Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Ngày 11 tháng 4 năm 1985: Hiểu rõ chính mình

26/06/201115:15(Xem: 3225)
2. Ngày 11 tháng 4 năm 1985: Hiểu rõ chính mình

J. Krishnamurti
NÓI CHUYỆN CUỐI CÙNG 1985
Tại SAANEN, BROCKWOOD PARK
Lời dịch: Ông Không 2007
NÓI CHUYỆN TẠI LIÊN HIỆP QUỐC, NEW YORK
VỚI MỘT SỐ KHÁN GIẢ ĐƯỢC MỜI.
Ngày 11 tháng 4 năm 1985

Hiểu rõ chính mình

Tôi được mời nói chuyện về đề tài Hòa Bình Thế Giới sau lễ kỷ niệm lần thứ 40 của Liên Hiệp Quốc.

Nhân loại, con người, đã sống trên quả đất này trên năm mươi ngàn năm, và có lẽ lâu hơn, hay ít hơn. Trong suốt cuộc tiến hóa lâu dài này con người đã không tìm được hòa bình trên quả đất – “pacern in terris” đã được rao giảng lâu rồi trước Thiên chúa giáo, bởi những người Ấn độ giáo cổ xưa và những người Phật giáo. Và trong suốt thời gian này con người đã sống trong xung đột, không chỉ xung đột với người hàng xóm của anh ta mà còn với những người trong cộng đồng riêng của anh ta, với xã hội riêng của anh ta, với gia đình riêng của anh ta, anh ta đã chiến đấu, đấu tranh chống lại con người được năm ngàn năm qua, và có lẽ nhiều hơn. Theo lịch sử đã có những cuộc chiến tranh thực tế hàng năm. Và chúng ta vẫn còn có chiến tranh. Tôi tin rằng có bốn mươi cuộc chiến tranh đang xảy ra vào thời điểm hiện nay. Và các chức sắc tôn giáo, không chỉ những người Thiên chúa giáo mà còn những nhóm khác đã nói về “pacern in terris”, hòa bình trên quả đất, thiện ý giữa những con người. Nó chưa bao giờ xảy ra – có hòa bình trên quả đất. Và họ đã nói về hòa bình khi bạn chết và đi tới thiên đàng và bạn có hòa bình ở đó.

Người ta ngạc nhiên, nếu người ta hoàn toàn nghiêm túc, tại sao con người giết một người khác – nhân danh chúa, nhân danh hòa bình, nhân danh học thuyết nào đó, hay cho quốc gia của anh ta – dù nó có nghĩa là gì chăng nữa – hay cho vị vua và nữ hoàng, và mọi chuyện như thế. Có thể chúng ta đều biết tất cả việc này: rằng con người chưa bao giờ sống trên quả đất này, mà đang bị phá hủy dần dần, và tại sao con người không thể sống hòa bình với một người khác. Tại sao có những quốc gia tách rời, mà rốt cuộc ra chỉ là một chủ nghĩa bộ lạc được tôn vinh. Và những tôn giáo, dù là Thiên chúa giáo, Ấn giáo, hay Phật giáo, họ đều có chiến tranh với nhau. Những quốc gia có chiến tranh, những nhóm người có chiến tranh, những học thuyết, dù nó là học thuyết của Nga, của Mỹ, hay bất kỳ những loại học thuyết khác, tất cả chúng đều có chiến tranh với nhau, xung đột. Và sau khi sống trên quả đất này được rất nhiều thế kỷ, tại sao con người không thể sống an bình trên quả đất tuyệt vời này? Câu hỏi này đã được đặt ra lặp đi lặp lại. Một tổ chức giống như thế này đã được thành lập vì hòa bình đó. Tương lai của tổ chức đặc biệt này là gì? Sau năm thứ 40, có cái gì sau đó?

Thời gian là một yếu tố lạ lùng trong cuộc sống. Thời gian rất quan trọng cho tất cả chúng ta. Và tương lai là, cái gì là hiện tại. Tương lai là ngay lúc này, bởi vì hiện tại, mà cũng là quá khứ, đang bổ sung chính nó ngay lúc này, trở thành tương lai. Đây đã là chu kỳ của thời gian, con đường của thời gian. Và ngay lúc này, không phải sau 40 năm của tổ chức này, nhưng ngay lúc này, ở thời gian hiện tại nếu không có sự thay đổi triệt để, sự thay đổi cơ bản; tương lai là, cái gì là ngay lúc này. Và điều đó đã được chứng thực theo lịch sử, và chúng ta có thể chứng thực nó trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

Vì vậy câu hỏi thực sự là: liệu rằng những con người, các bạn và chúng tôi, đang ngồi trên cái bục – tôi xin lỗi vì đang ngồi trên đây – có là những con người hay không? Và nếu chúng ta lẫn nhau, hay giữa đàn ông và đàn bà, còn sống trong xung đột liên tục, sẽ không có hòa bình trên quả đất này. Người ta có lẽ nói về nó không ngưng nghỉ. Các chức sắc của Thiên chúa giáo La mã nói về “pacern in terris”, và họ cũng chịu trách nhiệm cho những cuộc chiến tranh thảm khốc trong quá khứ. Một trăm năm chiến tranh, hành hạ tra tấn, tất cả mọi loại sự việc khủng khiếp họ đã gây ra cho con người. Đây là tất cả những sự kiện, những sự thật, không phải là ao ước của người nói. Và những tôn giáo, kể cả Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo, và vân vân, họ đều có loại chiến tranh riêng của họ. Và cái tương lai sau lễ kỷ niệm lần thứ 40 này là điều gì đang xảy ra ngay lúc này.

Người ta tự hỏi không hiểu người ta có nhận ra việc đó không. Hiện tại không chỉ là quá khứ, nhưng còn chứa đựng tương lai; quá khứ đang bổ sung chính nó liên tục qua hiện tại và chiếu rọi vào tương lai. Nếu chúng ta không chấm dứt những cãi cọ, những đấu tranh, thù địch, căm hận, ngay lúc này nó sẽ giống như thế đó ngày mai. Và bạn có thể vươn dài cái ngày mai đó đến một ngàn năm, nó vẫn còn là ngày mai.

