật cùng nhau tụ họp tại một trú xứ để kiết giới an cư. Ðây là một truyền thống rất quan trọng và có nhiều ý nghĩa, vì vậy mà các đệ tử Phật luôn tôn trọng và duy trì một cách liên tục từ lúc Ngài còn tại thế cho đến ngày nay. Một mặt, kiết hạ an cư là thể hiện lòng tôn trọng những di ngôn của đức Ðạo Sư trước lúc Ngài nhập diệt , thể hiện lòng từ đối với chúng sanh. Mặt khác, an cư cũng là thời kỳ để Tăng Ni và Phật từ cùng nhau họp lại để làm nhiều thiện sự.

Các bậc trưởng lão, tôn túc gặp nhau để trao đổi những kinh nghiệm tu hành và hoằng pháp trong thời gian chín tháng du hành hóa đạo. Các đệ tử xuất gia khác cùng nhau sống hoà hợp, thanh tịnh trong thời gian ba tháng tại một trú xứ để được học tập và hành trì lời Phật dạy dưới sự chỉ dẫn trực tiếp của những bậc Tỷ-kheo thanh tịnh và thiện xảo về giới đức, tâm đức và tuệ đức cũng như kinh nghiệm hành trì. An cư cũng là thời điểm mà mối quan hệ giữa hai chúng xuất gia và tại gia đệ tử Phật được thắt chặt lại, vì đây là khoảng thời gian để chúng Phật tử tại gia thực hiện bổn phận hộ trì Tăng-già; đồng thời tín đồ tại địa phương cũng có nhiều thời gian được thân cận, gần gủi và tu học với nhiều bậc cao tăng thạc đức.

Khi Phật giáo truyền bá vào nhiều quốc gia, xứ sở khác nhau, truyền thống này cũng được Phật giáo đồ mọi nơi tuân thủ một cách nghiêm túc theo đúng mùa hạ của xứ Phật, dù thời tiết của một số quốc độ không phải là mùa mưa. Do vậy, hằng năm khi biết được Tăng-già tổ chức an cư kiết hạ tại một trú xứ nào đó -ví dụ như Úc Châu, năm nay chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử an cư mùa đông tại Tu Viện Quảng Ðức, tiểu bang Victoria- thì các vị xuất gia có bổn phận vân tập về trú xứ mà đại tăng quyết định để cùng nhau tu học, ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt.

Năm nay, tôi có duyên sự sang Brisbane, thuộc tiểu bang Queensland, Úc Châu để hoằng pháp theo lời mời của Sư Cô trú trì chùa Linh Sơn và một số Phật tử Brisbane đúng vào mùa an cư. Ðây có thể xem là một trong những trường hợp khá đặc biệt. Lúc đầu, tôi khởi lên ý nghĩ rằng có lẽ chư tôn đức Tăng Ni cũng sẽ thông cảm và hoan hỷ cho tôi nếu tôi không thể đến Tu Viện Quảng Ðức để tu học cùng Tăng-gìa vì một số khó khăn chủ quan cũng như khách quan. Với tâm niệm như thế, tôi yên tâm để làm Phật sự tại Brisbane.

Tuy nhiên, một hôm, trong lúc soạn đề tài “Ý Nghĩa Giới Luật” để giảng cho Phật tử, tôi đọc được mẫu chuyện sau đây giữa đức Phật và tôn giả Kiếp Tân Na trong Yết Ma Yếu Chỉ.

Vào một thuở nọ, tôn giả Kiếp Tân Na đang lưu trú tại một nơi thanh vắng. Nhân ngày bố-tát thuyết giới, tôn giả khởi lên ý nghĩ rằng mình vốn là người trì giới thanh tịnh thì sự lắng nghe thuyết giới xem ra không cần thiết lắm. Biết được ý nghĩ này của tôn giả, đức Phật đích thân đi đến khu rừng nơi Kiếp Tân Na đang sống và nói với tôn giả rằng: “Này Kiếp Tân Na, quả thật điều ngươi nghĩ, dù ngươi có đến nghe thuyết giới hay không nghe thuyết giới thì ngươi vẫn là người trì giới thanh tịnh bậc nhất. Nhưng này Kiếp Tân Na, đối với việc thuyết giới ngươi phải cung kính tôn trọng và chấp hành. Nếu ngươi không cung kính, tôn trọng và chấp hành thì còn ai sẽ là người cung kính, tôn trọng và chấp hành sự thuyết giới.”

Sau khi đọc xong câu chuyện này, tôi nhận ra sự sai lầm trong suy nghĩ của mình, bởi vì nếu chính tự thân tôi không cung kính, tôn trọng và thực hành lời Phật dạy thì làm sao quý Phật tử có thể lắng nghe những gì tôi đang trình bày và chia xẻ với họ.

Quả thật, lời dạy này vô cùng quan trọng và cần được chuyển hoá vào đời sống hàng ngày của hàng đệ tử Phật, xuất gia cũng như tại gia, đặc biệt là trong hoàn cảnh xã hội hiện nay. Vì chính nếp sống như pháp, như luật của người con Phật sẽ là những bài pháp hùng hồn, chuyển hoá tinh thần từ bi và trí tuệ của đức Phật vào cuộc đời, vốn đang bị lối sống vật chất thực dụng làm xói mòn các truyền thống đạo đức, tâm linh của nhân loại. Nếu không, chỉ nói về, chỉ lý thuyết, chỉ mơ ước thì ảnh hưởng của Phật pháp không những rất ít, mà lắm khi lại phản tác dụng.

Tu Viện Quảng Ðức, Năm Giáp Thân-2004 ^

Tu Viện Quảng Ðức

Kính tặng Thầy Tâm Phương, Thầy Nguyên Tạng

Thầy phát nguyện tinh tấn chí công.

Tâm Thầy bàn bạc tựa Pháp vân

Phương Trượng Linh Sơn thật tuyệt trần

Xây dựng điểm tô nền chánh pháp

Tu hành chơn chất để đền ân

Viện hoằng đạo cả truyền thừa mãi

Quảng chi mệt nhọc khó muôn phần

Ðức hạnh rồi đây đời ghi nhớ

Ðại Tạng Kinh văn ngộ pháp thân

Già trẻ gái trai thầm nể phục

Lam lũ an bần dạ Thánh nhân.

TK. Thích Tịnh Minh ^

Hương Sen Mùa Hạ

TK. Viên Trí

Viết tặng quý Phật tử tại Tu Viện Quảng Ðức

nhân Mùa An Cư năm Giáp Thân-2004

Mùa kiết đông an cư đã về tại Úc châu. Trong mấy ngày qua, Tu Viện Quảng Ðức, thành phố Melbourne, ngập tràn câu kinh tiếng kệ. Tăng ni và Phật tử tham dự khoá tu luôn y áo chỉnh tề nghiêm trì lời Phật dạy. Các buổi pháp đàm, pháp thoại không những luôn âm vang trong bầu trời giá lạnh ở đây, mà còn vọng đến những vùng đất xa xôi như châu Âu, châu Mỹ qua phương tiện internet. Không khí trang nghiêm và ấm cúng qua các thời khóa tụng kinh, ngồi thiền, nghe pháp, vấn nghi... đã thật sự đem đến lợi ích và an lạc cho số đông. Việc duy trì truyền thống đúng pháp này của Tăng-gìa Phật giáo Úc Châu trong chừng mực nào đó đã làm yên lòng cho giới Phật tử tại gia trung kiên với đạo. Bên cạnh đó, cuộc sống đạo vị này ắt cũng sẽ là chất kích tố đối với ai đang có cảm tình với Phật giáo. Quả thật, tại ngôi chùa Việt Nam này, một lần nữa, lời dạy: “Giới Luật là thọ mạng của chư Phật” lại được tứ chúng đệ tử của đức Phật tôn kính và thực hành. Chắc chắn những ai tham gia trường hạ này mà thanh tịnh giới luật của Phật chế sẽ là những bông hoa tươi đẹp, tỏa hương khắp mọi chân trời, như kinh Pháp Cú đã dạy:

“Hương thơm các loài hoa, chỉ ngược bay chiều gió,

Hương thơm người đức hạnh, toả ngát khắp muôn phương, Hương thớm bậc chân nhân, tung bay mọi chân trời”

Tuy nhiên, một hình ảnh khiến tôi xúc động và lưu ý nhiều nhất trong thời gian tu tập tại đây là hạnh tu thầm lặng của một số Phật tử trong ban ngoại hộ, gồm các tiểu trai soạn, hành đường, y tế, âm thanh ánh sáng, vệ sinh, vận chuyển, v.v... Cần lưu ý rằng số Phật tử này không chỉ là thường trú nhân tại Melbolurne hay tiểu bang Victoria, mà còn có những thiện nam, tín nữ đến từ Sedney, Adelaide, thậm chí Darwin, cách đây gần 5.000km, và có cả một đệ tử đến từ Philadelphia, Mỹ quốc... Họ bao gồm cả người Việt Nam lẫn người Úc. Ðây là những con người phải thức khuya dậy sớm, gánh vác mọi trách nhiệm nặng nề, khó nhọc để chăm lo từng buổi ăn cho đại chúng hơn cả 100 người, lo sức khoẻ cho trường hạ, lo chăn áo mền chiếu cho toàn bộ khoá tu, lo săn sóc bệnh tật cho từng thành viên, đón đưa chư tôn đức tăng ni và tín đồ từ các tiểu bang khác tại nước Úc về dự khoá hạ an cư; bất kể ngày đêm sáng tối, bất kể thời tiết buốt giá khắc nghiệt của thành phố Melbourne. Quan sát công việc trong một ngày một đêm của trường hạ mới hiểu được tấm lòng hộ trì Phật Pháp của họ. Chính sự hy sinh thầm lặng này đã giúp cho đạo tràng an cư kiết hạ luôn được thanh tịnh, khiến chư tăng ni Phật tử thân tâm thanh thản, thư thái, tập trung toàn bộ tâm ý vào việc hành trì Phật pháp.

Dù biết rằng đây cũng là một hạnh tu mà hành giả sẽ cảm nghiệm được nhiều hỷ lạc khi trực tiếp thấy rõ kết quả phục vụ của mình vì an lạc và hạnh phúc của tha nhân. Nhưng đây không phải là công việc mà ai cũng có thể làm được, không phải là một thiện hạnh mà ai cũng có thể sẵn sàng phát tâm, đặc biệt là số người đang độ tuổi trung niên, thường nghĩ đến lợi ích của lãnh vực vật chất nhiều hơn là tâm linh. Mật hạnh này thật sự xứng đáng được cúi đầu lễ bái. Chính vì thế mà trong lễ chúc tán, sám hối hằng tháng của Tăng Ni Việt Nam có câu: “Ðệ tử chúng con nay vì ân đức của những người đang phục vụ tại già lam tự viện, nhất tâm đảnh lễ Thập Phương Thường Trú Tam Bảo” .

Chắc chắn công đức này đang kết tụ thành đám mây lành, ngát thơm hơn cả hương sen mùa hạ, xứng đáng dâng cúng chư Phật trong mười phương nhân mùa An cư của Tăng đoàn Phật giáo trên mọi quốc độ./. ^

Pháp âm mầu nhiệm

Thích Phổ Huân

Thật là nhiệm mầu sự kiện lưu truyền pháp âm của đức Phật! Ngày nay chúng ta được duyên đọc xem kinh điển giải thoát, đâu ngờ rằng đó lại một đại thắng duyên không thể tưởng tượng được. Nhân mùa An Cư Kiết Ðông năm nay, trong bài giảng của Hòa Thượng thượng Huyền hạ Tôn chúng tôi lại càng thấm thía ý nghĩa đại duyên của sự kiện lưu truyền kinh điển này.

Chúng tôi xin được chia xẻ niềm sung sướng, cảm khái về nhân duyên được làm người mà nghe, hiểu được phần nào sự mầu nhiệm kỳ đặc khi kinh điêån giải thoát xuất hiện sau khi đức Thế Tôn nhập diệt, nhất là bộ kinh Lăng Nghiêm mà trong bài giảng của Hòa Thượng nói đến.

Phật tử chúng ta thường biết là Tam Tạng Kinh Ðiển (Kinh, Luật, Luận) ngày nay có được, là do công sức lớn lao của chư vị cao Tăng ngày xưa cố giữ lưu truyền. Nhưng không thể một quốc gia nào lại tự nhiên có được lượng kinh điển khổng lồ như vậy. Quốc gia đó dù phước báo nhân duyên đến đâu, sự thể cũng phải đòi hỏi bao người hy sinh đời sống cá nhân, hy sinh cả đến tánh mạng, mới có thể đưa vào lượng kinh vĩ đại như vậy. Ở Trường Hạ chúng tôi không có thời gian, không đủ phương tiện, nên không thể tìm kiếm tài liệu nói về lượng kinh điển đã lan tràn ra khỏi Thiên Trúc (Ấn Ðộ) rõ nét như thế nào, và quốc gia nào mang được những kỳ tích thỉnh kinh ra sao, chúng tôi chỉ nói lên được cảm nghĩ bằng vài hình ảnh mà chúng tôi có thể suy nghĩ được.

Hiểu biết của người Phật tử Việt Nam chúng ta về kinh điển bằng quốc ngữ là hoàn toàn nhờ vào gia tài kinh điển của Trung Hoa. Cho nên sự hiểu biết về truyền tích nhập kinh vào quốc gia này thì chúng ta thường quan tâm muốn biết.

Nhưng ở Trung Hoa không phải chỉ một Ngài Huyền Trang hay một vài vị sau Ngài mà có thể làm giàu gia sản kinh điển như hiện nay. Tuy nhiên Phật tử Trung Hoa và Phật tử Việt Nam chúng ta không thể không tri ân kính lễ quý Ngài, vì quý Ngài đã hy sinh tất cả để góp phần rất lớn trong việc khởi đầu lập nên Ðại Tạng Kinh ngày nay. Tất nhiên các Ngài là những vị cao Tăng, mà đạo Phật là đạo du nhập vào Trung Hoa, cho nên phải có các vị cao Tăng hơn nữa từ Thiên Trúc đi vào mở ra một đại duyên, cho những nhân duyên theo sau huân trưởng, mà việc thỉnh kinh nhập kinh có được là từ duyên khởi này. Chư vị cao Tăng Thiên Trúc đã vượt qua một chặng đường rất dài, với tâm nguyện mang pháp giải thoát lưu truyền cho thế gian; và đất nước Trung Hoa là cứ điểm mà các Ngài nhắm vào như một điểm sáng cho Phật giáo khởi đi từ đó. Ðúng như vậy, sau khi hạt giống Bồ Ðề đã đủ duyên nẩy mầm, lớn mạnh thì chư vị cao Tăng Trung Hoa lại hoằng truyền đến các nước lân cận khác, cũng như khi các nước láng giềng có duyên học hiểu Phật pháp, liền cữ người đến Trung Hoa học kinh, thỉnh kinh, hầu làm giàu giáo pháp ngày càng lan rộng ra.

Khi chư vị cao Tăng Thiên Trúc du hành lộ trình từ Ấn đến Trung Hoa, trải qua đoạn đường xa như vậy, hẳn các Ngài không thể đem được nhiều kinh điển, vì điểm đến đích chỉ là dọ dẫm, khám phá, chứ không phải như Ngài Huyền Trang thỉnh kinh trở ve,à tận dụng hết mọi phương tiện chuyên chở kinh điển. Như thế chự vị Tăng sĩ Thiên Trúc mang sứ mạng hoằng pháp phải có bản lãnh, phải có kinh nghiệm, phải có trí nhớ và phải có tất cả, vượt xa khả năng của phàm nhân, mới khả dĩ đến một quốc thổ xa lạ không cùng ngôn ngữ, nói lên một giáo lý “lội ngược dòng đời”! Vậy chư vị đó là ai ? Ðể có thể làm được việc phi thường như thế? Xin thưa chư vị là Thánh Tăng. Chỉ có Thánh Tăng chứng quả mới có thể vượt qua bao khó khăn hiểm trở trên đường đi; chỉ có Thánh Tăng chứng quả mới nói được một giáo pháp “ngược dòng” vào thế gian nhiễm ái, trong một đất nước xa lạ; và chỉ có Thánh Tăng mới tự tại với ngôn ngữ, trong một thời gian quá ngắn, để chẳng những học trôi trải mà còn trở thành các nhà dịch thuật tuyệt vời.

