Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối thoại 16 – Trật tự và Sự Hình thành Ý tưởng

15/07/201114:24(Xem: 4090)
Đối thoại 16 – Trật tự và Sự Hình thành Ý tưởng

J. KRISHNAMURTI
TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH MẠNG
TRADITION AND REVOLUTION
Lời dịch: Ông Không
Tháng 7 - 2011

Madras, 1971

Đối thoại 16

TRẬT TỰ VÀ HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG

Madras, ngày 8 tháng 1 năm 1971

N

gười hỏi A:Cản trở lớn nhất đối với sự nhận biết là ý tưởng. Sự khác nhau giữa sự kiện và ý tưởng về một sự kiện là gì?

Krishnamurti: Những người chuyên môn hiểu sự nhận biết, thấy, sự kiện như thế nào?

R:Trong Vedanta, nó được nói rằng ý thức hành động qua những cơ quan thuộc giác quan. Nó thấy một vật. Ý thức thâu nhận hình dạng của vật đó. Nó giống như nước đang thâu nhận hình thể của con tàu. Đó là sự nhận biết.

Krishnamurti:Sự nhận biết, thấy, đối với bạn là gì? Bạn thấy cái tủ, bạn có hình ảnh của cái tủ, vì vậy, công nhận nó như cái tủ. Khi bạn thấy món đồ đạc đó, liệu bạn có hình ảnh trước hay bạn thấy trước, có hình ảnh rồi sau đó công nhận?

R:Ngay tức khắc hình ảnh nảy sinh, rồi sau đó chúng ta gọi nó là một cái tủ.

A:Có thấy và đặt tên ngay tức khắc.

Krishnamurti: Vì vậy tôi không có hình ảnh trước. Có thấy, liên tưởng, công nhận, đặt tên. Tôi không bắt đầu bằng đặt tên, hình ảnh. Điều đó khá dễ dàng. Tôi thấy bạn sáng nay, tôi đã thấy bạn ngày hôm qua và, thế là, có một hình ảnh của bạn. Vì vậy hình ảnh đó là bạn. Liệu có một khác biệt giữa sự vật thuộc vật chất của sự nhận biết và hình ảnh thuộc tinh thần của sự nhận biết?

A:Có một khác biệt giữa hai. Một cái thuần túy là một hình ảnh của một hình thể như trong trường hợp của một vật, cái còn lại là một hình ảnh được tạo tác bởi những phản ứng, mà không chỉ là hình dáng và hình thể.

Krishnamurti: Hãy đưa ra một ví dụ. Bạn thấy một con rắn. Những tế bào não bị quy định đến những con rắn; chúng biết rằng con rắn là nguy hiểm. Bộ não bị quy định từ thời niên thiếu đến sự nguy hiểm của một con rắn và thế là nó phản ứng. Đứa trẻ, vì không biết sự nguy hiểm, có lẽ không phản ứng, nhưng người mẹ hiện diện và chỉ rõ sự nguy hiểm của nó.

Cái tủ, bức tranh, sự đặt tên về nó, đã hình thành một bức tranh trong những tế bào não. Thế là, tôi nói nó là một cái tủ. Những tế bào não đã bị quy định bởi một môi trường sống đặc biệt để gọi nó là một cái tủ.

A:Vì vậy, vấn đề là, trước khi thấy sự kiện, ý tưởng về sự kiện nảy sinh mà có lẽ không nhất thiết là sự kiện.

Krishnamurti: Bạn đang nói rằng có bạo lực, người ta cảm thấy tức giận, sau đó đặt tên của cảm thấy và đặt tên là củng cố quá khứ?

A:Tôi gặp người em của tôi. Em ấy đã cãi cọ với tôi và tôi cảnh giác khi tôi gặp lại em ấy lần sau. Vì vậy tôi không thể thấy em ấy ngay tức khắc. Tôi chỉ thấy ý tưởng.

R: Những tế bào não mang hình ảnh của sự tổn thương.

