Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tương lai là ngay lúc này

07/07/201106:07(Xem: 4630)
Tương lai là ngay lúc này

TƯƠNG LAI LÀ NGAY LÚC NÀY
NÓI CHUYỆN CUỐI CÙNG Ở ẤN ĐỘ

Nguyên tác: THE FUTURE IS NOW Krishnamurti’s Last Talks In India
Lời dịch: Ông Không 2008

tuonglailangaylucnay-cover
Publisher: San Francisco :Harper & Row, ©1989.
Nội dung

Lời giới thiệu bởi Radhika Herzberger
Varanasi

Thảo luận cùng Phật tử: 7 tháng 11 năm 1985
Thảo luận cùng Phật tử: 9 tháng 11 năm 1985
Thảo luận cùng phật tử: 11 tháng 11 năm 1985
Nói chuyện: 18 tháng 11 năm 1985
Nói chuyện: 19 tháng 11 năm 1985
Bàn luận cùng những người cắm trại: 21 tháng 11 năm 1985
Nói chuyện: 22 tháng 11 năm 1985
Rishi Valley

Đối thoại lần thứ nhất cùng học sinh: 5 tháng 12 năm 1985
Thảo luận cùng giáo viên: 7 tháng 12 năm 1985
Thảo luận cùng giáo viên: 9 tháng 12 năm 1985
Đối thoại lần thứ hai cùng học sinh: 12 tháng 12 năm 1985
Thảo luận cùng giáo viên: 17 tháng 12 năm 1985
Madras

Nói chuyện 26 tháng 12 năm 1985
Nói chuyện: 1 tháng 1 năm 1986
Nói chuyện: 4 tháng 1 năm 1986

LỜI GIỚI THIỆU[1]

Đó là chuyến đi cuối cùng đến Ấn độ của Krishnamurti. Ông đã nói tại Saanen, Thụy sĩ, rằng sẽ không có cuộc nói chuyện nào nữa ở đó; và ông viết cho một người bạn:

Chúng tôi đã trải qua bốn ngày thời tiết tuyệt vời nhất, mọi ngày đều có nắng và thung lũng đang chào từ biệt chúng tôi.

Trong buổi nói chuyện cuối tại Saanen ông kể lại câu chuyện của Nachiketa, cậu trai đã được đưa đến ngôi nhà của Thần Chết vì đưa ra quá nhiều câu hỏi. Nó là một câu chuyện cổ của Ấn độ từ quyển Kathopanishad, nhưng lời kể lại của Krishnamurti khác biệt – lãng mạn hơn, sắp đặt trong một thời điểm lý tưởng khi con người yên lặng và tạm thời quên đi những gì họ đã tích lũy. Những chi tiết này không có trong câu chuyện gốc, mà thiếu đi âm điệu lãng mạn.

Nachiketa của Krishnamurti đầy những câu hỏi không trả lời được; cậu trai thật ngây thơ, nhưng đủ thông minh để khước từ những cám dỗ mà Thần Chết trao tặng bằng một quan sát đơn giản, “Bạn sẽ ở đoạn kết của nó. Bạn sẽ luôn luôn ở đoạn kết của mọi thứ.”

Ngoại trừ một điểm rằng ông gần 91 tuổi. Krishnamurti không khác biệt gì lắm với cậu Nachiketa mà ông diễn tả. Ông có tài năng của Nachiketa khi biến mọi cơ hội thành một câu hỏi, ngay cả một việc gây lợi ích cho ông; ông có cách nhìn thoải mái với cái chết của Nachiketa; và ông có tánh quảng đại hồn nhiên của Nachiketa.

Trong những câu chuyện nhớ lại của người cha Krishnamurti, được ghi chép ngày Krishnamurti được đưa vào nuôi nấng trong tổ chức Theosophical Society, đã diễn tả một tánh quảng đại hồn nhiên mà người con trai không bao giờ đánh mất:

Vào buổi sáng khi những người ăn mày đến nhà, phong tục của chúng tôi là biếu họ một tách hay một tô gạo, và chúng tôi phân phát nó luân phiên cho những bàn tay dơ ra, đến khi hết gạo. Vợ tôi thường sai Krishna ra ngoài để cho của bố thí, và cậu bé thường quay vào xin thêm nữa, nói rằng cậu đã trút hết vào bị của một người. Sau đó người mẹ thường theo ra cùng cậu con và chỉ cho cậu cách chia cho từng người.