Vì vậy chúng ta phải có trách nhiệm tự hỏi chính mình liệu rằng chúng ta, như những con người, một mình hay một cộng đồng, hay trong một gia đình, liệu rằng chúng ta có thể sống hòa bình với nhau hay không? Những tổ chức đã không giải quyết được vấn đề này. Bạn có thể tái tổ chức nhưng chiến tranh vẫn còn tiếp tục. Vì vậy những tổ chức, dù nó là tổ chức thế giới hay một loại tổ chức đặc biệt có mục đích tạo ra hòa bình, những tổ chức như thế sẽ không bao giờ thành công bởi vì những con người, cá nhân, tập thể, quốc gia sống trong xung đột. Những quốc gia mạnh như Mỹ hay Nga đang có chiến tranh với nhau – kinh tế, học thuyết, và thực tế – tuy rằng vẫn chưa đổ máu. Vì vậy hòa bình không thể hiện hữu trên quả đất này nếu còn có những dân tộc, mà như chúng ta đã nói, là chủ nghĩa bộ lạc được tôn vinh. Những dân tộc tạo ra sự an toàn nào đó, con người cần sự an toàn và anh ta đầu tư trong chủ nghĩa quốc gia, hay là trong một học thuyết hay một niềm tin đặc biệt. Những niềm tin, những học thuyết và vân vân, đã tách rời con người. Và những tổ chức không thể mang lại hòa bình giữa con người và con người bởi vì anh ta tin tưởng điều gì đó, anh ta tin tưởng những học thuyết nào đó, anh ta tin tưởng chúa và những người khác lại không.

Tôi tự hỏi không hiểu có khi nào người ta đã suy xét, những tôn giáo được đặt nền tảng trên một quyển sách – như kinh Koran hay kinh Bible – trở thành tin tưởng mù quáng, chật hẹp và triệt để tuân theo giáo lý. Và những tôn giáo như Ấn giáo và Phật giáo, họ có nhiều, nhiều sách, tất cả đều được coi là thiêng liêng, đúng thực, ngay từ miệng của Chúa! Họ không quá tin tưởng mù quáng, họ có lòng khoan dung, họ thâm trầm. Do đó có sự xung đột đang xảy ra này: những người mà tin cậy, đặt lòng trung thành của họ trong những quyển sách, và những người mà không đặt lòng trung thành của họ trong bất kỳ quyển sách nào. Vì vậy xung đột giữa cái quyển sách và những người mà chấp nhận nhiều quyển sách. Tôi tự hỏi không hiểu người ta có ý thức được tất cả việc này hay không?

Và chúng ta đang tìm hiểu sâu sắc, nếu bạn có đủ nghiêm túc, liệu bạn và tôi, và những người của chúng ta mà có liên quan trong những tổ chức, có thể sống hòa bình với nhau không? Hòa bình yêu cầu nhiều thông minh, không phải những cuộc biểu tình chống lại một hình thức chiến tranh đặc biệt, chống lại một quả bom nguyên tử hay hạt nhân và vân vân. Đó là những sản phẩm của những cái trí, những bộ não mà khắc sâu trong chủ nghĩa quốc gia, trong hình thức đặc biệt nào đó của niềm tin, học thuyết, vì vậy họ đang cung cấp vũ khí – những vũ khí cực mạnh, dù nó là Nga, Mỹ hay Anh hay Pháp, những vũ khí đến phần còn lại của thế giới, và cũng nói về hòa bình, cùng lúc lại đang cung cấp vũ khí.

Nó là thế giới ngờ vực lớn lao và sự ngờ vực không bao giờ dung thứ thương yêu, ân cần, tình yêu. Tôi nghĩ rằng chúng ta đã mất chất lượng đó – chất lượng của nhân từ. Không phân tích cái gì là nhân từ – nó có thể được phân tích rất dễ dàng. Bạn không thể phân tích tình yêu, tình yêu không ở trong những giới hạn của bộ não, bởi vì bộ não là dụng cụ của cảm giác, nó là trung tâm của mọi phản ứng và hành động, và chúng ta cố gắng tìm được hòa bình, tình yêu, ở trong cái khu vực bị giới hạn này. Mà có nghĩa, tư tưởng không là tình yêu, bởi vì tư tưởng đặt nền tảng trên trải nghiệm, mà bị giới hạn, và trên hiểu biết, mà luôn luôn bị giới hạn, dù rằng bây giờ hay trong tương lai. Vì vậy hiểu biết luôn luôn bị giới hạn. Và có hiểu biết, mà được chứa đựng trong bộ não như ký ức, từ ký ức đó nẩy ra tư tưởng. Điều này có thể được quan sát rất đơn giản và dễ dàng nếu người ta xem xét chính mình, nếu người ta quan sát hoạt động của tư tưởng, trải nghiệm, hiểu biết riêng của người ta. Bạn không phải đọc bất kỳ quyển sách nào, hay trở thành một chuyên gia để hiểu rõ cách sống, cách suy nghĩ riêng của bạn.

Vì vậy tư tưởng luôn luôn bị giới hạn, dù nó bây giờ hay trong tương lai. Và chúng ta cố gắng giải quyết mọi vấn đề của chúng ta, cả công nghệ, tôn giáo, và cá nhân, qua hoạt động của tư tưởng. Chắc chắn tư tưởng không là tình yêu, tình yêu không là cảm giác hay vui thú, nó không là kết quả của ham muốn. Nó là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn. Muốn bắt gặp tình yêu đó, mà là nhân từ, mà có thông minh riêng của nó, người ta phải hiểu rõ chính mình, chúng ta là cái gì – không qua những phân tích, nhưng hiểu rõ những đau khổ riêng của chúng ta, những vui thú riêng của chúng ta, những niềm tin riêng của chúng ta.