Krishnamuri: Có bạo lực, tức giận. Tại khoảnh khắc của tức giận, không có sự đặt tên. Một giây sau, tôi gọi nó là tức giận. Sự đặt tên của cảm thấy đó như tức giận là ghi lại sự kiện đó và củng cố quá khứ, ký ức, mà đã công nhận cảm thấy đó như tức giận.

R:Đây là cái gì đó mà khác biệt sự đặt tên.

Krishnamurti:Chúng ta đang đến đó. Có cái tủ, có con người,tiếp theo tất cả những phản ứng thuộc cảm xúc. Người ta tức giận, tại khoảnh khắc tức giận không có đặt tên, một giây sau có đặt tên.

Tại sao chúng ta đặt tên? Tại sao chúng ta nói ‘tôi tức giận’? Tại sao có nhu cầu để diễn tả nó thành những từ ngữ? Hay nó chỉ là thói quen; một phản ứng ngay tức khắc?

A:Một hệ thống phòng vệ bắt đầu. Chính sự công nhận đang tạo ra một tình huống mà nói ‘Tôi không muốn tham gia vào xung đột.’

Krishanamurti: Đó là một phần của nó – sự đặt tên như một qui trình của tự-phòng vệ. Tại sao người ta đặt tên một phản ứng đặc biệt?

R:Nếu không, người ta sẽ không cảm thấy rằng người ta đang tồn tại.

Krishnamurti: Tại sao chúng ta đặt tên nó, tại sao tôi đặt tên? Bạn đã gây tổn thương tôi và tôi đặt tên nó và hình thành một tự-phòng vệ nào đó.

A:Nếu tôi không đặt tên, sẽ không có sự tiếp tục.

Krishnamurti: Tại sao cái trí cho nó một tiếp tục?

R:Để cảm thấy rằng nó tồn tại.

Krishnamurti: Cái gì tồn tại – cảm thấy, tức giận?

Tại sao sự đặt tên trở thành quan trọng như vậy? Tôi đặt tên ngôi nhà của tôi, người vợ của tôi, người con của tôi. Sự đặt tên củng cố cái tôi. Nếu tôi không đặt tên, điều gì sẽ xảy ra? Sự tức giận sẽ chấm dứt.

Tại sao phải có sự tiếp tục? Tại sao bộ não, cái trí, vận hành trong tiếp tục? Tại sao luôn luôn có sự diễn đạt bằng từ ngữ này?

A:Sự diễn đạt bằng từ ngữ xác định rằng có cặn bã nào đó.

Krishnamurti: Tại sao chúng ta làm việc này? Nó có lẽ là một thói quen, một hình thức của trao sự tiếp tục cho một ý thức của tức giận và không-kết thúc về nó. Tất cả điều này chỉ rõ rằng cái trí cần đến sự bận tâm. Lúc này, tại sao cái trí đòi hỏi được bận tâm với tình dục, với Thượng đế, với tiền bạc? Tại sao?

A:Cái trí luôn luôn muốn được phấn khích. Nếu không có phấn khích cái trí sẽ đờ đẫn.

Krishnamurti: Như thế à? Chính sự bận tâm này không đang khiến cho cái trí đờ đẫn hay sao?

A:Tại sao cái trí lờ đờ khi nó không bị bận tâm?

Krishnamurti: Ngược lại, khoảnh khắc chúng ta bắt đầu thắc mắc tại sao có sự cần thiết này cho bất kỳ loại bận tâm nào, cái trí đã sinh động rồi.

A:Chỉ không còn bận tâm vẫn chưa đủ.

Krishnamurti: Dĩ nhiên, có nhiều người mỗi lúc một đờ đẫn và đờ đẫn hơn mỗi ngày mà không có bất kỳ bận tâm nào. Nhưng câu hỏi là tại sao cái trí của bạn lại muốn bị bận tâm? Liệu nó sẽ ngủ mê nếu nó không được bận tâm? Hay do bởi sự sợ hãi trống không mới khiến cho cái trí muốn được bận tâm?

Tôi đang thâm nhập. Trong thâm nhập cái trí sẽ không ngủ mê. Chỉ cái trí không-bận tâm mới có thể thâm nhập.

Vì vậy hầu hết chúng ta đều rơi vào những thói quen mà ngăn cản đang nhìn.

