Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hội thảo chuyên đề lần thứ hai

18/07/201100:49(Xem: 3760)
Hội thảo chuyên đề lần thứ hai

J. KRISHNAMURTI
NGHI VẤN KHÔNG ĐÁP ÁN
THE IMPOSSIBLE QUESTION
Lời dịch: Ông Không – 2010

KRISHNAMURTI tại
LOS ALAMOS (USA) NATIONAL LABORATORY

Hội thảo chuyên đề lần thứ hai

Ngày 21 tháng 3 năm 1984

- SÁNG TẠO TRONG KHOA HỌC
- SÁNG TẠO HIỆN DIỆN TỪ THIỀN ĐỊNH

 

Krishnamurti: Ở đây có mười lăm câu hỏi – chúng ta sẽ trả lời câu hỏi nào trước? Chúng ta sẽ trả lời câu hỏi đầu tiên: ‘Thiền định là gì và sự liên quan của nó với tánh sáng tạo như thế nào?’ Chúng ta có thể trả lời câu hỏi đó trước nhé?

Thiền định là một chủ đề rất phức tạp. Đây là một đối thoại giữa chúng ta. Và tôi đã nói nó là một chủ đề rất phức tạp. Từ ngữ meditation thiền định hàm ý cả trong tiếng Phạn lẫn tiếng Anh, không những là bộ não đang tập trung vào một chủ đề đặc biệt, mà còn cả nó hàm ý sự chú ý nhiều. Nhưng từ cơ bản meditation thiền định có nghĩa, trong tiếng Phạn, đo lường. Và cũng vậy trong tiếng Anh theo nguyên gốc, tôi tin tưởng, nó cũng là đo lường. Toàn vấn đề của đang trở thành được bao hàm trong nó, mà là đo lường: tôi là thế này, tôi sẽ là thế kia. Tôi tham lam, nhưng tôi sẽ dần dần trở nên không-tham lam, mà là một hình thức của đo lường, mà là một hình thức của đang trở thành. Cả đang trở thành trong những công việc của thế giới lẫn đang trở thành thuộc tâm lý. Đó là toàn vấn đề của đo lường. Những người Hy lạp, nhũng người Hy lạp cổ xưa – bạn biết tất cả điều đó, tôi không phải nói về nó – là những người khởi nguồn của sự đo lường. Nếu không có sự đo lường sẽ không có công nghệ. Và những người Châu á, đặc biệt ở Ấn độ, đã nói sự đo lường là ảo tưởng, đo lường có nghĩa sự giới hạn. Tôi đang diễn giải, họ đã không nói chính xác như thế này, họ nói nó cách khác. Vì vây sự đo lường có nghĩa sự so sánh, so sánh ‘cái gì là’, ‘cái gì nên là’, lý tưởng, sự thật, sự thật trở thành lý tưởng. Tất cả điều đó được hàm ý trong thiền định.

Và cũng vậy trong thiền định được hàm ý, người thiền định và thiền định. Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong hiểu rõ điều gì người nói đang trình bày làm ơn ngắt lời ông ta. Bởi vì nó là một vấn đề rất phức tạp. Và đặc biệt một vài đạo sư Ấn độ đã mang từ ngữ này vào nước Mỹ và đã kiếm được nhiều tiền từ nó. Họ là những triệu triệu phú, tôi đã gặp họ. Họ là những sinh linh kinh hoàng, tất cả họ đều sống vì tiền bạc.

Vì vậy muốn tìm hiểu thiền định, bạn phải tìm hiểu không chỉ sự đo lường, mà còn cả đang liên tục trở thành cái gì đó này, thuộc tâm lý. Những con người là bạo lực, và lý tưởng để ở trong trạng thái của không-bạo lực, mà là để trở thành.

Người hỏi: Ông có đặt những mục tiêu cho thiền định của ông?

Krishnamurti: Tôi đang trình bày điều gì được bao hàm trong toàn cấu trúc và bản chất của thiền định. Nó không là thiền định như thế nào nhưng thiền định là gì, khác hẳn như thế nào. Tôi hy vọng tôi đang giải thích rõ ràng. Và cũng vậy có một câu hỏi được bao hàm trong đó: ai đang thiền định? Và hầu hết những hệ thống của thiền định, dù Nhật bản, và Ấn độ giáo, và vân vân, Tây tạng, luôn luôn có người kiểm soát và vật được kiểm soát. Đúng chứ? Chúng ta đang gặp gỡ nhau chứ? Thế là có người kiểm soát đang kiểm soát tư tưởng, để làm bặt tăm tư tưởng, để định hướng tư tưởng tùy theo một phương hướng có mục đích. Thế là có người kiểm soát và vật được kiểm soát. Ai là người kiểm soát? Làm ơn, tất cả điều này được bao hàm trong thiền định, không chỉ kiểm soát tư tưởng của người ta như thông thường được hiểu trong thiền định, dù nó là thiền định Zen, hay những hình thức phức tạp nhất của thiền định xảy ra ở Ấn độ, hay nơi nào khác, luôn luôn có người hướng dẫn, thực thể mà kiểm soát tư tưởng, vậy là thuộc tâm lý họ đã phân chia người suy nghĩ và suy nghĩ. Thế là người suy nghĩ tự-tách rời chính anh ấy khỏi toàn hoạt động của tư tưởng, và thế là trong thiền định được hàm ý người kiểm soát đang kiểm soát tư tưởng với mục đích làm bặt tăm tư tưởng. Đó là bản thể của thiền định, để tạo ra một trạng thái của bộ não – tôi sẽ không sử dụng từ ngữ cái trí trong lúc này – để làm cho bộ não bặt tăm. Tôi sẽ giải thích thêm một chút xíu nữa và thâm nhập vào nó.

Thế là có một phân chia giữa người kiểm soát và vật được kiểm soát. Đúng chứ? Ai là người kiểm soát? Chẳng có bao nhiêu người đã đặt ra nghi vấn đó. Tất cả họ đều đã quá hài lòng khi thiền định, đang hy vọng đến nơi nào đó – thấu triệt, khai sáng và sự yên lặng của bộ não, sự an bình của cái trí và vân vân. Nhưng rất, rất ít người đã tìm hiểu: ai là người kiểm soát? Chúng ta được phép tìm hiểu điều đó chứ? Người kiểm soát cũng là tư tưởng. Người kiểm soát là quá khứ, là thực thể, hay chuyển động của thời gian như quá khứ và đo lường. Thế là có quá khứ mà là người suy nghĩ, tách rời khỏi tư tưởng, và người suy nghĩ cố gắng kiểm soát tư tưởng. Con người đã sáng chế Thượng đế – xin lỗi, tôi hy vọng bạn không bực dọc. Bạn sẽ không bị sốc nếu tôi trình bày tất cả điều này chứ?

Khán giả: Không, làm ơn tiếp tục.

Krishnamurti: Những con người, từ sợ hãi của họ, đã sáng chế Thượng đế. Và họ cố gắng vươn tới Thượng đế, mà là nguồn gốc cơ bản, ở Ấn độ nó được gọi là Đại ngã, nguồn gốc cơ bản. Và thiền định là vươn tới nguồn gốc cơ bản. Vì vậy thiền định thực sự rất, rất phức tạp, nó không phải là tham thiền hai mươi phút vào buổi sáng, hai mươi phút vào buổi chiều, và hai mươi phút vào buổi tối – mà là đang ngủ thiếp đi, không phải thiền định gì cả. Vì vậy nếu người ta muốn khám phá thiền định là gì, người ta phải hỏi: tại sao người ta phải thiền định? Người ta nhận ra rằng bộ não của người ta liên tục đang huyên thuyên, liên tục đang lên kế hoạch, đang thiết kế – nó sẽ làm gì, nó đã làm gì, cái trí tự-tác động chính nó vào hiện tại, nó mãi mãi đang huyên thuyên, đang huyên thuyên, dù là huyên thuyên thuộc khoa học – xin lỗi! – hay huyên thuyên trong sống thông thường hàng ngày, giống như một người nội trợ đang huyên thuyên vô tận về điều này hay điều kia. Vì vậy bộ não liên tục đang chuyển động. Bây giờ ý tưởng của thiền định là làm cho bộ não bặt tăm, yên lặng, hoàn toàn chú ý, và trong chú ý đó tìm được cái là – có lẽ bạn sẽ phản đối từ ngữ ‘vĩnh hằng’ này – hay cái gì đó thiêng liêng. Đó là sự chú ý của những người mà thực sự thâm nhập vào nghi vấn này. Người nói đã thâm nhập vào nghi vấn này suốt sáu mươi năm vừa qua hay nhiều hơn. Ông ta đã bàn luận nghi vấn này với nhiều học giả Zen, những người sáng lập Zen, với những người Ấn độ giáo và Tây tạng, và tất cả những nhóm đó. Tôi hy vọng bạn không phiền về sự nói chuyện không trang trọng của tôi, được chứ?

Người nói bác bẻ lại tất cả loại thiền định đó bởi vì ý tưởng về thiền định của họ là để đạt được một mục đích. Mục đích là kiểm soát hoàn toàn được bộ não để cho không có chuyển động của tư tưởng. Bởi vì khi bộ não yên lặng, cố ý kỷ luật, cố ý tìm kiếm, nó không là yên lặng. Nó giống như đạt được cái gì đó, mà là hành động của ham muốn. Tôi không biết liệu bạn theo sát tất cả điều này. Tôi xin phép tiếp tục?

Vậy là người ta cũng phải tìm hiểu, nếu người ta hứng thú tất cả điều này, ham muốn là gì? Không phải kiềm chế ham muốn, như những thầy tu và những khất sĩ Ấn độ thực hiện, kiềm chế ham muốn, hay đồng hóa ham muốn cùng cái gì đó cao hơn – nguồn gốc cao hơn, hình ảnh cao hơn, nếu bạn là một người Thiên chúa giáo đồng hóa cùng Chúa và vân vân. Vì vậy người ta phải hiểu rõ nếu người ta muốn tìm ra thiền định là gì, người ta phải tìm hiểu ham muốn. Đúng chứ, thưa các bạn?