Bạn biết rằng bất kỳ nơi nào bạn đi, khắp thế giới, nhân loại, những con người, trải qua đau khổ, vì vô số những lý do khác nhau, nó có lẽ tầm thường hay biến cố rất, rất sâu đậm nào đó mà đã gây ra sầu muộn, đau khổ. Và mỗi con người trên quả đất này đều trải qua việc đó trên một kích cỡ nhỏ hay một biến cố kinh hoàng, như là chết. Và đau khổ được chia sẻ bởi tất cả nhân loại, lo âu, sầu muộn, cô độc, thất vọng, hung hăng của nhân loại. Vì vậy bạn, và chúng tôi, là phần còn lại của nhân loại, chúng ta không là những con người tách rời theo tâm lý. Bạn có lẽ là một người đàn bà, hay một người đàn ông, bạn có lẽ cao, đen, lùn và vân vân, nhưng bên trong, tâm lý, mà còn quan trọng hơn nhiều, chúng ta là phần còn lại của nhân loại. Bạn là phần còn lại của nhân loại, và vì thế nếu bạn giết chết một người khác, nếu bạn xung đột với người khác, bạn đang hủy diệt chính mình. Bạn có thể quan sát việc này rất, rất cẩn thận nếu bạn quan sát chính mình mà không biến dạng nó.

Vì vậy chỉ có thể có hòa bình khi nhân loại, khi bạn và tôi, không còn xung đột trong chính chúng ta. Và bạn có lẽ nói, “ Nếu người ta đạt được, hay kết thúc mọi xung đột bên trong chính mình, làm thế nào nó sẽ ảnh hưởng phần còn lại của nhân loại?” Đây là một câu hỏi rất, rất cũ kỹ. Câu hỏi này đã được đặt ra hàng ngàn năm trước Christ, nếu ông ta đã từng tồn tại. Và chúng ta cũng phải hỏi liệu rằng trong chính mình sầu muộn, đau khổ và lo âu, và tất cả việc đó, có thể kết thúc hay không? Nếu người ta vận hành, nhìn, quan sát, bằng chú ý lớn lao, như bạn nhìn rất chú ý khi bạn đang chải tóc, hay cạo mặt, với chất lượng chú ý đó, được làm tăng thêm, bạn có thể quan sát chính mình – mọi sắc thái, mọi tinh tế. Và cái gương soi là sự liên hệ giữa những con người của bạn, trong cái gương đó bạn có thể nhìn thấy bạn chính xác như bạn là. Nhưng hầu hết chúng ta bị kinh hãi khi nhìn thấy chúng ta là gì, và thế là chúng ta từ từ phát triển sự kháng cự, tội lỗi, và mọi công việc đó. Vì vậy chúng ta không bao giờ đòi hỏi sự tự do hoàn toàn – không phải để làm điều gì bạn thích, nhưng để được tự do khỏi sự chọn lựa. Nơi nào có nhiều chọn lựa nơi đó có nhiều rối loạn.

Vì vậy liệu chúng ta có thể sống trên quả đất này, “pacern in terris”, với hiểu rõ tường tận về nhân loại, mà là hiểu rõ chính mình thật sâu sắc, hay không? Không tùy thuộc chuyên gia tâm lý, chuyên gia phân tích nào. Họ cũng phải được phân tích. Vì vậy liệu chúng ta, không nhờ vào những chuyên gia, như những người không chuyên đơn giản, chúng ta có thể quan sát những khuynh hướng, những đặc điểm riêng của chúng ta hay không? Bộ não của chúng ta – người nói không là một chuyên gia về não – bộ não của chúng ta đã bị quy định đến chiến tranh, đến hận thù, đến xung đột. Nó bị quy định qua thời kỳ tiến hóa lâu dài này, liệu rằng bộ não đó với những tế bào của nó, mà chứa đựng tất cả những ký ức, liệu rằng bộ não đó có thể làm tự do chính nó khỏi tình trạng quy định riêng của nó, hay không? Bạn biết rằng trả lời một câu hỏi như thế rất đơn giản. Nếu bạn đi về hướng Bắc suốt những ngày tháng của cuộc đời bạn, giống như con người đã đi theo một hướng đặc biệt, mà là xung đột, và người nào đó xuất hiện và nói, “Hướng đó không dẫn đến đâu cả”. Ông ta nghiêm túc, và có lẽ bạn nghiêm túc. Sau đó ông ta nói, “Đi về hướng Nam, hướng Đông, bất kỳ hướng nào, ngoại trừ hướng đó.” Và khi bạn thực sự chuyển động khỏi hướng đó, có một sự thay đổi ngay tại chính những tế bào não bởi vì bạn đã phá vỡ cái khuôn mẫu. Và cái khuôn mẫu đó phải được phá vỡ ngay lúc này, không phải bốn mươi năm hay một trăm năm sau.

Và liệu rằng những con người có thể có được sinh lực, năng lượng để tự thay đổi hoàn toàn đến những con người có văn minh, không phải giết chóc lẫn nhau, hay không?

Chủ toạ: Chúng tôi xin phép đưa ra những câu hỏi.

K: Vâng, thưa ông, hãy đưa ra bất kỳ câu hỏi nào. Rất hân hạnh!

Chủ toạ: Chúng ta có thời gian cho vài câu hỏi và Ông Krishnamurti đã vui vẻ đồng ý trả lời bất kỳ những câu hỏi các ông đưa ra. Khi các ông muốn đưa ra câu hỏi xin vui lòng dơ tay lên để cho âm thanh sẽ được kết nối. Cám ơn các ông.