Tôi là một người Ấn giáo và trong suốt phần còn lại thuộc sống của tôi, tôi là một người Ấn giáo. Bạn là một người Hồi giáo và trong suốt phần còn lại thuộc sống của bạn, bạn là một người Hồi giáo. Nhưng nếu tôi tự-chất vấn mình tại sao tôi là một người Hồi giáo, tôi mở cửa cho sự thâm nhập.

Vì vậy sự đặt tên có lẽ là bộ phận của sợ hãi không biết phải làm gì này.

A:Sợ hãi phải rời xa cái bờ của cái đã được biết.

Krishnamurti: Đó là tất cả. Vì vậy, liệu cái trí, những tế bào não, liệu chúng có thể quan sát phản ứng được gọi là tức giận, không đặt tên nó và thế là chấm dứt nó? Nếu nó thực hiện điều đó, không có chuyển qua. Khi lần tới phản ứng nảy sinh, mà tôi đã đặt tên như sợ hãi, nó có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn, một chất lượng khác hẳn.

A:Sự khó khăn của chúng tôi là chúng tôi gặp gỡ sự tức giận bằng ý tưởng.

Krishnamurti: Tại sao chúng ta có những ý tưởng, những công thức? Chúng ta hãy bắt đầu lại – chúng ta biết sự tức giận, đặt tên, phản ứng bị quy định. Lúc này, chúng ta thấy đặt tên là một nhân tố trao sự tiếp tục cho tức giận. Tôi thấy sự thật rằng bằng cách đặt tên chúng ta cho sự tiếp tục. Vì vậy tôi không đặt tên. Khi tôi thấy sự nguy hiểm của con rắn và không chạm vào nó, tôi cũng không chạm điều này nữa. Tôi thấy rằng đặt tên về sự kiện trao sự tiếp tục cho cái gì đó mà tôi đã gọi là tức giận và thế là đặt tên tạo ra sự kéo dài. Vì vậy, sự đặt tên chấm dứt. Vì vậy, sự tức giận trải qua một thay đổi.

R:Có vẻ như thể rằng suốt khoảnh khắc khi chúng ta có thể quan sát sự tức giận, sự tức giận biến mất, và sự tức giận hiện diện trong khoảnh khắc khi chúng ta không thể quan sát.

Krishnamurti: Không. Bạn gọi tôi là một người ngu dốt. Tôi tức giận. Tôi không thích bạn gọi tôi là một người ngu dốt. Tôi thấy điều đó. Tôi thấy sự giả dối của đặt tên. Vì vậy phản ứng ở đâu? Điều này xảy ra ngay tức khắc. Thay vì đặt tên, điều này xảy ra và thế là, không có tổn thương gì cả. Câu hỏi của ‘A’ là tại sao chúng ta có những công thức? Chúng ta có những ý tưởng trước và sau đó sự nhận biết, hành động.

A:Thay vì một hành động của sự nhận biết, chúng ta lại có tình trạng bị quy định sâu thẳm của chúng ta. Cùng nhau tất cả những điều này, những văn hóa, những xã hội, những nhân loại học – là một cái khung sẵn sàng của sự tham khảo mà trao tặng cho chúng ta một ý thức an toàn.

Krishnamurti: Tại sao bạn làm điều này, thưa bạn?

R:Chúng tôi đã được nuôi dưỡng theo cách đó.

Krishnamurti:Điều đó không thỏa đáng. Bạn không biết tại sao chúng ta làm điều này? Thuộc kinh tế và xã hội chúng ta biết nó gây lợi lộc. Chủ nghĩa bộ lạc vẫn còn kiên cố. Nó quan trọng cực kỳ. Hãy vượt khỏi những công thức, những khuôn mẫu của Ấn giáo, Hồi giáo, vậy là bạn sẽ thấy điều gì xảy ra.

Thuộc cá nhân, tôi không có công thức. Tại sao bạn có nó? Hãy tìm ra.