Tới đây chúng ta có thể nghĩ rằng, nếu thật các Ngài là Thánh Tăng, thì khó tránh được việc người ta thắc mắc; đó là vì sao chư vị không nhắc ghi lại hết toàn bộ kinh, mà phải để chư vị bổn xứ (Trung Hoa) làm cuộc thỉnh kinh gian nan như thế? Như là Ngài Huyền Trang vậy! Chúng ta chắc chắn nghĩ rằng Ngài Huyền Trang phải là Thánh Tăng, và chư vị Bồ Tát Thánh Tăng thường dùng mọi phương tiện thiện xảo độ sanh. Phương tiện thỉnh kinh của Ngài Huyền Trang chẳng phải là Bồ Tát thì ai làm nỗi? Cho nên Ngài phải là Thánh Tăng. Thiết nghĩ chúng tôi không cần nói lên sự gian nan mà Ngài Huyền Trang phải trải qua, và sự gian nan như vậy chỉ có Thánh Tăng mới vượt qua nổi. Cũng không khác chư vị Thánh Tăng Thiên Trúc, Ngài Huyền Trang không một trở ngại gì ngôn ngữ!

Như vậy chúng ta chưa phải là Bồ Tát, chưa chứng đạo nên chưa hiểu được phương tiện độ sanh của chư vị. Hay ta có thể đoán rằng, chư vị Bồ Tát phải thị hiện một hình ảnh Ðại sư Huyền Trang thỉnh kinh khó khăn như vậy, mới để lại dấu ấn đẹp của lịch sử truyền thừa Phật pháp!

Trong bài thuyết trình của Hòa Thượng (Huyền Tôn), chúng tôi lại được nghe việc xuất hiện bộ kinh Lăng Nghiêm vô cùng kỳ lạ và nhiệm mầu! Ngày nay tìm bộ kinh Lăng Nghiêm để đọc, thật là chuyện dễ trước mắt, thậm chí cả người không phải là Phật tử nếu muốn tìm cũng còn dễ. Và ngày ngày người tu sĩ Phật Giáo Việt Nam theo truyền thống Bắc Tông hầu như đều đọc chú Lăng Nghiêm mỗi buổi sáng, cũng chẳng để tâm tìm hiểu làm gì, ai đã mang kinh Lăng Nghiêm ra khỏi Thiên Trúc, và việc thỉnh bộ kinh này sự tình ra sao ?

Buổi thuyết trình của Hòa Thượng cho biết rằng, kinh này được Ngài Long Thọ thỉnh tại Long Cung và thỉnh qua hình thức đọc “trộm”, ghi hết vào tâm, chứ không thể có bộ nào dư để mượn! Việc này nghe qua khiến phải suy nghĩ! Thứ nhất làm sao Ngài xuống được Long Cung? Thứ hai làm sao đọc “trộm” mà nhớ hết? Trả lời nghi vấn trên thế nào, thiết nghĩ không bằng sự kiện phi thường sau khi bộ kinh được mang về đất liền rồi trở thành quốc bảo, để rồi xuất hiện Ngài Bát Lật Mật Ðế khởi đại bi tâm muốn tiết lộ đến mọi người bộ kinh này, mà phải xẻ thịt nhét bỏ vào thân. Bộ kinh được viết lên vải lụa thật mỏng, thật nhỏ trong mọi cố gắng để đủ không làm hư hoại kinh và hư hại thân. Việc làm này nghe qua hết sức kính phục và cảm động lòng hy sinh cao cả của Ngài. Cuối cùng kinh được mang ra khỏi nước, nhập vào Trung Hoa. Ðến đây lại một lần khó khăn lấy kinh ra; tưởng không còn đọc được, vì lâu ngày máu mủ thấm nhiễm vào vải lụa. Nhưng mầu nhiệm của chân lý, mầu nhiệm của Phật pháp, để cuối cùng tất cả đã được ghi lại, sao lại y như nguyên bản.

Hòa Thượng cho biết, thời gian nghiên cứu kinh Lăng Nghiêm Thầy đã đọc duyệt qua nhiều kinh; biết được rằng khi Phật sắp nhập Niết Bàn, Phật chọn dạy một số Bồ Tát cần phải trụ lại Ta Bà, hoằng truyền đạo pháp đợi đến ngày Phật Di Lặc ra đời thì tiếp tục độ sanh. Tất nhiên khi thời kỳ mạt pháp đến tận cùng thì các Ngài chỉ lánh mặt chứ không phải biến mất. Cho nên Hòa Thượng khẳng định hiện thời một số Bồ Tát được Phật chỉ dạy mang trách nhiệm hoằng pháp, hiện vẫn còn đang làm nhiệm vụ hoằng pháp. Tuy nhiên rất khó mà chúng ta biết được nơi đâu có mặt các Ngài, và các Ngài đang là ai ?? Như vậy trở lại vấn đề Ngài Long Thọ xuống được Long Cung, đọc kinh ghi được hết vào tâm, đã được trả lời; vì Ngài phải là trong số Bồ Tát được Phật dạy làm trách vụ hoằng truyền Phật pháp. Nói thẳng ra đã chứng đạo tất sẽ tự tại vô ngại mọi chướng duyên vật chất.

Tóm lại ngày nay người Phật tử chúng ta vô cùng hữu duyên, không phải trả một giá đắc nào, không phải tổn hại chi, và cho đến không chút mệt nhọc phí công khi muốn làm chủ một quyển kinh, một quyển sách luận Phật pháp nào. Ngày nay phương tiện truyền hình, truyền thông, tin học lại tăng thêm phương tiện dễ dàng tìm học Phật pháp, và ngày nay có lẽ cả đến người không biết đạo Phật cũng còn nghe và biết được Phật pháp. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa, Ta không thể không nhớ về những sự kiện nhiệm mầu ngày xưa mà chư Tổ đã thị hiện giữ và lưu truyền kinh điển đến ngày nay. Sự thị hiện các Ngài qua mọi hình thức khác nhau cũng chỉ là phương tiện quyền xảo thể hiện lòng từ bi nối tiếp con đường của Phật.

Do vậy, nếu ta ngày nay gặp được hữu duyên dễ dàng tìm đến kinh điển, thì ta nháát định phải ghi tâm niềm tri ân kính mộ người xưa. Không phải vì ta đã có duyên Phật pháp trong tiền kiếp nên kiếp này tự hào cho đó là nhân quả tốt như vậy. Nhưng từ đây cũng là nhân quả ngược lại, nếu ta chẳng ý thức điều nhiệm mầu huyền diệu của nhân duyên tìm thấy được kinh; ta sẽ chẳng phát được Bồ Ðề Tâm, chẳng thể tiến xa trên đường học Phật.

Tư duy, suy nghĩ được vậy, thì tất cả Phật tử hai giới xuất gia, tại gia không những tìm được kinh điển qua hình sắc cụ thể, mà còn giác ngộ được ý nghĩa chân kinh nhiệm mầu, đó mới là quyển kinh vô ngôn, vượt khỏi nhị biên đối đãi.

Mùa An Cư Kiết Ðông tại Tu Viện Quảng Ðức năm 2004. TPH. ^

Tinh thần Quảng Ðức

Bốn mươi năm trước

Một chín sáu ba (1963)

Lửa Quảng Ðức

Thắp sáng cõi u minh

Thiêu rụi cường quyền phiền não

Ðể lại trái tim bất diệt

Làm, rung chuyển lòng người

Năm nguyện vọng thành công

Phật giáo Việt Nam

Gom về một mối

Nền Phật Giáo Thống Nhất ra đời

Ðem chân lý rạng ngời

Sáng soi bao tăm tối

Dẫn lối về cho lắm kẻ vô minh

Bốn mươi năm sau

Hai ngàn không trăm linh ba (2003)

Thượng Tọa Thích Tâm Phương

Khánh thành Tu Viện

Tôn danh Quảng Ðức

Nối tiếp hành trạng của Ngài

Khai sơn chùa trên đất Úc

Tiếp Tăng, độ chúng

Hoằng hóa lợi sanh

Tùng duyên sự nầy

Phật giáo Việt Nam khắp thế giới

Gồm chư Tôn Ðức Tăng Già

Cùng toàn thể Phật Giáo đồ

Ðại Hội bất thường

Suy tôn Ngài Trưởng lão Huyền Quang

Ngôi đệ Tứ Tăng Thống

Và Hội Ðồng Lưỡng Viện

Cũng tại Quảng Ðức Tu Viện

Truyền thống phương tiện

“Ðiện tử thư viện”

Ðại Ðức Nguyên Tạng

Vinh danh Ngài mãi mãi

Bằng trang Web quang duc com.

Thông tin đức truyền pháp âm

kHắp thâm sơn, cùng cốc

Và từ đây

Phật Giaoviệt Nam

Chuyển mình vươn tới

Rộng tỏa năm châu

Tăng già hòa hợp

Hoằng dương chánh pháp

Và hôm nya, lại một lầu nữa.

Tại châu đại dương nầy

Tu viện Quảng Ðức

Là đạo tràng An Cư tứ chúng

Tiếp theo chân Phật

Nối được truyền thừa

Tăng già thanh tịnh

Giáo hôi trang nghiêm

Muôn hướng một lòng

Hiệp tâm nhất ý

Hơn sáu mươi Tăng Già hòa hợp

Y vàng rực rỡ

Bảy chục áo lam, tòng chúng tập tu

Hình ảnh tuyệt vời

Muôn đời ngời sáng

Lịch sự thêm trang

Tinh thần Quảng Ðức

Kỹ niệm mùa An Cư Kiết Ðông. 2004

Thích Viên Thành ^

Tùy Duyên Bất Biến

Thích Nhuận Chơn

Cư trần lạc đạo khả tuỳ duyên

Cơ tắc san hề khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mích

Ðối cảnh vô tâm mạc vấn thiền

(Ơû đời vui đạo hãy tuỳ duyên

Ðói ăn khát uống, mệt ngủ liền

Của báu trong nhà không tìm kiếm

Ðối cảnh vô tâm chế hỏi thiền)

(Trần Nhân Tông)

Tất cả chúng ta đang sống trong cõi diêm phù này vui ít khổ nhiều, trầm luân trong bể khổ. Tình trạng chiến tranh, khủng bố đang tiếp diễn ngày càng mạnh, luôn luôn đe dọa và rình rập cướp đi mạng sống của chúng ta. Ðó là thảm cảnh đã, đang và sẽ xảy ra trên trần gian này.

Ðức phật dạy: “Tuỳ duyên bất biến, bất biến tuỳ duyên”. Ðó là nguyên lý vô cùng cao thâm của Phật giáo. Ðạo Phật tồn tại theo thời gian, không biến hoại theo không gian là do đạo Phật vượt qua cả không gian lẫn thời gian, không bị thời gian và không gian thay đổi, cũng là do thực hành theo nguyên lý này “tuỳ duyên bất biến, bất biến tuỳ duyên”. Bởi vì, đức Phật chủ trương con đường trung đạo, nghĩa là không buông lung phóng dật và cũng không quá khắc khe với chính mình, mà phải sống đời sống tự tại giải thoát. Không bị bất cứ dục lạc nào trên thế gian cám giỗ.

Không phóng dật đường sống
Phóng dật là đường chết
Không phóng dật không chết
Phóng dật như chết rồi”
KPC21

Ðối với những ai sống đời sống bung lung, phóng dật thì người ấy tuy còn sống nhưng đã chết rồi, nhưng những ai sống khổ hạnh quá cũng không được. Chúng ta thử lấy cuộc đời đức Phật làm minh chứng. Khi Ngài còn là thái tử, sống trong hoàng cung đầy đủ dục lạc thế gian, nhưng Ngài không hưởng thụ mà bỏ đi tìm chân lý. Ðến lúc vào rừng sống đời sống khổ hạnh, cũng không tìm ra ánh sáng chân lý. Ngài bèn quyết định từ bỏ lối sống khổ hạnh và tìm đến cội bồ đề thiền định suốt 49 ngày đêm và tìm ra ánh sáng chân lý. Tức là đạt đến vô thượng bồ đề. Do vậy, Ngài dạy các tỳ kheo hãy từ bỏ đời sống dục lạc thế gian và cũng không nên tìm lối sống khổ hạnh, mà phải thực hành theo con đường trung đạo.

Trần Nhân Tông đánh bóng con đường trung đạo của đức Phật qua bài thơ này.

Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên
Ðói ăn khát uống mệt ngủ liền

Chuyện ăn, uống, ngủ, nghỉ là chuyện thường tình của nhân thế. Tuy thường nhưng chẳng phải thường. Biết bao nhiêu ngưòi vì miếng ăn mà anh em bất hoà, biết bao nhiêu người vì miếng ăn mà tán gia bại sản, biết bao nhiêu người vì miếng ăn mà nước mất nhà tan v.v... cùng là vì miếng cơm manh áo mà ra. Chiến tranh xảy ra cùng là giành ăn đó mà thôi, nhiều người sống không có cơm ăn áo mặc, nay đây mai đó cùng vì miếng ăn đó mà thôi. Vậy thử hỏi ai dám tuyên bố rằng chuyện ăn uống ngủ nghỉ là chuyện nhỏ, là bình thường. Ðối với người Phật tử sống theo lối sống phạm hạnh, thì xem những chuyện ấy bình thường, vì họ thực hành theo lời dạy đức Phật, sống đời sống tri túc.

“Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn”

Người biết đủ thì dầu có nằm trên đất cũng thấy an nhàn, người sống không biết đủ thì dầu có ở trên thiên đàng cũng vẫn thấy thiếu. Do đó, có sự khác nhau rõ rệt giữa người sống phạm hạnh và người sống đời sống không phạm hạnh, người hiểu đạo và người không hiểu đạo. Ðối với người sống phạm hạnh thì mặc cho thế gian vô thường, sinh tử sự đại, đứng trước sự hỷ, nộ, ái, ố của thái thế nhân tình thì vẫn giữ bình thản tâm hồn, không bị giao động bởi vật chất và dục lạc thế gian. Do vậy tăng đoàn đức Phật luôn coi trọng, xiển dương đời sống phạm hạnh.

Chính vật chất thế gian làm cho con người ta đau khổ, trầm luân. Ðức phật dạy rằng hãy từ bỏ những lợi dưỡng thế gian, mà hãy quay về sống với nội tâm, quay về với thế giới nội tại vô cùng quý giá mà chúng ta đã hằng quên. Tức là chơn tâm thường trú vắng lặng trong chúng ta.

Của báu trong nhà không tìm kiếm
Ðối cảnh vô tâm chế vấn thiền

Ðức Phật dạy: “này các tỳ kheo, hãy tự mình thắp đuốc, thắp lên với chính mình đừng thắp lên với một pháp nào khác. Hãy nương tựu chính mình, đừng nương tựu một pháp nào khác”. Vì chính chúng ta mới quyết định được đời sống của chúng ta mà thôi. Ngài cũng không ép buộc bất cứ một người nào tin và nghe theo Ngài. Vì nếu tin Phật mà không hiểu Phật nghĩa là đồng thời huỷ báng Phật vậy.