Câu hỏi: Tôi đưa ra một câu hỏi liên quan đến việc muốn một sự chuyển tải thuộc tinh thần mà tôi cảm thấy được nối kết đến. Tôi có đang được nghe rõ không? Tôi không nghĩ vậy. Tôi cảm thấy có một cảm nhận rời rạc đang được chuyển tải đến tôi. Tôi mong chờ một chuyển tải thuộc tinh thần sang chính tôi và những người bạn trong tổ chức này mà sẽ là một cảm nhận thăng hoa. Đó là điều gì tôi mong chờ được cảm nghiệm tại buổi thuyết giảng này, một cảm nhận tinh thần thăng hoa thêm nữa của trạng thái đồng nhất, hơn là một chuyển tải trí năng.

K: Trước hết, tôi không hiểu rõ cái từ ngữ “thuộc tinh thần”. Nó là cảm xúc, mơ mộng, phỏng đoán, hay một cái gì đó mập mờ trong không gian; hay là đối diện cái thực tại, điều gì đang xảy ra ngay lúc này, cả trong chính bản thân chúng ta lẫn trong thế giới? Bởi vì bạn là thế giới, bạn không tách rời khỏi thế giới. Chúng ta đã tạo ra xã hội này, và chúng ta là xã hội đó. Và dù người ta có được những cảm nghiệm nào chăng nữa, người ta phải ngờ vực ngay tại những cảm nghiệm đó, người ta phải nghi vấn, phải nghi ngờ. Tôi tự hỏi không hiểu bạn có nhận ra rằng cái từ ngữ “ngờ vực”, đang tra tấn, đang lùng sục, không được tán thành trong Thiên chúa giáo. Trái lại trong Phật giáo và trong Ấn giáo, đó là một trong những sự việc tối thiết, bạn phải nghi ngờ mọi thứ, cho đến khi bạn bất thình lình phát hiện hay chộp được cái sự thật đó, mà không là của bạn, hay của bất kỳ người khác; nó là sự thật, chân lý.

Và tìm hiểu này không thuộc trí năng. Trí năng chỉ là một phần của toàn cấu trúc con người. Người ta phải nhìn thấy thế giới và cả chính mình như là một con người tổng thể. Và sự thật không là một cái gì đó để được cảm nghiệm. Nếu người ta được phép vạch rõ, ai là người trải nghiệm tách rời điều trải nghiệm? Người trải nghiệm không là bộ phận của điều trải nghiệm hay sao? Nếu không anh ta sẽ không biết anh ta đã vừa có được trải nghiệm gì. Vì vậy người trải nghiệm là điều trải nghiệm; người suy nghĩ là điều suy nghĩ; người quan sát, trong ý thức thuộc tâm lý của nó, là vật quan sát. Không có khác biệt. Và nơi nào có sự khác biệt, sự tách rời, đó kìa, xung đột xuất hiện. Theo cùng sự kết thúc xung đột có tự do, và chỉ đến lúc đó sự thật, chân lý mới có thể hiện hữu. Tất cả điều này không thuộc trí năng, vì ơn chúa. Đây là một cái gì đó mà người ta sống, và tìm được.

Câu hỏi: Ông nhấn mạnh rất nhiều vào tìm hiểu và ngờ vực. Tôi xin hỏi liệu ông có thể nói cho tôi sự trung thành cũng có một vai trò trong đó chứ?

K: Trung thành là gì? Bạn đặt trung thành của bạn trong cái gì? Người ta có sự trung thành trong trải nghiệm nào đó, người ta có sự trung thành trong niềm tin nào đó, hay trong một biểu tượng, và vân vân. Tại sao người ta có sự trung thành? Nó có phải từ sợ hãi, từ hoang mang, từ một ý thức mất an toàn hay không? Khi bạn có sự trung thành, ví dụ như một người Ấn độ giáo trong biểu tượng nào đó, và bạn bám chặt vào trung thành đó, hay vào biểu tượng đó, vậy thì bạn có chiến tranh với phần còn lại của thế giới. Nhưng khi tìm hiểu dịu dàng, không kết luận vội vã, đang tra vấn, đang dò xét chính mình, vậy thì từ đó sự rõ ràng đến. Và cần phải có rõ ràng để hiểu được cái khác mà là vĩnh hằng.

Câu hỏi: Vào lúc chấm dứt nói chuyện ông đã nói rằng chúng ta cần phá vỡ cái khuôn mẫu của xung đột giữa con người. Câu hỏi của tôi đặt ra cho ông là: ông nhìn thấy cái khác như một cái gì đó mà tất cả chúng ta phải nỗ lực hết sức để thành tựu? Và có một câu diễn tả mà hao hao giống việc này: trong những thời điểm tối tăm, con mắt bắt đầu nhìn thấy. Và tại sao tôi đang đưa ra việc này cho ông bởi vì trong một ý nghĩa điều đó hoặc là sẽ xảy ra, hoặc là sẽ không xảy ra, nhưng làm thế nào ông nhìn thấy nó đang xảy ra.

K: Tôi không hiểu rõ hoàn toàn câu hỏi của bạn, thưa bạn.

Người hỏi: Được rồi. Ông nói về phá vỡ cái khuôn mẫu, con người có một khuôn mẫu, bộ não có một khuôn mẫu, và cái khuôn mẫu đó phải bị phá vỡ cho mục đích có hòa bình trong thế giới.

K: Dĩ nhiên.

Người hỏi: Bây giờ ông nhìn thấy động thái phá vỡ cái khuôn mẫu là một chuyển động năng động, hay là một tiến triển tự nhiên trong sự tiến hóa của nhân loại?

K: Thưa bạn, chúng ta đã tiến hóa à?

Người hỏi: Tôi nghĩ rằng chúng ta đang tiến hóa liên tục.