Những công thức, mà là những khuôn mẫu, trao tặng bạn sự hướng dẫn an toàn trong hành động. Chúng ta đặt ra sự giới hạn mà phụ thuộc vào nó chúng ta hành động và trong đó có sự an toàn. Vì vậy, sự sợ hãi của không-an toàn đúng là một trong những lý do tại sao chúng ta có những công thức, những ý tưởng. Cái trí muốn được vĩnh cửu. Những tế bào não vận hành hoàn hảo chỉ khi nào có sự an toàn hoàn toàn. Tôi không biết bạn có nhận thấy điều đó trong chính bạn? Những tế bào não chỉ vận hành khi có trật tự hoàn hảo. Và có trật tự hoàn hảo trong một công thức.

A:Anh có ý, thuộc tâm lý chúng tôi có một ham muốn cố hữu cho trật tự.

Krishnamurti:Thậm chí thuộc sinh học cơ thể, nếu tôi không có một loại trật tự nào đó, các cơ quan thân thể phản kháng. Trật tự là tuyệt đối cần thiết, cốt lõi. Những công thức là phương cách an toàn nhất để có trật tự.

Bạn có thấy rằng trước khi bạn đi ngủ, những tế bào não thiết lập trật tự? ‘Đáng ra tôi không nên làm điều này, đáng ra tôi không nên nói điều này.’ Và khi đi ngủ, nếu bạn không thiết lập trật tự, nó tự tạo ra trật tự riêng của nó. Đây là tất cả những sự kiện. Những tế bào não đòi hỏi trật tự mà là sự an toàn. Và những công thức là một trong những cách an toàn nhất để hướng dẫn sống của người ta mà không có vô trật tự. Theo sau một vị đạo sư có an toàn hơn. Những công thức là cần thiết cho một cái trí mà mong muốn có trật tự, mà hy vọng tìm ra trật tự. Điều gì xảy ra? Bởi vì nó hy vọng tìm ra trật tự trong chủ nghĩa bộ lạc – bộ lạc Brahmin, bộ lạc Ấn giáo, bộ lạc quốc gia – và nếu bạn thoát khỏi nó, có sự nguy hiểm. Thế là, gọi chính người ta là một người Ấn giáo là an toàn. Thuộc về đấng Jehovah, là được đối xử như một người của nhóm đó. Chừng nào tôi còn phụ thuộc vào một giáo phái nào đó, đạo sư nào đó, tôi còn được an toàn. Lúc này, điều gì xảy ra khi bạn có một công thức? Bạn có những công thức của bạn và tôi có những công thức của tôi.

Bạn có sự an toàn của bạn, và tôi người không có thời gian, chấp nhận nó. Điều gì xảy ra cho tôi khi tôi chấp nhận công thức của bạn? Bạn không biết điều gì xảy ra khi tôi là một người Ấn giáo hay sao? Có sự phân chia, vì vậy không-an toàn. Những tế bào não đòi hỏi trật tự, bởi vì chúng muốn có sự hòa hợp. Chúng sử dụng những công thức như một phương tiện dẫn đến trật tự. Những tế bào não đòi hỏi trật tự, đòi hỏi an toàn, ngược lại chúng không thể vận hành đúng cách. Tìm kiếm trật tự qua công thức tạo ra sự phân chia, vô trật tự. Ngay khi tôi thấy sự nguy hiểm thực sự, tiếp theo điều gì xảy ra? Vậy thì tôi không tìm kiếm sự an toàn trong công thức, vậy thì tôi thâm nhập liệu có sự an toàn trong bất kỳ phương hướng nào khác, liệu có một việc như an toàn.

A:Nhưng bộ não cần được an toàn.

Krishnamurti: Bộ não phải có trật tự.

A:Trật tự không là an toàn.

Krishnamurti:Trật tự là an toàn, trật tự là hòa hợp, nhưng chính sự tìm kiếm trật tự lại kết thúc trong vô trật tự. Vì vậy, khi thấy điều này, tôi buông bỏ tất cả những công thức. Tôi không còn là một người Ấn giáo, một người Phật giáo, một người Hồi giáo nữa. Buông bỏ tất cả điều này. Buông bỏ là thông minh. Trong chính buông bỏ, cái trí đã trở nên rất thông minh. Thông minh là trật tự. Tôi không biết liệu bạn thấy điều này?