Vào cuối đời, người đàn ông hồn nhiên và bậc hiền nhân sống chung cùng nhau. Người đàn ông đã đến Ấn độ vào tháng 10 năm 1985 sau khi nói chuyện tại Saanen và tại Brockwood Park, nước Anh, để chào từ biệt vùng đất thân yêu, những người ông quen biết và những nơi ông gây dựng để phát triển. Ông cũng đến để xếp đặt ngôi nhà của ông trong trật tự.

Những học viện giáo dục rộng lớn đã được mở rộng tại Rishi Valley và Rajghat trên mảnh đất mua cho ông sử dụng bởi bà Annie Besant vào những năm 1920. Có những trường học ở Bangalore, Madras và Bombay, được hiến dâng cho công việc tìm hiểu những lời giáo huấn của ông trong ngữ cảnh giáo dục. Tất cả những học viện giáo dục này là bộ phận của Krishnamurti Foundation, Ấn độ, một tổ chức có đăng ký do ông là chủ tịch. Vasanta Vihar, một ngôi nhà tại Adyar ở Madra, là cơ quan chính của Foundation và địa chỉ ông dùng trong giấy thông hành tại cột “địa chỉ nơi ở”. Có những tổ chức ở Anh và Mỹ với những học viện giáo dục được công nhận chính thức.

Krishnamurti cũng là người vào năm 1929 đã giải tán Order thuộc tổ chức giàu có đã được mở mang vì ông từ năm 1909, khi ông được “phát hiện” bởi những nhà Thần học. Sau đó ông tuyên bố “Chân lý không thể được tổ chức” và từ bỏ những tài sản của tổ chức này.

Sự mâu thuẫn giả tạo giữa con người phủ nhận những tổ chức tinh thần và con người vào cuối đời lại đứng đầu nhiều tổ chức đã được giải quyết từ tận năm 1929, khi ông chấm dứt bài diễn văn nổi tiếng để giải tán Order:

Chỉ những người muốn hiểu rõ, đang có ý định tìm được sự vĩnh hằng, không khởi đầu và kết thúc, sẽ đi cùng nhau bằng mọi mãnh liệt, sẽ là một hiểm họa cho mọi sự việc không phải cốt lõi, cho những tưởng tượng, cho những ảo tưởng. Và họ sẽ chú tâm, họ sẽ trở thành ngọn đuốc, bởi vì họ hiểu rõ. Chúng ta phải tạo ra một tổ chức như thế, và đó là mục đích của tôi. Bởi vì, tình bằng hữu trung thực đó … sẽ có sự cộng tác thực sự của mỗi người. Và điều này không xuất phát từ uy quyền.

Điều rất quan tâm của Krishnamurti, đặc biệt khi ông lớn tuổi và lo ngại về sự hưng thịnh của những tổ chức do chính ông thành lập, là tạo ra một tổ chức của những người bạn như thế. Theo thời gian những tiêu chuẩn cho tình bằng hữu của ông vẫn còn y nguyên: tình bằng hữu không thể hưng thịnh nơi nào còn có ganh ghét, so sánh, sở hữu. Ông tin rằng chỉ có sự tốt lành vĩnh cửu mới có thể giữ chặt con người lại cùng nhau. Và quả ngọt của sự tốt lành rất kỳ diệu.

Đang ngồi ở bàn điểm tâm vào một buổi sáng tại Rishi Valley mùa đông năm 1984, khoảng giữa một cuộc nói chuyện thông thường, ông hỏi chúng tôi, “Nếu một thiên thần bảo các bạn rằng các bạn có thể có được mọi thứ ao ước cho nơi này, các bạn sẽ xin cái gì?”

Chúng tôi đề cập nhiều thứ – nước, một nền văn hóa mới, một cái trí mới – không hăm hở gì lắm, vì biết rằng những câu trả lời của chúng tôi thường nhì nhằng và lặp lại để gây hài lòng cho giây phút đó, và biết rằng chúng thường bị gạt đi. Ông đã làm thế và tiếp tục, “Khi chúng ta đến đây năm 1926, ý định của chúng ta là thành lập những nơi dành cho sự khai sáng con người. Điều này có xảy ra ở đây không?”