“Tự mình y chỉ mình
Nào có y chỉ khác
Nhờ khéo điều phục mình
Ðược y chỉ khó được”
KPC 160

Người Phật tử đối với việc khen chê, chỉ trích, công kích, đả phá chúng ta không vội tin theo mà phải suy xét tường tận rồi mới tin. Nếu như người Phật tử mà mê tín thì không phải là Phật tử chơn chánh, người Phật tử cần phải chánh tín. Ðối với sự khen chê, yêu thương, ganh ghét là chuyện thường tình của người đời, chúng ta không vì khen mà vui, chê mà buồn, mà phải giữ tầm hồn trong sạch và tình tĩnh khi đối diện với nó. Không nên tin vào những gì dù đó là những chuyện được người đời tin theo, không tin vào điều gì dù đó là điều của vĩ nhân ở đời, không tin vào điều gì dù đó là của bậc thánh nhân để lại, mà phải tin vào điều gì chúng ta hiểu và đem lại lợi ích cho mình và cho người.

“A tu la nên biết
Xưa vậy nay cũng vậy
Ngồi im bị người chê
Nói nhiều bị người chê
Nói vừa phải bị chê
Làm người không bị chê
Thật khó tìm ở đời” P
C 227

Ngày xưa vua Ðường Thái Tông hỏi Hứa Kính Tôn rằng: trẫm thấy ngươi đâu phải là phường sơ bạc mà sao lại bị tiếng thị phi chê ghét như thế.

Hứa Kính Tôn trả lời: tâu bệ hạ: trời mưa tầm tã người nông phu vui mừng cho ruộng đất được tốt tươi, thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng phường đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn mưa nắng của thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương, còn hạ thần cũng đâu phải người vẹn toàn thì làm sao trách khỏi tiếng thị phi chỉ trích. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.

Qua đó chúng ta thấy được rằng người Phật tử không được chê bai chỉ trích ai, mà cũng không nên tin theo những lời thị phi chỉ trích của thế gian. Chúng ta giữ được tâm ý trong sạch, bình thản trước những khen chê, thành bại. Thế mới xứng đáng là người Phật tử. Chúng ta phải có niềm tin vững chắc mới có thể vượt qua những chướng ngại của cuộc đời, có những trở ngại mà vượt qua thì những việc làm của chúng ta mới tăng phần giá trị. Và phải tự chiến thắng với chính mình đừng để trần gian mê hoặc.

Ví như đường đời bằng phẳng cả
Anh hùng hào kiệt có hơn ai
^

Giới luật là thọ mạng của chư Phật

TT Thích Bổn Ðiền

Ý niệm về Luật là ý niệm về một tổ chức, một chính quyền, một xã hội.

Khi ý niệm về Luật và Pháp, thì chính tự trong nó đã mang một ý niệm về quyền lực và bạo lực, hai ý niệm đó không thể tách lìa nhau được, như bóng và hình.

Một đạo luật hay sắc luật của một nhà nước hay tôn giáo được ban hành, thì tự nó đã buộc một cá nhân hay tập thể có liên hệ phải thi hành những điều luật đó; nếu cá nhân hay tập thể không tuân hành theo, thì cá nhân hay tập thể đó sẽ bị khiển trách, cảnh cáo phạt vạ, cách chức, bỏ tù. Nếu cá nhân hay tập thể đó không tuân thủ thì sẽ phải dùng đến quyền lực và bạo lực để chế tài đối tượng đó.

Tất cả những hình thái của các tập thể tôn giáo hay chính quyền đều dựa vô quyền lực và bạo lực để bảo vệ và duy trì chính thể hay tổ chức tôn giáo của họ.

Ðức Phật đến với cuộc đời trong tư cách của một con người, tự mình đi tìm một phương pháp hóa giải những trói buộc cuộc đời, Ngài không nêu danh một đấng quyền năng ban phước giáng họa.

Trong tất cả lời dạy của Ðức Phật đều hàm chứa tính tự ý thức và trách nhiệm. Do giới luật của Ðức Phật dạy chúng ta, nó có tính tự nguyện, không mang tính bắt buộc, quyền lực hay bạo lực trong đó. Bởi vì theo quan niệm đạo Phật, nếu dùng quyền lực để duy trì Phật pháp thì chỉ giữ được cái xác khô của Ðạo chứ không chuyển tải được chất liệu sống đạo bên trong, thì sự tồn tại đó cũng không đem đến sự ích lợi thiết thực cho con người là chúng sanh. Giữ gìn giới hạnh, ý thức trách nhiệm nơi tự thân của mỗi chúng ta chính là làm cho mạng sống Phật pháp tồn tại dài lâu nơi cuộc đời này.

Sự sống của Ðạo Pháp mà Giáo Hội, không cần đến một sức mạnh hay thậm chí mang tính Giáo quyền trong ngôi nhà Phật pháp. Vì những ý niệm về quyền lực hay Giáo quyền đó, không mang lại sự bình yên, an lạc, mà nó là mầm móng của bạo động, và hận thù. Từ bi, tình thương yêu, ý thức trách nhiệm và bổn phận nơi mỗi tự thân là những yếu tố không thể thiếu trong sự duy trì và tồn tại mạng mạch Phật pháp.

Như vậy, ý niệm giới luật trong đạo Phật không mang tính bắt buộc, nghiêm trị, mà nó mang tính tự nguyện, nhân quả, khuyên văn, ý thức tự chuyển hóa nội tâm trong mỗi chúng ta. Do đó, giới luật mà đức Phật dạy cho chúng ta, nó chỉ có giá trị, khi mỗi trong chúng ta chấp nhận tuân phục trong tinh thần tôn trọng và sẽ không có giá trị đối với những người không cảm nhận được ý nghĩa đích thực của giới luật.

Mùa Kiết Ðông tại Tu Viện, 2004 ^

Châu viên một đóa tinh anh mỉm cười

TT Thích Nhật Tân
Cảm tác sáng chủ nhật, 11-7-2004 Nhân Mùa An Cư tại Quảng Ðức

An Cư Kiết Hạ

Ðức Phật đã chế từ xưa đâu có lạ

Tăng Ðoàn câu hội, thất chúng đồng tu

Con đường tu, không lẽ chỉ tu mù

Tu mà không học thì làm sao tu được?

Ðường sinh tử đã mang nhiều uế trược
Nghiệp chúng sinh, vốn triền phược trầm luân

Mỗi vào ra, đày đọa biết bao lần

Không tỉnh ngộ hồi đầu, chi cho khổ!!!

An Cư Kiết Hạ

Ðức Phật đã chế ra từ độ

Chuyển pháp luân vi diệu tại vườn nai

Ðến hôm nay, hai mươi sáu thế kỷ dặm dài

Thuyền bát nhã, tam thừa đăng bỉ ngạn

Aùnh đạo huy hoàng

Muôn đời tỏa rạng

Ðệ tử hàng hàng

Quy bóng từ quang

Thượng cầu Phật đạo

Hạ hóa cưu mang

Ðó mới là bản hoài của ba đời chư Phật

An Cư Kiết Hạ,

Vạn vật duy tâm

Vạn pháp quy nhất

Ta hỏi người nghe:

Một là tất cả

Tất cả là một

Thấu triệt, nhận chân, cho cùng, cho tột

Quy nhất là một

Vây thì, một sẽ đi về đâu ???

Núi cao gối tựa kê đầu

Cùng ngưu hòa thể, kiếm trâu lầm gì!

Ánh trăng, đã thấy, hỏi chi

Nhìn tay, lại hỏi, đến - đi, gậy nầy !!!

Ðạo mầu, không đó không đây

Pháp thân tự thể, không này không kia

Còn không, một giọt sương khuya

Còn không, một tiếng chuông, lìa điểm canh

An Cư Kiết Hạ trong lành

Châu viên một đóa tinh anh mỉm cười.

^

An Cư nơi Chùa Quảng Ðức

Chùa là xứ sở của dân ta

Chùa giữa thành đô nghĩa đậm đà

Chùa rắc niềm tin cho nhân loại

Chùa gieo hạnh phúc khắp gần xa

Tu Viện Quảng Ðức là một ngôi chùa Việt vừa rộng lớn, vừa trang nghiêm, có thể nói đây là ngôi chùa mang nhiều nét đặc thùa của văn hóa, quê hương mà tôi được chiêm ngưỡng ở xứ người.

Hôm nay, mùa An Cư được được Giáo Hội tổ chức tại đây. Thật là một phúc duyên lớn cho chúng tôi có được nơi an cư đầy đủ phương tiện. Sáng nay, một buổi sáng mùa Ðông, mặc dù tiết trời lạnh buốt, nhưng ánh nắng ban mai toả chiếu những tia nắng thật ấm áp. Chư tôn Ðức Tăng Ni cùng Phật tử, đều vân tập đông đủ tại đạo tràng để kiết giới. Phải chăng đây là truyên thống tam ngoạt hạ an cư mà ngày xưa đức Thế Tôn đã chế.

Tôi còn nhớ trong luật đức Phật có dạy rõ vì sao phải kiết hạ an cư. Nguyên nhân là do lục quần Tỳ kheo vào thời Phật còn tại thế, những vị này ở trong tất cả bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông đều dạo đi trong nhân gian.

Các cư sĩ thấy vậy chê rằng: “Chúng tôi thấy hàng ngoại đạo còn biết ba tháng an cư, cho đến loài chim muông đều có hàng tổ để nghỉ ở, là đệ tử Phật mà không cấm túc an cư ở trong tất cả thời đi lại trong nhân gian, dậm chết cỏ tươi, hại loài trùng kiến. Như vậy đâuxứng đáng là sa môn Thích Tử “

Vì lý do này nên đức Phật dạy cho ba tháng kiết hạ an cư .

Lại nữa trong Luật Tăng Kỳ có chép : Tỳ Kheo không an cư phạm tội đọa.

Còn Luật Tứ Phần ghi: Tổ Xá Lợi Phất và tổ Mục Kiền Liên muốn cùng đức Thế Tôn an cư nhưng ngày 17 tháng 4 mới đến - Phật dạy cho hậu an cư. Như vậy nếu không tiền an cư thì hậu an cư chứ không thể bỏ an cư . Ngày nay ở Hải ngoại vì quốc độ, vì thời tiết cay nghiệt, chư Tăng không thể an cư ba tháng như trong Luật Phật dạy. Ðây cũng là sự linh động uyển chuyển của các Ngài. Bởi vì Phật pháp nhập cảnh tùy tục, lư hành đến quốc độ nào thì pyhải thích nghi với quốc độ ấy. Tuy là trên hình thức mười ngày nhưng ở mỗi trú xứ mỗi trị viên đều có làm lễ từ rằm tháng tư cho đến rằm thán bảy mới giải chế. Lúc nào các Ngài vẫn tâm niệm an cư vẫn kiên trì giới luật.

Hôm nay, ngày an cư sắp viên mãn, từ buổi đầu tiên cho đến nay đạo tràng Quảng Ðức ngày nào cũng đông rợp bóng người, những chiếc y vàng giải thoát của chư Tôn Ðức và những tà áo lam, thanh nhã của Phật tử hòa nhập theo lời kinh tiếng mõ vang vọng ngân đưa làm cho ngôi Ðại Hùng Bảo Ðiện thêm vẽ uy nghiêm mầu nhiệm. Tất cả người con Phật lúc bấy giờ cảm giác một trạng thái nhẹ nhàng thanh thoát, mọi gánh nặng họ đều quăng bỏ, tuy chưa đến Bảo sở nhưng cũng được thong dong nơi hóa thành. Trong mười ngày tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng lợi ích, với tinh thần vô ngã vị tha các Ngài bất từ bi quyện quang lâm về một trú xứ hòa hợp tác pháp, truyền trì mạng mạch tiếp nối ngọn đèn chánh pháp của đức Như Lai, soi sáng bằng lý tưởng chân lý cao đẹp theo tâm nguyện “Tục diệm truyền đăng”.

Chúng tôi thiết nghĩ trong những ngày qua không có niềm an lạc nào bằng sự tỉnh tâm, cũng như không có niềm vui nào bằng sự tĩnh tâm, cũng như không có niềm vui nào bằng được an trú trong chánh pháp và Quảng Ðức là nơi đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh che chở trong suốt thời gian an cư kiết hạ .

Quả là: Ðây chốn tòng lâm chốn tịnh nhàn

Trầm hương quyện tỏa ngát muôn phang

Chư tôn đức hạnh quang lâm điện

Ðại chúng oai nghi đáo đạfo tràng

Giới luật kiên trì tâm tịch tịnh

Tỳ ni vâng giữ tướng nghiêm trang

Hai lăm thế kỷ lưu truyền mãi

Ðuốc pháp mầu soi sáng thế gian.

Mùa An Cư Năm Giáp thân

TKN Thích Nữ Như Tuyết. ^

An Cư một niệm quay về

TK Thích Ðạo Hiển

An Cư là một truyền thống ngàn xưa, khi đức Thế Tôn còn tại thế, luật ấy được áp dụng và tuân thủ một cách đều đặn. Trải qua trên 2600 năm cho đến ngày nay, chúng ta cũng được áp dụng quy chế đó và nhiều Thanh Quy do chư Bồ Tát, tỏ sự quán chiếu nơi căn tánh của Tăng đoàn hay tất cả chúng sanh đặt ra những quy củ thiền môn và điều lệ. Nhằm mục đích ngăn ngừa tội lỗi, phản chiếu nội tâm.

Bởi thế, An Cư là một phương pháp thật diệu vô cùng. Nó đưa tất cả những người con Phật trở lại thực tại của nguồn chơn, Sống trong ánh hào quang chánh niệm tỉnh giác, dẹp trừ tất cả những nghiệp chướng vọng sanh,

An Cư tu học, chánh niệm theo thời khắc. Không bị vọng tưởng ngoại trần chi phối; không bi ngoại duyên tác động lôi cuốn; đoạn trừ những nghiệp bất thiện, tạo cho nội tâm một chỗ trụ vững chắc, nhìn cuộc đời đang cuồn cuộn trôi trong nhãn quan chánh kiến của vô thường. Thấy rõ được trò chơi ảo hóa của cuộc đời là giả tạm không thật. Rồi tự “Phản quan tự kỷ” – hồi đầu bỉ ngạn cho chính mình. Như Thiền Sư Trần Nhân Tông có dạy:

“Cảnh tịch an cư tự tại tâm

Lương phong xuy đệ nhập tùy âm

Thiền đường thọ hạ nhứt kiện quyển

Lưỡng tự thanh nhàn thắng nạn câm”

Nhưng đối với hoàn cảnh là một điều rất quan trọng đối với người tu tập bước vào “tâm tự tại“.Vì cảnh lục trần là nơi để cho lục thức tiếp xúc sanh khởi. Nếu duyên cảnh thiện thì khởi lên tác ý thiện, bằng không thì ngược lại. Cho nên, An Cư thời khắc tu học hay ngồi thiền tụng kinh bái sám cho đến học hỏi Phật pháp, đều hầu mong đem lại sự an tịnh, giác niệm hồi đầu, tri kiến nơi bản giác nội tâm. Sống làm chủ mọi tình huống do lưới nghiệp vọng tưởng gây ra. Huân tập thành một tập quán thiện theo suy nghĩ thiện và đến hành động thiện, tạo thành những chuỗi ngày an lạc. Không để nghiệp bất thiện làm chủ sai khuyến. Vì tất cả những suy nghĩ, hành động của mỗi con người đều do nghiệp lực gây ra. Nên tổ Quy Sơn dạy rằng: Lưới thủng chim bay, tâm tùy nghiệp lực”

Bởi thế, tất cả những hành động bên ngoài đã huân tập đầy đủ theo thánh giác viên minh từ bên trọng. Tức là “Nhứt thiết duy tâm tạo” sáng suốt thì trực giác hiện tiền. Xua đuổi đi những nghiệp chướng của màn tối vô minh. Sống thực sự quay trở về với bản giác tự tâm, trong ôn hòa thánh đức Như Lai. Trực tâm biểu hiện trong ngôi nhà Phật pháp. Như Kinh Pháp Hoa đức Phật dạy:

“...nhà của Như Lai, là tấm lòng đại từ đai bi đối với chúng sanh. Áo của Như Lai là cái áo đức tánh ôn hòa nhẫn nại ở nội tâm. Chỗ của Như Lai là tánh chơn không, nơi nhứt thiết pháp”

Hi hữu thay! Ngày nay chúng ta đã được ở nhà Như Lai, khoát áo Như Lai, tu luyện theo hạnh đức của Như Lai, để mong ngồi tòa Như Laị Ý niệm đó được phát khởi nơi tự tâm của mỗi con người chúng ta. Nhưng ý niệm ấy dối với mọi hành giả tu tập phải giữ gìn và dọn quét như thế nào? Làm cho ý niệm bản thức được tỏ ngộ hoàn toàn và tâm thức được an cư tự tại trong mỗi hành xứ .