Người hỏi: Ham muốn giống như ý chí?

Krishnamurti: Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó chốc nữa. Ham muốn là gì? Tại sao nhân loại, những con người, một con người, quá bị chi phối bởi ham muốn – ham muốn để trở thành giàu có, ham muốn để trở thành – bạn biết vô số hình thức của ham muốn. Chúng ta là những nô lệ cho ham muốn, mà là một phản ứng. Vì vậy ham muốn là gì? Đây là thành phần của thiền định. Bạn hiểu chứ? Đây là điều gì người nói đang trình bày về thiền định. Đó là, nếu người ta không hiểu rõ chuyển động của thời gian – được chứ, tôi xin phép tìm hiểu tất cả điều này? Các bạn hứng thú tất cả điều này chứ? Tôi xin phép được tiếp tục?

Khán giả: Làm ơn tiếp tục.

Krishnamurti: Thật vui nếu chúng ta bắt đầu tìm hiểu nó. Nhưng nếu nó chỉ là sự hứng thú thuộc trí năng, nó không có giá trị gì cả. Vậy là chính sự tìm hiểu vào thiền định là gì này là thành phần của thiền định. Vậy là chúng ta đang cùng nhau tìm hiểu thiền định là gì, ham muốn là gì. Ham muốn là nhận biết, tiếp xúc và cảm xúc. Thấy cái gì đó, một phụ nữ hay một ngôi nhà, hay một mảnh vườn, hay một bức tranh đẹp. Thấy, tiếp xúc cùng nó, sờ chạm nó, từ đó nảy sinh cảm xúc, tiếp theo điều gì xảy ra? Bạn hiểu chứ? Thấy, tiếp xúc, cảm xúc. Đó là điều gì thực sự xảy ra: khi bạn đi vào một cửa hàng và bạn thấy một cái áo sơ mi mà bạn muốn mua, bạn thấy nó, sờ chạm nó, cảm giác nó, cảm xúc, sau đó điều gì xảy ra? Đó là nơi sự quan trọng đến. Sau đó tư tưởng cho hình thể đến cảm xúc, mà là, ‘Tôi sẽ trông như thế nào trong cái áo sơ mi đó?’ Bạn hiểu chứ? Thế là có thấy, tiếp xúc, cảm xúc, rồi tư tưởng đang sử dụng cảm xúc như một phương tiện của tự-thỏa mãn. Đúng chứ? Vì vậy liệu có thể có một đứt quãng, một khoảng trống giữa cảm xúc, mà là tự nhiên, lành mạnh – nếu người ta không bị tê liệt, dĩ nhiên – giữa cảm xúc đó và tư tưởng đang len lỏi vào và đang sử dụng nó như một phương tiện của thỏa mãn. Tôi đã giải thích rõ ràng chứ?

Người hỏi: Thỏa mãn là sự ham muốn để sở hữu nó?

Krishnamurti: Sự ham muốn để sở hữu nó, tôi trông như thế nào khi mặc nó.

Người hỏi: Trong sự liên quan đến tôi.

Krishnamurti: Vậy là tư tưởng tạo ra hình ảnh của bạn trong chiếc áo sơ mi đó. Đó là sự ham muốn và làm mạnh thêm sự ham muốn đó là ý chí. Tôi phải có chiếc áo đó.

Người hỏi: Vậy thì ý chí là sự nhận ra thực sự hay sự gợi ý của ham muốn?

Krishnamurti: Ham muốn, đúng. Làm ơn, thưa bạn, đây là một đối thoại, nó không là một vấn đề của chấp nhận cái gì đó.

Người hỏi: Ông không phiền nếu chúng tôi nói thẳng?

Krishnamurti: Không. Nếu điều này rõ ràng, liệu có thể giữ một khoảng cách rộng, như nó đã là, giữa cảm xúc, mà là lành mạnh, bình thường, và tư tưởng đang tạo tác hình ảnh của bạn trong một chiếc xe hơi, của bạn trong chiếc áo sơ mi, đang tạo tác hình ảnh mà là sự khởi đầu của ham muốn. Tôi không hiểu liệu tôi đang giải thích nó rõ ràng.

Vậy là đó là một phần của thiền định – hiểu rõ bản chất của ham muốn, không phải luôn luôn kiềm chế nó. Tôi không biết liệu bạn hiểu rõ sự kỷ luật mà điều này cần đến – kỷ luật trong ý nghĩa không phải tuân phục nhưng kỷ luật của hiểu rõ, kỷ luật của học hành.

Người hỏi: Ông sẽ không ngăn chặn ham muốn nhưng chỉ tìm hiểu nó nhiều thêm.

Krishnamurti: Nhận biết được toàn chuyển động của ham muốn, ham muốn phát sinh như thế nào, và vân vân.

Người hỏi: Ông cũng đang nói, biết nó rõ ràng đến độ ông có thể áp đặt một khoảng trống và bước kế tiếp không cần thiết phải làm. Không cần bước thực hiện đầy đủ.

Krishnamurti: Nếu bạn làm nó thực sự như chúng ta đang nói, nếu bạn làm nó thực sự bạn sẽ thấy điều gì xảy ra. Mà là, thấy, cảm xúc, tiếp xúc, tiếp theo tư tưởng cho một hình ảnh đến tiếp xúc đó, và đạt được ham muốn đó cùng tất cả những phức tạp, những xung đột của nó và vân vân. Vậy là nơi nào có một khoảng trống giữa cảm xúc và tư tưởng đang tạo tác một hình ảnh, đó là yên lặng. Tôi không biết liệu bạn theo kịp tất cả điều này. Đừng đồng ý với tôi, điều đó nguy hại lắm.

Người hỏi: Ông giải thích thiền định nghe có vẻ giống như một hoạt động rất năng động và tôi nghĩ chúng ta thông thường nghĩ về thiền định, hay đạt được một cái trí yên lặng, như là một hành động không năng động.

Krishnamurti: Bạn có thể sử dụng một viên thuốc để làm yên lặng cái trí, bạn có thể tập trung – lúc này tôi sẽ không trình bày điều đó. Bạn có thể thực hiện vô số hình thức và trò bịp bợm để làm yên lặng cái trí, để làm yên lặng bộ não. Nó là một bộ não đờ đẫn. Nhưng một bộ não đã hiểu rõ những hàm ý và những phức tạp của thiền định, bộ não đó trở thành một công cụ lạ thường.

Người hỏi: Vậy thì cái trí yên lặng không là cái trí trống không.

Krishnamurti: Thưa bạn, trống không. Có một cái trí trống không có nghĩa, đầy năng lượng. Làm ơn, chúng ta phải tìm hiểu điều này từng bước một – bạn không phiền chứ, thưa bạn?

Người hỏi: Cái trí yên lặng đang nhận biết những sự vật, đang thâu nhận thông tin thuộc giác quan từ phía bên ngoài, nhưng nó không đang vận dụng những sự vật đó?

Krishnamurti: Đúng. Vậy là nó cũng phải hiểu rõ thời gian, không phải thời gian thuộc khoa học trong ý nghĩa của một chuỗi những khoảnh khắc. Thời gian là gì, không phải như một đề tài đặc biệt được nghiên cứu bởi những người khoa học hay bởi những người khác, nhưng trong sống hàng ngày của người ta, thời gian là gì? Bởi vì nếu chúng ta không đặt một nền tảng trong sống hàng ngày của chúng ta mà ổn định, yên tĩnh, vậy thì thiền định trở thành một hình thức của sự lừa dối ảo tưởng.

Vậy là tôi phải hiểu rõ ham muốn, có hiểu rõ ham muốn. Và cũng vậy hiểu rõ thời gian. Thời gian là gì?

Người hỏi: Một phương tiện để trở thành. Thời gian không chỉ là một phương tiện để trở thành cái gì đó hay sao?

Krishnamurti: Thời gian không chỉ là để trở thành một cái gì đó. Tôi là cái này, và cho tôi thời gian tôi sẽ trở thành cái gì đó. Tôi là bạo lực, cho tôi thời gian, không gian, một khoảng ngừng, để cho tôi sẽ trở thành một con người không-bạo lực. Đó là thành phần của thời gian. Và cũng còn cả thời gian trong sống hàng ngày của chúng ta là sự tích lũy của hiểu biết rộng lớn. Đúng chứ? Thời gian cũng là tương lai. Vậy là có thời gian – tôi không là một chuyên gia, làm ơn, hãy tha thứ cho tôi nếu tôi không là một chuyên gia.

Người hỏi: Thời gian là sự nhận thức của nguyên nhân và hậu quả?

Krishnamurti: Nơi nào có một nguyên nhân, hậu quả có thể được loại bỏ. Vì vậy cái nguồn của thời gian là gì – thời gian như một con người, không phải tôi đã là, tôi là, tôi sẽ là? Thời gian cũng là một chuyển động để đạt được cái tối thượng. Tôi có một cuộc đời, toàn thế giới Châu á đều tin tưởng, tôi có một cuộc đời và nếu tôi chết tôi phải có một cuộc đời khác, nó được gọi là luân hồi, để cho tôi sẽ trở thành tốt hơn và tốt hơn và tốt hơn, cuộc đời và cuộc đời cho đến khi cuối cùng tôi đạt được cái tối thượng, Thượng đế hay bất kỳ danh tánh nào bạn thích gọi nó. Vậy là đó là thành phần của thời gian. Tôi là cái này nhưng tôi sẽ là cái kia. Liệu trở thành là một lừa dối? Bạn hiểu chứ, thưa bạn, thuộc tâm lý?

Người hỏi: Tôi không hiểu rõ – trở thành là một lừa dối?

