Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu hỏi thảo luận

23/01/201412:57(Xem: 8512)
Câu hỏi thảo luận

CÂU HỎI THẢO LUẬN PHẬT PHÁP

tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 13

day-2_giang_phap (230)

Ngày 29-12-2013: (nghe giải đáp: mp3)

1. Kính thưa Thầy giảng giùm con: Con thường nằm chiêm bao thấy những người vô hình trong giấc mộng nên con rất lo lắng, không hiểu như thế nào, nhờ Thầy khai thị. Cảm ơn Quý Thầy nhiều.

2. A Di Đà Phật. Kinh Sám Hối dạy: Thành tâm sám hối là sạch tội. Vậy trái với luật nhơn quả không Thầy?

3. Nếu cận sự nữ làm cho chùa mang tai tiếng thì các Trụ Trì có biện pháp gì?

4. Quý Ngài sẽ nên dạy cho chúng con phải làm sao để tín tâm không thối chuyển. A Di Đà Phật.

5. Xin quý Thầy chỉ giáo cho con:
- Nếu một người biết Phật Pháp rất rõ, nhưng không chấp nhận quy y Tam Bảo. Như vậy có tốt không?
- Khi lâm chung không muốn tổ chức theo nghi lễ Phật giáo có được không?
- Quan niệm đem tro cốt về quê nhà có tốt không? Xin cảm ơn Thầy.

6. Xin quý Thầy giải nghĩa rõ cho chúng con danh từ “vãng sanh” trong đạo Phật. Con thấy bây giờ người ta xử dụng danh từ này một cách lạm dụng quá. Một người khi chết có thoại tướng tốt và được hộ niệm 8 tiếng là họ cho là được “vãng sanh” có nghĩa là đã được về Tây Phương Cực lạc. Như vậy thì sự vãng sanh xem ra dễ dàng quá. A Di Đà Phật.

7. Kính bạch Thầy, con nghe họ kể rằng khi ông Nguyễn Cao Kỳ mất mang cốt đến chùa gởi, nhưng chùa ở Mỹ họ không nhận, tại sao? Con nghĩ rằng chùa từ bi... A Di Đà Phật.

8. Bây giờ Phật tử mở nhiều Niệm Phật Đường, Phật tử đi rất đông, như ở Banktown có của người China mà Phật tử người Việt đi rất đông, ở đó nghiêm trang im lặng, Phật tử mình đi chùa nói chuyện ồn ào...Tại sao đến chùa Phật tử ít, niệm Phật đường lại nhiều Phật tử? Xin cácThầy cho biết. A Di Đà Phật.

8. A Di Đà Phật! Xin quý Thầy chỉ dạy phương pháp tu hành để được thành chánh quả.

9. Xin quý Thầy nhận xét và giải thích cho con biết về tình trạng hiện nay chùa chiền VN được thiết lập quá nhiều chung trong một khu vực ( thí dụ như ở Cabramatta) và đem lại sự lợi lạc như thế nào cho Phật tử VN trong vùng này?

10. Xin quý Thầy hướng dẫn cho người già (lớn tuổi) tu như thế nào để đầu óc luôn được sáng suốt minh mẫn?

11. A Di Đà Phật. Kính thưa Quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, con là một Phật tử rất âu lo về sự tồn vong và phát triển của GHPGVNTN trong quốc nội và quốc ngoại. Hiện nay con được biết rằng GHPGVNTN có nhiều vấn đề chia rẽ. Con kính xin quý vị giúp con rõ sự việc đã xảy ra và quan điểm của Phật giáo của Úc Châu và thái độ của Phật tử phải thế nào? Con thành kính cảm ơn.

12. Nam Mô A Di Đà Phật. Hằng năm Giáo Hội tổ chức khóa tu cho Phật tử, nhưng tại sao Giáo Hội không thể mở rộng tầm tay cho những người Phật tử khác ở ngoài Giáo Hội, có phải GH chúng ta quá cục bộ? Như vậy GH chúng ta đã tạo sự chia rẽ giữa các Phật tử này cùng các Phật tử của các GH khác?

13. Kính bạch chư Tôn Đức, có người thắc mắc khi Thọ Bát thì không nghe kèn đờn, không bày trò ca múa và cố đi xem nghe, nhưng trong các chùa chiền pháp hội gần đây lại có văn nghệ ca hát vậy xin giải thích như thế nào?

14. A Di Đà Phật. Sự chia rẽ giữa các Thầy Cô có phải là tự mình vạch áo cho người xem lưng không?

15. Vì sao lễ Khai giảng không có ca Quốc ca Việt Nam như thường lệ?

16. Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Chư Tôn Đức, con xin có câu hỏi về vấn đề hoằng pháp. Con có dịp được nói chuyện với một người truyền giáo người Úc tóc vàng mắt xanh, nói tiếng Việt rất sõi, dùng những từ thần học bằng tiếng Việt rất hay. Con nghĩ giáo phái ấy bỏ công đào tạo người truyền giáo học tiếng Việt để đi tiếp xúc với người Việt như vậy, rồi nghĩ đến Phật giáo không có lối truyền giáo xông xáo như vậy; hình như ‘ Hữu xạ tự nhiên hương”. Câu hỏi đặt ra là sinh hoạt Phật pháp trong một nhóm nhỏ, những ngôi chùa hay rộng ra hơn?

17. Có nhiều Hòa Thượng, Đại Đức VN qua thuyết pháp, giảng. Các chùa mời: Vĩnh Nghiêm,Thiên Phước,Viên Giác, Phước Huệ, Từ Bi, Niệm Phật Đường Calayvale... Có nhiều chùa trong khóa tu học không có mời Thầy giảng.

18. Phóng sanh ở VN, ĐĐ Giác Nhàn phóng sanh ở chùa Thầy thật nhiều, nhưng người ta đợi để bắt lại. Vậy thì bỏ tiền phóng sanh nhiều, nhưng bị bắt trở lại – Không tốt?

19. Phóng sanh lúc nào mới đúng lúc? Và lợi ích như thế nào?
Nếu con vật phóng sanh (chim) bị bắt lại và tái phóng sanh nhiều lần, như thế thì trường hợp này có ý nghĩa hay không?

20. Bố thí “Nội tài” (như organ donation) có mâu thuẩn với Pháp môn Tịnh Độ cho rằng: Sau khi chết trong vòng 8 tiếng đồng hồ nên hộ niệm và không nên đụng vào thân thể người chết?

21. GHPGVNTN tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan có trực thuộc vào GHPGVNTN do Đức Tăng Thống lãnh đạo hay không? Xin quý Thầy nói rõ về hiện tình GHPGVNTN sau khi ĐứcTăng Thống bãi chức 2 vị HT Thích Viên Lý và Thích Viên Định.

22. A Di Đà Phật. Kính xin quý Thầy cho chúng con biết sự khác biệt: Thiền Tông, Nam Tông, Bắc Tông và Tịnh Độ Tông.

23. A Di Đà Phật. Thầy cho con hỏi Đạo Phật là gì?

24. Kính bạch Chư Tôn Đức, Con xin hỏi: Nghề nuôi từ tôm con thành tôm sú lớn và bán cho công ty đông lạnh, đó có phải là nghề sát sanh? Xin quý Ngài giảng rõ cho chúng con để chúng con cố gắng tu học. Xin tri ân.

25. Mô Phật, kính xin quý Thầy cho chúng con biết là tại sao trong những bài tụng kinh của Đại chúng Phật tử lại không có những bài kinh như quý Thầy? Xin quý Thầy giải thích cho chúng con biết ạ (Những bài kinh ở gần bài hồi hướng). A Di Đà Phật.