Vấn đề này được chư Phật và Chư vị Tổ sư dạy rất nhiều trong kinh điển. Hay là thân chứng tự nội của kinh Lăng Già mà Bồ Ðề Ðạt Ma truyền tâm ấn cho Huệ Khả. Nghĩa là đặt nặng nơi giác tỉnh và kiến tánh. Có kiến tánh mới thấy được thật tánh cuả các pháp hiện hữu ở ngoài tâm. Nếu chưa thấy tánh mà đi tìm thật tánh thì cũng giống như lặn xuống nước tìm mặt trăng. Theo cái bóng bỏ thân hình, dong ruổi tìm cũng vô ích, không làm sao thấy được. Khi ngộ được thật tánh, nội tâm hay ngoại cảnh đều uyên nguyên thông suốt, nhìn tất cả các pháp hiện hữu chỉ qua là duyên sinh giả hợp, duyên sinh biến đổi vô thường, mà vô thường là không có một cái ngã trường tồn. Như sắc thân ngũ uẩn của mỗi con người đem phân tích chi ly thì cũng không tìm ra một cái ngã thật sự. Mà nó cũng biến đổi vô thường trong từng sát na, như Trần Nhân Tông có nói: “Mệnh tựa ngọn đèn trước gió, thân như bọt nước đầu ghềnh” trong lời nhắn

nhủ đến mọi người hãy cảnh tỉnh về sự vô thường của sanh tử. Hoặc Tổ Quy Sơn có dạy trong Quy Sơn Cảnh Sách “Vô thường lão bệnh, bất dữ nhân kỳ, triêu tồn tịch vong, sát na dị thế? Thật vậy, thân như bọt nước, như phù vân, điện chớp, sáng có chiều không...chỉ có một sát na, thì không phải là một con người uyên nguyên nữa. Nếu không có một niệm Chánh giác quay về thì không biết sanh tử về đâu?

Tổ sư Trần Nhân Tông dạy ”luôn luôn chìm đắm trong biển mê mãi mãi nổi trôi nơi bể khổ, mù mù mịt mịt nào biết nào hay, lẩn quẩn lanh quanh chẳng tỉnh chẳng ngộ. Hết thảy đều buông lung tâm ý, chẳng ai nắm mũi lôi về.”

Ngày nay, Giáo Hội tổ chức An Cư tại Tu Viện Quảng Ðức Úc Ðại Lợi, nhắm hướng về bến giác của tự tâm sẽ “nắm mũi lôi về”ngăn chặn sự buông lung tâm ý. Mở tung cánh cửa giác ngộ giải thoát mà lâu nay mãi mãi làm khách phong trần. Lặn hụp trong cồn biển vô minh. Ðược giây phút thiền tọa lắng đọng lại sóng nghiệp của biển trần; tâm tâm niệm niệm từng giây phút trong suốt một mùa An Cư. Sống thật sự với Giáo Pháp vô ngã của đức Như Lai, hành động theo phương pháp Tỳ Ni. Từ ăn uống cho đến ngủ nghỉ đều trong chánh niệm giác tỉnh. Sống thật sự trở về với người cha hiền muôn thuở. Ðích thực là nguồn chơn nơi bản giác của chúng ta. Sống chan hòa trong dòng pháp diệu của Thế Tôn Từ phụ, có đầy đủ thất chúng an cư tu học. Ðây là một truyền thống tốt đẹp mà mọi người con Phật của chúng ta phải nhớ đến mà quay về./. ^

Vui thay khi Phật ra đời

Hạnh phúc thay chư Tăng hòa hợp

Giác Hóa

Mùa an cư kiết hạ năm nay thật là một nhân duyên lớn đã đến với con, khi con được tham dự khóa tu học tại Tu Viện Quảng Ðức Melbourne trong không khí trang nghiêm và long trọng, được tổ chức tại Ðại Hùng Bảo Ðiện của buổi lễ khai mạc con vô cùng xúc động khi quỳ dưới chánh điện của Tu Viện Quảng Ðức trước quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, Quý Thầy Cô như là mỗi vị Bồ Tát đang xuất hiện trước mắt con. Oâi! Lòng con thật là hạnh phúc, sung sướng. Sau buổi lễ khai mạc đó quý Thầy, cô thọ trai tại trai đường và con đã có một phước báu lớn được vào ban hành đường.

Lần đầu tiên được hầu cận quý Ngài con cũng có phần lo sợ và lúng túng nhưng với tấm lòng thiết tha cung kính và trong tâm luôn niệm Di Ðà, nên con cũng bớt phần lo sợ (bửa ăn chay tịnh của những ngày tu học được dọn đến, nhìn những món ăn chay tuy đạm bạc nhưng vô cùng tinh khiết của mỗi Phật tử đã bỏ tâm, bỏ công, bỏ sức để lo mỗi bửa trai tịnh được chu toàn, thật là công đức vô lượng)

Ban hành đường của chúng con gồm có: Quảng Hiền , Ni Cô Giác Trí, Diệu Khánh, Hải Hạnh và một số Phật tử khác chúng cơn đã làm trong tinh thần lục hòa, vui vẻ và tích cực. Mặc dầu những lúc mệt mỏi nhưng với tâm trạng đang tràn đầy hạnh phúc nên những cái mệt mỏi đó biến thành cái sung sướng, hoan hỷ lúc nào con cũng không hay.

Thật là đẹp đẽ biết bao khi chư tôn đức dâng những bình bát màu nâu lên cúng dường trong không khí thật trang nghiêm và những lời tác bạch của quý thầy, Cô được xin vê cùng an cư. Với cái lạnh khắc nghiệt của Melbourne đã khiến cho một số thầy cô không được khỏe, lòng con thật xót xa vô cùng. Con cầu mong chư Phật, Bồ Tát phù hộ cho chư tôn đức Tăng Ni pháp thể khinh an, thân tâm an lạc để dìu dắt chúng con trên con đường tu học. Trong những ngày tu học của khóa an cư này con cảm thấy như mình đang sống trong Cực Lạc của cõi Ta Bà này. Hàng ngày con được gặp Phật ngay trong chánh điện, mồi lần bước vào chánh điện, lòng con ấm áp lạ thường, nhìn mọi người cùng nhau hoan hỉ con sung sướng biết bao và rồi con được gặp pháp khi được chư Tôn Ðức Tăng và Ni. Các thầy các cô đã luôn luôn nhắc nhở chúng con phải sông trong tỉnh thức từng phút, từng giây trong chính con người của chúng con. Chúng con còn được phước báu được sống bên cạnh của 60 Tăng Ni trong thời gian suốt 10 ngày. Ngày ngày gặp Phật, gặp Pháp, gặp Tăng đối với con đó là cả một thế giới Cực Lạc A Di Ðà hiện tiền. Những Phật tử nào muốn có được cái tâm thanh tịnh, cái thân an lạc và muốn thấy cảnh Cực Lạc A Di Ðà đó hãy tham dự những khóa tu học sau, được Giáo Hội tổ chức.

Mùa an cư Kiết Ðông này đã để lại cho con một ấn tượng sâu sắc. Ðể báo đáp hồng ân của chư Phật, và công đức của chư Tăng Ni con nguyện sẽ đem hết sức, hết lực và trí để hộ trì Tam Bảo.

Giác Hóa ^

Nguyện tinh tấn tu học

Phước thay cho chúng con có được đủ duyên lành về đạo tràng Tu Viện Quảng Ðức dự khóa An Cư Kiết Hạ năm Giáp Thân cùng quý Chư Tăng Ni. Ðây là lần đầu tiên con dự khóa An Cư Kiết Hạ tại thành phố lạnh Melbourne. Một ngày có bốn mùa đó là điểm đặc biệt về khí hậu của tiểu bang này. Bây giờ đang là tiết đông giá lạnh đêm về dưới không độ nhưng những ngày qua, tâm chúng con chỉ có mùa xuân tràn đây những màu sắc của hoa an lạc và chúng con cảm nhận được nghĩa “Từ Bi” khi chúng con chiêm bái quý Ngài. Quý Ngài đã giúp cho hạt Bồ Ðề trong tâm chúng con được tươi mát nẩy mầm.

Trong không khí trang nghiêm và khung cảnh thanh lịch của Tu Viện Quảng Ðức đã trợ duyên cho chúng con phát triển Phật pháp dù bận rộn tu học nhưng lòng từ bi của quý Ngài vẫn ban cho chúng con cùng tất cả Phật tử trên toàn thế giới qua các diễn đàn Phật pháp trên Paltalk, Internet, ba buổi giảng và thoại pháp mỗi ngày, lòng chúng con vô cũng cảm kích. Khi những hạt sương mai còn đang đọng trên ngọn cỏ cơn rét lạnh vùng Fawkner thân thương, thấm đến tâm can, quý Thầy luôn thức chúng hô canh niệm Phật để giúp chúng con tỉnh thức và tinh tấn tu hành.

Chúng con xin cúi đầu đảnh lễ Mười phương chư Phật, Chư Bồ Tát, La Hán, Thanh Văn, Duyên Giác, chư Hộ Pháp Long Thiên, chư Hòa Thượng cùng chư tôn đức Tăng Ni và chúng con cũng xin cảm tạ TT Hóa chủ Thích Tâm Phương, Thầy đã cho chúng con cảm nhận được tình ấm áp của bậc từ phụ, với lòng đại từ bi Ngài đã lo cho đại chúng có nơi ngủ nghỉ yên ấm đến từng miếng ăn thức uống, cả đến thuốc men. Ôi không có lời nào diễn tả được lòng kính phục tri ân của chúng con. Sau khóa tu học và được lực hộ trì của quý Ngài, con tự hứa sẽ cố gắng tinh tấn tu học chăm bón hạt giống Bồ Ðề vững mạnh tăng trưởng.

Mong lắm thay được quý Ngài dạy dỗ thêm cho chúng con.

Thành tâm tôn kính

Diệu Khánh ^

24 giờ tu tập

Năm giờ thức chúng hô canh

Toạ thiền niệm Phật thực hành pháp tu

Sáu giờ kém (5.45) thời công phu

Lăng Nghiêm thần chú nhuyễn nhu trầm hùng

Ðộ một giờ thời khóa xong

Là lời sách tấn từ hàng chư tôn

Bảy giờ rưởi sáng điểm tâm

Tám giờ công tác phân công rõ ràng

Chín giờ rưởi lớp sẵn sàng

Học tập nghiêm chỉnh góp bàn hăng say

Lớp tại gia lớp xuất gia

Tăng Ni Phật tử hài hòa đổi trao

Chín mươi phút trôi qua mau

Giờ ngọ trai tiếp theo sau liền liền

Ðại chúng vân tập trai đường

Tay nâng bình bát cúng dường niệm kinh

Thọ thực xong đi kinh hành

Tiếng niệm Phật vang thanh khắp cả chùa

Buổi trưa được nghỉ sơ qua

Hai rưởi quy định phải là

Trì tụng Thủy Sám đậm đà ý sâu

Tội phúc báo ứng theo nhau

Như hình với bóng trước sau chẳng rời

Ba mươi phút được nghỉ ngơi

Bốn giờ lớp học đúng thời diễn ra

Luật học cho lớp xuất gia

Giáo lý Phật tử nghiệm qua pháp hành

Năm giờ thí thực mông sơn

Cúng thí ngạ quỉ nhờ ơn ấm lòng

Năm rưỏi dược thực giúp thân

Ngồi lâu tu khỏe vững tâm an lành

Bảy giờ Tinh Ðộ khóa trình

Niệm Phật trì chú tâm thành thiết tha

Buổi tối tại gia, xuất gia

Hai lớp học tập diễn ra vui vầy

Tám giờ đến chín rưởi (8 – 9.30) đây

Tu tập kinh nghiệm, truyền trao pháp đàm

Mười giờ hô canh toạ thiền

Nhiếp tâm chánh niệm vạn duyên dứt lìa

Hồi chuông chỉ tịnh giữa khuya

Lúc mười giờ rưởi ngăn chia đêm ngày

Giờ ngủ nghỉ hạnh phúc thay

Mọi người an giấc lúc này thần tiên

Ðạo tràng thanh tịnh tịch nhiên

Suối nguồn an lạc giữa miền trần gian

Về đây về hội Linh Sơn

Thầy trò huynh đệ nhuần ơn Cha lành

Trời cao biển rộng mông mênh

Nguyện tu nguyện học nguyện đền bốn ân.

Melbourne ngày 8/7/2004

Sông Thu ^

Áo Cà Sa

Áo cà sa mà Thầy con đang mặc

Con thương thầy, thầy mặc áo cà sa

Mới vừa trông thấy như Phật Di Ðà

Con càng nhìn càng thiết tha kính mến.

Áo cà sa mà Thầy con đang mặc

Ðã khoác lên lớp vải áo cà sa

Áo cà sa ơi áo cà sa

Chiếc áo ấy mà con hằng tôn kính.

Áo cà sa mà Thầy con đang mặc

Ánh Ðạo Vàng soi sáng áo cà sa

Áo cà sa ơi áo cà sa

Ðem bao tình thương về cho nhân loại.

Kính tặng các quý Thầy Cô

Ðệ tử Lệ Ánh ^

Tu học

Mỗi sáng thức dậy tụng canh khuya

Tiếng chuông réo rắc gọi ai về

Cùng tụng Lăng Nghiêm để tỉnh thức

Giác ngộ quay về dưới bóng từ bi

Ơn Thầy giáo huấn lời khuyến từ

Gắng tu tinh tấn cầu về Tây Phương

Nhóm Phật tử Liêu Huyền Quang ^

Cầu an

Thích Hạnh Tri

Hàng năm, vào rằm tháng giêng, Ngọc Hoàng Thượng Ðế họp các vi Tinh Quân trị vì sao hạn cho người phàm mà dặn bảo:

-Thái AÂm Tinh Quân phụ trách gia đạo cho những người thuộc sao Thái AÂm,

Thái Dương Tinh Quân phụ trách gia đạo cho những người thuộc sao Thái Dương...

Tại một ngôi chùa nọ làm lễ cúng sao giải hạn, có sắp xếp đèn cầy theo kiểu các sao mà cúng, có cả người lớn trẻ em cùng tham dự. Xong lễ, người lớn quay quần bên bàn trà cùng trò chuyện với quý Thầy. Bên ngoài trẻ em tha hồ mà đùa giởn. Chúng thi nhau thổi tắt các ngọn đèn; không may sáp đèn văng vào mắt khiến chúng khóc la inh ỏi. Người cha thấy chuyện lữa giận phát lên, la mắng um tùm làm mất thanh tịnh chốn già lam.

Ngọc Hoàng kêu các sao lại quở.

-Tại sao các khanh phụ trách vận hạn lại để xảy ra những chuyện như vậy ?

-Muôn Tâu Bệ Hạ, việc đó nằm ngoài khả năng của chúng hạ thần./.^


2004 Winter Sangha Retreat

Once again we meet,
Reunited as one family
Over flowing with sincerity
We seek self-improvement
On the top of our lips,
Are four brave vows
Our mind strive to awaken,
During these cold Melbourne days
At night we shiver,
As the icy air, hug our body
Underneath the bed sheets we shiver,
Trying to pray as our teethes chatter.