Krishnamurti: Đúng, một ảo tưởng, nếu bạn thích, để sử dụng một từ ngữ lịch sự hơn.

Người hỏi: Tôi sẽ phải tìm hiểu đầy gian nan để hiểu rõ điều đó.

Krishnamurti: Đúng, thưa bạn, đó là thành phần của thiền định. Thiền định là cái gì đó lạ thường lắm nếu bạn hiểu rõ nó.

Người hỏi: Nó có vẻ quá rõ ràng. Chúng ta thấy chính chúng ta thay đổi, vì vậy làm thế nào ông có thể nói trở thành là một ảo tưởng?

Krishnamurti: Tôi tham lam. Giả sử tôi tham lam, và truyền thống, tôn giáo, thông minh của tôi nói, giảm bớt tham lam đi, đừng có tham lam hoài, điều đó ngu ngốc lắm. Vì vậy điều gì xảy ra? Tôi là, nhưng tôi sẽ là. Bạn hiểu chứ? Tôi là bạo lực, tôi sẽ là không-bạo lực. Đó là một chuyển động trong thời gian. Và trong chuyển động đó tôi vẫn còn là bạo lực. Tôi không biết liệu bạn hiểu rõ. Đây là một đối thoại giữa chúng ta, làm ơn.

Người hỏi: Chúng ta không thể thay đổi.

Krishnamurti: Trước tiên chỉ lắng nghe điều gì tôi đã nói. Tôi là bạo lực, và truyền thống của tôi và tất cả những người quanh tôi, môi trường sống, bảo tôi, những quyển sách tôn giáo và vân vân và vân vân, bảo tôi, tôi phải không-bạo lực. Nhưng tôi là bạo lực. Vậy là điều gì xảy ra? Có một xung đột giữa ‘cái gì là’ và ‘cái gì nên là’.

Người hỏi: Tôi hiểu điều gì ông đang nói.

Người hỏi: Vậy thì điều đó có nghĩa nếu tôi là bạo lực và tôi muốn thực hiện sự thay đổi này, chuyển động đến không-bạo lực này, tôi đang thực hiện một hành động bạo lực.

Krishnamurti: Không có thay đổi gì cả.

Người hỏi: Ông có ý rằng . . .

Krishnamurti: Bạn đang ngắt lời tôi quá mau! Chúng ta hãy tìm hiểu từ từ.

Người hỏi: Đối với tôi có vẻ rằng có lẽ có một thay đổi trong mức độ nào đó. Nhưng ông nói rằng không có thay đổi gì cả; đối với tôi điều đó có vẻ phủ nhận khả năng thay đổi trong mức độ nào đó.

Krishnamurti: Cho tôi một cơ hội, chỉ một phút thôi. Tôi là bạo lực. Những con người là bạo lực – đó là một sự kiện lịch sử. Sau mười ngàn, hay năm mươi ngàn năm, chúng ta vẫn còn là những con người bạo lực, bắt nguồn từ động vật và vân vân. Sự kiện là tôi là bạo lực. Đó là một sự kiện. Không-bạo lực là không-sự kiện. Đúng chứ? Nó là một lý tưởng, nó là cái gì đó, nó không tồn tại. Nhưng đây là một sự kiện. Nhưng đầu tiên khi tôi theo đuổi không-sự kiện, nó tạo ra nhiều vấn đề thêm. Vì vậy có xung đột giữa sự kiện và không-sự kiện. Vậy là điều gì quan trọng là được tự do khỏi bạo lực, không phải đạt được không-bạo lực. Tôi không biết liệu bạn thấy điều đó. Vậy là khi tôi đang cố gắng đạt được không-bạo lực, luôn luôn tôi đang gieo những hạt giống của bạo lực cho đến khi tôi đạt được điều đó. Mà tôi gọi là một lừa dối, một ảo tưởng, một ảo giác. Đúng chứ? Tôi không hiểu liệu bạn theo sát điều này?

Người hỏi: Tôi không thấy sự khác biệt giữa một vắng mặt của bạo lực và không-bạo lực.

Krishnamurti: Tôi đã nói để đạt được không-bạo lực là một lừa dối. Vì vậy vấn đề của tôi – vấn đề có nghĩa cái gì đó quăng vào bạn, nguyên gốc của từ ngữ đó có nghĩa, cái gì đó quăng vào bạn. Bây giờ đây là một nghi vấn tôi phải trả lời, bạo lực. Bạo lực là gì? Không chỉ là sự thiệt hại vật chất, gây thương tích người nào đó, nhưng còn cả bị tức giận, và cũng cả hận thù. Đúng chứ? Bạo lực cũng là tuân phục. Đúng, thưa bạn. Hãy lắng nghe. Bạo lực cũng là tuân phục. Và bạo lực là khuynh hướng của bắt chước. Tôi biết nó chống lại tất cả điều gì bạn hiểu. Vì vậy tôi phải hiểu rõ bạo lực. Tại sao có bạo lực? Bởi vì tôi đang tuân phục, đang bắt chước, tức giận, ghen tuông, và tôi nhận biết được toàn cấu trúc của bạo lực. Nhận biết, và trao toàn sự chú ý vào nó. Khi tôi trao toàn sự chú ý vào nó, nó giống như một ngọn lửa đang đốt cháy bạo lực. Thưa bạn, giống như những người khoa học, bạn trao toàn sự chú ý vào cái gì đó, và bạn tìm được một đáp án cho nó. Đúng chứ? Do bởi không-chú ý mới tạo ra vấn đề. Tôi không hiểu liệu bạn theo sát tất cả điều này?

Người hỏi: Thưa ông, nếu tôi trao toàn sự chú ý vào cảm xúc, liệu tôi sẽ đốt cháy ham muốn?

Krishnamurti: Đúng, thưa bạn. Tất nhiên. ‘Không đốt cháy’ – bạn thấy. Nếu bạn đồng ý điều đó, nếu bạn thấy sự hợp lý của nó, vậy thì tại sao chúng ta đã trao sự quan trọng lạ lùng như thế vào ham muốn? Tất cả người Mỹ đều được yêu cầu, ‘Phát huy hết khả năng’. Đúng chứ? ‘Đừng kiềm chế’. Điều đó khủng khiếp lắm. ‘Đừng kiểm soát, hãy buông thả, làm điều gì bạn thích’. Chúng ta đang tạo tác những thảm họa như thế trong thế giới. Đó là một vấn đề khác.

Vậy là khi có sự chú ý hoàn toàn, mà có nghĩa trao toàn năng lượng của bạn vào sự kiện của bạo lực đó, năng lượng đó làm tan biến bạo lực, tổng thể của nó, không phải một phần của nó. Bạn hiểu chứ? Đó cũng là thiền định.

Người hỏi: Đối với tôi có vẻ rằng có một mục đích khác. Chắc chắn ông sẽ không tán thành rằng mục đích duy nhất của thiền định là đạt được không-bạo lực. Tôi có ý, đó là tiêu cực. Ông phải tìm kiếm điều gì khác nữa. Ông tìm kiếm điều gì khác nữa? Đối với tôi có vẻ rằng ông đã bàn luận, hay đã đề cập một mục đích: đạt được không-bạo lực.

Krishnamurti: Tôi đã sử dụng nó như một ví dụ, thưa bạn.

Người hỏi: Tuy nhiên nó gây hoang mang cho tôi. Liệu ông trao sự chú ý hoàn toàn vào bạo lực với mục đích để tìm được không-bạo lực . . .

Krishnamurti: A, tôi không đang làm điều đó. Tôi muốn hiểu rõ bản chất của bạo lực, giống như bạn muốn hiểu rõ bản chất của nguyên tử bạn đã trao toàn chú ý của bạn vào vấn đề đáng nguyền rủa đó. Tất nhiên. Các bạn đã nghiên cứu nó, các bạn đã tìm hiểu nó, các bạn đã nghiền nát nó, Einstein, Oppenheimer và tất cả những người còn lại.

Người hỏi: Tôi nghĩ có điều gì đó mà đang gây bối rối cho tôi – đối với tôi toàn ý tưởng của trao sự chú ý hoàn toàn vào bất kỳ thứ gì là điều gì đó mà không thể hiểu được, và tôi muốn không đồng ý rằng chúng ta đã trao sự chú ý của chúng ta . . .

Krishnamurti: Bạn có ý không thể hiểu được như thế nào, thưa bạn?

Người hỏi: Tôi không hiểu ông có ý gì, thưa ông.

Krishnamurti: Sự khác biệt giữa chú ý và không-chú ý là gì? Nếu bạn có kỷ luật trong một vấn đề nào đó bạn trao nhiều chú ý vào đó. Phần còn lại của thời gian bạn không-chú ý. Đây là một sự kiện, một sự kiện tự nhiên của con người. Nếu tôi quan tâm rất nhiều đến cái gì đó tôi trao sự chú ý của tôi vào nó, phần còn lại của thời gian tôi không-chú ý.

Người hỏi: Ông có lẽ trao sự chú ý vào nhiều vấn đề khác nhau.

Krishnamurti: Thưa bạn, sự chú ý có tính chất quan trọng – không phải những vấn đề khác.

Người hỏi: Chính sự chú ý có tính chất quan trọng?

Krishnamurti: Tất nhiên.

Người hỏi: Hơn là ông đang trao sự chú ý vào điều gì?

Krishnamurti: Khoảnh khắc . . .

Người hỏi: Nó là hiểu rõ về sự chú ý hoàn toàn.