26. Bạch quý Thầy cho con hỏi sự khác biệt giữa Nam Tông và Bắc Tông; sự khác biệt giữa “Thiền chỉ” và “Thiền quán”. Con xin chân thành cảm ơn.

27. Tại sao phải bảo vệ Tam Bảo và phải bảo vệ như thế nào?

28. Kính thưa Thầy con làm sao để trong lúc con niệm Phật trong chánh niệm được nhập tâm để quên đi phiền muộn? Mong Thầy giảng dạy cho con rõ.

29. Kính thưa Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức con xin được hỏi: Pháp môn Tịnh Độ là rất thù thắng, con xin Thầy giải thích là thù thắng như thế nào và nên áp dụng vào đời sống của các Phật tử ra sao? Xin đa tạ. A Di Đà Phật.

30. A Di Đà Phật. Kính xin quý Thầy Cô hướng dẫn phương pháp giải trừ phiền não ví dụ như tụng kinh gì? Niệm Phật hoặc ngồi Thiền? Con cảm ơn Quý Thầy Cô.

31. Mẹ con rất có tâm với Phật Pháp, rất có tâm bố thí cúng dường, nhưng tâm mẹ con vẫn thường bị vô minh che lấp do vậy luôn bị phiền não vây quanh. Quá thương Mẹ con kính xin quý Thầy cho con một vài điều giáo huấn. Nam Mô A Di Đà Phật.

32. Kính xin quý Thầy Cô giải đáp cho con thắc mắc như sau: Con ăn chay trường, nhưng mà con cần uống thuốc omega-3 và glucosamine để trị bịnh đau nhức chân. Theo như sự tìm hiểu của con thì những thứ làm ra 2 thứ thuốc này đều có chứa chất làm ra từ sinh vật như tôm, cá. Vậy nếu con uống nhũng thứ này có phạm tội sát sanh hay không? Con xin thêm là không có thuốc thay thế. A Di Đà Phật.

33. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Con xin hỏi Tứ Diệu Đế là gì? Ngũ căn, Ngũ lực, Bát chánh đạo? Xin Thầy hoan hỷ giảng cho chúng con hiểu. Xin cảm ơn Thầy.

34. Kính bạch Thầy, người tụng Kinh Lăng Nghiêm được lợi ích gì? Tụng vào lúc mấy giờ là đúng? A Di Đà Phật.

35. Nam Mô Bổn Sư Thíc Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch quý Thầy, con có một thắc mắc sau kính nhờ các Thầy giải thích cho con được rõ: Đố nhang cho Phật 3 cây hương thì con hiểu đó là biểu hiện cho Phật Pháp Tăng, cũng như lạy Phật 3 lạy. Còn người chết tại sao mình lạy 4 lạy. Nam Mô A Di Đà Phật.

36. A Di Đà Phật. Kính nhờ quý Thầy Cô cắt nghĩa và hướng dẫn cho phương pháp ngăn chận sân si nổi lên. Ví dụ khi nghe người thân góp ý hoặc phê bình thì phản ứng liền bằng cách cãi lại hoặc nhăn nhó mặc dù ý của họ có phần đúng.

37. Kính bạch Chư Tôn Đức. Tu là chuyển nghiệp. Quý thầy giảng dạy nghe rất dễ hiểu nhưng thực hành rất khó, đa phần Phật tử chúng con thường ưa tu Phướchơn là tu huệ. Xin quý Thầy dạy rõ thêm để phật tử tu tập, làm điều thiện không sai lầm. Xin xho vài thí dụ thực tế trong đời sống “vàng thau lẫn lộn” hiện nay.

38. Ích lợi của sự cúng dường Trai Tăng cho quý Thầy Cô khi gia đình mình có tang sự, trong khi những người thân khác của mình trong gia đình không hoan hỷ? Và bản thân của con cũng bị phiền não vì bị thân nhân chê trách, thậm chí còn nói là ngu. Việc gì phải cúng cho các ông Sư, để tiền giúp người nghèo còn có ích hơn! Kính xin quý Thầy giải rõ. Cảm tạ quý Thầy Cô.

39. Gián, kiến, muỗi, bọ, sâu rầy... ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người. Nếu giết chúng sẽ mang tội sát sanh. Vậy phải làm sao? Kính xin quý Thầy cho con một lời khuyên.

40. Nam Mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật. Xin Thầy giải thích giùm định nghiệp và định mệnh khác nhau như thế nào? Quan niệm Đạo Phật ra sao?

day-2_giang_phap (229)

* Ngày 30-12-2013 (nghe giải đáp: mp3)

1. A Di Đà Phật. Kính bạch Thầy, thường sau khi buổi học, Thầy và chúng con hay đọc bài hồi hướng:
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo
Vậy mong Thầy giải thích cho chúng con được rõ hơn chừng nào đệ tử và chúng sanh được thành Phật? Con kính xin cảm ơn Thầy.

2. VC đã và đang gởi người vào cộng đồng và Chùa VN để phá GH nhất là gởi nữ giới đến Chùa. Quý Ngài đã có cách để đối phó hay không? Chỉ sợ lòng từ bi của quý Thầy đang bị họ lợi dụng và gài bẩy?? Mong sao Giáo Hội luôn trường tồn.

3. A Di Đà Phật. Kính bạch Chư Tôn Đức, vì có nhiều vị mới lần đầu tham dự khóa tu học nên kính xin Chư Tôn Đức hoan hỷ hướng dẫn những nghi lễ như nâng bát cúng dường ngọ trai. Nam Mô hoan hỷ tạng Bồ tát.

4. A Di Đà Phật. Trụ chân tâm và hàng phục vọng tâm là nghĩa gì? Xin Thầy hoan hỷ giải ý nghĩa của nó.
5. A Di Đà Phật. Kính bạch quý Thầy Cô, sau khi con nghe quý Thầy giảng về đề tài “Pháp Môn Niệm Phật” con có thắc mắc như sau:
Trong những điều kiện để niệm Phật được thành tựu là phải nguyện về Tịnh Độ và phát Bồ Đề Tâm, mà Bồ Đề Tâm cần phải nguyện là cứu độ chúng sanh chứ không phải là về Tịnh Độ. Theo con hai điều này có vẻ mâu thuẩn, kính nhờ quý Thầy Cô cắt nghĩa lại giùm con.

6. Kính bạch Thầy, xin Thầy giảng cho chúng con rõ “Phật tánh” là gì? Phật tánh và pháp tánh khác nhau như thế nào?

7. Nam Mô A Di Đà Phật. Xin quý Thầy và Sư Cô hoan hỷ giải thích cho hàng Phật tử chúng con rõ về:
Sự tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma - Đạt Lai Lạt Ma cách biệt và khác biệt như thế nào? Vì sao Đạt Lai Lạt Ma chỉ tái sinh ở Trung Quốc mà không ở nước Phật giáo khác? A Di Đà Phật.

8. A Di Đà Phật. Xin quý Thầy cho con hỏi sự khác biệt của Đạo Cao Đài và Đạo Phật. Bạn con đạo Cao Đài mà lại thích nghe Pháp về đạo Phật, con cho bạn con mượn nghe có được không?

9. Khi con chết thiêu xong 49 ngày rồi đem rải dưới gốc cây Bồ Đề ở chùa như vậy có được không? Xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho.

10. Bạch Thầy trong đạo Phật từ chú Sa Di về tuổi đạo, bao nhiêu tuổi mới lên Đại Đức, Thượng Tọa và Hòa Thượng? Xin Thầy hoan hỷ giải thích cho.

11. A Di Đà Phật. Chúng con hỏi quý Thầy trả lời, sao ngày xưa Phật tử hỏi quý Thầy đánh có ý gì không? Xin dạy chúng con.