K: Vậy là ông chấp nhận sự tiến hóa – sự tiến hóa tâm lý, chúng ta không đang nói về tiến hóa kỹ thuật và sinh học – sự tiến hóa tâm lý. Sau một triệu năm, của năm mươi ngàn năm, chúng ta đã thay đổi sâu sắc chưa? Chúng ta rất không nguyên thủy, sơ khai hay sao? Vì vậy tôi đang hỏi không hiểu bạn sẽ suy xét liệu có sự tiến hóa tâm lý hay không? Tôi nghi ngờ việc đó. Theo cá nhân, đối với người nói, không có sự tiến hóa tâm lý: chỉ có sự kết thúc của sầu muộn, của đau khổ, lo âu, cô độc, thất vọng và mọi chuyện như thế. Con người đã sống cùng nó được một triệu năm. Và nếu chúng ta lệ thuộc thời gian, mà là tư tưởng – thời gian và tư tưởng theo cùng nhau – nếu chúng ta lệ thuộc vào sự tiến hóa vậy thì một ngàn năm khác hay nhiều hơn, chúng ta vẫn còn sơ khai, man rợ.

Người hỏi: Câu hỏi của tôi là: điều gì sẽ phải xảy ra để bắt đầu có sự tiến hóa tâm lý như người nói hiểu nó?

K: Sự tiến hóa tâm lý là như thế nào? Tôi hoàn toàn không hiểu câu hỏi.

Người hỏi: Ông đã nói rằng ông không nghĩ đã có sự tiến hóa tâm lý. Câu hỏi của tôi là: điều gì có thể xảy ra để cho sẽ có, để cho có thể có, sự tiến hóa tâm lý?

K: Thưa bà, tôi e rằng chúng ta đã không hiểu lẫn nhau. Chúng ta đã sống trên quả đất này theo lịch sử, và cũng như là do tìm hiểu về thời cổ xưa, trên quả đất này được năm mươi ngàn năm hơn hay kém. Và trong suốt thời gian dài của tiến hóa, theo tâm lý, phía bên trong, thuộc chủ quan, chúng ta vẫn còn ở tình trạng man khai, nhiều hay ít – căm hận lẫn nhau, giết chóc lẫn nhau. Và thời gian sẽ không giải quyết được vấn đề đó, mà là tiến hóa. Và liệu có thể được, chúng ta đang hỏi, cho mỗi con người, mà là phần còn lại của nhân loại, liệu rằng cái chuyển động tâm lý đó có thể ngừng lại và nhìn thấy điều gì đó khởi đầu lại hay không?

Người hỏi: Tôi đã muốn đưa ra cho ông cùng câu hỏi đó được diễn đạt trong một cách khác: chúng ta nên làm gì cho mục đích thành tựu được sự kháng cự đến tiến hóa này. Tôi chỉ muốn nói một việc nữa. Có một Dr Bohm tháng vừa qua, ông ấy đã nói cùng một sự việc như ông đang nói trong một cách khác, ông ấy là một nhà khoa học, ông ấy đã giải thích cùng vấn đề. Tôi tự hỏi ông nghĩ chúng ta có thể làm gì ngay lúc này để thành tựu được việc này?

K: Tôi đã hiểu rồi. Bạn có thể làm gì ngay lúc này? Đúng chứ? Thay đổi hoàn toàn! – cả về tâm lý lẫn phía bên ngoài. Đầu tiên cách mạng tâm lý, không phải tiến hóa, nhưng cách mạng, thay đổi hoàn toàn. Đó là một hành động thực sự của nhân loại, không phải đang cố gắng lãng phí thời gian vào cái ngoại vi.

Câu hỏi: Ông đã phát biểu rằng một điều kiện quan trọng cho sự hiểu rõ nhân loại là bắt đầu hiểu rõ chính mình thật kỹ càng. Ông có nhìn thấy trong những phòng này bốn mươi năm kế tiếp, tại Liên hiệp quốc, rằng sự hiểu rõ nhân loại này qua hiểu rõ chính chúng ta sẽ trở thành một bộ phận của sự thực hiện quyết định toàn cầu, hay không?

K: Tôi không thể trả lời câu hỏi đó bởi vì tôi không lệ thuộc tổ chức này. Hãy hỏi những ông chủ!

Người hỏi: Tôi muốn thêm vào một nhận xét khác, có lẽ một nhận xét khuyến khích to tát hơn trong câu hỏi của tôi. Ông chỉ rõ rằng những tổ chức không thể cho câu trả lời, và ông cũng chỉ rõ rằng lịch sử của nhân loại khiến ông bi quan về tương lai hay sự cứu vớt. Tôi nghĩ rằng điều đó tuỳ thuộc vào bản chất của những tổ chức và liệu rằng chúng ta đang phục vụ cho những lợi ích của nhân loại và sẵn sàng để tiến hóa, như Liên hiệp quốc và nhiều nhóm khác tiến hóa, và như con người tiến hóa, miễn là chúng ta không hủy diệt chính chúng ta và miễn là chúng ta có thể liên kết chúng ta lại bằng thương yêu và tôn trọng mà những gene của chúng ta cũng được mã hóa cho đức tính đó. Không có kết thúc đến điều gì chúng ta làm thỉnh thoảng cho hành tinh này. Và ngụ ý ở đây, mà tôi chia sẻ, là rằng chúng ta có khả năng cho tình yêu và cộng tác, và rằng chúng ta không bị hủy diệt bởi vì chúng ta biểu lộ căm hận và sợ hãi và tham lam, và trong quá khứ chúng ta đã không chống nỗi những xấu xa bất công giống như thế. Nhưng nhờ vào chính sự tồn tại của Liên hiệp quốc chúng ta có một hình ảnh minh hoạ của khả năng con người cho sự phát triển và chia sẻ những mục tiêu chung. Tôi nghĩ rằng hiện tại có chứa đựng tương lai và qua hành động mạnh mẽ trong hiện tại chúng ta có thể gây ảnh hưởng tương lai của chúng ta và sự sống còn của chúng ta. Do đó tôi hỏi, điều gì là đáp án cho câu hỏi ông đã đưa ra khi người ta thành tựu được hòa bình trong chính mình, nó sẽ ảnh hưởng nhân loại như thế nào, khi được cho những giới hạn của thời gian.

K: Câu hỏi là gì, thưa bạn?