Krishnamurti: Đúng rồi, thưa bạn, chúng ta hãy quên từ ngữ hoàn toàn. Chú ý có nghĩa hoàn toàn. Và cũng vậy người ta phải hiểu rõ về chính người ta. Đúng chứ, thưa bạn? Đây là sự quan trọng của thiền định: thời gian, ham muốn, tất cả những sự việc mà tôi là. Tôi là gì? Nếu tôi không hiểu rõ về chính tôi, tôi có lẽ luôn luôn đang lừa dối tôi. Lúc trước tôi có một người bạn, một người Ấn độ, anh ấy học ở Cambridge nước Anh, và có một vị trí tốt ở Ấn độ, và anh ấy đã trở thành một quan tòa. Một buổi sáng anh ấy thức dậy và nói, ‘Tôi xét xử những người này, chân lý là gì?’ Và nó là một phần của truyền thống Ấn độ, đặc biệt trong những người Ba la môn, rời bỏ gia đình, và tất cả thế gian, và qua thiền định tìm ra chân lý là gì. Anh ấy đã nói điều đó. Thế là anh ấy đi vào rừng và tất cả việc đó, và suốt hai mươi năm anh ấy đã tham thiền để tìm ra chân lý là gì. Cuối cùng người nào đó đưa anh ấy đến nghe một trong những nói chuyện của người nói và tiếp theo anh ấy đến gặp người nói sau đó, và anh ấy nói, ‘Nhìn kìa! Trong suốt hai mươi năm ròng rã tôi đã đang tự lừa dối chính tôi’. Bạn hiểu chứ, thưa bạn? Bạn hiểu chứ? Hãy suy nghĩ về sự can đảm của người đó, vân vân. Vậy là chúng ta đã nói nhiều về nó.

Lúc này, nếu tôi không hiểu rõ về chính tôi, cái tôi, cái ngã, cái con người, cái nhân vật, những đặc tính và vân vân. Tôi có lẽ tham thiền suốt phần còn lại của cuộc đời tôi và có lẽ đang lừa dối chính tôi. Bạn hiểu chứ? Tôi có lẽ đang sống trong vô vàn ảo tưởng, đang suy nghĩ chúng là chân lý. Vì vậy tôi phải hiểu rõ về chính tôi. Vì vậy tôi có thể hiểu rõ về chính tôi mà không phụ thuộc người tâm lý nào đó, Freud và những người như thế – tôi phải hiểu rõ về chính tôi, không qua nguời nào đó.

Người hỏi: Ông không bao giờ có thể chắc chắn rằng ông không đang tự-lừa dối về chính ông.

Krishnamurti: Tôi sẽ giải thích cho bạn, thưa bạn. Tôi phải hiểu rõ về chính tôi, không phụ thuộc bất kỳ triết lý nào, không phụ thuộc bất kỳ người khoa học nào, không phụ thuộc bất kỳ người phân tâm nào và vân vân, không phụ thuộc bất kỳ hệ thống nào. Tôi đang hiểu rõ về hệ thống, không phải về chính tôi. Bạn thấy sự khác biệt? Lúc này, làm thế nào tôi hiểu rõ về chính tôi mà không có bất kỳ lừa dối nào, ngược lại tôi đã chơi một trò chơi sai lầm, tại khúc cuối của nó tôi đang tự-lừa dối chính tôi. Vậy là làm thế nào tôi học hành để hiểu rõ về chính tôi hoàn toàn đến độ không còn cái bóng của tự-lừa dối, tự tạo ảo tưởng? Điều đó được chứ, tôi được phép tiếp tục chứ? Làm ơn, đây là một đối thoại.

Người hỏi: Ông làm gì với cảm giác trong đó?

Krishnamurti: Cảm giác là tư tưởng, phải không? Nếu tôi cảm giác tôi phải công nhận cảm giác. Hãy rời nó trong chốc lát.

Người hỏi: Thưa ông, chúng ta quay lại sự chú ý dựa vào hiểu rõ về chính tôi?

Krishnamurti: Không. Bạn mau mắn quá! Tôi muốn hiểu rõ về chính tôi. Và tôi phải hiểu rõ về chính tôi thấu đáo đến độ không có một lừa dối nhỏ nhoi nào, nhưng có một hợp nhất và chân thật vô cùng. Đúng chứ? Liệu bạn có thể theo kịp điều này? Chân thật và hợp nhất. Tôi nhận ra rằng phải có chân thật, hợp nhất và đặc biệt nghi ngờ. Trong thế giới Thiên chúa giáo, toàn Thiên chúa giáo được đặt nền tảng trên kinh Bible, Đấng Cứu rỗi và vân vân, và Thiên chúa giáo không cho phép bất kỳ nghi ngờ nào. Đúng chứ? Thiên chúa giáo – bất kỳ ngờ vực, bất kỳ hoài nghi. Nếu có ngờ vực và hoài nghi, toàn sự việc sẽ sụp đổ. Khi chúng tôi ở Roma, tôi biết một chút tiếng Ý – và tôi nghe Đức Giáo hoàng nói, ông ấy đang giảng đạo về chủ đề gì đó, ‘Các con phải có lòng trung thành nhiều thêm nữa’. Và một người bạn đang ngồi cạnh tôi nói, ‘Nhìn kìa! Đây là điều gì họ đang làm, nuôi dưỡng lòng trung thành để xóa sạch bất kỳ loại tìm hiểu nào’. Vậy là chân thật vô cùng, mà rất khó khăn, thưa bạn, và hợp nhất vô cùng.

Người hỏi: Một định nghĩa khác của lòng trung thành trong Thiên chúa giáo là sự tin cậy; ngoài không được tìm hiểu ra, còn có sự tin cậy.

Krishnamurti: Tin cậy ai? Bạn tin cậy ai? Bạn tin cậy người vợ của bạn, bạn tin cậy người chồng của bạn, bạn tin cậy tổng thống của bạn? Tại sao bạn tin cậy? Bạn có ý gì qua từ ngữ tin cậy? Nếu có sự ngờ vực, bạn đang tìm hiểu, đang hỏi han, đang yêu cầu.

Người hỏi: Ông có thể tin cậy và vẫn tìm hiểu về bản chất của Thượng đế.

Krishnamurti: Thưa bạn, tin cậy có nghĩa gì? Nếu tôi có một người vợ, tôi tin cậy cố ấy bởi vì tôi thương yêu cô ấy. Tôi biết cô ấy sẽ không làm bất kỳ việc gì xấu xa với tôi, và tôi biết tôi sẽ không làm bất kỳ việc gì xấu xa với cô ấy bởi vì tôi thương yêu cô ấy. Nơi nào có tình yêu, có tin cậy. Bạn không tin cậy một mình, nó có nghĩa tình yêu. Làm ơn, chúng ta hãy quay lại.

Vậy là tôi phải hiểu rõ về chính tôi. Nếu không hiểu rõ về chính tôi, sự lừa dối thuộc mọi loại có thể xảy ra. Đúng chứ, thưa bạn? Bạn đồng ý điều đó? Chân thật, hợp nhất và hoài nghi, ngờ vực. Và sự ngờ vực đó phải được cột trong dây buộc – bạn biết một dây buộc là gì, một con chó được cột trong dây buộc, thỉnh thoảng nó phải được thả ra để cho nó có thể chạy loanh quanh. Nhưng nếu bạn luôn luôn cột nó trong dây buộc nó không có sinh khí, nó không còn là một con chó nữa. Vì vậy chúng ta phải có chất lượng đó. Đúng chứ? Bây giờ, làm thế nào tôi hiểu rõ về chính tôi? Đây là thành phần của thiền định, bạn hiểu chứ, thưa bạn? Tôi hiểu rõ về chính tôi qua sự liên hệ với môi trường sống của tôi, với người vợ của tôi, với người cha của tôi, tất cả điều đó. Trong sự liên hệ của tôi, tôi thấy những phản ứng của tôi.

Chúng ta đang cùng nhau theo sát chứ? Từ nãy giờ tất cả đều đúng chứ? Bạn chấp thuận chứ? Bởi vì nếu không có sự liên hệ tôi không tồn tại, tôi không thể tồn tại, tôi có lẽ rút lui vào một tu viện, nhưng vẫn vậy tôi có liên hệ – có liên hệ với quá khứ, có liên hệ với ý tưởng Jesus nói gì và vân vân, vì vậy tôi luôn luôn có liên hệ. Đúng chứ? Trong sự liên hệ đó mà là cái gương tôi thấy chính tôi như tôi là, không phải như tôi nên là, nhưng thực sự tôi là gì.

Người hỏi: Dựa vào những phản ứng?

Krishnamurti: Tất cả những phản ứng của tôi. Vì vậy điều đó cần đến một cảnh giác lạ thường. Tôi không hiểu liệu bạn có thể thực hiện tất cả điều này? Vì vậy sự liên hệ là cái gương trong đó tôi thấy chính tôi như tôi là, mà còn quan trọng nhiều hơn tôi nên là gì, bởi vì tôi là gì có thể được thay đổi – không phải được thay đổi, từ ngữ được thay đổi đó có nghĩa chuyển động từ môt hình thức này sang một hình thức khác, nhưng tạo ra một biến đổi đột ngột. Tôi sẽ sử dụng từ ngữ đó. Vì vậy đó là cái gương. Vậy là tôi đang nhìn ngắm cái gương trong sự liên hệ của tôi. Cái gương là sự liên hệ của tôi. Vì vậy tôi thấy rằng luôn luôn tôi đang tạo ra một hình ảnh về những con người. Tôi đã tạo ra một hình ảnh về người vợ của tôi. Tôi đã sống với cô ấy được bốn mươi năm, mười năm, mười ngày, tôi đã tạo ra một hình ảnh về cô ấy, và cô ấy đã tạo ra một hình ảnh về tôi. Đúng chứ? Vì vậy đây là những sự kiện. Vì vậy sự liên hệ của chúng ta là giữa hai hình ảnh này. Đúng chứ? Bạn bị hoảng sợ nếu tôi nói tất cả điều này? Vợ của bạn cũng ở đây chứ?

Người hỏi: Nếu người ta đo lường chính người ta dựa vào cái gương của xã hội – tôi có lẽ không trình bày nó giống như ông đã giải thích – sự tập trung trong câu hỏi của tôi là, điều gì xảy ra với hình ảnh cái tôi của người ta nếu người ta thay đổi xã hội?