12. Kính bạch Chư Tôn Đức, con có hai câu hỏi kính xin Chư Tôn Đức từ bi khai thị:
- Trong các kinh hay đọc tụng hoặc nghiên cứu như Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa đã có các kinh đề kinh từ thời Đức Phật còn tại thế hay sau khi Phật nhập Niết Bàn, rồi sau đó Chư Tổ mới đề kinh?
- Ngài A Nan mắc nạn Ma Đăng Già, về sau gặp Phật đã được Phật khai mở trí tuệ, sau lại được 25 vị Bồ tát chỉ cho cách tu của các vị đã chứng, sau đó sao Ngài không tu để chứng mà phải đợi sau Phật nhập diệt và Ngài Ca Diếp nói khó một câu mới tu đắc đạo? Kính xin quý Chư Tôn từ bi giảng dạy. A Di Đà Phật.

13. Kính bạch Thầy, con ăn chay trường nhưng gia đình không ăn chay, con không biết làm sao để hòa hợp với gia đình và nguời yêu. Nếu thỉnh thoảng ăn đồ biển để hòa hợp với gia đình, điều này có tội không? Kính mong Thầy giảng giải cho.

14. Chúng con có nên bố thí bộ phận cơ thể khi chết không? Vì phải để cơ thể yên tĩnh 8 giờ sau khi chết.

15. Mỗi khi khó ngủ muốn niệm Phật, óc của con luôn luôn khởi đầu bằng niệm “Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ tát”. Bây giờ theo Tịnh Độ, niệm A Di Đà, con có cần phải tập cho óc con khởi niệm A Di Đà Phật không?

16. Kính bạch Chư Tôn Đức, con có câu hỏi: Thí dụ con mượn tiền của bạn để cúng dường cho quý Thầy Cô, sau đó con lỡ quên, như vậy con có tội hay không? Số tiền con mượn để cúng dường đó thì người cho mượn được phước. Xin quý Thầy giải thích cho con. Nam Mô A Di Đà Phật. Con cảm ơn quý Thầy.

17. Kính thưa Thầy khai trí tuệ cho chúng con. Xin Thầy giảng cho chúng con rõ bố thí, đại Thừa và Tiểu Thừa khác biệt nhau như thế nào? Cảm ơn Thầy.

18. Kính thưa quý Thầy, con có đọc một số sách của quý Thầy biên soạn nói về pháp môn Tịnh Độ, có sách nói chỉ cần niệm A Di Đà Phật không cần phải tụng kinh hay trì chú nào khác nữa có đúng không? Xin quý Thầy trả lời cho chúng con hiểu thêm. Cảm ơn quý Thầy.

19. Kính bạch Chư Tôn Đức, hôm qua con có nghe Thượng Tọa Nguyên Tạng giảng về Bố thí, trong đó có bố thí nội tài là lục phủ ngũ tạng, trong hàng Phật tử chúng con có người phát tâm bố thí nội tài khi chết là hiến xác, nhưng họ lại sợ lúc đó thần thức đau, họ khó có thể sanh vào cảnh giới lành. Kính mong quý Thầy giảng giải cho chúng con rõ. Nam Mô A Di Đà Phật.

20. Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch quý Thầy giảng sư, con xin hỏi: Khi Đức Phật mới thành đạo, người đầu tiên Phật giáo hóa là năm anh em Kiều Trần Như với bài pháp “Tứ Diệu Đế” Khổ, tập, diệt, đạo. Vậy khi con đọc trong Kinh bát Nhã có câu “Vô khổ, tập, diệt đạo”. Xin quý Thầy từ bi giảng rõ cho chúng con hầu mở mang trí huệ. Nam Mô A Di Đà Phật.

21. Nam Mô A Di Đà Phật. Con kính xin quý Thầy giúp con một câu hỏi. Bạn của con đạo Tin Lành, nhưng chỗ làm việc của Cô người chủ theo đạo Phật và hướng dẫn Cô đi dự các buổi thuyết pháp và cô phải ăn chay trường. Cô hay than phiền là cơ thể cô thấy yếu ớt và cảm thấy là không ăn nổi, cô cũng không thích đi dự những buổi họp để nghe pháp, nhưng vì công việc làm nên cô phải theo. Cô hỏi con giúp đỡ cô tìm cách giải quyết, nhưng con không biết nên con xin quý Thầy giúp bạn con. Nam Mô A Di Đà Phật.

22. Con còn 3 anh chị và con là em út, con nhìn cảnh anh chị em bất hòa, con muốn học tập về Phật pháp để hàn gắn tình anh em lại, nhưng con không biết làm sao, con xin nhờ Thầy giúp cho con vài điều để con có thể gắn bó lại tình thương anh chị em. Nam Mô A Di Đà Phật.

23. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính thưa quý Thầy, con có 3 câu hỏi chưa rõ xin Thầy giải thích giùm:
- Chánh mạng và chánh nghiệp khác nhau như thế nào?
- Tồi tà phụ chánh trong Kinh Phổ Môn?
- Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí?

24. Nam Mô A Di Đà Phật. Kính thưa quý Thầy hoan hỷ cho con hỏi: Có Thầy giảng Phật nói Phật có Tam năng và Tam bất năng. Xin quý Thầy hoan hỷ giải thích tường tận cho chúng con hiểu. Con cảm ơn quý Thầy.

25. Kính bạch quý Thầy Cô, là một vị Trụ Trì, quý Thầy Cô bảo vệ Tăng chúng mình như thế nào khi đệ tử mình gặp nạn “Ma Đăng Già” và đã bỏ đạo về đời?

26. Xin quý Thầy cho con biết Hoa Tạng Huyền Môn là gì? Tỳ Lô Tánh Hải là gì? Con xin cảm ơn.

27. A Di Đà Phật. Kính bạch Thầy, xin Thầy giải cho con được rõ trong bài Thập Thiện giới ta nên giữ giới nào? khi mà ở Tiểu Thừa lấy thân làm trọng mà ở Đại Thừa thì lấy tâm làm gốc. Vậy khi có biến cố mà phải bị phạm một trong hai giới Thân hoặc Tâm ta phải giữ gìn giới nào thưa Thầy? Con xin cảm ơn Thầy đã giải rõ cho con. Kính.

28. A Di Đà Phật. Con xin hỏi Trí và Thức khác nhau như thế nào? Xin quý Thầy giải thích cho con hiểu.

29. Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Thầy, trong bài kinh cúng quá đường có đoạn “ Tam Đức Lục Vị cúng Phật cập Tăng Pháp giới hữu tình, phổ đồng cúng dường. Nhược phạn thực thời đươngnguyện chúng sanh pháp hỷ sung mãn”, con không hiểu rõ lắm, con kính xin quý Thầy giảng cho con rõ, con rất biết ơn. Nam Mô A Di Đà Phật.

30. Bạch quý Thầy, xin cho chúng con biết: Theo một số tài liệu nghiên cứu lịch sử thì Kinh Lăng Nghiêm không phải do ĐứcPhật nói ra, mà là do các Chư Tổ bên tàu chế ra. Thực hư ra sao xin quý Thầy cho biết rõ.

31. Kính bạch Chư Tôn Đức, thế nào là “khai ngộ”? Xin quý Thầy hoan hỷ giảng câu này. Con xin đa tạ. Nam Mô A Di Đà Phật.

32. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Bạch Thầy giải thích cho con được hiểu câu này: Xưa kia Đức Phật đi giảng Pháp khắp bốn phương bằng lời nói, tại sao ai đã nhớ lời Phật dạy để in lại không biết bao nhiêu kinh điển để truyền bá về sau?

33. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Chư Tôn Đức, con có hơi thắc mắc, xin quý Ngài Từ bi chỉ dạy cho con được rõ: Sau khi ăn thì chúng con có công đức gì mà lấy đó đem hồi hướng?

34. Nam Mô A Di Đà Phật, câu chữ Hán “Nhị đế dung thông tam muội ấn”có nghĩa là gì? Xin quý Thầy giải cho con rõ. Con cảm ơn quý Thầy.

35. Nam Mô A Di Đà Phật. Kính quý Ngài, Thọ giới Bồ Tát kiếp này, luân hồi trở lại làm sao biết được mình còn giới? Xin cảm ơn quý Thầy.

36. Chơn đế là gì? Tục đế là gì? Xin quý Thầy giải nghĩa cho. A Di Đà Phật.

37. Sự Khác nhau giữa thụy miên và hôn trầm; Trạo cử là gì? Niệm giới, niệm Thiên, Niệm thí là như thế nào? Kính xin quý Thầy giảng giải. Nam Mô A Di Đà Phật.

38. Kính quý Thầy Cô, con có một thắc mắc sau đây, con kính mong quý Thầy Cô giải thích giùm con: Hai hôm nay sau khi dùng bữa trưa con thấy quý Thầy có đọc chú Chuẩn đề là ý nghĩa thế nào? A Di Đà Phật.

40. Nam Mô A Di Đà Phật. Kính xin quý Ngài định nghĩa lại giùm con về 5 loại âm trong Kinh Phổ Môn. Kính cẩn cảm ơn Quý Thầy.

Day_3_khoa_tu _giang (163)

*Ngày 31-12-2013 (nghe giải đáp: mp3)

1. Kính bạch Chư Tôn đức Tăng Ni, con xin hỏi: Trong buổi giáo lý của HT Thích Quảng Ba, Ngài có nhắc sơ về những Tăng Ni không có rõ nguồn gốc tu hành, vậy con xin hỏi:
- Trên đất Úc này làm thế nào chúng con nhận ra, biết hoặc phân biệt những vị đó?
- Các Chư Tôn có những nhận xét hoặc lời nhắn nhủ cho chúng con về các vị đó.

2. Kính bạch quý Thầy Cô, con có thắc mắc là cõi trời Đâu Suất có phải là nơi mà các vị Phật tương lai hay Bồ Tát cư ngụ hay không? Bởi vì con thấy Đức Phật Thích Ca cũng từ Đâu Suất giáng xuống cõi Ta Bà để tu, và rồi Ngài Di Lặc cũng từ Đâu Suất giáng xuống để thành Phật trong tương lai. Trong Kinh Vô lượng Thọ cũng nói các vị Bồ Tát cũng từ Đâu Suất giáng xuống để tu hành và cứu độ chúng sanh. A Di Đà Phật.

3. Nam Mô ADi Đà Phật. Kính bạch quý Thầy Cô, con thấy cách lạy Phật có nhiều cách khác nhau và trên internet các Thầy ở VN cũng có chỉ dạy. Tại sao Giáo Hội của chúng ta ở hải ngoại không phổ biến cách lạy thống nhất trong khóa tu học để Phật tử thống nhất khi đi An Cư hay tu học? Con kính mong được sự chỉ dạy của quý Thầy Cô. Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

4. Nam Mô ADi Đà Phật. Kính bạch quý Thầy Cô, con xin hỏi lập Trai Đàn Chẩn Tế cho cha mẹ khi qua đời có ích lợi gì? Có giúp cho cha mẹ bớt tội lỗi để siêu thoát. Con chỉ muốn thành tâm đọc kinh thôi, có tốt không?

5. Hàng ngày con tụng kinh Phật trước bàn thờ Quán Thế Âm, nhưng con chỉ gõ ba tiếng chuông nhẹ trước khi đọc thời kinh trong ngày. Con không gõ mõ vì muốn giữ im lặng cho người chung quanh. Như thế có được Chư Phật chứng cho lòng thành?

6. Ăn chay nếu ăn trứng, uống sửa và ăn hành tỏi có được không? Xin cảm ơn.

7. A Di Đà Phật. Chúng con thành khẩn kính mong quý Thầy giảng dạy cho chúng con được rõ: Vì sao thỉnh thoảng có một số vị Giảng sư khi giảng dạy giáo lý hay thuyết pháp vẫn thích kêu người Hoa bằng từ ngữ Tàu, Ba Tàu ...? Kêu như vậy có hàm ý chút nào khinh miệt hay thù ghét trong thâm tâm của các vị đó không? Nếu hàm ý thù ghét thì có trái với tinh thần hài hòa, bao dung và thương mến lẫn nhau của giáo pháp Phật giáo không? Tổ Sư Minh Hải của chúng ta có phải là vị Tổ Sư người gốc Hoa không?

8. Kính bạch quý Chư tôn Đức, “Đa tình thị Phật tâm” như trong Kinh Bát Đại Nhân Giác, HT Minh Hiếu đã giảng ở Thiền Viện Minh Quang. “Đa tình” ở đây có phải ai yêu mến, quý trọng mình thì mình cũng đáp trả và nhớ ơn, như vậy những người ghét bỏ, chỉ trích, vu cáo mình thì mình đối xử ra sao để thực tập lòng từ bi và nhẫn nhục?

9.Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Thầy, cha mẹ con mất tính đến nay trên 10 năm, nay nhà có giỗ con cúng Trai Tăng, như vậy cha mẹ con có hưởng được phước đức nào không?Con mong quý Thầy giảng cho con rõ, con rất cảm ơn. Nam Mô A Di Đà Phật.

10. Kính thưa quý Thầy, con có thắc mắc xin quý Thầy giải đáp cho con. Con nhận thấy khi đi khóa tu thì phần đông phật tử đi học là phụ nữ 80% còn đàn ông chỉ có 20% mà thôi. Mà khi xuất gia làm Thầy thì con thấy 90% là quý Thầy còn 10% là quý Cô. Xin quý Thầy cho con biết vì sao?

11. Nam Mô A Di Đà Phật. Kính xin quý Thầy Cô chỉ dạy: Ngày nay với sự tiến bộ của Khoa Học Kỹ Thuật thì sự hoằng pháp được phổ biến rất rộng rãi, do đó có Chánh pháp, có Tà pháp, nên xin hướng dẫn Phật tử làm sao để có thể học hỏi giáo lý chân chánh của Đức Phật? Kính xin cảm ơn quý Thầy Cô.

12. Nam Mô A Di Đà Phật. Kính xin HT Thích Minh Hiếu nhắc lại 5 điều khai thị nói về Phật giáo ngày thứ hai, chúng con quên vài câu. Thành thật kính bái.

13. Kính bạch Thầy, con có vấn đề nan giải, xin Thầy giúp con tìm ra cách giải quyết vấn đề. Bản thân con là người có tấm lòng nhân hậu, thường xuyên giúp đỡ người nghèo khó, biết đối nhân xử thế và rất có tâm cúng dường Tam Bảo, nhưng con có một chướng ngại luôn đem phiền não đến cho mình, đó là thường xuyên nghĩ về những đau khổ trong quá khứ, mà sự đau khổ ấy lại do chính người thân của con đem lại. Kính xin HT Minh Hiếu hoan hỷ cho con một lời giải đáp để con có thể vượt qua được chướng ngại này. Con xin cảm ơn Thầy. A Di Đà Phật.

14. Kính bạch Chư Tôn Đức, sáng nay trong lời khai thị của HT Minh Quang, Ngài đã dẫn chứng các khoa học gia đã tán dương khen ngợi đạo Phật là đạo của tương lai.
Câu hỏi đặt ra là hàng trí giả không nhất thiết phải là khoa học gia, và khoa học gia không chắc là trí giả.
Câu hỏi thứ hai là gần đây nhiều người muốn khoa học chứng minh điều gì đó thì mới chấp nhận, vô hình chung trở thành phụ thuộc vào khoa học. Đưa đến một ý niệm: Khoa học là khoa học, còn niềm tin tôn giáo phải khác và cao hơn khoa học.