Người hỏi: Câu hỏi là: khi người ta thành tựu được hòa bình bên trong người ta, làm thế nào nó sẽ gây ảnh hưởng phần còn lại của nhân loại nếu không có những cấu trúc có tổ chức?

K: Tôi đã giải thích việc đó, tha thứ cho tôi, thưa ông, tôi đã giải thích nó. Nói rằng, nếu tôi thay đổi làm thế nào nó sẽ gây ảnh hưởng nhân loại, phần còn lại của nhân loại? Đó là câu hỏi, phải không, thưa bạn? Hãy chờ một chút, thưa bạn.

Người hỏi: Đó là câu hỏi.

K: Tôi nghĩ rằng nếu tôi được phép nói rõ bằng sự tôn trọng nhất, đó là một câu hỏi sai. Hãy thay đổi và bạn sẽ thấy điều gì xảy ra. Đây thực sự là một vấn đề rất quan trọng. Chúng ta phải gạt đi tất cả những tranh cãi thiên vị. Làm ơn hãy nhận ra một việc gì đó phi thường: rằng theo tâm lý bạn là phần còn lại của nhân loại. Bạn là nhân loại, dù bạn sống ở Ấn, Nga, Trung quốc hay ở Mỹ, hay Châu âu, bạn là phần còn lại của nhân loại, bởi vì bạn trải qua đau khổ, và mọi người trên quả đất này trải qua đau khổ trong cách riêng của anh ấy. Chúng ta chia sẻ trải qua đau khổ đó, nó không là trải qua đau khổ của tôi. Vì vậy khi bạn đưa ra một câu hỏi: nó sẽ tạo ra sự khác biệt gì nếu tôi hay bạn thay đổi? Nếu tôi được phép nói ra đầy khiêm tốn, đó là một câu hỏi sai. Bạn đang lẫn tránh vấn đề trọng điểm. Và có vẻ chúng ta không bao giờ đối diện cái vấn đề trọng điểm, sự thách thức trọng điểm mà đòi hỏi rằng chúng ta phải sống hoàn toàn khác hẳn không phải như những người Mỹ, những người Nga, những người Ấn, hay những người Phật giáo hay những người Thiên chúa giáo.

Tôi tự hỏi không hiểu bạn có nhận ra rằng những người Thiên chúa giáo phải chịu trách nhiệm cho sự tàn sát con người nhiều hơn bất kỳ nhóm tôn giáo nào khác. Làm ơn đừng tức giận! Rồi thì đạo Hồi, thế giới Hồi giáo, rồi thì tiếp theo là Ấn giáo, Phật giáo. Vì vậy nếu những người tạm gọi là Thiên chúa giáo, gồm cả Cơ đốc giáo, khoảng tám trăm triệu người, nếu họ đã nói, “Không có chiến tranh nữa”, bạn sẽ có hòa bình trên quả đất này. Nhưng họ sẽ không nói điều đó. Chỉ Phật giáo, Ấn giáo, đã nói, “Đừng giết. Nếu bạn giết” – họ tin vào luân hồi – bạn sẽ trả giá đời sau. Vì vậy đừng giết, đừng giết một con vật nhỏ bé nhất, ngoại trừ cái gì bạn phải ăn, rau quả và vân vân. Nhưng đừng giết. Chúng tôi là những người Bà la môn đã được dạy dỗ theo hướng đó, không giết một con mồi, không giết động vật cho lương thực của bạn. Nhưng tất cả việc đó đã qua rồi. Vì vậy làm ơn chúng tôi đang đề nghị rằng mấu chốt trọng điểm để chấm dứt chiến tranh là, bạn phải chấm dứt những thù địch riêng của bạn, những xung đột riêng của bạn, những sầu muộn và đau khổ riêng của bạn.

Tại sao chúng ta lại chọn lựa, ngoại trừ những món đồ vật chất – hai món đồ vật chất tốt, giữa những bộ quần áo, giữa những chiếc xe hơi? Bạn chọn lựa ở đó bởi vì chức năng và hao tốn nhiên liệu của nó và vân vân. Nhưng theo tâm lý tại sao bạn lại chọn lựa? Tại sao lại có sự chọn lựa này? Có chọn lựa, bạn có thể chuyển từ một thị trấn đến một thị trấn, từ một công việc đến một công việc – không ở Nga, không ở thế giới độc tài, ở thế giới độc tài bạn bị kẹt cứng trong nơi làm việc của bạn, bạn không được phép chuyển chỗ làm – trừ khi ông chủ đồng ý. Và trong quốc gia này, trong những xã hội tạm gọi là dân chủ, bạn được chọn lựa làm điều gì bạn thích. Và bạn gọi điều đó là tự do – thành tựu chính mình, trở thành một người thành công vĩ đại. Ở đó bạn có rất nhiều sự lựa chon. Bây giờ chúng ta đang nói về chọn lựa trong lãnh vực tâm lý. Nếu bạn nhìn thấy rõ ràng những sự việc, bạn không có chọn lựa. Rủi thay chúng ta lại không nhìn thấy những sự việc rất rõ ràng. Chúng ta không nhìn thấy rất rõ ràng là chủ nghĩa quốc gia là một trong những nguyên nhân của chiến tranh. Chúng ta không nhìn thấy rất rõ ràng rằng là những học thuyết nuôi dưỡng chiến tranh, dù nó là học thuyết Marx hay Lê nin, hay những hình thức học thuyết đặc biệt riêng của chúng ta. Vì vậy chúng ta chọn lựa từ một học thuyết đến một học thuyết, một tôn giáo đến một tôn giáo, một nhóm đến một nhóm, và chúng ta nghĩ chúng ta có tự do. Trái lại nó bộc lộ sự rối loạn. Và khi chúng ta bị rối loạn chúng ta hành động trong rối loạn, vì vậy tăng thêm rối loạn, như những chính trị gia đang làm – tha thứ cho tôi.

Câu hỏi: Chúng tôi có một câu hỏi được viết ra giấy ở đây cho ông Krishnamurti: ông có tin tưởng vào cái sự việc tạm gọi là linh hồn thấu suốt hay không?