Although our limbs are touched by frost
Within our hearts remains a brilliant flow
Do you feel the fire within
The roaring hungry fire
Forgotten under infinite impurities
May it destroy our pitiful gloomy futures

The chains that bind our feet together
Are rusting away, with diligence and repent!
With eyes close our palms meet with respect
We engage in the daily battle,
The great challenge against internal wars

Externally our flesh cries out
Demanding collapse and surrender
And although our eyes are heavy
Moreover, our legs are weak,
We remain strong with faith and love
Oh! How the heart overwhelms with
gladness!
"Oh what treasured moment"
Seeing fellow cultivator show selflessness
Sincere volunteers: those unsung heroes, those silent stars
Willing to sacrifice precious time
To quietly pour tea and to patiently cook meals

Yes, our egos are punctured
However, they hurt less through time
The old scars have healed,
And words of hate sound sublime!

For the sake of sentient beings,
With each and every day...
We can only hope, the burdens of kind
Venerable, be lifted and relieved.
He has done so much,
Accepted to carry a thousand
pound burden!
His responsibilities are endless,
In addition, we are equally grateful
His effort are paid off, as he see
glowing healthy children, laugh and play
They bow in respect to elders
And steadily learn the Buddha Dharma
Imagine a future with filial devotees,
who appreciate every breath and everyone
And the clouds that overwhelm their minds may gently blow away.
With sweet whispers of Namo Amitabha
Tâm Lạc ^

Giờ Chia Tay..... ôi xao xuyến !

Cảm nghĩ của con trong mùa An Cư năm nay có lẽ tốn nhiều bút mực lắm mới nói hết tâm tư tình cảm của con được Nhưng vì thời gian không cho phép cho nên con có đôi dòng tâm sự trong mấy ngày qua.

Từ ngày con xa quê hương đến nay cũng đã được 16 năm rồi. Trãi qua biết bao nhiêu thăng trầm sóng gió của kiếp sống tha phương. Thật không thể ngờ được nơi xứ lạ quê người mà con có được diễm phúc tham dự khoá An cư cùng chung với quý Thầy quý cô và Phật tử. Có thể nói rằng con chưa bao giờ cảm nhận được những ngày an vui và hạnh phúc như vậy. Tuy rằng thời gian ngắn ngủi nhưng nó đã đem đến cho con nhiều lợi lạc. Mặc dù thân thể khá thấm mệt (vì do thiếu ngũ), nhưng tinh thần quá mạnh con đã đánh gục được con “ma bệnh” (Nếu như ở nhà con thiếu ngũ chừng hai đem là con bị ngã gục trên “chiến trường”).

Con thật sự hạnh phúc và vui quá quý Thầy quý cô ơi! Ước mong sao thời gian kéo dài thêm mãi thì con mới hy vọng dễ dàng bỏ hết được những tập khí xấu xa và những con ma “tham, sân, si” mà con quá ư là ích kỷ không chịu buông xả nó. Con biết rằng cuộc đời vốn dĩ vô thường, có hợp thì phải có tan nhưng sao con cảm thấy xao xuyến, bồi hồi, nhớ thương...khi nghĩ đến ngày chia tay. Biết làm sao đây. Con sẽ cố gắng hết sức mình tu tập theo những lời khuyến nhủ và dạy bảo của quý Thầy, quý cô trong thời gian qua để khỏi phụ lòng của quý Ngài đã không ngại đau ốm, bệnh tật hoặc bận rộn...đã đành nhiều thời gian quý báu hữu ích cho chúng con. Con xin nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ cho quý Ngài sống lâu trăm tuổi thân thể tráng kiện để dần dắt chúng con trên bước đường tu tập giải thoát.

Nam Mô A Di Ðà Phật

Ðệ tử Thục Ðức – Giác Trí ^

Quảng Ðức Lưu Phương

Quảng Ðức từ bi cứu đạo ngàn

Ðem đạo vào đời khắp rạng soi

Nơi Tu Viện tiếp tăng độ chúng

Quảng độ chúng sanh hết não phiền!

Thích Hải Ấn ^

Tấm lòng Bắc Úc

Chúng con ở Darwin, tận cùng miền Bắc nước Úc, xa cách nơi đa số ngưòi Việt sinh sống như Sydney, Melbourne, cũng xa cách những Già Lam Tự Viện do các bậc tôn túc kiến lập để duy trì nếp sống Phật Giáo thuần túy Việt Nam. Ở Darwin chỉ có một ngôi chùa được nhà nước cấp đất cho các cộng đồng theo đạo Phật tôn tạo. Trong chánh điện thờ tôn tượng Ðức Bổn Sư với hình tướng Thái Lan và Miến Ðiện, Lào; gần đây mới có vị Tăng người Trung Hoa. Các lễ hội Phật Giáo theo Nam truyền, chủ yếu là Vesak và các ngày nhập hạ và ra hạ. Vào những ngày lễ ấy, Phật tử các cộng đồng về chùa, được sư thuyết pháp bằng tiếng Anh và tụng kinh bằng tiếng Pali. Ða số Phật tử Việt Nam sinh sống bằng nghề nông và nghề biển nên do ngôn ngữ khác biệt cũng ít khi về chùa.

Từ năm 2000, Phật tử Việt Nam có đủ duyên phước nên được Thượng Tọa thượng Quảng hạ Ba nhủ lòng thương xót, không nề lao nhọc, từ Canberra vân du Darwin để đem ánh đạo vàng đến với chúng con. Chúng con càng cảm niệm ân đức sâu dày của Thượng Toạ khi biết ngài tuy đa đoan nhiều Phật sự nhưng vẫn dành thời gian cho Darwin.

Mỗi khi quang lâm Darwin, Thượng Tọa thường nhắc đến sinh hoạt của Giáo Hội, nhờ đó chúng con mới có duyên phước tham dự các khoá tu học do Giáo Hội tổ chức. Năm trước, chúng con được biết về Khóa An Cư Kiết Ðông của Giáo Hội tổ chức tại Canberra, nhưng vì con đã quen khí hậu ấm này của Darwin nên vì sợ cái lạnh của mùa đông Canberra mà ... thoái tâm Bồ Ðề. Năm nay, Giáo Hội tổ chức Khóa An Cư Kiết đông tại Melbourne. Con trước không đi Canberra, sau này tiếc mãi. Bây giờ lại sợ cái lạnh của mùa đông Melbourne mà chần chờ mãi sao?

Nhớ lại khi còn ở quê nhà, mỗi mùa An Cư Kiết Hạ, chúng con thường đi cúng dường hộ hạ, nhưng dường như các Trường Hạ chỉ dành cho hàng xuất gia, còn Phật tử tại gia không thấy tham dự. Nay Giáo Hội nhũ lòng lân mẫn tạo thuận duyên cho Phật tử tại gia tùng hạ, lẽ nào vì sợ lạnh mà không đi.

Hơn hai ngàn sáu trăm mùa mưa đã qua, Tăng đoàn kiết giới an cư khắp những nơi ánh đạo vàng của Ðức Phật tỏa đến.

Mùa hạ năm (mùa đông ở Nam BánCầu), nơi đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh Quảng Ðức, chư tôn đức tăng ni tiếp nối truyền thống mấy ngàn năm, lại thùy từ tạo duyên cho Phật tử tại gia tham dự, đó là chuyện hy hữu chưa từng có, bỏ qua rất uổng. Ðược dịp thân cận Tăng Bảo là bậc thiện tri thức là phước đức rất lớn, lẽ nào bỏ qua luống uổng. Các Ngài tạo thuận duyên cho giới tại gia sống đời xuất gia thanh tịnh an hòa, lẽ nào để bỏ qua cơ hội. Các Ngài ban rãi châu báu rộng rãi, sao không mau đi lãnh nhận? Sự nghiệp thế gian thêm mươi ngày cùng chẳng tiến triển, bớt mươi ngày cũng chẳng đình trệ, còn mười ngày gây tạo sự nghiệp xuất thế gian, duyên phước qua đi không tìm lại được. Nếu hẹn đến năm sau, lở khi vô thường đến có phải là “uổng một đời chơi nẻo nhân gian” ? Thế là “ muốn đi có một đường này con bèn sắp xếp công việc“ nhập trường, tùng hạ”

Vừa đến phi trường Melbourne, đúng là “làm việc thiện mà hối hận“ Sao mà lạnh quá vậy? Gió thổi càng thêm lạnh! Nhưng mà lở rồi, đành liều...

Nhưng mà cái lạnh của mùa đông Melbourne không còn là chướng duyên nữa khi mà ân đức của chư tôn đức chan hòa lên tất cả chúng con. Thầy Nguyên Tạng đích thân ra phi trường đón con vì con đến quá sớm, Thầy không sắp xếp được huynh đệ nào đãi lao cho thầy.

Những lời thân mến của sư cô Hạnh Nguyên khi những món hoa quả đơn sơ của Phật tử Bắc Úc cúng dường Trường Hạ đã làm ấm lòng con. Nhất là Thầy Tâm Phương trong lúc đa đoan nhiều Phật sự trước khi khai trường, đã vào tận nhà trù và chứng minh tấm lòng của những người con Phật ở phương xa khát khao chánh pháp

Mấy ngày tu học êm đềm trôi qua, thức sớm công phu, thúc khuya tọa thiền, trong ngày công tác chúng, học Phật pháp, tụng kinh bái sám, ngọ thực kinh hành. Chúng con muôn vàn cảm niệm ân đức chư tôn Hòa Thượng, mặc dầu tuổi cao sức yếu, tứ đại chẳng điều hòa, mà vẫn không nề lao nhọc, ban bố cho chúng con những lời khai thị nghiêm từ. Ngồi trong đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh này, nghĩ nhớ đến ân đức sâu dày của chư Tôn Thiền đức đã khai sơn lập tự để thời giờ này, cách quê hương muôn dặm trùng dương, Phật đường vẫn rực rỡ sắc y vàng, tiếng tụng kinh vần trầm hùng vang lên những pháp âm vi diệu, lòng con rưng rưng thổn thức. Biết làm gì để đền đáp ân sâu trong muôn một?

Chúng con chỉ biết y giáo phụng hành , nương tựa Phật Pháp Tăng, ngày đêm sống trong tỉnh thức. Chẳng những trong những khóa tu học được nương tựa hải chúng, mà cả khi trở về trụ xứ, chúng con nguyện giữ gìn chánh niệm mỗi khi làm những công việc hằng ngày.

Con muôn vàn cảm niệm ân đức của chư Tôn Thiền Ðức đã thùy từ lân mẫn tạo thuận duyên cho hàng Phật tử tại gia chúng con được sống nếp sống thiền môn quy cũ. Chư Tôn túc cũng đã thường nhắc con lời di giáo của vị Bổn sư khả kính, vốn là một bậc ni lưu giới đức kiêm ưu, lời từ huấn mà đã bao năm trôi lăn trong dòng đời, con vâng giữ chưa trọn vẹn.

“Thầy không muốn các con là học giả, Thầy muốn các con là hành giả”

Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát

Tâm Quang

Trường Hạ Quảng Ðức

Mùa Ðông 2548, Melbourne ^

Thành Kính Tri Ơn

Thắm thoát rồi mùa Kiết hạ cũng đã đến, thật ra con đã chuẩn bị và chờ đợi từ mấy tháng trước đây. Cách đây gần một tháng con có nhận tin mẹ con ở Việt Nam nhắn về. Nhưng con cũng gác lại vì sợ bỏ đi cơ hội mà một năm chỉ có một lần tu học. Ðể bắt chước theo hạnh của quý Thầy. Bởi vì con là Phật tử tại gia. Vì gia duyên còn bận buộc hay vì nhân duyên con chưa đến. Nên con chưa thể xuất gia được. Nên con có ý nguyện với lòng, nếu các chùa có tổ chức những khóa tu học thì con sẽ tranh thủ đến tu học để mong noi theo hạnh nguyện của ÐứcThế Tôn; vì giáo pháp giải thoát đã được Ðức Phật dày công tìm kiếm, để cho con học hỏi và noi theo con đường giải thoát. Ðức Thế Tôn dạy học giáo pháp giải thoát, để khỏi chìm đắm trong cõi luân hồi, mà chúng sinh ai ai cũng đã biết là dẫy đầy phiền hà và khổ lụy cho nên Ðức Phật đã nói đời là bể khổ. Chính lẽ đó con đây muốn tu theo hạnh nguyện của Ngài, để mong sao con thoát được vòng sinh tử luân hồi. Con nguyện con sẽ cố gắng và sẽ cố gắng để vượt qua mọi khó khăn thử thách để tiến tu trên bước đường học Phật, không uổng công chỉ dạy của quý Thầy.

Con thành thật biết ơn quý Thầy cô đã cho con những lời thuyết giảng thật là bổ ích. Con nghĩ đó cũng là một liều thuốc cho chúng sinh trị bịnh khô gầy.

Con ước mong trong tương lai sẽ có nhiều khóa tu khác mà các chùa sẽ mở ra để dẫn dắt chúng con cùng được tu tập.

Melbourne, Kiết Ðông tháng 7/2004
Ðệ tử Lệ Ánh
^

Cúng Thầy

Ngày mai Húy kỵ Thầy (1)

Ðêm nay xứ lạnh vọng về quê

Lòng thành:

Dâng ba nén tâm hương

Tỏa bay chiều gió muôn phương

Cơm chánh niệm con hiến

Hoa Tuệ giác con dâng

Trà duyệt thực xin cúng

Với tấm lòng đơn sơ

Như vẫn tự bao giờ

Thích Thiện Hiền

Ðêm mùa Ðông 10/7/2004 (23/4 AL)

(1)Giỗ Thầy ngày 14/5 AL (12/7/2004) ^

Chiếc áo tràng

Ngắm em trong bộ áo tràng

Lan man tâm tưởng, giữa đàng trầm luân

Cao sang em khước từ phần

Lánh vào cõi tịnh, lòng trần sạch không?

Nam Mô! Tiếng tụng bâng khuâng

Hồi chuông an lạc, tâm thân bình hòa

Du dương tiếng mõ kiêu sa

Lời kinh ấm cúng, nhã ca Phật đà

Dẫn hồn ta vốn lạc loài

Bơ vơ không trụ, bài hoài vấn vương

Nhận ra! Em lãnh tình thương

Gieo duyên cõi hạ, mở đường viễn thương

Lời em tụng, giải vô thường

Nhịp chuông, tiếng mõ, thân thương dạt dào

Niệm Nam Mô! Giọng ngọt ngào

Ðưa hồn anh nhập thanh cao cõi thường

Vấn vương buông bỏ dặm trường

Theo em luôn tới Phật đường tu thân

Thuận duyên ngộ đạo lý chân

Ðồng tu giải thoát vẹn phần duyên cơ.