Krishnamurti: Bây giờ, hãy chờ một chút xíu, thưa bạn. Ai đã tạo ra xã hội? Chúng ta đã tạo ra xã hội. Chúng ta là hung hăng, chúng ta là bạo lực, chúng ta là tham lam, xã hội là chính chúng ta. Xã hội không khác biệt với chính chúng ta. Tôi không là một người cộng sản.

Người hỏi: Nếu tôi chuyển động từ một xã hội này sang một xã hội khác.

Krishnamurti: Nó cùng là sự việc. Nó giống như tôi là một người Thiên chúa giáo và tôi trở thành một người Cộng sản, nó cùng là chuyển động. Tôi đã thay đổi danh tánh bởi vì Phật giáo trí thức nhiều hơn, tinh tế nhiều hơn, nhiều vân vân và vân vân hơn Thiên chúa giáo. Vậy là chuyển động từ một tôn giáo, hay một trạng thái sang một cái khác, đều giống nhau. Tôi đang tìm hiểu, tôi đang nói, muốn hiểu rõ về chính mình người ta phải thấy sự liên hệ của chúng ta là gì với thiên nhiên, những cái cây, thế giới của thiên nhiên, thực tế của thiên nhiên, vẻ đẹp, chiều sâu và rạng rỡ của thiên nhiên, và cũng vậy với xã hội. Tôi có liên hệ với xã hội. Và tôi nói tôi khác biệt với xã hội. Tôi nói chúng ta không khác biệt – chúng ta đã tạo ra xã hội này. Đúng chứ? Đó là một sự kiện, thưa bạn, đúng chứ? Hãy cho phép tôi chấm dứt vấn đề này. Làm ơn, chỉ một phút thôi. Chúng ta đã tạo ra xã hội này. Tư tưởng đã tạo ra xã hội này, văn hóa của một xã hội đặc biệt. Chúng ta là kết quả của tất cả điều đó, chính bởi hành động của chúng ta mới tạo ra xã hội này. Chúng ta tham lam, chúng ta hung hăng, bạo lực, chúng ta chiếm hữu, hoang mang, mong muốn an toàn, cả thân thể lẫn tâm lý. Vậy là chúng ta có xã hội này, mà cũng thối nát giống như chúng ta thối nát – xin lỗi, tất cả các bạn có lẽ không như thế. Vậy là xã hội là sản phẩm của chúng ta. Vậy là nếu tôi, bộ phận của xã hội, không thay đổi tại cơ bản, thuộc tâm lý, sẽ không có thay đổi trong xã hội. Đó là một sự kiện. Những người Cộng sản – tôi xin phép được sử dụng từ ngữ đó, được chứ? – lúc trước tôi thường có những người bạn Cộng sản, những người cộng sản có thẻ đảng, không phải những người cộng sản nhẹ dạ! Họ là những người cộng sản thực sự. Và chúng tôi thường tranh luận nhiều ở Paris và những nơi khác, và họ sẽ đến một mấu chốt nào đó và nói, ‘Xin lỗi, Marx là sự giới hạn’. Giống như những người theo tôn giáo chính thống trong quốc gia này – kinh Bible là sự giới hạn của họ. Bạn không thể tranh luận cùng họ, nó chấm dứt.

Vậy là chúng ta đang nói về thiền định. Và trong thiền định đó tánh sáng tạo là gì? Đó là câu hỏi. Bây giờ trong sự liên hệ tôi thấy chính tôi như tôi là. Và cũng vậy tôi thấy bất kỳ chuyển động nào để thay đổi tôi là gì – làm ơn hiểu rõ điều này, nó hơi hơi phức tạp – bất kỳ chuyển động nào để thay đổi tôi là gì vẫn còn trong cùng khuôn mẫu. Đúng chứ? Tôi là – được rồi, hãy cho phép tôi giải thích nó cách khác. Ai sẽ thay đổi nó? Tôi tham lam. Giả sử tôi tham lam. Tôi thay đổi nó như thế nào? Tôi thay đổi có nghĩa đến cái gì khác. Đúng chứ?

Người hỏi: Vậy là muốn không-tham lam là một hình thức khác của tham lam?

Krishnamurti: Đó là như thế. Muốn không-tham lam là một hình thức khác của tham lam, dĩ nhiên. Vì vậy làm thế nào sự kiện đó thay đổi? Trong sự liên hệ của tôi, tôi phát giác tôi quá tham lam, quá chiếm hữu, thuộc tình dục, và mọi chuyện của nó, quyến luyến, cùng tất cả những phức tạp của quyến luyến, sợ hãi, ghen tuông, lo âu, thù hận; trong từ ngữ đó tất cả điều này được chứa đựng. Đúng chứ, thưa các bạn? Các bạn đang theo sát tất cả điều này? Chúng ta đang cùng nhau theo sát điều này, hay tôi chỉ đang nói chuyện một mình đây?

Người hỏi: Thưa ông, ông đã trình bày rằng sự cảnh giác được cần đến để thấy những sự việc này. Nhưng làm thế nào tôi có thể giúp đỡ sự cảnh giác này đủ mãnh liệt để thấy?

Krshnamurti: Bạn không thể giúp đỡ nó. Thưa bạn, tại sao bạn là một người khoa học? Bạn muốn là người khoa học. Bạn trải qua nhiều năm. Tôi không biết bạn mất bao nhiêu năm để trở thành người khoa học, và thậm chí bạn sẽ không dành ra năm phút cho điều này. Tôi nghĩ khi hỏi, nếu tôi được phép vạch ra đầy tôn trọng, khi hỏi làm thế nào, là để yêu cầu một hệ thống. Đúng chứ? Và chắc chắn một hệ thống có một chất lượng hủy hoại có sẵn trong nó, một vô-trật tự và phần còn lại của nó. Vậy là trong sự liên hệ tôi khám phá về chính tôi. Đúng chứ?

Và câu hỏi kế tiếp là: sự chú ý là gì và sự tập trung là gì? Bạn đang theo sát tất cả điều này, nó gây hứng thú bạn, tất cả điều này? Đừng lịch sự, tôi không hiểu liệu tôi có thể tiếp tục.

Người hỏi: Chúng ta có thể quay lại một điểm chúng ta đã nói, sự tham lam trong vô số sự việc, và cố gắng thay đổi nó. Đó là trong nội dung của thay đổi cảm xúc hay thay đổi sự thành tựu của nó? Ông nói ông là tham lam, ông có ý rằng ông có những cảm xúc. Nó giống như ông có thể loại trừ sự thành tựu nhưng vẫn còn có cảm giác.

Krishnamurti: Không, đó là một vấn đề khác. Cảm giác của tham lam là gì? Chiếm hữu. Đúng chứ? Bạn có một ngôi nhà tuyệt vời, tôi cũng muốn loại nhà như thế.

Người hỏi: Vậy thì đó là cảm xúc, mong muốn. Vậy thì ông ra ngoài và mua nó.

Krishnamurti: Vâng, ở đây nước Mỹ, nó như thế, mua, mua, mua.

Người hỏi: Mua vì hưởng thụ!

Krishnamurti: Đúng. Tiếp theo tôi phải tìm hiểu câu hỏi của tập trung và chú ý. Tập trung là gì?

Người hỏi: Tập trung hàm ý sự loại trừ.

Krishnamurti: Hãy thâm nhập nó, thưa bạn, hãy theo dõi nó cẩn thận. Trong một trường học, đứa trẻ được giáo viên bảo tập trung – đừng để suy nghĩ của bạn chạy theo cùng bạn, đừng nhìn ra ngoài cửa sổ – bạn theo kịp chứ? Nếu bạn là một người Thiên chúa giáo sùng đạo bạn tập trung vào Jesus, vào Christ, hay vào bất kỳ ai. Nếu bạn là một người Ấn độ, bạn cũng làm cùng sự việc với những cái tên khác. Chúng ta là những nô lệ cho những cái tên. Đúng chứ, thưa các bạn? Vì vậy, tập trung hàm ý sự loại trừ. Tôi đang tập trung nhưng tư tưởng cứ liên tục lang thang, thế là tôi phải kiểm soát nó. Đúng chứ, thưa các bạn? Và vậy thì câu hỏi kế tiếp là: ai là người kiểm soát? Người kiểm soát là vật được kiểm soát. Tôi không hiểu liệu bạn thấy điều này? Đúng chứ, thưa các bạn?

Người hỏi: Được kiểm soát – ông có ý được kiểm soát bởi những ham muốn của anh ấy?

Krishnamurti: Không, thưa bạn. Người quan sát là vật được quan sát.

Người hỏi: Một việc tôi cảm thấy bị bắt buộc phải phản đối như một người Thiên chúa giáo – ông đề cập rằng Những người Thiên chúa giáo tập trung vào Christ, và mặc dù tôi cố gắng là một người Thiên chúa giáo chắc chắn tôi không là một người hoàn hảo, nhưng một niềm tin trong Thiên chúa giáo là rằng người ta không tập trung vào một cá thể. Và một việc mà tách rời Thiên chúa giáo khỏi những tôn giáo khác là rằng nó vị tha nhiều hơn. Thay vì tập trung vào cái ngã, Thiên chúa giáo tập trung ra phía bên ngoài, hy sinh mình cho những người khác.

Krishnamurti: Nhiều vị tha hơn, như bạn giải thích nó . . .

Người hỏi: Tôi nghĩ có một lan tỏa của cảm thông cho tất cả nhân loại.

Krishnamurti: Thưa bạn, chúng ta hãy đừng đề cập đến tánh vị tha. Lúc này, chúng ta đang cố gắng tìm ra thiền định và tánh sáng tạo là gì. Chúng ta có thể nói về những hình thức khác nhau của những tôn giáo, chúng được sắp xếp vào chung bởi tư tưởng, không có nghi ngờ gì về điều đó. Tất cả những lễ nghi, tất cả những giáo điều, tất cả những niềm tin và tất cả điều đó, được sắp xếp vào chung bởi tư tưởng.
Người hỏi: Có lẽ tôi không được sáng tỏ cho lắm.