K: Ông có tin tưởng vào cái sự việc tạm gọi là những linh hồn thấu suốt hay không? Tôi không hiểu nó có nghĩa là gì. Chờ một chút, thưa bạn.

Câu hỏi: Tôi xin lỗi vì bây giờ ông đang nói chuyện từ một diễn đàn công chúng và ngay khi buổi giảng thuyết này chấm dứt, có thể ông quay trở lại một riêng tư mà có thể ông ấp ủ nhiều. Vì vậy với hầu hết những con người trên thế giới có một phân chia giữa cuộc sống riêng tư và cuộc sống công chúng. Ông có thể bình phẩm về sự phân chia này hay không? Ông có cảm thấy nó dẫn đến xung đột, nó có cần thiết không?

K: Giữa cuộc sống công chúng và cuộc sống riêng tư. Đó là câu hỏi phải không? Tại sao bạn tách rời việc này? Tại sao chúng ta lại tách rời cuộc sống công chúng như thể một cái gì đó ở bên ngoài, và cuộc sống riêng tư? Nếu người ta sống đúng đắn, rõ ràng, không thuộc trí năng, nhưng tổng thể, vậy thì không có cuộc sống bên ngoài và cuộc sống riêng tư. Thuộc tổng thể, đó là sống như một con người tổng thể, không phải như một phe phái, không phải như một cá thể, không phải như một cái trí nhỏ nhen vun vặt, bộ não năng động trong tư lợi của chúng ta. Xin lỗi nếu tôi nhấn mạnh. Câu hỏi chấm dứt chưa, thưa ông?

Chủ toạ: Còn hai câu hỏi nữa.

Câu hỏi: Nếu ông đang sống hòa bình và một người hung bạo tấn công, ông không phòng vệ hay sao?

K: Bạn sẽ làm gì lúc đó? Nếu bạn sống hòa bình và một người hung bạo hay một kẻ cướp tấn công bạn, bạn sẽ làm gì? Đó là câu hỏi phải không? Bạn sống hòa bình được một hay hai ngày, hay bạn sống hòa bình suốt cuộc đời bạn? Nếu bạn đã sống hòa bình trong nhiều năm vậy thì bạn sẽ làm những việc đúng khi bạn bị tấn công.

Thưa các bạn, người nói đã đi nói chuyện trong sáu mươi năm qua, và hơn nữa – khắp thế giới ngoại trừ sau bức màn sắt, trước chiến tranh ông ta đã đi khắp Châu âu – và những câu hỏi này đã được đặt ra cho người nói suốt sáu mươi năm. Cùng khuôn mẫu đang được lặp lại bởi thế hệ trẻ, bởi một nền văn minh mới mẻ như nước Mỹ, cùng những câu hỏi, cùng những dụng ý, để gài bẫy người nói, hay là để thực sự hiểu rõ người nói, hay là để hiểu rõ chính họ. Và nếu bạn trải qua sự bất hạnh hay sự may mắn khi phải nói chuyện suốt sáu mươi năm, bạn sẽ biết tất cả những câu trả lời và những câu hỏi. Không có sự khác biệt giữa câu hỏi và câu trả lời. Nếu bạn hiểu rõ câu hỏi thực sự sâu thẳm, câu trả lời ở trong câu hỏi.

Chủ toạ: Ông Robert Miller muốn đưa ra một câu hỏi.

Người hỏi: Ô, không phải là đưa ra một câu hỏi, nhưng chúc mừng ông về phát biểu của ông. Và để chứng thực cho phát biểu đó, tôi đã sống trong tổ chức này được gần bốn mươi năm và đã sống hơn sáu mươi năm, tôi cũng có được cùng một kết luận như ông. Tất cả chúng ta đều bị lập trình, chúng ta đang bị lập trình vào một quốc gia, vào một học thuyết, vào một tôn giáo. Và tất cả việc này đã chia rẽ những con người. Tôi đã phải mất bốn mươi năm trong ngôi nhà này để được lột bỏ khỏi sự lập trình hai hay ba quốc tịch đã áp đặt vào tôi, mỗi lần tôi cũng có một khẩu súng để bắn vào hướng còn lại. Và chính tại nơi này sau khi đã nhìn thấy thế giới trong tổng thể của nó và nhân loại trong tổng thể của nó, tôi tìm được một kết luận rằng là một con người còn quan trọng hơn là một người Do thái giáo, hay một người Cơ đốc giáo, hay một người Pháp, hay một người Nga, hay một người da trắng, hay một người da đen.

K: Hoàn toàn đúng.

Người hỏi: Và trong quyển sách của tôi, tôi sẽ không giết chóc dưới bất kỳ lý do nào, hay là cho bất kỳ lý do nào, hay là cho bất kỳ tôn giáo nào, hay là cho bất kỳ học thuyết nào. Đây là kết luận mà cũng là kết luận của ông.

K: Nó là một kết luận, thưa ông? Hay là một thực tế?

Người hỏi: Đó là thực tế của tôi.

K: Điều đó đúng. Không là một kết luận.

Người hỏi: Tôi không đang tranh cãi về những tôn giáo nhưng muốn nhắc rằng, “một con mắt cho một con mắt và một cái răng cho một cái răng”, không chính xác là một lời giáo huấn của Thiên chúa giáo. Trái lại Christ đã nghĩ rằng một phương cách hòa bình là chăm sóc những người anh em của bạn, có nhân từ và thương yêu lẫn nhau. Nhưng tôi muốn biết làm thế nào phá vỡ được cái khuôn mẫu của đối nghịch giữa những con người. Tôi không đang nói về những chính thể bởi vì những chính thể được hình thành cũng bởi những con người và những chính phủ, họ là những con người cai trị những quốc gia. Làm thế nào chúng ta có thể phá vỡ được cái khuôn mẫu này? Tại sao con người lại không thể thực hiện những dòng tư tưởng ngời sáng như thế mà Christ đã viết cho chúng ta và cũng được viết bởi mọi tôn giáo? Tôi rất mong muốn hiểu được liệu chúng ta có thể tìm ra được một công thức, một giải pháp để phá vỡ cái khuôn mẫu khủng khiếp của đối nghịch và hận thù đó, ngay cả giữa những gia đình, như Krishnamurti đã vạch ra rõ ràng bởi vì không chỉ chiến tranh giữa những quốc gia, nhưng luôn luôn có một đối nghịch, thậm chí giữa các em bé: bạn thấy một em bé thích ở với mẹ còn em bé khác lại muốn ở nơi nào đó. Cái khuôn mẫu đó, làm thế nào chúng ta phá vỡ được nó?