Nhân mùa, Trường hạ Quảng Ðức
Nguyên Khang

(6/7/04 – 16/7/2004) ^


Hạ Trường Quảng Ðức

Giáo Hội khai mạc kiết đông

Tăng Già quy tụ cộng đồng tham gia

Diển văn khai mạc Tăng Già

Meo-bình (Melbourne) Quảng Ðức khai hoa hoàn thành

Trung tâm câu hội phát thanh

Mười ngày đâu có chưa thành ngày xưa

Chư tôn nhóm họp cũng vừa

Cam lòng ghi nhớ người xưa muôn đời

Bổn sư căn dặn nhiều lời

Hằng năm kiết hạ trọn đời Tăng Ni

Ðạo hữu đăng ký gắng đi

Chư Tôn đầy đủ quản gì tham gia

Nguyện cầu chư Phật thiết tha

Gia bị Châu Úc trẻ già bình yên

Cầu cho thế giới hằng niên

Hòa Thượng Quảng Ðộ con thuyền tương lai

Mong sao Ngài được lâu dài

Hướng dẫn đại chúng tương lai đời đời

Sa Di Thị Ðắc ^

Giáp Thân An Cư Cảm Niệm

Mùa hạ năm nay lại trở về

Tháng ngày thấm thoát lá vàng rơi

Mai này các vị về trú xứ

Chánh pháp được truyền khắp mọi nơi

Mới ngày nào đây con từ Sydney, theo chuyến bay trở về Ðạo Tràng Tu Viện Quảng Ðức để An Cư Kiết Ðông, tất cả niềm hoan hỷ của ngày Kiết Ðông đầu tiên trong ý nghĩa thiêng liêng, với truyền thống an cư Quý Dậu mà chư Phật đã lưu truyền sau đó con được an vui tu học trong sự đùm bọc, cưu mang trong hơi ấm tình thương của chư Tôn Ðức. Thế rồi từng ngày qua đi, khi chiếc lá vàng đông rơi xuống bên hiên, trước mặt của những người Tu sĩ đang ngồi trong tỉnh lặng, con nhận ra là ngày mãn hạ đã đến. Chính vì thế ngày hôm nay, trong không gian thấm nhuần đạo vị, buổi chia tay tạm biệt đã đến rồi. Con biết nói gì đây khi những dòng cảm xúc cứ tuôn trào rất lạ trong cảm tưởng của mình, đã tạo cho con sự mạnh dạn nói nên lời thành kính biết ơn và cảm nghĩ của mình đến với chư Tôn Ðức trong Ban Chức Sự Trường Hạ. Mỗi ngày tu học trong trường hạ, là mỗi ngày con càng mang nặng ơn đức của chư tôn trưởng thượng, và ơn của đàn na tín chủ dày công, đã cho con sống trong an vui, tứ sự đầy đủ, với sự hết lòng lo lắng ấy con nào quên được, bên cạnh đó sự tu học dâng cao giác trí, chư Tôn Ðức đã hết lòng chỉ dạy lại tất cả những kinh nghiệm của mình, giảng giải những lời kinh pháp.Trong mỗi giờ tu các Ngài khuyên nhắc trong oai nghi các Ngài nghiêm dạy, trong từng lời giảng kinh các Ngài như đem hết tâm huyết của mình để truyền trao, rồi mai này con không còn dịp để nghe các ngài dạy nữa, thì sự nuối tiếc tràn ngập cõi lòng, với những ngày sống chung tu học, sự hòa hợp của Giáo Hội trong Trường Hạ đã tạo cho con nhận ra được sức mạnh hòa hợp của Giáo Hội giờ đây, con thành tâm, kính chúc như Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ðại Ðức Tăng Ni sức khoẻ dồi dào, tâm huệ thường lạc để dìu dắt chúng con và chúng sanh trên bước đường giải thoát, và cũng xin cầu chúc cho quý nam nữ Phật tử thân tâm an lạc, tu hành tinh tấn theo chánh pháp của chư Phật.

Mùa kiết đông tại Tu Viên Quảng Ðức 2004

Thích Minh Tri ^

Cảm niệm những mùa an cư ở Úc

Hải Hạnh Ngọc Dung

Hằng năm, y theo lời đức Phật dạy, hàng đệ tử xuất gia phải câu hội về một trú xứ để an cư kiết hạ trong ba tháng để thúc liễm thân tâm và tránh sự vô ý sát hại các loại côn trùng nhỏ bé. Cũng vậy, đặc biệt tại Úc, vì do khí hậu và thời tiết khác biệt nên mùa an cư được tổ chức vào mùa Ðông trong vòng 10 ngày. Ðến nay, thắm thoát cũng năm mùa an cư đã trôi qua.

Theo truyền thống có từ thời đức Phật, chỉ có chư tôn đức tăng ni tham dự mùa an cư; nhưng ở Úc châu một nét tu tập độc đáo đã được phương tiện mở bày. Ðó là chư tôn đức của Giáo Hội đã mở ra một tiền lệ cho phép giới Phật tử tại gia được theo tu học trong mùa an cư của chúng xuất gia. Quả thật đây là cơ hội quý giá đối với giới cư sĩ Phật tử, vì nếu ai có duyên lành tham gia những khoá hạ này sẽ có nhiều thời gian thân cận, gần gũi, nghe học Phật pháp với nhiều vị giảng sư, pháp sư khắp nơi tụ hội về. Ðặc biệt các buổi giảng tại trường hạ Quảng Ðức năm nay được trực tiếp lên mạng internet, vì thế Phật tử khắp mọi nơi có thể nghe pháp thoại và có thể trực tiếp trình những nghi vấn của mình về Phật pháp nhờ chư vị giải thích. Theo thống kê của ban tổ chức, hằng ngày có gần cả 100 người học Phật bằng phương tiện này. Ðây có lẽ là nét đặc thù nhất của mùa An Cư tại Úc châu này. Khi tham dự khoá tu học năm nay tại Quảng Ðức tôi bỗng nhớ lại mùa Kiết Ðông An Cư đầu tiên vào năm 2000 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại-UÐL-TTL được tổ chức tại tổ đình Pháp Hoa, Adelaide, tiểu bang Nam Úc. Một mùa an cư thật sự đã để lại trong tôi nhiều kinh nghiệm quý báu. Những cảm xúc của mùa an cư đó như sóng biển dạt dào phủ kín lòng tôi. Những hình bóng thân thương của quý thầy cô và pháp hữu đang tu tập tại Quảng Ðức mà tôi cứ ngỡ là tại chùa Pháp Hoa thân yêu của mình. Tuy nhiên, năm nay trong đại chúng này lại thiếu vắng hình bóng của cố Hoà Thượng Thích An Thiên, một bậc thầy đáng kính. Sự ra đi của thầy là một mất mát của Giáo Hội và tín đồ tại Úc châu. Viết đến đây tôi chợt nhớ đến lời dạy của thiền sư Vạn Hạnh:

Thân như bóng chớp chiều tà

Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời

Sá chi suy thịnh cuộc đời

Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành

(Ngô Tất Tố dịch)

Quả thật, đời thật vô thường! Vô thường trong từng tâm niệm, vô thường trong từng sát na. Nhưng khi quán chiếu đến lời dạy này tôi cảm thấy sự bỗ lực của tựï thân mình còn quá yếu kém trên con đường học Phật. Tôi thật sự cảm thấy hổ thẹn với số thiện hạnh bé nhỏ của tự thân và thấy sợ hãi với những bất thiện hạnh mà mình đã và sẽ tạo. Tự hứa với lòng là phát tâm dõng mãnh tinh tấn hành trì nhiều hơn nữa lời Phật dạy để không phụ công oơn chư tôn đức tăng ni đã dạy. Những bài học căn bản về Phật pháp mà tôi học được từ những khoá tu này thật sự là những hành trang vô giá đối với tôi trong hiện tại cũng như tương lai. Tuy nhiên, tôi và có lẽ cả những đạo hữu đang tu học tại Quảng Ðức cũng như Phật tử khắp mọi nơi đang nghe pháp trên internet, paltalk, v.v... tha thiết ước mong chư tôn đức sẽ có những bài giảng tập trung vào các bài kinh ngắn như kinh Thiện Sanh , Bát Ðại Nhân Giác, Vô thường ...mang tính thiết thực và khả thi vào chính trong đời sống thường nhật, mà cụ thể là trong khoá An cư 10 ngày này.

Tu Viện Quảng Ðức, Melbolurne, 7-2004 ^

Lời Tác Bạch Kiết Giới An Cư


Nam Mô A Di Ðà Phật

Kính Bạch Hòa Thượng một lòng thương xót, con Tỳ Kheo ...( Tỳ Kheo Ni/ Thức Xoa Ma Na Ni/ Sa Di/ Sa Di Ni) nay nương tựa nơiQuảng Ðức Tăng Già Lam, xin an cư tu học 10 ngày. Kính xin Hòa Thượng từ bi hoan hỷ chứng giám ( đọc 3 lần)

Hòa Thượng hỏi:Thiện

Ðáp:Nhĩ

Tình cha

Trước Phật Ðài hương trầm bay ngào ngạt

Chấp hai tay đảnh lễ Ðức Từ Tôn

Chuông ngân êm nghe thánh thót bên tai.

Làm rung động tâm hồn người con hiếu

Trước làn khói tan dần trong gió thoảng

Mất cha lành con chịu kiếp mồ côi

Rồi từ đây trong con thấy trống vắng

Ơn dưỡng dục sanh thành chưa đền đáp

Cha yêu ! nhớ từ hôm con cất bước

Ai đưa con đến chốn cửa thiền?

Ai đưa khuyên con gắng niệm chuyên cần

Lo tinh tấn trên bước đường tu học

Dầu phải chịu những gian nan khổ nhọc

Lời khuyên xưa con nhớ mãi cha ơi

Dầu hôm nay cha đã mất đi rồi

Dù không muốn nhưng con cũng cam đành

Thân xác cha vùi chôn trong đất lạnh

Nhớ bóng hình vẫn sống mãi trong con

Mãi nhớ rằng ơn nặng đáp chưa tròn

Vu Lan đến gợi lòng con tưởng nhớ.

Dâng tâm thành con hết lòng cầu nguyện

Kính lạy Ngài Ðại Hiếu Mục Kiền Liên

Noi gương Ngài con quyết chí tu hành

Mong độ được phụ thân và sanh chúng

Mùa an cư Tu Viện Quảng Ðức 6-7 đến 16 -7

Thích Minh Tri ^

Yêu thương là tha thứ.

Có một câu chuyện kể lại như sau:

Một cặp vợ chồng nọ cãi nhau như cơm bữa. Một hôm giữa lúc người vợ đang hăng say to tiếng, người chồng liền đề nghị:” Chúng ta đã cãi nhau quá nhiều lần, anh đề nghị một giải pháp. Mỗi người lấy một mảnh giấy viết lên đó tất cả những lầm lỗi thiếu sót của nhau, rồi trao cho nhau đọc. Anh hi vọng đây là lần cuối cùng chúng ta kết tội nhau”. Người vợ đồng ý.

Người chồng liền đặt bút xuống tờ giấy, Ông nhìn sang bà vợ rồi viết một câu. Thấy thế, người vợ liền hạ bút viết liên hồi, bà kể ra vanh vách các tật xấu thiếu sót của chồng. Trong khi đó thỉnh thoảng người chồng mới viết một câu rồi đến lúc không còn gì để viết nữa, họ trao cho nhau bản kết tội. Nét mặt người vợ bỗng biến sắc vì xúc động. Bởi vì trên mảnh giấy của người chồng vừa trao, bà chỉ thấy có mỗi một câu, được lặp đi lặp nhiều, “Anh yêu em”.

Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy được rằng trong các mối quan hệ của đời sống, ta nên biết thương yêu nhau, có thương nhau mới có sự tha thứ cho nhau những lầm lỡ. Ðừng lấy ác báo ác, lấy lời nguyền rủa đáp lại nguyền rủa. Hãy đến với nhau bằng tâm hồn hiền hòa, với ánh mắt sáng trong. Hãy nắm tay nhau như loài hoa Tigon, hể có một dây hoa buông giàn thì sẽ có một dây khác đưa ra để nâng lấy.

Nên không bao giờ có một dây Tigon nào sà xuống đất. Cuộc sống con người rất ngắn ngủi so với vũ trụ, thật không sánh bằng hạt cát trên sa mạc. Nhưng con người lại có trái tim biết sầu, biết cảm, biết thương yêu và tha thứ. “Tâm hồn không phải là con tim, con tim có nhịp đập riêng của nó”. Vậy chúng ta nên nối lại nhịp cầu muôn thuở, đến với nhau, xích lại gần nhau trong tình huynh đệ, cho nhân loại tăng thêm sức sống.

Quảng Hỷ. ^

Mặc Niệm

Ta nhớ mãi mùa an cư tu học

Tại Melbourne giữa tháng bảy mùa đông

Tiếng chuông ngân dìu dặt chốn thinh không

Tu Viện Quảng Ðức An Cư Kiết Hạ

Ta đội ơn chư Tôn Ðức Tăng Ni

Dìu Phật tử trở về nơi thanh tịnh

Lời thuyết pháp soi tường thân tâm nghiệp

Ðoạn oan khiên, tam nghiệp chướng duyên trần

Ta sám hối trong lời kinh tiếng kệ

Ta ăn năn khi chuông đổ công phu

Ta thọ nhận dưa muối bát tương đầy

Lòng vui sướng Ðấng Từ Bi tế độ

Ta quỳ xuống chắp tay dâng lời nguyện

Trụ thân tâm, giữ định giới kiên lòng

Theo Bồ Tát trì tu đường Chánh đạo

Ðoạn luân hồi, giải thoát kiếp phù sinh.

Trường Hạ Quảng Ðức

6-16/7/2004

Nguyên Nhật An Trà My ^

Bài kệ Hô Canh buổi tối

Sơ canh dĩ đáo thượng thiền sàng

Tam nghiệp tịnh trừ đổ Thánh nhan

Thâm tín Phật ngôn hằng niệm Phật

Chỉ tu nhất hướng nhập Tây Phương.


Sanh tử đại sự, vô thường tấn tốc ngưỡng lao đại chúng, an toạ thiền trung, các các nhất tâm niệm Phật .
Nam Mô A Di Ðà Phật ( 1 hồi kiểng)

Dịch nghĩa:

Canh đầu đã đến lên thiền sàng

Ba nghiệp sạch rồi thấy Thánh nhân

Tin lời Phật dạy luôn niệm Phật

Chí thành tu niệm vãng Tây Phương

Sanh tử là việc khó, bất chợt đến mau, mong rằng đại chúng, hãy cùng nhau nhất tâm niệm Phật.
Nam Mô A Di Ðà Phật

Bài kệ Hô Canh buổi khuya

Ngũ canh dĩ đáo pháp môn khai

Phổ nguyện đồng đăng Bát Nhã đài

Liễu triệt Tam thừa dung nhị đế

Cao huyền huệ nhật tịnh vân mai.

Sanh tử đại sự, vô thường tấn tốc ngưỡng lao đại chúng, an toạ thiền trung, các các nhất tâm niệm Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Dịch nghĩa:

Canh năm đã đến pháp mở bày

Nguyện khắp cùng lên Bát Nhã đài

Thấu rõ ba thừa thông hai đế

Ðèn tuệ soi cao sạch mây mờ.

Sanh tử là việc khó, bất chợt đến mau, mong rằng đại chúng, hãy cùng nhau nhất tâm niệm Phật.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


TT Thích Bổn Ðiền dịch
HT Thích Huyền Tôn
chỉnh ngữ
^

Giã từ

Mười ngày tu học nơi đây

Già Lam một cảnh đong đầy mến thương

Mai này cách biệt muôn phương

Vẫy tay từ giả lòng vương vấn lòng

Ðồng Thanh^

Giới luật là thọ mạng của Chánh Pháp, Giới Luật còn là Phật Pháp còn.


So SánhTình hình PG trong nước hiện nay:

GHPGVN và GHPGVNTN


TT Thích Quảng Ba (Soạn & Trình bày)

Giáo Hội PGVN Thống Nhất

GHPGVN

Thời điểm và nguyên nhân thành lập

Hình thành như hệ quả tất yếu, và chính thức là hậu thân: 1- của phong trào chấn hưng PG từ 1920s-1964 (sau hơn 300 năm đất nước bị qua phân, nội chiến và ngoại thuộc), 2- của Tổng hội PGVN do 6 tập đoàn Tăng/Cư sỹ thành lập từ 1951, 3- của Ủy ban Liên phái PG, qua nỗ lực chung trong cuộc vận động bình đẳng tôn giáo, công bằng xã hội hậu bán 1963 (thất bại qua hình thức qua chiến dịch Nước Lũ đêm 20/8/63 của chế độ Ngô, nhưng gây được ý thức hợp quần mãnh liệt nơi 90+% Tăng Ni Phật tử toàn quốc, do đó có Ðại Hội thành lập tháng 1/1964). Do 9 hệ phái PG lớn nhất đồng ý chung thành lập.