15. Kính Thưa Thầy, xin Thầy cho biết những chùa không có tham dự trong khóa tu học lần này thì không trực thuộc GHPGVNTHHN Úc Đại Lợi- Tân Tây Lan phải không? Con nghe nói có một số chùa (hiện không có tham dự ở đây) sẽ chiếu phim về Đức Phật do tài tử Ấn Độ đóng, phụ đề tiếng Việt rất là hay, con có nên đi xem và giúp họ phổ biến cho các Phật tử khác biết không? Con muốn biết rõ để không tiếp tay với họ làm thiệt hại GH chúng ta.

16. Kính bạch Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, con rất lo lắng về sự tồn vong của GHPGVNTNVN do những sự kiện vừa xảy ra trong VPI và VPII liên quan đến nhân sự. Con rất mong được quý Ngài soi sáng cho con được hiểu rõ sự việc, cho con biết lập trường của GHPG Úc Châu và thái độ cần có của Phật tử Úc Châu. Đa Tạ. Kính.

17. Kính bạch quý Thầy Cô, xin giảng rõ thêm về cách thực tập lời dạy của Đức Phật “Duy Tuệ Thị Nghiệp” và đạo Phật là đạo của Từ Bi và Trí Tuệ.

18. Làm thế nào để người trẻ tu phước như làm công quả, làm từ thiện, cứu đói, phóng sanh (dễ thực hành) mà có tuệ giác trong việc làm của mình để có lợi lạc nhiều cho mình và cho người?

19. Một Ban Hộ Niệm có Thầy Cô tu sĩ Phật giáo và một Ban Hộ niệm toàn là Cư sĩ khác nhau như thế nào? Ban nào giúp hương linh dễ siêu thoát hơn?

20. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Xin quý Thầy hoan hỷ cho con hỏi: Con nghe quý Thầy giảng Phật quá Khứ, Phật Bổn Sư đều thị hiện tại Ấn độ, tại sao không thị hiện ở nơi khác?

21. Chúng sanh đều có Phật tánh giống nhau, bên Nhật Bản họ bắt cá kình để ăn cả làng, vậy thì cá lớn hay cá nhỏ tội giống nhau? Hay có nặng nhẹ?

22. A Di Đà Phật. Con có điều thắc mắc, kính xin Thầy Cô giải thích cho con hiểu: Khi mình mất hỏa thiêu có tốt và phù hợp với đạo Phật hay không? Lợi ích như thế nào?

23. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Xin quý Thầy hoan hỷ cho con hỏi: Có người muốn hiến xác sau khi chết, nhưng con nghe quý Thầy giảng không nên đụng tới xác trong vòng 8 tiếng vì người chết sẽ bị sân. Nếu bệnh viện không giữ xác mình trong 8 tiếng, vậy người chết có bị đọa hay không?

24. Tại sao A Tu La đàn ông rất xấu mà đàn bà rất đẹp?

25. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Con kính xin được chỉ dạy: Có người khi ngủ thấy ma, vì lý do tại sao họ thấy ma và phải làm sao trong giấc ngủ để không bị sợ hay cảm giác bị đè?

26. Khi niệm Phật mà tâm không định thì có nên tiếp tục niệm hay không và có bị tội khi niệm mà tâm không tịnh? Vậy thì có thể niệm Quán Thế Âm Bồ tát được hay không?

27. Nhà con không có bàn thờ Phật, con có phải bắt buộc làm bàn thờ nếu như con là Phật tử? Vì con sợ khi có bàn thờ ở nhà mà vô ý không trang nghiêm trong sinh hoạt gia đình thì sẽ bị mang tội. Kính mong quý Thầy chỉ dạy.

28. Bạch Thầy, xin Thầy hoan hỷ giải thích: Một chú đi tu từ nhỏ và một Thầy có gia đình rồi mới đi tu, cùng tuổi đạo có được lên HT không?

29. Kính bạch Chư Tôn ĐứcTăng Ni, con là Phật tử thường hay ở trong bếp dọn dẹp, con thường khi dọn dẹp tủ lạnh của Thầy Trụ Trì, những đồ ăn của Phật tử cúng dường cho Thầy, nhưng vì nhiều quá Thầy dùng không hết và thường hay bị hư, con là người dọn thấy đồ hư thì đem bỏ, như vậy con có tội không hay Thầy Trụ Trì có tội? Tại vì con biết là đồ ăn của đàn na tín thí rất là quý mà mình dùng không hết đem đi bỏ thì sẽ mang tội. Xin quý Thầy hoan hỷ giải thích cho con biết. Con cảm ơn quý Thầy.

30. Kính bạch Chư Tôn Đức, con có một người em dâu hỏi con vì sao Đức Phật Thích Ca thì có nguồn gốc lịch sử, còn Đức Phật A Di Đà, Ngài Bồ Tát Địa Tạng, Bồ Tát Quan Âm... thì không thấy lịch sử. Xin quý Thầy giải thích giùm.

31. Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch quý Thầy và quý Cô, xin giảng dạy cho con biết vì sao lúc đầu chuyển pháp luân, Đức Phật dạy các pháp hữu vi, nhưng sau đó Đức Phật dạy các pháp vô vi? Mong quý Thầy và quý Cô dạy cho con hiểu. Con xin cảm ơn.

32. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính thưa quý Thầy, xin hoan hỷ cho con hỏi:
- Người chết sau khi chết được 7 lần thọ thai (7x7=49 ngày)
- Nếu trong vòng 49 ngày họ không tìm được nơi thọ thai thì họ sẽ đi về đâu? Khi nào thì họ mới có cơ hội thọ thai nữa? (sau 49 ngày)
- Nếu người sống hồi hướng công đức cho người chết, thì người chết được hưởng một phần công đức trong vòng 49 ngày. Vậy sau 49 ngày họ còn hưởng được không và phước của người chết có tăng lên sau nhiều lần hồi hướng không?

33. Kính thưa Thầy, trong cuộc thi chiều nay, thí sinh có được lật note book không? Phật dạy muốn tu theo Phật thì phải học, hiểu và hành theo Phật, Phật có dạy phải học thuộc lòng không ạ?

34. Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Chư Tôn Đức, vì có những thay đổi trong vận nước, nên có những con người là sản phẩm của thời đại, nhất là những vị Tăng Ni trẻ sinh ra và lớn lên tại VN khoảng 40 năm trở lại đây. Câu hỏi đặt ra là Phật tử ở hải ngoại khi tu học nên chú ý Phật pháp quan trọng hơn hay là bị phân vân khi có không ít dư luận công kích quý Thầy hay hàng giáo phẩm trong Giáo Hội có liên quan đến Cộng sản? Phật tử nên có thái độ như thế nào? Im lặng để mặc ai muốn nói gì thì nói hay tranh luận? Tranh luận như thế nào? Hay để Chư Tăng làm gì thì làm, còn Phật tử ở nhà niệm Phật thôi? Nếu ai nói vị Thầy nào đó là Cộng sản thì ngưng đi chùa của vị Thầy ấy? Kính xin Chư Tôn Đức chỉ bảo.