Trong sự khai sáng có trật tự. Thế là, bộ não có thể vận hành trong điều kiện hoàn hảo. Thế là, sự liên hệ có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn.

Những tế bào não đang tìm kiếm trật tự trong vô trật tự. Chúng không thấy bản chất của vô trật tự. Chúng không hiểu rõ vô trật tự là gì? Chỉ khi nào những tế bào não phủ nhận chủ nghĩa bộ lạc, những công thức, trong chính sự phủ nhận đó là thông minh, mà là trật tự.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2024(Xem: 111)
Thông Báo V/v An Cư Kiết Hạ năm 2024 của Giáo Hội Âu Châu
15/09/2023(Xem: 6377)
Như đã trình bày ban đầu, chương trình Học Phật Trong Mùa Đại Dịch là phần ôn lại một loạt kinh được tụng và giảng vào lúc Dịch Covid 19 bùng phát và lan tràn khắp thế giới, tức vào đầu tháng Hai năm 2020, do chùa chiền bị đóng cửa hoặc hạn chế sinh hoạt nên Đạo Tràng của chúng ta đành phải sinh hoạt qua mạng internet, với lập trình Zoom. Cho đến sau Hè 2022 chúng ta mới trở lại sinh hoạt bình thường ở chùa. Để mở đầu cho chương trình ôn tập này, chúng ta đã học xong bài Kinh Châu Báu, tiếp đến là bài Kinh Phổ Môn mà Nhật Duyệt hân hạnh xin trình bày lại cùng các bạn đồng tu trong Đạo Tràng An Lạc, chùa Trúc Lâm Paris, cũng như toàn thể các độc giả bốn phương.
02/12/2021(Xem: 16643)
Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức, Kính thưa quý đồng hương Phật tử thân mến, Kể từ ngày 12/04/2020, nước Úc của chúng ta cũng như các nước khác trên toàn thế giới đã bắt đầu bị đại dịch Covid hoành hành và lây lan một cách nhanh chóng. Hai năm qua toàn thế giới đã phải chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, thương trường. Ngay cả đời sống tinh thần của mọi người dân cũng bị ảnh hưởng không ít, nhất là đối với những gia đình đã phải nhìn thấy người thân ra đi trong sự cô đơn lạnh lẽo, không người đưa tiễn. Biết bao hoàn cảnh đau thương... Tính đến hôm nay nước Úc của chúng ta đã được ổn định phần nào, trên 80% người dân đã được tiêm ngừa theo quy định của chính phủ, cũng như việc không còn phải lockdown, người dân được đi lại tự do giữa các tiểu bang cũng như được hội họp, sinh hoạt hội đoàn và tôn giáo. Trong đại dịch, 2 năm qua nước Úc số người bị nhiễm Covid lên đến 113,411 người và số người không may mắn đã ra đi vĩnh viễn là 1,346 người.
10/11/2021(Xem: 9311)
Kính gởi đại chúng chương trình Phật Pháp Online Liên Châu lần thứ 7 với chủ đề "Pháp Tùy Pháp Hành - Thực hành chánh Pháp" sẽ trở lại vào thứ 5, ngày 25 tháng 11 năm 2021. Kính mời đại chúng cùng tham dự. kính nhờ quý vị chia sẻ thông tin này để quảng kết thiện duyên.
01/08/2021(Xem: 10099)
Chuông mõ gia trì là 2 pháp khí rất quan trọng trong nghi thức hành trì và tu tập mỗi ngày đối với người đệ tử Phật. Tiếng chuông, tiếng mõ rất là quen thuộc gần gũi trong sự hành trì tu tập hằng ngày của người Phật tử, nhất là Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Phật tử theo truyền thống Nam tông trước kia thì không có gõ mõ, thỉnh chuông khi tụng kinh, nhưng bây giờ đã có chuông rồi, còn bên Bắc tông thì chuông mõ đã có từ ngàn xưa.
24/06/2021(Xem: 5455)