Lại nữa đó là một câu hỏi khó; chúng tôi thú nhận rằng nó không xảy ra.

“Vậy thì Rishi Valley giống hệt thế giới bên ngoài phải không?” Chúng tôi trả lời rằng nó là một thế giới thu nhỏ – chúng tôi cùng có những vấn đề trên một kích cỡ nhỏ hơn.

Ông nói, “Hãy trả lời cẩn thận. Thế giới bên ngoài là chiến tranh, phẫn nộ, xung đột, ganh ghét sâu thẳm. Các bạn có những sự việc này ở đây không? Trong các bạn không?”

Chúng tôi trả lời rằng mặc dù những sự việc này không đang hoạt động trong chúng tôi, hạt giống của nó vẫn còn đó, và “được trao cho tình huống, chúng tôi có thể cũng như vậy.”

Ông hỏi liệu rằng chúng tôi có thể xóa sạch tất cả việc đó không.

“Nếu chúng tôi xóa sạch, thiên thần sẽ cho chúng tôi những gì chúng tôi muốn chứ?”

Ông trả lời đơn giản, “Vâng”.

Krishnamurti từ Luân đôn đến New Delhi ngày 25 tháng 10 và sau đó đến Varanasi (tên cũ của Benares). Aravindan, người quay phim nổi tiếng từ Kerala, đang hoàn thành cuốn phim “Người Thầy Rảo Bước Cô Đơn”, được dựa vào cuộc đời Krishnamurti. Vào đầu tháng 11, khi mùa đông vừa đến, Rajgahat ở Varanasi, làm bối cảnh cho cuốn phim của ông, bằng cảnh quay người đánh cá cô đơn đang quăng lưới trên một dòng sông êm đềm; một con chim đang bay theo vòng cung rộng phủ cả bầu trời lẫn con sóng; và mặt trời hoàng hôn đang trở thành một vầng hào quang cho bậc thánh nhân mà đã nói rằng: “Con người không là tổng thể của anh ấy.”

Krishnamurti dạo bộ cùng Aravindan dọc theo con đường của những người hành hương ngày xưa, bây giờ đã được trải nhựa và bị hư hại nhiều bởi những chiếc xe tải, vì nó dẫn đến hai bờ của con sông Varuna. Ông đi qua cây cầu tre tạm để qua bờ bên kia nơi con đường của người hành hương, bây giờ chật hẹp và đầy bụi, được vây quanh bởi cây lúa mì mùa đông; ở đây ông quan sát rõ ràng quang cảnh của sông Ganga rồi tiếp tục đi đến Sarnath. Tại nơi này, Buddha đã thuyết pháp lần đầu tiên cách đây 2.500 năm. Ống kính của Aravinda quay cảnh chuyến đi về nhà của Krishnamurti băng qua cây cầu cùng người lái đò đưa người và thú vật qua bờ sông bên kia trong mùa mưa khi cây cầu chìm dưới nước.

Có một con đường khác ông dạo bộ mỗi ngày, ngay cả khi hai chân đã run rẩy – dọc theo con đường ngoằn ngoèo của khuôn viên trường, qua giảng đường nơi sinh viên của Vasanta College mới đây đã trình diễn một vở kịch về cuộc đời của Phật. Con đường ngừng lại tại những bậc thềm dốc đứng mà ở dưới là một sân chơi vòng tròn và được tách riêng một phía bằng hàng rào kẽm gai, một thánh đường với người chăm sóc nhàn rỗi. Dọc theo một một con dốc tại cuối những bậc thềm là một con đường hẹp dẫn đến nghĩa trang sĩ quan (Rajghat trước kia là một tiền đồn của người Anh), không được sử dụng từ lâu, và bây giờ là khu nhà khách cho một trung tâm mới sẽ được dựng lên để dành cho những người có quan tâm nghiêm túc trong sự học hỏi những lời giáo huấn của Krishnamurti.