CSVN ép HT Trí Thủ đơn phương đi ‘vận động’ thành lập và ép buộc 8 ‘nhóm’ PG đến dự Ðại Hội 1981 theo lệnh ‘cải tạo PG miền Nam’ (sau khi đã ‘cải tạo’ tan nát bộ máy hành chánh/quân đội, tư sản/tư bản, văn/nghệ sỹ, vv..-gây vô vàn tù tội, chết chóc- sau khi chiếm đóng miền Nam) của Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn văn Linh. Sau đó hủy bỏ tư cách các giáo phái, hệ phái, tổ chức thành viên

Yếu tố tồn tại

Hòa hợp qua giới luật trong tu học và thống nhất cương lĩnh hành động qua hoằng pháp giữa những thành viên Tăng Ni Cư sỹ Nam/Băc truyền (tự do tham gia và ly khai, không ràng buộc/ép buộc)

Nhà Nước: 1- ra lệnh thành lập, 2- kiểm soát/chỉ đạo, 3- tài trợ/lũng đoạn, 4- bóc lột và khủng bố trắng (làm cho Tăng/Ni sợ hãi, hèn nhát)

Thái độ chính trị

Ðòi hỏi và giữ tư thế độc lập chính trị, không thân chính, không ủng hộ bất cứ đảng phái nào.

Hoàn toàn lệ thuộc và bị Nhà Nước CHXHCNVN chỉ đạo. Bị bắt buộc phải ủng hộ và phải ca tụng đảng CSVN.

Không tham chính (có thể thừa nhận bất cứ nhà đương quyền nào; không tùng phục-lựa chọn cũng không phủ nhận-chống đối bất cứ cơ chế Nhà Nước nào). Dàønh quyền độc lập trong việc ủng hộ chính sách ích quốc lợi dân và việc chỉ trích những chính sách trái chống dân quyền, dân sinh, dân chủ của mọi loại hình Nhà Nước và các đảng chính trị.

Bị buộc làm thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam; nhất nhất tuân lệnh và đợi lệnh của Nhà Nước; nhiều Tăng Ni bị buộc trực tiếp làm chính trị (đại biểu quốc hội, HÐ/UB Nhân Dân các cấp, vv..vv )

Tiêu chí hành động

Dân tộc- Ðạo Pháp

Dân tộc – Ðạo pháp – Chủ nghĩa xã hội

Cờ biểu tượng

Tự ý chọn và sử dụng rộng rãi từ 1951 cờ Năm màu của PG Quốc tế

Nhà Nước CSVN cấm không được dùng cờ nầy

Phương pháp điều hành

Cấp GH Vức, Khuôn, Chi, Tỉnh hội do Phật tử và Tăng Ni tại đơn vị đó bầu chọn; GH Trung Ương do đại biểu GH cấp Tỉnh/Thành thỉnh cử hay bầu chọn. Tăng Thống do HÐ Giáo phẩm thỉnh cử.

CSVN không cho lập cấp GH địa phương; nhân sự cấp GH Trung Ương và Tỉnh phải do Ban Tôn Giáo sắp đặt và chấp thuận mới được. Pháp Chủ và các chức vụ GHTƯ đều do Nhà Nước tuyển chọn và áp đặt qua Ðại hội.

Liên hệ Trung Ương – dịa phương

Tùy nghi linh động từng địa phương. GHTƯ chỉ đạo tổng quát và khuyến khích chứ không áp đặt và kiểm tra. Giáo phẩm TƯ và Ðịa phương ứng dụng tinh thần hòa hợp truyền thống, lấy giới lạp kính trọng nhau. Không cư xử nhau bằng chức vụ GH mà vẫn có thể thống.

Theo lối trung ương tập quyền; mọi việc do TƯ chỉ huy và quyết định, y như hệ thống chính quyền hay công ty lớn. Chức vụ GH được coi quá trọng và nay quyền chuyên chính.

Kết nạp thành viên

Tự nguyện tham gia và ly khai; được tham gia nhiều GH cùng lúc; được giữ nguyên bản sắc, tổ chức, cơ cấu của Giáo phái, Hệ phái mình

Sau khi bị phỉnh phờ và ép buộc tham gia Ðại Hội 1981, lần lượt 8 hệ phái đã bị xoá sổ; GHPGVNTN không tham dự lại bị vu vạ là có tham dự

Tình hình trước 1975

Thống hợp Miền Vĩnh Nghiêm là khối PG miền Bắc di cư với 11 tập đoàn Tăng già và Cư sỹ miền Nam (sau 64 có 2 tập đoàn rút ra); đến 1966 một thiểu số rút ra thành lập một GH trùng tên (thân chính); nhiều vị cao Tăng Nguyên Thủy PG tham dự làm thành viên nòng cốt.

Chỉ một Hội PG Thống Nhất không sinh hoạt gì trừ việc làm kiểng cho chế độ (Hòa Thượng Hội Trưởng sau 30/4/75 vào Nam thăm với bộ đồ cán bộ, không có tăng phục, có công an theo canh).

Tư cách đại diện

GH có ảnh hưởng sâu rộng đến tuyệt đại đa số Tăng Ni Phật tử nam vĩ tuyến 17 và khối PG miền Bắc di cư

Tự cho có quyền đại diện tất cả Tăng Ni Phật tử trong ngoài nước

Muốn đi tu theo GH này

Cần có tín tâm nơi Tam Bảo, chọn minh sư thân cận, xin xuống tóc tập sự

Phải nộp đơn xin Nhà Nước, khai lý lịch, chờ Công an xét

Muốn đi học đạo

Cần được Bổn sư giới thiệu đến trường

Phải khai báo và xin coi có Công an chấp thuận không?

Muốn lập trường Phật học

Các vị tôn túc trong vùng họp bàn, góp công sức, chọn địa điểm, tùy duyên thành lập, báo Tổng Vụ Giáo Dục sau

Phải xin và chờ coi Chủ Tịch Tỉnh có chấp thuận không?

Muốn giám quản trường Phật học?

Chư Tăng có công lập ra PHV sẽ yết ma cung cử Ban Giám Viện

Phải do Ủy Ban Tỉnh xét chấp thuận trước

Muốn thọ giới xuất gia?

Bổn sư đào tạo, nhận xét, giới thiệu đến Giới đàn; Thập sư cho thi tuyển, vấn già nạn và cho tấn đàn theo cổ chế

Ðã có rất nhiều ‘Phật tử (??)’ tự cạo tóc, không bổn sư, cần mua điệp đàn thì có ngay.

Muốn lập giới đàn?

Sơn môn, hệ phái nào, hay GH cấp Tỉnh nào cũng có quyền tự lập; hễ Giới sư hợp cách, tấn đàn đúng nghi, thì Tổng vụ Tăng sự chấp thuận và cấp Tăng tịch.

Chỉ có cấp Tỉnh Hội mới được lập GÐ. Phải có Nhà Nước và GHTƯ cấp giấy phép (có quyền không cấp) trước. Mọi chi tiết giới sư, giới tử phải đệ nạp Công an xét duyệt trước.

An cư kiết hạ?

Tuỳ duyên các Tự viện an cư nội bộ, hay các Tòng lâm, Sơn môn an cư đại chúng

GH áp đặt bổn phận và chỉ định nơi tổ chức an cư tập trung; GH cấp giấy phép; GH cấp / bán Chứng Chỉ An Cư

Muốn làm giảng sư?

Nhờ qua kinh nghiệm tu học, và quá trình giảng dạy, sẽ do Giáo Hội Tỉnh hay TƯ kính trọng cung thỉnh. Mỗi Tỉnh thường chỉ thỉnh 4-5 Giảng sư, ở GHTƯ cũng chừng hơn 10 vị. TV Hoằng Pháp có mở khóa Phú Lâu Na đào tạo, nhưng rất chọn lựa.

Phải đi học, có lò đào tạo hàng loạt, hay chỉ cần xu nịnh vị cầm quyền ngành Hơàng pháp(không cần học, vì mua bằng Giảng sư khá dễ, và rẻ) là được công nhận là Giảng sư.

Muốn lập chùa?

Theo truyền thống, chỉ cần xin phép Bổn sư, rồi tìm cầu thí chủ ủng hộ. Hay xin Môn phái cho phép. Ðược chư Tăng yết ma thuận qua lễ An vị Phật. Nếu muốn gia nhập GH thì xin. Trước 1975, GH không can dự, cấm chế việc các Tăng Ni lập chùa, mà chỉ công nhận.

Pháp luật không cho ai được lập chùa mới; nhưng nếu hối lộ thật nhiều cho các cấp chính quyền sẽ có giấy phép. Và phải là thành viên GHPGVN. Thành viên GHPGVNTN tuyệt đối không được phép làm gì.

Muốn làm Trụ trì?

Trước 1975, cần được Bổn sư chỉ định, tuyển cử; hay do Ban Hộ Tự chùa thiếu trụ trì thỉnh; hay do Sơn Môn công cử. GH sẽ đương nhiên thừa nhận sự tiến cử trụ trì này, không thể phủ quyết. Chính quyền không được có vai trò trong việc này. Truyền thống này cần tôn trọng.

Phải do công an xét duyệt (và có hộ khẩu trong chùa này hay không?); có quyền không cho. Mặt Trận và Ban Tôn Giáo Tỉnh có toàn quyền trong việc này.

Muốn được coi là tu sỹ chính thức

Chỉ cần tu học đúng theo chánh pháp, giới luật, và được Bổn sư nhận cho vào tu, dạy dỗ, dắt dẫn, là trở thành tu sỹ. GH và chính quyền trước 1975 không có vai trò, không được cho hay không cho ai làm tu sỹ, cũng không can dự vào sự xuất nhập của tu sỹ tại các chùa. NN sau 1975 không công nhận GHPGVNTN và tu sỹ của GHPGVNTN.

Phải chạy hối lộ, thật nhiều tiền, chờ đợi, chầu chực thật lâu (rất thường xảy ra là tiền mất tật mang)để Nhà Nước cho chuyển hộ khẩu vào chùa. Nếu không có hộ khẩu trong chùa, dù tu 29 năm, lên Thượng Tọa rồi, vẫn là bất hợp pháp.

Tu sỹ muốn đi nước ngoài?

Trước 1975, không có quy chế khó khăn riêng cho tu sỹ của GHPGVNTN và những GH Phật giáo khác. Thủ tục xin passport như các công dân khác. Ði hành hương và du lịch theo nhu cầu, chính quyền không can thiệp. Nhờ học giỏi nhiều vị được cấp học bỗng du học. GH không có vai trò, hay can thiệp, gì trong việc xin passport.

Phải biết xu nịnh GH, hối lộ cho Mặt Trận, Công An, Ban Tôn Giáo và các cấp Ủy Ban mới được nộp đơn xin, và được cấp hộ chiếu. Có rồi cũng chưa yên, vì đã nhiều lần NN thu hộ chiếu lại hay/và cấm đi nước ngoài.

Còn nhiều so sánh khác, sẽ tiếp tục viết tiếp và xin thêm phê bình, nhận xét của huynh đệ Tăng Ni trong trường hạ

Ấn hành kinh sách?

Xuất bản, phát hành báo chí PG?

An Cư là thể hiện lòng từ bi của Phật^

(Bài tường thuật khóa An Cư)

Phổ Huân & Nguyên Tạng

Truyền thống An Cư Kiết Hạ phát xuất từ thời đức Phật còn tại thế, nghĩa là truyền thống tu hành qua phương tiện quy về một trụ xư, để thúc liềm thân tâm, trau dồi giới định tuệ mà Phật đã đặt ra cho chư Tăng Ni, trong lúc hoàn cảnh không thể tìm phương cách nào khác một khi muốn thể hiện long từ đến tất cả chúng sinh. Nguyên nhân này, mỗi năm vào mùa hạ cũng nhằm là mùa mưa, mùa mà côn trùng sinh nở. Việc côn trùng sinh nở đối với thế gian chẳng có gì lạ, nhưng đối với những con người luôn hướng lòng từ đến mọi loài chúng sinh không phân biệt, thì đây quả thật là vấn đề lớn, vấn đề sát sinh hàng loạt! Ðức Phật là bậc đại từ, lòng từ của Ngài tất nhiên làm sao chấp nhận việc tổn hại chúng sinh như vậy; hơn nữa việc Tăng đoàn của Ngài mỗi ngày phải rời Tịnh Xá khất thực thiền hành cũng chỉ là gieo lòng từ qua phương tiện xin ăn (khất thực). Nhưng nay chỉ vì việc xin ăn để gieo lòng từ thì việc di động, chấn động đến chúng sanh trong thời gian này hóa ra lại trở thành mâu thuẩn! Chúng ta nhớ rằng Tăng đoàn của Phật rất đông, khi di chuyển gần cả ngàn người hoặc hơn nữa, sẽ tạo ra gần như một trận động đất cuồn phong khủng khiếp cho loài nhỏ nhít dưới chân các Ngài. Cho nên việc ở yên một chồ thúc liễm thân tâm tu niệm, thể hiện lòng từ bi đến vô số côn trùng, điều này lại thể hiện phương pháp độ sanh cao cả hơn ! Cũng như thế mà hàng Phật tử tại gia lại hết lòng phò trì trợ lực cung dưởng quý Ngài để hàng Phật tử tại gia, xuất gia thể hiện cụ thể giáo pháp sống động giải thoát nơi thế giới dễ tao ác nghiệp này.

Cho đến hôm nay, hình ảnh truyền thống An Cư Kiết Hạ ấy vẫn còn mãi đến ngày nay; và hàng Phật tử tại gia hiểu được điều này nên hòa hợp cùng chư Tăng Ni giữ mãi truyền thống từ bi đó. Tuy nhiên dù hôm nay, Phật pháp phát triển khắp nơi trên thế giới; hàng đệ tử Ngài dù chỉ cảm nhận An Cư Kiết Hạ qua tinh thần lý học, hơn là kinh nghiệm thực tế đời sống ngày xưa, nhưng điều này vẫn tạo được cơ hội nhân duyên tụ về một nơi nhắc nhở sách tấn ôn lại hình ảnh đời sống sinh hoạt của đấng Thế Tôn. Và ngay nơi việc tụ họp về một nơi, tụng kinh học giới đã là thực hiện lòng từ bi của người con Phật, bởi vì theo lời Phật dạy, ngày nào mà các đệ tử của Ngài còn tụ họp, hòa hợp, thảo luận chung lo cho Phật pháp thì ngày đó giáo pháp giải thoát của Như Lai vẫn còn sáng ngời ở thế gian này. Như thế quả thật Ðức Phật đã đưa ra một pháp tu thiết thực và quan trọng nhất của đời sống người tu sĩ qua mùa tu học Kiết Giới An Cư trong mỗi năm, và dù hoàn cảnh hay thời gian nào, ý nghĩa thâm sâu đó vẫn mãi mãi không bao giờ phai nhạt.

Như thường lệ, năm nay Giáo Hội PHật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngọai tại Úc Ðại Lợi và Tân Tân Lan, trong nỗ lực vượt mọi khó khăn, cuối cùng thuận duyên tổ chức An Cư tại Tiểu Bang Victoria thành phố Melbourne nơi trụ xứ Tu Viện Quảng Ðức Tăng Già Lam. So với mùa An cư năm rồi được tổ chức tại Tu Viện Vạn Hạnh, năm nay Chư tôn đức tụ về tương đối khá đầy đủ hơn. Số lượng Tăng Ni tính được trong ngày đầu nhập khóa hôm nay (6/6/2004) là 60 vị, và Phật tử tại gia cũng lui về Tu Viện gần năm mươi người. Ðiều mà tất cả hai giới đệ tử Phật lấy làm hoan hỷ nhất, là dù thời tiết Melbourne ai cũng lo về cái lạnh bất thần, bất thần ngay cả trong mùa hạ, nói gì đến mùa đông; mùa đông đã lạnh mà còn bất thần lạnh nữa là sao? Ðó là cái lạ của tiểu bang này, nói cách khác là thời tiết Melbourne ai cũng sợ, vì cái lạnh của nó khác hơn tất cả tiểu bang khác trên đất nước này! Ấy vậy mà chư Tăng Ni và Phật tử chẳng ngại gì cái lạnh đó! Có lẽ vì trong lòng có cái ấm, cái ấm của người con Phật! Cho nên dù lạnh mà tất cả vẫn vui, vui nhịp nhàng vui tu trong mùa lạnh.