Hôm nay Quý vị và Gia đình có khoẻ không? Tôi xin gởi đến Quý vị chương trình Khoá Tu Học Mùa Hè 2021 ở chùa Phổ Từ, xin mời Quý vị tuỳ nghi tham dự khoá tu để nuôi dưỡng niềm tin vào Chánh pháp và tăng thêm năng lực Tâm linh để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hiện nay chính quyền đã cho phép cơ sở tôn giáo hoạt động với những giới hạn và điều kiện mới. Chánh điện chùa Phổ Từ có thể ngồi được 120 người, đeo khẩu trang là an toàn.
04/12/2020(Xem: 7208)
Chùa trên đỉnh non cao Gió reo vui đón chào Ánh trăng thanh ngời sáng Mùa tiếp thọ truyền trao. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Như chương trình hằng tuần, chùa Tất Đạt Đa sẽ có thời “Zoom Thiền Trà #35" - Thứ Bảy 12.05.2020 6:15pm - 9:30 pm giờ Cali, giờ Melbourne, Australia 06.12.2020 2:15 pm và VN 9:15 sáng với chủ đề pháp thoại: “Niềm An Vui Vẫn Luôn Có Thật ” của TT Thích Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Australia. Mời quý Cô Bác anh chị em tham dự và vào link Zoom: https://us02web.zoom.us/j/8078072020... Facebook: https://www.facebook.com/quangducwebsite Chương trình: 6:15 pm Vào Zoom để ổn định Đạo Tràng. 6:30 pm * Hô chuông Thiền toạ. (15’) * Đốt nến “Đi Tìm Thế Tôn”. (5’) * Pháp Thoại : “Niềm An Vui Vẫn Luôn Có Thật” (30-45’) * Trà đàm/Văn Nghệ * 9:30 pm Hồi hướng Đường vào cửa Đạo rộng bao la Con nguyện cầu xin đấng Phật Đà Chỉ rõ cho mọi người về với Đạo. Thoát vòng Đại dị
01/11/2020(Xem: 16953)
1/Đệ nhất đại nguyện: quốc vô ác đạo. Đại nguyện thứ nhất: Cõi Cực-lạc không có các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy) 2/Đệ nhị đại nguyện: bất đọa ác đạo. Đại nguyện thứ hai: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc không đọa vào các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 3/ Đệ tam đại nguyện: thân chơn kim sắc. Đại nguyện thứ ba: Thân của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có sắc vàng. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 4/ Đệ tứ đại nguyện: hình sắc tương đồng. Đại nguyện thứ tư: Hình sắc của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều bình đẳng, không đẹp xấu khác nhau. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 5/Đệ ngũ đại nguyện: túc mạng trí thông. Đại nguyện thứ năm: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có túc mạng thông, biết rõ các kiếp quá khứ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy)
03/10/2020(Xem: 6989)
Năm 2020, những chương trình tu học Phật pháp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ và các nước phải tạm ngưng những chương trình sinh hoạt chung như: Phật Đản, Vu Lan, Khoá Tu Học Bắc Mỹ, Khoá an cư của Giáo Hội.v.v... vì nạn dịch COVID-19. Được sự chỉ dạy của quý Ôn, quý Thầy và quý Ni Trưởng, Ni Sư, chúng con cùng thành lập chương trình tu học “Phật Pháp Online Toàn Cầu” hầu mong mang lời giảng dạy của Chư tôn đức đến tất cả quý Phật tử khắp nơi thông qua mạng truyền thông trên Online (Zoom).
04/03/2020(Xem: 38711)
Lễ Dâng Y Kathina & Cúng Dường Phẩm Vật chư Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng India, Nhân Lễ tưởng niệm ngày đức Phật (thái tử Siddartha Gautam) xuất gia, được sự trợ duyên của chư Phật tử và quí thiện hữu hảo tâm, chúng tôi đã thực hiện một buổi Dâng Y Kathina và cúng dường phẩm vật đến chư Tăng thuộc 3 truyền thống Mật tông Kim cương thừa (金剛乘, vajrayāna), truyền thống chư Tăng Nguyên Thủy các nước Theravada và chư Tăng Ni truyền thống Đại Thừa (Mahayana) tại Bồ Đề Đạo Tràng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567