Người hỏi: Làm ơn, chúng ta không tìm hiểu tôn giáo.

Người hỏi: Tôi không đang cố gắng bảo vệ một quan điểm.

Người hỏi: Không, chúng ta hãy bám vào một chủ đề. Được chứ?

Người hỏi: Tôi nghĩ điều này liên quan đến chủ đề. Sự khác biệt giữa cái ngã và sự phản ảnh là gì?

Krishnamurti: Hãy tha thứ cho tôi vì đã đề cập đến Christ.

Vậy là chúng ta đang nói về sự tập trung. Tập trung hàm ý hướng toàn năng lượng của bạn vào một vấn đề đặc biệt, đó là tư tưởng đang cố gắng tập trung vào cái gì đó. Nhưng tư tưởng cũng không mục đích, luôn luôn lang thang. Vì vậy người ta phải hiểu rõ, nếu người ta thực sự quan tâm đến tất cả điều này, xung đột là gì, tại sao sau hàng ngàn năm những con người đã sống trong xung đột liên tục? Nó dường như bình thường và bạn sẽ nói, ‘Vâng, rất cần thiết phải có xung đột để tiến bộ’. Sự tiến bộ là gì? Chúng ta đang tiến bộ? Có lẽ thuộc công nghệ, các bạn đang tiến bộ kinh ngạc. Ngược lại thuộc tâm lý liệu chúng ta đang tiến bộ? Dĩ nhiên không. Chúng ta là gì chúng ta đã là trong suốt bốn mươi ngàn năm hay nhiều hơn. Vì vậy tôi phải hiểu rõ sự tập trung là gì, mà có nghĩa sự loại trừ, mà có nghĩa tôi sống cuộc sống của tôi đang loại trừ mọi thứ, đang lẩn tránh mọi thứ, đang kháng cự mọi thứ. Bạn theo kịp chứ, thưa bạn? Vì vậy có trận chiến liên tục. Và bộ não trong xung đột tự-làm kiệt quệ chính nó, tự-làm mất hết năng lượng của nó. Đúng chứ? Đồng ý chứ? Điều này hiển nhiên, hợp lý. Vì vậy liệu có thể sống không-xung đột? Bạn hiểu rõ chứ, thưa bạn? Bạn hiểu rõ chiều sâu của thiền định, điều gì được hàm ý? Liệu có thể sống không-xung đột? Người nói khẳng định, có. Người nói khẳng định, tôi không đang khoe khoang, ông ta không đang khoe khoang hay đang cố gắng là một mẫu mực – ông ta kinh hãi về những việc vớ vẩn này – ông ta nói, vâng, điều đó có thể được, ông ta đã thực hiện nó. Sự tập trung là gì? Tại sao có sự phân hai trong chúng ta? Nói một điều và làm một điều khác, trái ngược với điều gì bạn đã nói. Và tôi tham lam, mà là một mâu thuẫn. Đúng chứ, đồng ý chứ, thưa bạn? Vì vậy trong chúng ta luôn luôn có sự phân hai đang vận hành. Vì vậy sự phân hai là nguyên nhân của xung đột. Liệu có sự phân hai?

Người hỏi: Có sự phân hai trong . . .

Krishnamurti: Chỉ lắng nghe một chút xíu. Chúng ta phải chấm dứt. Liệu có sự phân hai? Có sự phân hai; bạn là một phụ nữ, tôi là một đàn ông. Tôi cao bạn thấp, hay bạn cao tôi thấp, hay tôi da trắng bạn da đen và vân vân; có sự phân hai. Có mặt trời mọc, mặt trời lặn, tối sáng; có sự phân hai. Nhưng thuộc tâm lý, liệu có sự phân hai, hay chỉ có ‘cái gì là’? Bạn hiểu chứ, thưa bạn? Chỉ có bạo lực, không có sự đối nghịch của nó. Sự đối nghịch của nó là không-thực sự, nhưng chúng ta đã biến sự đối nghịch thành thực sự. Và thế là có sự phân hai. Tôi không hiểu liệu bạn đang theo sát tất cả điều này. Thiên đàng và địa ngục, quỷ dữ và thiên thần, bạn biết toàn chuyển động tâm lý của sự phân hai mà chúng ta đang trình bày. Và chúng ta đang nói, người nói đang nói, không có sự phân hai thuộc tâm lý, chỉ có ‘cái gì là’. Và nếu có sự hiểu rõ của ‘cái gì là’ vậy thì không có sự phân hai. Và vì vậy có sự kết thúc của tất cả xung đột thuộc tâm lý. Bởi vì thiền định hàm ý năng lượng vô hạn được cần đến, không phải đang ngồi trong một ngõ ngách ngốc ngếch nào đó và đang lặp lại cái này hay cái kia. Có một câu chuyện vui của một thiền sư, thông minh và mọi loại sự việc đó, và một môn đệ đến gặp ông, ngồi bắt chéo chân trước mặt ông và nhắm mắt lại. Và thiền sư hỏi, ‘Người bạn của tôi, bạn đang làm gì đó’. ‘Đang tham thiền, thưa thầy’. Thiền sư hỏi, ‘Ồ, đó là như thế hay sao?’ Tiếp theo ông nhặt hai hòn đá, thiền sư nhặt hai hòn đá và mài vào nhau. Tiếng ồn đánh thức người môn đệ, và anh ấy hỏi, ‘Thưa thầy, thầy đang làm gì vậy?’ ‘Ta đang có gắng làm một cái gương từ hai hòn đá này’. Và người môn đệ nói, ‘Thưa thầy, thầy có thể mài hai hòn đá vào nhau đến hết đời và thầy sẽ không bao giờ làm được một cái gương.’ Và thế là thiền sư trả lời, ‘Con có thể ngồi như thế đến hết đời của con . . .’!

Vậy là sự tập trung. Tiếp theo sự chú ý là gì? Trong sự tập trung luôn luôn có một trung tâm. Đúng chứ? Trung tâm là ‘cái tôi’ – tôi đang tập trung. Tôi không biết liệu bạn đang theo sát tất cả điều này. Sự tập trung nhấn mạnh ‘cái tôi’, cái ngã. Và sự chú ý không có trung tâm gì cả. Khi tôi đang chú ý có chú ý. Nó không là ‘tôi đang chú ý’. Vì vậy khi có sự chú ý trung tâm cùng chu vi của nó, cùng bán kính của nó, cùng mở rộng của nó và vân vân, không có gì cả. Và từ đó chúng ta phải tìm hiểu một bộ não yên lặng là gì. Chúng ta đã đặt nền móng; đó là, muốn hiểu rõ về chính người ta thật trọn vẹn phải không có sợ hãi, thuộc tâm lý, không sợ hãi gì cả. Trái lại sợ hãi sẽ tạo tác tất cả mọi loại ảo tưởng.

Người hỏi: Ông đã nói về cái trí và bộ não, và ông đã phân biệt rất cẩn thận giữa chúng.

Krishnamurti: Tôi đang tới đó, thưa bạn. Tôi đang thở đã, thưa bạn, xin lỗi! Nơi nào có sự chú ý có sự yên lặng. Nhưng sự yên lặng đó giống như một ngọn lửa. Bạn hiểu chứ? Sinh động, đang đốt cháy – không phải đang đốt cháy bất kỳ thứ gì, nó giống như mặt trời, vân vân. Vì vậy chú ý có nghĩa sự kết thúc hoàn toàn của cái ngã. Bạn thử nó, khi bạn đang chú ý bạn đã quên bẵng chính bạn, không có cái ngã. Cái ngã tồn tại chỉ khi nào không có chú ý, khi có không-chú ý. Tình yêu là chú ý. Tôi không biết liệu bạn thấy. Không tình dục, không vui thú, không ham muốn, mà những người Mỹ đã rút xuống thành tình dục, vui thú và tất cả điều đó. Vì vậy chú ý có nghĩa yên lặng và yên lặng đó là tình yêu. Nếu không có tình yêu không có gì cả.

Vậy là tiếp theo người ta hỏi: liệu có bất kỳ cái gì thiêng liêng, mà tư tưởng đã không tiếp xúc được? Bạn hiểu chứ? Liệu tất cả sống là một tiến hành vật chất? Tôi không biết bất kỳ điều gì về Thượng đế, tôi sẽ không sáng chế Thượng đế, bạn hiểu chứ? Khi không có sợ hãi, không có sự sáng chế Thượng đế, nguồn gốc của mọi sự vật. Chúng ta sẽ tìm ra nguồn gốc của mọi sự vật khi tuyệt đối không có sợ hãi, và sự ham muốn có bất kỳ thanh thản, an toàn. Đúng chứ? Bởi vì tất cả chúng là ảo tưởng. Bạn hiểu chứ? Vì vậy khi bộ não hoàn toàn yên lặng, và có năng lượng lạ thường đó, bởi vì lúc này nó đã không còn huyên thuyên – làm ơn tất cả điều này đều hợp lý, thông minh, có lý luận, nó không là loại rác rưởi ngoại lai của Ấn độ nào đó! Tôi đã được nuôi nấng, khi tôi rời Ấn độ lúc chín tuổi. Người nói đã không đọc bất kỳ quyển sách tôn giáo nào, hay bất kỳ triết lý nào, hay bất kỳ tâm lý nào. Bạn có lẽ nói, ‘Ông là một người kỳ dị’. Một kỳ dị thuộc sinh học, tôi không là như thế.