K: Tôi xin phép trả lời câu hỏi của bạn được chứ? Chúng ta bị lập trình, giống những cái máy tính – chúng ta là những người Thiên chúa giáo, những người Tin lành giáo, những người Phật giáo và vân vân. Như Ông (?)đã nói rõ, chúng ta bị quy định. Chúng ta có nhận ra, hay nhìn thấy thực tế, thực tế không phải lý thuyết, không phải học thuyết, nhưng thực tế nhìn thấy rằng chúng ta bị lập trình, hay không? Hay nó chỉ là một câu hỏi ngẫu nhiên? Nếu bạn thực sự bị lập trình, bạn có nhận ra những kết cục của bị lập trình hay không? Một trong những kết cục đã là sự hận thù, hay chiến tranh, hay tách rời chính bạn khỏi những người còn lại. Nếu bạn nhận ra rằng bạn đang bị lập trình, bị áp lực, bị thuyết giáo, và nếu bạn thực sự nhìn thấy điều đó, bạn từ bỏ nó, bạn không muốn một công thức cho nó. Ngay khoảnh khắc bạn có một công thức thì bạn đã bị kẹt cứng trong nó rồi. Vậy thì bạn trở nên bị lập trình lại bởi vì bạn có chương trình của bạn và người bạn khác cho bạn một chương trình khác. Vì vậy điều gì quan trọng là nhận ra được cái thực tế đang bị lập trình, không phải trí năng, nhưng bằng tất cả năng lượng, máu huyết của bạn.

Chủ toạ: Bởi vì bị giới hạn thời gian chúng ta sẽ không thể đưa ra bất kỳ câu hỏi nào thêm nữa. Đại diện cho Tổ chức Hòa bình Thế giới, “The Pacern in Terris Society”, và Phong trào vì một Thế giới tốt lành hơn, “The Movement for a Better World”, chúng ta trân trọng cảm ơn diễn giả khách mời danh dự của chúng ta, và Brother Fellow và Ambassador Barry, mà là những Chủ tịch Danh dự của Tổ chức, “The Honorary Presidents of the Society”, và tất cả các bạn đã đến tham dự buổi diễn giảng hôm nay.

Tôi có một nghi lễ rất đơn giản trước khi bạn rời nơi đây. Ông Krishnamurti đã ở đây năm ngoái vào ngày 17 tháng 4, ngay khoảng thời gian chúng ta tổ chức ngày Hòa bình Thế giới, “The Pacern in Terris day”. Và năm nay chúng ta rất may mắn đã tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ hai mươi hai của “The Pacern in Terris” và các bạn đã nghe về lễ đó rồi. Đại diện cho tổ chức Hòa bình Thế giới, “The Pacern in Terris Society” tại Liên Hiệp Quốc, chúng ta rất vinh dự được trao tặng ông, Ông Krishnamurti, Thầy Thế Giới, HUY CHƯƠNG HÒA BÌNH LIÊN HIỆP QUỐC 1984.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2013(Xem: 14986)
Hãy nhớ rằng không phải chúng ta đang cố gắng Ðể Trở Thành một ông thánh hay một cao nhân nào cả. Chúng ta cũng không nổ lực Ðể Tống Khứ một ác pháp nào hết. Hãy sống hồn nhiên và thoải mái. Cảnh giới nội tâm của chúng ta Là Như Vậy. Nó có thể là bất tịnh hay trong sáng và đó là một cặp hành trạng đối đãi nhau của ý thức. Thấy rõ Chúng như là Chúng, thấy rõ Chúng luôn vô thường, vô ngã thì đó chính là trí tuệ vậy. Trong khi đó, bằng một ý thức ngã chấp, chúng ta cố gắng mong mỏi "Tôi sẽ phát triển những gì thanh tịnh, tống khứ những gì không thanh tịnh " thì lập tức cái không thanh tịnh sẽ xuất hiện và kềm hãm chúng ta. Chúng ta lại vấp vào khối đá thất vọng trên đường đi của mình, thế là tiếp tục đau khổ. Hãy cẩn trọng với hai tháng cấm túc này. Vô minh luôn sẵn sàng khiến cho chúng ta tự chuốc lấy những khổ lụy.
13/12/2013(Xem: 14101)
Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, từ đó khởi lên tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi... Thương ghét
11/12/2013(Xem: 23017)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
10/12/2013(Xem: 19263)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng.
03/12/2013(Xem: 58616)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
13/08/2013(Xem: 9689)
Khi dịch xong kinh Trường A-hàm năm 1962 tôi cảm thấy có một vài thắc mắc tuy thông thường nhưng sẽ không tránh khỏi xuất hiện một cách mau lẹ đến ít nhiều quý vị đọc kinh này. Ðể giải thích phần nào những thắc mắc đó hầu tránh khỏi cái nạn vì nghẹn bỏ ăn, ở đây xin nêu vài ý kiến theo trường hợp này:
11/04/2013(Xem: 4974)
Chương trình Ánh Sáng Phật Pháp - Video
11/04/2013(Xem: 4693)
Chương trình Ánh Sáng Phật Pháp - Video
11/04/2013(Xem: 4358)
Chuong Trinh Ánh Sáng Phật Pháp
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]