35. A Di Đà Phật. Con có một thắc mắc: Gần đây Phật giáo của chúng ta được truyền bá rộng rãi, nhiều chùa được xây dựng, thành lập nhiều nơi có đông dân cư VN. Như vậy quyền sở hữu của những chùa này là của ai? (trên phương diện luật pháp) Có phải là của những vị Trụ Trì chùa không? Trong khóa học ở Tu Viện Minh Quang, con có nghe Thầy Nhật Tân (Chùa Pháp Quang QLD) nói là Thầy vẫn chưa tìm được đệ tử, cho nên khi Thầy qua đời ( Thầy đã làm di chúc) Thầy sẽ giao chùa lại cho Giáo Hội.
Úc Châu ta có những Chùa lớn như Pháp Bảo, Quảng Đức, Quang Minh, Phước Huệ, Vạn Hạnh v.v... và nhiều chùa nhỏ hơn, trong những chùa này có chùa nào được xem là “tài sản của quốc gia” không? Hay thuộc về sở hữu của Giáo Hội Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan? Hay thuộc quyền sở hữu của từng vị Sư đã đứng ra xây chùa vào thời điểm đó? Con xin thành thật cảm ơn.

36. Kính bạch Chư Tôn Đức Giảng Sư, chúng con được biết số Phật tử học viên khóa 13 ít hơn khóa 12 (gần 200 người). Kính xin quý Ngài Giảng sư có thể cho chúng con rõ một phần nào lý do khách quan và chủ quan). Ngoài ra kính xin quý vị lãnh đạo Giáo Hội có đường hướng dẫn dắt để học viên được duy trì hoặc càng gia tăng. Riêng Phật tử chúng con cần đóng góp công sức gì để công tác được phát triển như ý nguyện. Nam Mô A Di Đà phật.

37. Nam Mô A Di Đà Phật. Tiếp theo câu hỏi hôm qua về ca hát, kính xin Chư Tôn Đức giải rõ thêm vì sao Thọ bát không được ca hát? Và Thiền Trà được ca hát những bài nội dung như thế nào?
Đưa đến một hiện tượng phổ biến gần đây là đổi lời Đạo vào những bản nhạc tình: Có xin phép tác giả chưa? Có nhắc đến tác giả? Kính xin Chư Tôn Đức chỉ dạy.

38. A Di Đà Phật. Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức A Nan 7 lần hỏi Đức Phật đã trả lời tâm không ở trong, không ở ngoài, không ở mắt... Con đọc xong vẫn chưa biết tâm ở đâu? Nhiều người vẫn nghĩ tâm ở trong tim. Kính mong quý Thầy giảng cho chúng con rõ về tâm cho chúng con biết để tu tâm. Kính cảm ơn quý Thầy.

39. A Di Đà Phật. Xin Thầy từ bi giảng giải cho con câu: “Bụng lớn nan dung những điều khó trong thiên hạ” Cảm ơn Thầy.

40. Kính Thưa quý Thầy, xin hoan hỷ cho con hỏi: Tại sao các chùa không cho khách thập phương chụp hình, quay phim trong chùa? Xin quý Thầy hoan hỷ giải thích cho con được rõ. Cảm ơn quý Thầy.

41. Nam Mô A Di Đà Phật. Kính xin quý Thầy cho con hỏi: Nghiệp có phân ra hai phần không?
- Định nghiệp có thể chuyển hóa và tiêu trừ nếu sám hối? Và sao gọi là định nghiệp?
- Bất định nghiệp có thể chuyển hóa và tiêu trừ nếu sám hối? Và sao gọi là bất định nghiệp?

42. Kính bạch Chư Tôn Đức, làm thế nào để biết được một người đã vãng sanh? Về miền Tịnh Độ và vãng sanh khác nhau hay chỉ là một? Xin quý Thầy giảng dạy cho con được rõ hơn.

43. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Con xin quý Thầy Cô giảng dạy cho câu hỏi của con: Con đi Ấn Độ, con được biết Đạo Bà La Môn khác với đạo Phật, nhưng con đọc Kinh Pháp Hoa có nói Đức Phật thọ ký cho Bà La Môn. Con xin quý Thầy Cô hoan hỷ chỉ dạy cho con. Con xin thành thực cảm ơn quý Thầy Cô.

44. Kính Thưa quý Thầy Cô, gia đình chúng con xưa giờ là tin Phật, nhưng gần đây con có một người cháu dâu ( gốc Hà Nội) cô ấy có một điều thắc mắc sau đây: Trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật có câu “Sắc tức thị không, không tức thị sắc...” Nếu là gì cũng không vì vô thọ tưởng... và nếu cháu đi đường gặp phải tai nạn giao thông, nạn nhân nằm giữa đường, thử hỏi cháu có ngó lơ, không sắc, không ...và không có được không? Xin quý Thầy giải thích cho cháu hiểu hơn.

45. Kính thưa Chư tôn Đức, về đề tài Tu là chuyển nghiệp, con có câu hỏi xin Chư Tôn Đức chỉ dạy: Thế nào là chấp trong đạo Phật?
Đôi khi một vấn đề đưa ra của buổi hội thảo, thuyết giảng hay trong đời sống của người Phật tử bị coi là chấp, cho nên ý kiến đóng góp không được thiết thực và thường cô đọng. Xin quý Tôn Đức cho con một vài ví dụ về chấp hay không chấp trong cuộc sống của người Phật tử để chuyển nghiệp.

46. Kính bạch Thầy, khi nằm mơ thấy người thân (đã qua đời) một cách rất rõ dù đã hơn hai năm sau khi mất, đó là dấu hiệu gì? ( Người thân không bị đau đớn nhưng ở cảnh giới lạ và khá vui.) Mong Thầy giải thích cho con.

47. Xin quý Thầy hoan hỷ nhắc lại ý nghĩa của buổi kinh hành vào buổi sáng để cho mọi người đi kinh hành được trang nghiêm thanh tịnh hơn. A Di Đà Phật.

48. Kính bạch Thầy, khi đã giúp người thân hơn 3 lần, nhưng người thân vẫn tiếp tục gặp trở ngại khi nhận sự giúp đỡ. Vì sao lại có tình trạng này? Nghiệp => Nhân duyên ? Con muốn tiếp tục giúp đỡ người thân, nhưng không biết có phải người thân có nghiệp nặng gì phải trả không?

49. Nam Mô A Di Đà Phật. Con tụng kinh và niệm Phật 3 tiếng, nhưng nhang thì chỉ thắp được một tiếng mấy thôi, con không thắp tiếp có được không thưa Thầy?

50. Kính thưa Chư Tôn Đức Tăng Ni, có người nói, nếu thực hành Thân Trung Ấm cho người mất sẽ được lợi lạc cho người ấy, có đúng không? Niệm Phật cho người mất từ 8 tiếng trở lên (ở Úc trong mùa hè) tại nhà người mất, người hộ niệm có ảnh hưởng tới sức khỏe không?

51. Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Chư Tôn Đức, khi niệm Phật, con không hình dung được hình tướng của Phật mà chỉ hình dung được hình tướng của Quán Thế Âm Bồ Tát mà thôi, tại sao vậy? Mong quý Ngài giải đáp giùm.

52. Bạch Chư Tôn Đức, con có mấy câu hỏi kính xin Chư Tôn Đức giúp con hiểu rõ thêm:
- Thất thánh tài là của báo của một người tu sĩ đạo Phật, còn tài sản của người học phật là gì?
- Đa số người đến Chùa là để lễ lạy cầu xin, chứ ít ai nghĩ đến Phật là bậc Đạo Sư hướng dẫn cho chúng ta đi đúng con đường thoát ly sanh tử. Vậy những người lễ lạy cầu xin là mê tín hay không?
- Thầy giảng tu là chuyển nghiệp, nhưng con thấy có một số người người già đã vài chục năm ăn chay, niệm Phật, nhưng đến gần cuối cuộc đời lại bỏ không ăn chay nữa và không muốn đi chùa, niệm Phật. Vậy trường hợp này là thế nào? Kính xin Thầy giải thích cho chúng con được thông suốt. Nam Mô A Di Đà Phật.