Tu Viện Quảng Ðức, là nơi sinh hoạt mới, vừa được khánh thành. Tu Viện có một không gian rộng lớn, có thể dung chứa trên một trăm người ngũ lại qua đêm; như vậy nếu không phải trong mỗi Phật tử hiện đủ cái ấm say mê ham tu Phật pháp thì chắc sẽ khó mà vui tu được với không gian trống trải rộng lớn của phòng xá khi đang thời tiếc giá lạnh này.

Vẫn theo quy củ thiền môn qua phương tiện hành đạo, đã được chư Tăng Ni ôn hòa lập ban chức sự, nhịp nhàng sinh hoạt cho một ngày đầu khai mạc mùa An Cư kiết đông năm nay 2004.

Xin xem các thời khóa sinh hoạt của Trường Hạ năm nay, nếu thấy thuận tiện, xin các vị hoan hỷ tham dự hoặc vào nghe giảng trên Paltalk.

Việc nào rồi cũng trôi qua, thắm thoát đã đến ngày mãn hạ “thập nhựt nhị tuần” (mười ngày); quý Thầy Cô, Quý Cư sĩ Phật tử cũng mệt nhoài: vì thời tiết, vì công việc, cố gắng dốc lòng cho Trường Hạ được thông suốt mười ngày. Tình đạo cao quý như thế, khiến suốt trong mười ngày không có gì đáng nói xảy ra, đây có lẽ Thiện thần hộ pháp gia bị, ũng hộ trợ lực lực Trường Hạ, đúng như tinh thần “... ũng hộ Phật pháp xử trường tồn”.

Bù lại qua những ngày tu tập tinh chuyên, trước ngày mãn hạ một ngày; Ban Tổ Chức, Thượng Tọa Hóa Chủ và Ðại Ðức Phó Trụ Trì muốn lưu lại hình ảnh vui trong ngày chia tay, qua hình thức tạo nên buổi trà đạo thăm tình. Giống như Trường Hạ năm rồi, hình ảnh Thầy trò, huynh đệ quay quần tâm sự, ngâm thơ, hát xướng khiến mọi người ghi lại lòng cảm ân Phật pháp nhiệm mầu, nói lên được những phiền trược dù vây bủa con người, nhưng ý thức giải thoát vẫn vươn lên nơi lòng của người con Phật. Và ít ra giải thoát ngay hiện tại, ngay giờ phút tỉnh thức cuộc đời là vô thường này.

Năm nay giờ này không khác, Thầy trò, huynh đệ một lần nữa ngồi lại tâm sự chia xẻ, vui vầy văn nghệ nhắc nhở kinh nghiệm tu học, kinh nghiệm hoằng hóa, kinh nghiệm cuộc đời của tự chính mình, và cụ thể nhất là kinh nghiệm tu học trong mười ngày mấy ngày qua.

Buổi trà đạo được đóng góp chia xẻ cảm tưởng, ý hướng, trong niềm vui hỷ lạc, và buổi trà đạo vui tươi nhất là tiết mục văn nghệ. Quý Thầy, quý Cô, quý Phật tử hăng say diển xuất tài nghệ của mình, bằng mọi thể loại giúp vui như: nhạc, thơ, kịch, vọng cổ...

Không thời gian lúc này hình như thu nhỏ lại, như nuối tiếc niềm thương mến trong tình đạo với nhau; nhưng biết như vậy, mọi người càng thấy vui, vì có như thế tất cả mới rõ nghĩa của vô thường.

Bên ngoài khí lạnh hôm nay vẫn như ngày đầu nhập hạ, như nhắc nhở rằng thời gian, không gian, khí trời thay đổi, hay không thay đổi thế nào, tất cả đều là mầu nhiệm cho người sống tỉnh thức, ý thức được các pháp đều duyên khởi không ngừng.

Lễ tự tứ ra Hạ diễn ra ngày hôm sau, và trong lễ bế mạc này Trường Hạ biếu tặng cho mỗi vị một tập Kỹ Yếu; nói là biếu tặng, thật ra đại chúng cũng đã đổi lại, đóng góp với số tịnh tài cho chi phí in ấn.

Trong dịp An Cư mỗi năm như vậy, đây là dịp chư Tăng Ni có cơ hội tựu về, và ngoài việc tu học chia xẻ kinh nghiệm chung lo Phật pháp, thiết thực cụ thể quan trọng nhất, đó là buổi họp thường niên được diễn ra ngay trong thời gian An Cư này. Vì Tổ chức nào hẳn phải có cơ cấu, hệ thống làm việc, do đó phương diện hiện pháp hóa duyên hoằng đạo cần phải phương tiện phần nào thống nhất hiểu biết nhau. Chính đây mà những buổi họp của Hội Ðồng Ðiều Hành GHPGVNTNHN UÐL-TTL thường xuyên củng cố duy trì sinh hoạt thông qua bằng sự gia tâm phấn đấu phụng trì Phật pháp của các Tăng, Ni, Cư sĩ Phật tử, và chính như vậy là phương tiện thiện xảo đưa đạo vào đời.

Ðược biết Trường Hạ An Cư lần thứ sáu (2005) sẽ được tổ chức tại chùa Phổ Quang Tây Úc (Perth). Cũng như xin nhắc lại Khóa Tu Phật pháp của Giáo Hội cuối năm nay được diễn ra ở tiểu bang Victoria thành phố Melbourne tại Tu Viện Quảng Ðức.

Xin cầu chúc chư Tôn Ðức Tăng Ni, và đại chúng thân tâm thường an lạc, và pháp vị giải thoát, dư âm An Cư Kiết giới tại Trường Hạ vẫn còn mãi nơi lòng chư vị.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

Ban Thư Ký Trường Hạ lược ghi^


Ngôi chùa mang tên Bồ Tát Quảng Ðức trên đất Úc

Thích phổ huân

Là người Phật tử Việt Nam không ai lại không nghe về vị Bồ Tát sống, thiêu thân vì đạo, vì quê hương, vì chân lý, đó là Bồ Tát Thích Quảng Ðức (1897 – 1963). Sự kiện từ bi và trí tuệ của Ngài chỉ để đánh thức tánh linh con người quay về với chân thiện trong đức tính hiếu sinh hòa bình nhân ái, chứ không hạn cuộc bản ngã tầm thường vị kỷ giữa phân định đối kháng chánh tà. Chính thế hình ảnh ngồi kiết già nhập định hòa vào ngọn lửa thiêng trở nên bất tử, và tên Ngài đã đi vào lịch sử đến nay.

Kể từ đó, tên tuổi Bồ Tát, hình ảnh Bồ Tát được ca tụng tán dương qua bao thi văn nhạc đạo - và không những từ quốc nội, danh hiệu Bồ Tát đã vượt quá biên cương, theo người con Phật Việt Nam đến khắp cùng hải ngoại.

Nơi đây, Úc Ðại Lợi, tiểu bang Victoria thành phố Melbourne thuộc vùng Fawkner, một ngôi chùa Việt xinh xắn trang nghiêm đầu tiên mang danh hiệu Ngài. Và giờ đây, ngày trọng đại đã đến; ngày Khánh thành Tu Viện Quảng Ðức chính thức giới thiệu đến mọi người con Phật trên đất Úc nói chung, và tiểu bang Victoria nói riêng.

Không những danh hiệu Bồ Tát làm ngôi chùa linh nhiệm, mà hình dáng kiến trúc đặc thù lại nỗi bật tuyệt hão của truyền thống Á Ðông.

Tầm vóc ngôi chùa Quảng Ðức không phải lớn nhất ở Úc hay ở Melbourne, nhưng cũng không phải nhỏ so với nhiều ngôi chùa Việt đã có mặt tại đây từ hơn thập niên qua - lại cũng có thể gọi là lớn, vì có thể dung chứa khóa tu học từ 100 đến 200 Phật tử nghỉ lại qua đêm. Tuy nhiên đặc biệt hơn, Tu Viện Quảng Ðức là nơi bắc một nhịp cầu nghiên tầm giáo lý khởi sắc quy mô, qua mạng lưới điện toán thông tin toàn cầu (Internet)www.quangduc.com, đây là một “tờ báo điện tử Phật pháp”thật lợi ích thiết thực cho hàng Phật tử mọi nơi trên toàn Úc châu, cả đến toàn cầu. Ðiều này thật tình mà nói, cho tới nay chưa có Tu Viện hay chùa nào trên đất Úc theo kịp.

Tu Viện Quảng Ðức còn là nơi Trung Tâm văn hóa duy nhất trong thành phố Moreland; tạo nhiều cơ hội cho mọi người không phân biệt sắc thái, tin ngưỡng lui tới viếng thăm chiêm bái, nghiên cứu, tu học.

* * *

Hiện hữu của ngôi chùa là một duyên khởi biến động qua vô số nhân duyên chập chùng - ngần ấy nói lên người, vật liên hệ mật thiết và sự nhiệm mầu của lý duyên sanh - nhưng cụ thể phải được khởi lên từ một tâm thức thuần chân hướng thiện. Chúng tôi muốn nói đến vị trụ trì Ðại Ðức Thích Tâm Phương; Người thao thức vì nhu cầu tâm linh của hàng Phật tử, nên đã kiên định nỗ lực vượt quá sức mình tạo mãi bằng tất cả tấm lòng, bằng mồ hôi và cũng có thể là nước mắt. Hình ảnh nầy chắc chắn hàng Phật tử thuần thành đã theo chân Thầy từ rất sớm của những thập niên 90; thấy được ưu tư tha thiết của Thầy là niềm ước vọng chung, nên từ đó trở thành nhân duyên thành tựu như ngày hôm nay. Vậy công đức đó là công đức tất cả, và Thầy trụ trì hoan hỷ tâm đắc hơn ai hết!

Chúng tôi khách quan nhìn ngôi già lam Quảng Ðức trong niềm tán thán, nhưng chủ quan trong đạo tình chung tùy hỷ. Vì chánh pháp lại hiện khởi lên từ nơi đất lạ, khi lòng người con Phật chẳng thấy khác ở khắp nơi. Ðây quả đúng như hai câu đối mà Hòa Thượng Huyền Tôn đã đề tặng trong ngày Khánh thành Tu Viện sắp tới:

Quảng đại tâm pháp giới tùy duyên quy diệu dụng

Ðức lưu phương Tăng già nhập thể hiện chơn như

Vậy thì từ đây, nhân duyên nào ghé thăm tiểu bang Victoria, chắc chắn tôi phải dừng chân nơi Tu Viện, mang tên vị Bồ Tát thiêu thân vì đạo, để chia xẻ niềm vui với người con Phật nơi này. Tôi lại thấy hai câu đối nữa không quên về Tu Viện:

Quảng độ chúng sanh giữ trái tim son ngời phật pháp

Ðức trùm muôn loại đốt thân trí tuệ cứu quần sanh.

(Cố TT Quảng Hiện).

Ðó, bấy nhiêu lời kính ghi, chia xẻ niềm vui cùng chư vị tôn đức ngôi già lam Quảng Ðức, chia xẻ niềm an lạc với Phật tử Melbourne, từ đây có duyên tu học ấm cúng tiện nghi, để nung đúc bồ đề tâm ngày càng kiên cố.

Xin kính chúc Thầy Trụ trì luôn luôn an trụ an lạc để tiếp tục con đường hoằng hóa; lại kính chúc Thầy Nguyên Tạng người đặc trách phát huy trang nhà (internet) văn hóa Phật Giáo ngày càng cập nhật đời sống hơn; cùng kính chúc Quý Thầy, Quý Sư Cô chúng già lam Quảng Ðức thân tâm an lạc để đốt mãi ngọn đèn trí huệ ngày càng sáng rực hơn (truyền đăng tục diệm).

Tôi xin mạn phép trích hai câu đối của Hòa Thượng Bảo Lạc tăng Tu Viện Quảng Ðức để thay lời kết, trong niềm kính chúc ý nghĩa nhất:

Quảng nhiếp hàm linh chân thật ngữ, chân thật ý, chân thật hành nghi

Ðức khai phương tiện như thị văn, như thi tư, như thị tu trì ./.^

---o0o---

[ Trở về Trang An Cư Kiết Hạ năm 2004]

Cập nhật: 16-07-2004

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/11/2012(Xem: 4474)
Tôi trở về sau khóa tu học, nhìn cảnh nhà vắng vẻ, lòng tôi buồn vẩn vơ. Tâm trạng tôi như kẻ thất tình. Tôi thương ai? Tôi nhớ ai? Tôi không rõ. Nhưng bình tâm phân tích kỹ tâm trạng đó, tôi hiểu ra, tôi...
10/08/2012(Xem: 8418)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 9 (2009) tại Sydney
10/08/2012(Xem: 9047)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 8 (2008) tại Sydney
08/08/2012(Xem: 5681)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 10 (2010) tại Adelaide
08/08/2012(Xem: 6136)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 12 (2012) tại Sydney
08/08/2012(Xem: 3507)
nghe lại phần dịch trực tiếp ra tiếng Việt cho các bài giảng của Đức Dalai Lama tại các Khóa Giảng Jangchup Lamrim, mời vào các đường truyền (link) như sau: * Cho Khóa Giảng 2015, mời vào : https://www.jangchuplamrim.org/how-to-attend/webcast/vietnamese-live-webcast/ (gồm tất cả các buổi Lễ, buổi giảng bắt đầu từ ngày 19/12/2015) * Cho Khóa Giảng 2014, mời vào : http://livestream.com/DalaiLamaVietnamese/18-commentaries/archives * Cho Khóa Giảng 2013, mời vào: http://livestream.com/DalaiLamaEnglish/lamrim-vietnamese. Xin lưu ý : * Session 10: Phần thu hình tiếng Việt cho Session này bị hư, và cũng không có phần thu âm tiếng Việt, mà chỉ có tiếng Anh - Tạng - Hoa. * Session 18 : Phần thu hình của Session này bắt đầu từ phút 24 trở đi, các phút trước đó chỉ có thu âm. * Cho Khóa Giảng 2012, không có thu âm cũng như thu hình tiếng Việt mà chỉ có phần thu âm và thu hình tiếng Anh và Tạng ở đường truyền https://www.jangchuplam
31/07/2012(Xem: 5096)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 1 (2001) tại Sydney Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 2 (2002) tại Sydney Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 3 (2003) tại Sydney Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 4 (2004) tại Victoria Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 5 (2005) tại Canberra Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 6 (2006) tại Adelaide Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 7 (2007) tại Victoria Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 8 (2008) tại Sydney Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 9 (2009) tại Sydney Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 10 (2010) tại Adelaide Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 11 (2011) tại Victoria Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 12 (2012) tại Sydney Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 13 (2013) tại Sydney Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 14 (2014) tại Canberra Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 15 (2015) tại Sydney
23/05/2012(Xem: 3642)
Chúng con được nghe Thiền sư Huệ Nam Hoàng Long dạy: Thuyền lẻ cùng qua sông, Còn có duyên từ trước. Ba tháng hạ chung ở, Đâu không duyên nhiều đời!
29/04/2012(Xem: 8642)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 3 (2003) tại Sydney
28/03/2012(Xem: 5247)
Lịch Trình Hướng Dẫn Tu Học của Phái Đoàn từ Âu Châu tại Hoa Kỳ 2012
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]