Vậy là khi bộ não tuyệt đối yên lặng, và vì vậy trống không những hình ảnh, và nó đã có năng lượng đó, và liệu có bất kỳ cái gì thiêng liêng, mà có nghĩa liệu có bất kỳ cái gì mà tư tưởng, con người, trong nỗ lực của anh ấy, trong tìm kiếm của anh ấy, trong xung đột của anh ấy, trong đau khổ của anh ấy, trong những hy vọng cho cái gì đó của anh ấy. Bạn hiểu chứ? Bạn hiểu rõ tất cả điều này, thưa bạn? Vậy thì nếu anh ấy hy vọng anh ấy sẽ tạo tác, anh ấy sẽ chiếu rọi từ hy vọng của anh ấy cái gì đó mà anh ấy mong muốn cực độ. Vì vậy đó là một lừa dối. Tất cả điều này hàm ý một thấu triệt. Thấu triệt không là kết quả của sự hồi tưởng. Nếu nó được đặt nền tảng trên sự hồi tưởng nó chỉ là một tiếp tục khác của ký ức, tư tưởng. Vì vậy thấu triệt không liên quan đến tư tưởng, ký ức, trải nghiệm và thời gian, cái gì đó trong một lóe sáng mà bạn thấy toàn sự việc. Điều này xảy ra cho tất cả các bạn; nếu các bạn là những người khoa học, thấu triệt đó là từng phần. Tha thứ cho tôi khi phải nói như thế. Giống như một họa sĩ, nó là từng phần. Chúng ta đang nói về thấu triệt như một chuyển động tổng thể. Làm ơn, đây không là những từ ngữ. Dù sao chăng nữa đối với tôi, nó không là những từ ngữ.

Vì vậy liệu có cái gì đó vượt khỏi thời gian, vượt khỏi đo lường, vượt khỏi tất cả những thôi thúc, những ham muốn của con người và vân vân. Nếu người ta tìm được điều đó, sống có một ý nghĩa lạ thường. Được chứ, thưa bạn? Người nói khẳng định rằng có. Tôi có thể chứng thực nó. Lúc này, ‘cái này’ là thiền định và từ đó là sáng tạo. Tình yêu, từ bi, có thông minh riêng của nó và từ bi, tình yêu, thông minh đó là sáng tạo. Bởi vì sáng tạo của nó không tạo ra hủy diệt ở một phía, xây dựng ở phía khác. Tôi không hiểu liệu tôi đã trình bày rõ ràng hay chưa?

Và có câu hỏi cuối cùng: ‘Nếu ông là giám đốc của phòng thí nghiệm này, cùng trách nhiệm bảo vệ quốc gia, và công nhận cách mà những sự vật là, làm thế nào ông sẽ điều hành những hoạt động của phòng thí nghiệm và sự nghiên cứu?’ Cám ơn Chúa, tôi không là giám đốc! Nhưng nếu tôi là, liệu tôi sẽ đưa ra câu hỏi đó? Liệu câu hỏi đó là một câu hỏi đúng?

Người hỏi: Nó là một câu hỏi mà đang cố gắng tìm ra một liên kết giữa những lý thuyết của ông và những tin tưởng về nhân loại của ông và điều gì tất cả chúng tôi đang cố gắng thực hiện, và những vấn đề hàng ngày thực tế đang tồn tại.

Krishnamurti: Đúng, thưa bạn. Những vấn đề hàng ngày: kiếm sống, tình dục, có con cái, hay không có con cái, thiên hướng, mà bây giờ đang trở thành bắt chước, những vấn đề hàng ngày của cãi cọ, bất mãn, đau khổ, tổn thương, phiền muộn. Đây là sự tồn tại hàng ngày của chúng ta. Và bộ não của chúng ta được đào tạo từ niên thiếu để giải quyết những vấn đề. Và chúng ta đang nói, giải pháp ngăn cản sự hiểu rõ về vấn đề. Tìm kiếm một giải pháp ngăn cản sự hiểu rõ về một vấn đề. Xin lỗi, bởi vì những bộ não của chúng ta được đào tạo đến những giải pháp. Tôi có một vấn đề với người vợ của tôi, và tôi sẽ hỏi, ‘Giải pháp là gì?’ Ly dị, đi đến một luật sư, hay điều chỉnh, hay chạy trốn. Bạn biết mọi loại vớ vẩn. Nhưng vấn đề là gì – những khẳng định của tôi, những ước mơ, thành tựu của tôi, và những vấn đề của cô ấy. Chúng ta hãy hiểu rõ điều đó, bàn luận nó, chấm dứt nó. Nhưng nếu tôi đang tìm kiếm một giải pháp, tôi không bao giờ thẩm thấu nghi vấn. Nguyên nhân của vấn đề có thể được kết thúc không qua một giải pháp nhưng do bởi sự hiểu rõ về chính vấn đề. Xin lỗi, điều này đòi hỏi nhiều năng lượng.

Vậy là câu hỏi là: nếu tôi là giám đốc – nó là câu hỏi sai bởi vì đáng ra câu hỏi này phải được đưa ra ngay từ khởi đầu, không phải lúc này – ngay từ khởi đầu của giết chết con người, một con người đang giết chết một con người khác nhân danh tôn giáo, nhân danh quốc gia, nhân danh Thượng đế, nhân danh vua chúa, nhân danh hoàng gia, quốc gia của tôi chống lại quốc gia của bạn, học thuyết của tôi chống lại học thuyết của bạn, tôi là một người tôn sùng Marx – tôi không là – tôi là người tôn sùng Lenin, và một người khác là Thiên chúa giáo, và thế là chúng ta đánh nhau. Đó là nghi vấn thực sự, không phải tại khúc cuối của tất cả điều này, tôi nên làm gì? Chúng ta đã tạo ra thế giới này. Chúng ta đã phân chia thế giới – bạn là một người Thiên chúa giáo, tôi là một người da đen, bạn là một người da trắng, bạn thuộc dòng giống da trắng, tôi là người Trung quốc, hay bất kỳ người nào. Chúng ta đã tách rời, đã đánh nhau từ khởi đầu của thời gian. Và văn minh phương Tây đã tàn sát nhiều người hơn bất kỳ văn minh nào. Đây là một sự kiện, tôi không chống đối nó, hay ủng hộ nó.

Thưa bạn, một nhóm người giống như các bạn ở Los Alamos, đã dành thời gian của các bạn cho sự hủy diệt, và cũng vậy một số trong các bạn làm những công việc khác – kỹ thuật laser, tia sáng mặt trời. Bạn biết tất cả việc đó. Bạn đang tạo lợi ích ở một phía, nhiều lợi ích, ở phía khác bạn đang hủy diệt mọi con người trên quả đất bởi vì bạn đã công nhận quốc gia của tôi, trách nhiệm của tôi, phòng vệ của tôi. Và những người Nga đang nói chính xác cùng sự việc ở bên kia. Ấn độ đang nói cùng sự việc, mà nghèo đói cực kỳ, đang chạy đua vũ trang. Vì vậy đáp án cho việc này là gì? Đáp án cho nó, thưa bạn, đối với tôi, tôi có lẽ sai lầm, bạn sẽ sửa chữa sau. Như một nhóm người mà cùng nhau tập họp ở Los Alamos vì một mục đích, và nếu một nhóm người khác mà nói, nhìn kìa, chúng ta hãy quên đi tất cả chủ nghĩa quốc gia, tất cả những tôn giáo, chúng ta hãy, như những con người giải quyết vấn đề này, làm thế nào sống cùng nhau mà không hủy diệt. Nếu chúng ta trao thời gian cho điều đó, một nhóm của những con người tuyệt đối hiến dâng mà quan tâm đến tất cả những vấn đề chúng ta đang bàn luận; vậy thì có lẽ cái gì đó mới mẻ có thể xảy ra.

Thưa bạn, chúng ta chưa bao giờ đối diện với chết. Oppenheimer, ông ấy biết tiếng Phạn, ông ấy đã nói, ‘Tôi đã trở thành chết’. Bạn biết điều đó rất rõ. Và chúng ta cũng không hiểu rõ chết – mà tôi không có thời gian tìm hiểu nó lúc này. Nhưng chúng ta đã trở thành những người hủy diệt, và cũng vậy cùng lúc lại gây lợi ích cho những con người. Đúng chứ, thưa bạn? Làm ơn, tôi không đang yêu cầu bạn thực hiện bất kỳ điều gì, tôi không là một người tuyên truyền. Nhưng bây giờ thế giới giống như thế này. Không ai đang suy nghĩ về một tầm nhìn toàn cầu, một cảm thấy toàn cầu cho tất cả nhân loại – không phải quốc gia của tôi, vì Chúa.

Thưa bạn, nếu bạn đi quanh thế giới, như người nói đã từng đi, bạn sẽ khóc than cho suốt phần còn lại thuộc sống của bạn. Chủ nghĩa hòa bình là một phản ứng đối với chủ nghĩa quân phiệt. Đó là tất cả. Người nói không là một người theo chủ nghĩa hòa bình. Ông ta nói, chúng ta hãy quan sát nguyên nhân của tất cả điều này, khởi đầu của tất cả điều này. Và nếu nguyên nhân ở đó, nếu tất cả chúng ta đều cùng nhau thấy, nguyên nhân, vậy là sự việc được giải quyết. Nhưng nếu mỗi người chúng ta đều có những quan điểm khác nhau về nguyên nhân và bám chặt vào quan điểm của anh ấy, lý lẽ thuộc lịch sử của anh ấy.

Vậy là, thưa các bạn, nó đó kìa.

Người hỏi: Tôi nghĩ ông đã thuyết phục chúng tôi . . .

Krishnamurti: Tôi không đang thuyết phục bạn về bất kỳ điều gì cả.
Người hỏi: Hoàn toàn đúng. Từ sự yên lặng của khán giả, tôi nghĩ chúng tôi đã thấy rằng dường như ông đã cho chúng tôi năng lượng để hiểu rõ và trân trọng vấn đề.

Krishnamurti: Không, thưa bạn, không phải tôi.