53. Con xin quý Thầy giải thích cho con về Thiền, có bao nhiêu phương pháp Thiền? Người Cư sĩ theo Phật giáo thiền như thế nào?
Con thấy có một vài nơi dạy về Thiền, nhưng họ có “mở luân xa” ( mở huyệt trên người của mình: Đầu, trán, sau ót, dưới thắt lưng v.v...) Như vậy có đúng phương Pháp không? A Di Đà Phật.

54. Bạch Thầy hoan hỷ khai thị cho: Nếu Thọ Bồ Tát Giới mới giữ được nguyện lực cho kiếp sau, còn ngũ giới thì không được, phải vậy không?

55. A Di Đà Phật. Kính xin Thầy giải thích cho con hiểu: Trong Kinh điển thường hay nhắc đến con số tám vạn bốn ngàn, vậy thì con số ấy có ý nghĩa gì hay chỉ là con số tượng trưng thôi?
Trên đỉnh Linh Thứu Sơn, nơi Đức Phật thường thuyết pháp có chu vi rất hẹp, vậy làm sao mà có thể chứa hết 1250 vị A La Hán và chưa kể đến những đệ tử sơ cơ khác? Xin Thầy giải thích cho con hiểu. Kính.

56. Kính bạch Chư Tôn Đức, con và vài Phật tử có thắc mắc sau: Ngài Mục Kiền Liên sau khi dùng thần thông thấy mẹ mình bị đày vào địa ngục, bèn bạch Phật để cứu mẹ. Phật bảo phải lập Đàn tràng cúng dường Mười Phương Chư Phật rất nhiều phẩm vật rất tốn kém vì Ngài Mục Kiền Liên giàu có. Con mạo muội xin hỏi rằng: Nếu người con biết mẹ mình sẽ đọa vào đường ác mà không đủ sức để lo lập Đàn tràng hay mua nhiều phẩm vật cúng dường thì có cách nào khác để cứu mẹ?
Con xin quý Thầy giảng giải cho con câu hỏi này.

57. Nam Mô A Di Đà Phật. Kính xin quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, Chư Tăng Ni hãy hoan hỷ giải thích cho chúng con hiểu về một điều. Đó là con có một người bạn thân đã qui y Phật. Sau đó cô bạn lập gia đình, nhưng người chồng lại là đạo Cao Đài, vì vậy theo ý của bên gia đình chồng nên cô ta đã vâng theo Nhập Môn Đạo Cao Đài. Sau đó cô ta mới được biết là nếu ai đã Nhập Môn Đạo Cao Đài thì không được theo bất cứ một tôn giáo nào nữa. Mặc dù tận trong thâm tâm của cô ta không muốn rời bỏ đạo Phật, vì cô ta nghĩ cả hai đạo Phật và Cao Đài cũng đều ăn chay niệm Phật gần giống như nhau. Vì vậy nếu như cô ta đều muốn giữ cả hai đạo và mỗi khi tụng kinh, cô ta tụng Kinh Cầu An xong đến Kinh Tứ Thời của đạo Cao Đài. Nếu vậy Cô ta có làm đúng hay sai không? A Di Đà Phật.

58. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Chư Tôn Đức, xin vui lòng giải thích cho Phật tử:
- Khi Phật tử hiện nay về chùa là muốn tìm chìa khóa để khi chết đi có thể vãng sanh về với Phật A Di Đà. Theo con hiểu phải giữ ba nghiệp Thân, Khẩu ý thanh tịnh và Giới, Định, Huệ trang nghiêm, bình đẳng giác... Đệ tử lấy Tín, Hạnh, Nguyện làm đầu, tin sâu, nguyện thiết, hành chuyên.Trì niệm Phật A Di Đà. Thế khi đi kinh hành niệm Phật thì chân trái bước (A Di) Đà Phật ( chân phải bước) điều này có cần thiết để được vãng sanh hay không? Hay chỉ là hình thức lý hay sự?
_ Con xin lỗi cho câu này. Tại sao khi các HT dùng thức ăn còn lại thì các Phật tử (nhà bếp) tranh nhau dành ăn và cho là có phước?

59. Nam MÔ Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật. Kính xin quý Thầy từ bi giải đáp cho chúng con:
- Có phải yếu tố “tinh tấn” là quan trọng trên con đường tu tập theo “Bát Chánh Đạo” không?
- Đối với Phật tử tại gia ( làm việc 8 tiếng) sự tu tập như thế nào cho thích hợp và đúng mức “trung đạo” như lời Phật dạy?
Kính thưa quý Thầy, nếu một ngày con sắp xếp thời gian để vừa đi làm, vừa tu tập như sau có gọi là quá mức “trung đạo” như lời phản đối của chồng con của con không?
- Buổi sáng lạy Phật A Di Đà (20 phút) trước khi đi làm; buổi chiều sau khi đi làm về (tắm rửa+ ăn cơm) đến chùa tụng kinh khoảng một tiếng. Sau khi tụng kinh về nhà nghe radio (30 phút). Sau đó nghe đĩa giảng Pháp khoảng 45 phút đến 1 tiếng. Sau đó ăn nhẹ, đi đánh răng và đi ngủ và trước khi ngủ đọc sách về Phật pháp khoảng 15 phút rồi ngủ.
- Còn về phần hai đứa con của con, chỉ đi chùa theo vợ chồng con trong dịp holiday. Ngoài ra thỉnh thoảng con thấy có cuốn sách hay băng đĩa thích hợp cho chúng nó, con đưa và khuyến khích chúng nó đọc, xem để hiểu rõ hơn về những điều Phật dạy để ứng dụng vào cuộc sống, nhưng chúng nó không mấy thích đọc và xem mà bảo con ép chúng nó quá.
Kính thưa quý Thầy, con rất khổ tâm. Kính mong quý Thầy giải đáp và giúp ý kiến cho con, Thành tâm tri ân quý Thầy.

DISCUSSION QUESTIONS

*29-12-2013:

-1. How do you become a monk?
-2. Do you watch rude things?
- 3. How does Buddha know all this?
- 4. How did the Buddha get his name?
- 5. Why do Monks and Nuns shave their heads?
-6. Christianity condemns homosexuality, what is Buddhism’s stance on an individual being gay/ lesbian?
- 7. Do you believe in paranormal and supernatural activity? If so, have you had any previous experiences with such? Please share.
- 8. Dear Venerable, if a mother has seen Doctors who tell her that her baby who is still in her womb will suffer from an illness for the whole life of the baby, is it moral for the mother to perform an abortion?
- 9. What is hell?
- 10. There are many lay Buddhists at my temple which find that own personal methods of working are correct, when they come together, their ideas clash, feeling are hurt. I am one of these people. How may I avoid the hurting of other feelings, at the same time giving the best contribution to my temple?
-11. I apology if this does not make sense. Many Christians despise Science. What is your view on this? Have you encountered situations where you used science instead of religion to resolve things or vice versa? Do you believe some religions views may seem illogical? Or some scientific views do not seem correct?
-12. How does the Buddhist community/ Sangha view the issue of homosexuality?
-13. How does Buddhism explain why human beings are born in such contrasted circumstances eg. Why are some people born into rich families, why are some born into crippling poverty?

*
30-12-2013

-1. What is your favourite sport ?
- 2. Do you like Chinese people?
- 3. If a mother passes away during childbirth, does it count as a child killing it’s own mother?
- 4. In your lifetime as a monk, what are some of the challenges temptations you're encountered (if any) and how you have deal with /overcome them?
- 5. If a girl is on her menstrual cycle, is she able to participate in chanting in front of Buddha?
- 6. How can Buddhism help overcome your fear (s)
- 7. Dear Venerable, in the future there will be a lot of people who will live on this earth and we will need to make space for us to live by destroying the environment, this will inevitably destroy the homes of animals and will bring hard to them. What is the good method to deal with over- population?
- 8. How to forget and forgive other? a.k.a “ letting go”
-9. Let say person A billed person B. Person B would take revenge on person A because of kharma, but this would begin a cycle. How do we stop this cycle and lets say person A stoped this cycle, how would person B receive the bad kharma?
- 10. Is trying to search for the beginning of the entire universe come to be important, because it might help us understand about the universe more?

-11. Do you think there is a set number of souls/spirits that are continually reborn?
For example, as a human population grows over the centuries, the populations of certain animals decrease and even cease to exist


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2018(Xem: 5197)
Khi đã có một con đường trước mặt, mục tiêu tinh thần của cuộc sống thì dẫu khó khăn trắc trở, gần hay xa, con người vẫn muốn tìm về bến giác, tinh tấn tu tập, khai sáng u mê của mình. Đó là lý do vì sao con vẫn hằng mong có cơ hội được tham dự những khóa Huân tu và cảm thấy thật ấm lòng khi được trở về đây dưới mái Chùa thân yêu này
13/05/2018(Xem: 6937)
Thông Báo Khóa Tu Học Mùa Hè Lần 4 tại San Jose
15/03/2018(Xem: 14616)
Nhẫn nại là 10 pháp hành Ba la mật cho các vị Bồ Tát có ý nguyện trở thành Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác hoặc Phật Thinh Văn Giác. Những pháp hành đó là : 1- Bố thí 2- Trì giới 3- Xuất gia 4- Trí tuệ 5- Tinh tấn 6- NHẪN NẠI 7- Chân thật 8- Quyết tâm 9- Từ bi 10- Tâm xả
08/01/2017(Xem: 5379)
Nhận lời mời của Hòa thượng Thích Thái Siêu và Ni sư Thích Đàm Nhật, Hòa thượng Thích Quảng Tâm cùng Tăng đoàn Đài Loan đã đến giảng pháp tại chùa Đức Viên, thành phố San Jose, tiểu bang California vào lúc 19 giờ ngày 03 tháng 01 năm 2017; và giảng pháp tại Niệm Phật đường Fremont, thành phố Fremont, tiểu bang California vào lúc 19 giờ ngày 05 tháng 01 năm 2017. Hòa thượng Thích Quảng Tâm là Viện chủ chùa Trấn Quốc, Hội trưởng Hội Phật giáo Đồng Tu tại Đài Loan. Ngài truyền bá pháp môn Tịnh Độ, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà, với cách diễn đạt sinh động, dễ hiểu. Bài giảng của Ngài được Thượng tọa Thích Tịnh Giác phiên dịch ra tiếng Việt. Dù ban đêm trời mưa lạnh, nhưng đông đảo Tăng, Ni và Phật tử hai chùa đã đến nghe pháp, cùng Hòa thượng giảng sư nhiếp tâm thanh tịnh, niệm hồng danh đức Phật A Di Đà. Các buổi giảng pháp được tổ chức trang nghiêm, tràn đầy hỷ lạc.
14/04/2016(Xem: 13012)
Lịch Trình Phái Đoàn Hoằng Pháp Hoa Kỳ 2016 (Từ ngày 22/3/2016 đến ngày 16/5/2016) Trưởng đoàn: HT Thích Như Điển - Phương Trượng Chùa Viên Giác Đức quốc Chư Tôn Đức gồm có: TT Thích Thông Triết, TT Thích Hạnh Đức, ĐĐ Chơn Pháp Trú, ĐĐ Thích Viên Giác, ĐĐ Thích Thiện Đạo, ĐĐ Thích Thánh Trí, ĐĐ Thích Hạnh Tuệ, NS Thích Nữ Minh Huệ -----oOo----- Tuần 1: từ 22 đến 29/3/2016: Miền Nam California Tuần 2: từ 29/3 đến 5/4/2016: Portland Oregon Tuần 3: từ 5/4 đến 12/4/2016: Miền Bắc California Tuần 4: từ 12/4 đến 19/4/2016: Houston TX Tuần 5: từ 19/4 đến 26/4/2016: Oklahoma Tuần 6: từ 26/4 đến 3/5/2016: Philadelphia, New Jersey Tuần 7: từ 3/5 đến 10/5/2016: Grogia, Atlanta Tuần 8: từ 10/5 đến 16/5/2016: Minnesota
17/10/2015(Xem: 7306)
Các buổi giảng pháp của Thầy Minh Định tại Úc
17/07/2015(Xem: 5722)
Tôi xuất gia từ nhỏ, đã thọ giới Sa-di được bốn năm. Lúc nhỏ thì tôi không biết gì nhưng nay tôi phát hiện mình là người đồng tính nam (gay). Khi các bạn đồng tu biết tôi là gay, họ có vẻ kỳ thị và thường nhìn tôi bằng ánh mắt khác. Cuối năm nay, tôi sẽ được bổn sư cho đi thọ Đại giới, làm Tỳ-kheo. Tôi có nghe rằng người đồng tính nam như tôi thì không được thọ Đại giới. Vậy điều đó có đúng không? Trước đây, tôi có nghe những người như tôi không được thọ Đại giới nên đã nhiều lần có ý định hoàn tục nhưng vì tôi không đủ can đảm để tự quyết định. Bên cạnh đó, sư phụ, bố mẹ và các thầy trong chùa cũng rất kỳ vọng và thương yêu tôi, tôi sợ sẽ làm các vị ấy đau lòng. Hiện tôi không biết phải làm sao? Mong quý Báo hoan hỷ giúp tôi.
27/06/2015(Xem: 9862)
Qua 4000 năm Văn Hiến của dân tộc thì trên 2000 năm, Phật giáo có mặt, đồng hành cùng dân tộc. Tính từ thời lập quốc họ Hồng Bàng – Kinh Dương Vương tên nước là Xích Quỷ (năm 2879 trước c.n) đến thời nhà Lý vào năm 1010-1225 đã là 4000 năm, đến nay cũng gần 5.000 năm. Từ thời lập quốc ở Trường Giang, bị Hoa tộc lấn dần cho đến Hùng Vương qua 18 đời, đất nước Văn Lang chỉ còn lại Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.Quê hương vốn ở Hồ Động Đình, do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh 100 con lập quốc. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên, là cháu ba đời của Thần Nông, mà Thần Nông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ.Như thế, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương là họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền cho Hùng Vương, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Từ thời kinh Dương Vương lập quốc đến nay, dân tộc trãi qua 11 lần thay danh đổi hiệu:
01/05/2015(Xem: 6478)
HỎI: Tôi vì học tập và công việc nên sống xa nhà, hiện đang ở trọ một mình. Gia đình tôi thờ Phật, trước đây mỗi ngày tôi đều tụng kinh, lạy Phật. Hiện nơi tôi ở trọ cách chùa rất xa, việc đến chùa lạy Phật hàng ngày rất khó khăn. Gần đây, tôi được người quen tặng một bức tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, tôi vui lắm và mong được thờ Ngài trong phòng để tiện tụng niệm, lễ bái. Nhưng tôi rất băn khoăn vì phòng trọ rất nhỏ hẹp, bạn bè thường hay tới chơi, đôi khi có cả bạn trai của tôi đến nữa. Xin hỏi, tôi thờ Bồ-tát có trong phòng trọ có được không? Nếu được thì quy cách như thế nào để không phạm lỗi bất kính?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567