Người hỏi: Nhưng điều gì tôi có ý là rằng khi một lần chúng tôi thực sự cố gắng hiểu rõ điều này và làm cái gì đó trong phương hướng đó, trong chừng mực nào đó chúng tôi dường như không có đủ năng lượng cần thiết. Vì vậy chúng tôi vẫn không thể có nhiều tiến bộ như tất cả chúng tôi đều muốn, nhưng tôi muốn nghe một vài nhận xét từ ông về vấn đề nó là gì mà thực sự đang ngăn cản chúng tôi. Chúng tôi có thể thấy nó, chúng tôi có thể thấy ngôi nhà đang cháy, nhưng vẫn vậy chúng tôi không thể làm bất kỳ việc gì để dập tắt đám cháy đó.

Krishnamurti: Ngôi nhà đang cháy, chúng ta nghĩ nó hiện diện ở ngoài đó, nó ở đây. Thưa bạn, trước tiên chúng ta phải đặt ngôi nhà của chúng ta trong trật tự. Xin lỗi chúng ta đã nói chuyện. Họ đang nhìn đồng hồ!

Tháng 2-2010

SÁCH DO DỊCH GIẢ ÔNG KHÔNG DỊCH
1-Sổ tay của Krishnamurti

Krishnamurti’s Notebook
2-Ghi chép của Krishnamurti

Krishnamurti’s Journal
3-Krishnamurti độc thoại

Krishnamurti to Himself
4-Bàn về giáo dục

On Education
5-Bàn về liên hệ

On Relationship
6-Thư gửi trường học

Letters to Schools
7-Nói chuyện cuối cùng 1985 tại Saanen

Last Talk at Saanen 1985
8-Nghĩ về những việc này

Think on these things
9-Ngẫm nghĩ cùng Krishnamurti

Daily Meditation with Krishnamurti
10-Thiền định 1969

Meditaion 1969
11-Bàn về Thượng đế

On God
12 –Tương lai là ngay lúc này

The Future is now
13 – Bàn về sống và chết

On living and dying (2-2009)
14- Bàn Về Tình Yêu và Sự Cô Độc

15- Bàn Về Xung Đột, J. Krisnamurti
On Conflict
16 – Sự thức dậy của thông minh (Tập I/II)

The Awakening of Intelligence
17 – Bàn về sợ hãi (7-2009)

On Fear
18 - Bàn Về Học Hành Và Hiểu Biết

19- Vượt Khỏi Bạo Lực

Beyond Violence
20 – Sự thức dậy của thông minh (Tập II/II)

The Awakening of Intelligence
21 - Nghi Vấn Không Đáp Án

21 – Sống chết của Krishnamurti [2009]
The Life and Death of Krishnamurti
A Biography by Mary Lutyens

Đón xem:

23 – Đoạn kết của thời gian
The Ending of Time [đang dịch]
24 – Tự do đầu tiên và cuối cùng
The First and Last Freedom [đang dịch]
25 – Tương lai của nhân loại [đang dịch]
The Future of Humanity
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2024(Xem: 718)
Quyết Định v/v Tổ Chức Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 23 cuối năm 2025 của Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL
01/11/2024(Xem: 496)
Quý Phật tử (bất bộ phái: theo Nam Tông, Phật Giáo Nguyên Thủy, theo Bắc Tông, hay Tịnh Độ Tông, Mật Tông vv) với lòng tin chân thành, nhất tâm hướng về Như Lai và Pháp của Như Lai, không một chút phân vân, không một chút nghi ngờ về Như Lai và Pháp của Như Lai, thời sẽ vui như hội trăng rằm quanh năm vì Chân Pháp của Thế Tôn là Pháp Quang, vượt xa ánh sáng mặt trời, mặt trăng, tỏa rạng khắp nơi, làm cho khai ngộ, mang lại niềm hỷ lạc cho bất kể hữu tình nào với tâm hân hoan tín thọ, và pháp thọ. Trong kho tàng Pháp Bảo đồ sộ của bậc Thiện Thệ, Bát Trai Giới thanh tịnh dù chỉ trong một ngày một đêm, sẽ mang lại công đức không thể luận bàn cho bất kể Quý Pháp hữu nào hân hoan tín thọ, vì với công đức chân thật này, sẽ tái sanh lên cõi trời, một trong sáu tầng trời dục giới, hoặc sẽ tái sanh về Tây Phương Cực Lạc tùy theo tâm nguyện của họ.
05/08/2024(Xem: 1796)
Hằng năm mỗi độ hè về, báo hiệu một mùa tu học của các Phật tử ở Âu Châu, cũng như toàn thế giới nếu có cơ hội và phước duyên để tham dự cũng đều quy tụ về. Năm nay điểm hội tụ cho hơn 1000 học viên được tuyển chọn là xứ Na Uy, nơi được mệnh danh là "Xứ lạnh tình nồng". Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 35 tại Liên Hoa Đạo Tràng Na Uy ở Oslo bắt đầu từ ngày 15 tháng 7 và kết thúc vào ngày 24 tháng 7 năm 2024, với ngày cuối là đi du ngoạn thắng cảnh của thủ đô Oslo.
31/07/2024(Xem: 666)
Vào lúc 8:30 sáng ngày 27/7/2024, Khóa tu “Sen Ngát Trời Tây” đã được khai mạc tại hội trường James Lick High School, 57 N. White Road, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ do Chánh Hạnh Foundation, Pháp Hội San Jose và một số Phật tử tín tâm tổ chức.
26/07/2024(Xem: 614)
Từ lâu, tôi luôn tự xưng mình là Phật Tử thuần thành. Cũng đúng thôi, vì từ bé tôi đã biết theo mẹ đi chùa, từng quy y Tam Bảo, thọ Ngũ Giới, còn tham gia Gia Đình Phật Tử với... chức vụ “Chim Oanh Vũ” nữa. Lớn lên cũng thường đi chùa, tham dự nhiều khóa tu, nghe Pháp, đặc biệt nhất là theo đuổi được 30 khóa của các Khóa Tu học Âu Châu tổ chức hằng năm, mỗi năm mười ngày chứ ít sao. Nói chung, như thế hẳn cũng đáng được gọi là thuần thành, và như thế theo cách giải thích của Phật Giáo, tôi là cư sĩ! Mà đã mang danh cư sĩ, ắt phải luôn tinh tấn tu tập và ý thức bổn phận, trách nhiệm hỗ trợ Phật giáo. Nhưng tu tập và hỗ trợc cách nào cho đúng nghĩa đem an lạc cho mình và cho người khác, đó là điều mà mỗi người Phật tử phải luôn biết học hỏi, vận dụng kinh nghiệm từ thực tế.
14/07/2024(Xem: 1563)
Trong cuộc sống hiện nay, sự đa chiều và phức tạp của xã hội từ các mạng lưới truyền thông đã làm ảnh hưởng tâm trí của con người rất nhiều. Sức chứa từ não bộ thì giới hạn mà chúng ta lại ôm vào nhiều thông tin quá tải đã đưa chúng ta đến việc căng não, stress, áp lực và từ đó chúng ta sinh ra sự cáo gắt, trầm cảm, giận vô cớ, khổ đau từ những việc không đâu. May mắn thay, Thiền đã xuất hiện. Thiền Thực Nghiệm giúp đưa chúng ta tìm lại được những khoảnh khắc bình yên cho THÂN và TÂM. Ngoài ra, Thiền còn mang lại năng lượng tích cực tuyệt vời mà chỉ khi nào chính chúng ta cùng ngồi lại thật sự với năng lượng đó trong một lớp học hay khóa tu trọn vẹn, thì mỗi chúng ta mới “cảm” được hết cái năng lượng ấm áp đó từ Thiền tập.
28/06/2024(Xem: 2037)
Bố thí và cúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát. Suốt cuộc đời Đức Phật, ngài đã sống bằng phẩm vật cúng dường. Tương tự, sự phát triển của Phật giáo lan rộng khắp thế giới và được hộ trì cho tới giờ cũng là nhờ phẩm vật cúng dường của đàn na thí chủ. Do vậy, bài này được viết để mời nhau giữ hạnh bố thí và cúng dường.
10/06/2024(Xem: 641)
Có nhiều độc giả thắc mắc là nói về một đời người, thẩm định về sự thành công của một con người, với người thế gian thì họ nhìn sự thành công qua uy tín, qua tài sản lớn, địa vị lớn, có nhà cao cửa rộng, có vợ đẹp, có chồng hiền, có con ngoan thì đó là sự thành công của một đời người, còn đối với người xuất gia tu hành từ nhỏ cho đến khi lên đến Thượng Tọa hay Hòa Thượng thì xin HT cho Đại chúng biết sự thẩm định của một đời tu là như thế nào? Nhận xét qua những nét nào để mà mình đánh giá một con người thành công theo cái nhìn của một nhà chân tu Phật học, để biết đó là 1 vị thành công trên con đường tu, kính bạch HT.
03/05/2024(Xem: 729)
Thông Báo V/v An Cư Kiết Hạ năm 2024 của Giáo Hội Âu Châu
15/09/2023(Xem: 9141)
Như đã trình bày ban đầu, chương trình Học Phật Trong Mùa Đại Dịch là phần ôn lại một loạt kinh được tụng và giảng vào lúc Dịch Covid 19 bùng phát và lan tràn khắp thế giới, tức vào đầu tháng Hai năm 2020, do chùa chiền bị đóng cửa hoặc hạn chế sinh hoạt nên Đạo Tràng của chúng ta đành phải sinh hoạt qua mạng internet, với lập trình Zoom. Cho đến sau Hè 2022 chúng ta mới trở lại sinh hoạt bình thường ở chùa. Để mở đầu cho chương trình ôn tập này, chúng ta đã học xong bài Kinh Châu Báu, tiếp đến là bài Kinh Phổ Môn mà Nhật Duyệt hân hạnh xin trình bày lại cùng các bạn đồng tu trong Đạo Tràng An Lạc, chùa Trúc Lâm Paris, cũng như toàn thể các độc giả bốn phương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]