Krishnamurti đi quanh sân chơi nhiều lần cùng những người bạn, nói về nhiều việc, nhưng căn bản về những câu hỏi có tầm quan trọng sống còn với ông vào lúc này: Chuyện gì sẽ xảy ra cho nhiều học viện mà ông đã thành lập? Chúng sẽ mau chóng bị tách rời mà không có người nào liên kết lại phải không? Tương lai của Foundations là gì? Và mỗi lần ông hoàn tất một vòng tròn, ông luôn chào hỏi người chăm sóc thánh đường, không muốn ông ấy cảm thấy cô lập, bị cách biệt.

Chuyến đi quay trở lại, thẳng lên những bậc thềm dốc đứng đó, chứa đầy lo lắng cho những người bạn của ông – họ không bao giờ chắc chắn rằng ông có thể leo lên bậc thềm cao nhất mà không bị ngã. Có một lần người nào đó, một phụ nữ, chìa tay giúp ông. Và với tánh lịch sự thông thường của ông, ông nắm tay bà ấy trong chốc lát, giải thích rằng ông muốn nắm tay của bà nhưng “tôi luôn luôn không muốn lệ thuộc, vào bất cứ người nào”. Những lời cuối được nhấn mạnh kèm theo một cái nhìn tạo cho bà ấy một gợi ý của sự tĩnh lặng không dò thấu được.

Không phải trong suốt những chuyến đi dạo này nhưng ở trên lầu trong phòng ngủ ông mới nói về những nơi thiêng liêng như những nơi dành cho học hỏi, và do đó, theo chính xác định nghĩa, vượt giới hạn của lễ nghi, của nhà thờ, đền chùa và thánh đường. Ông nói rằng một nơi gọi là thiêng liêng, nếu nó được thể hiện bởi ba đặc điểm – bởi tánh tôn giáo của những người sống ở đó, bởi những người hành hương đến đó vì chân lý, và bởi khả năng duy trì cuộc sống của nó.

Bà Besant ở trong tâm trí của Krishnamurti rất nhiều vào mùa đông đó tại Rajghat. Vào ngày 6 tháng 11, ông được mời đến Theolophical Lodge tại Kamaccha, một lời mời ông chấp thuận. Ông đi đến “Shantikunj”, ngôi nhà cũ của Bà Besant. Ông ngồi trên chowki to lớn nơi Bà Besant làm việc và nghỉ ngơi trong ngày. Đối với những người đã biết Bà Besant và Krishnamurti trong suốt những ngày đầu tiên đó, nó là một giây phút đầy cảm xúc . Đối với người đã sống qua thời gian đó, nó là một ngày của phước lành vô biên: “Người con trai viếng thăm ngôi nhà của mẹ, sau khoảng thời gian 45 năm. Có lẽ để chào từ biệt.” Nhưng khi một người hỏi Krishnamurti là ông có nhớ nơi này không, lời đáp lại của ông thật đơn giản: “Nó thuộc quá khứ lâu lắm rồi – nhưng dường như tôi đã sống ở đây.”

Lễ hội Diwali diễn ra vào ngày 16 tháng 11 và Krishnamurti trải qua một buổi tối cùng bạn bè quan sát màn trình diễn pháo bông ở bên kia sông, từ hàng hiên có lát đá tại ngôi nhà của ông cao hơn sông Ganges. Khi những tia sáng và kotis vung vẩy nhiều bông hoa đầy màu sắc vào bầu trời không trăng, thành phố Varanasi rực sáng xa xa. Sau đó Krishnamurti leo lên bao lơn của ngôi nhà để thắp sáng những ngọn đèn bị tắt và thưởng ngoạn quang cảnh. Nó là một buổi tối thanh bình khi sự thiêng liêng phảng phất giống một bức màn trải trên Rajghat.

Đã có nhiều giải trí nữa – một buổi tối ngân nga Vada bởi những người Brahmin địa phương cùng những trường học của ngôi đền và gia đình Maharaji tại Varanasi, âm nhạc trên Shanhanai Santoor và một tiếng đồng hồ của Kathak được nhảy múa bởi Aditi Mangaldas.

Vào ngày 7 tháng 11, Krishnamurti bắt đầu một loạt những cuộc thảo luận cùng một nhóm những học giả Phật giáo – những học giả tiếng Phạn và Tây tạng – mà đã quây quần quanh ông từ đầu những năm 1970. Họ là thành phần của nhóm học giả có truyền thống cổ xưa đã giữ gìn một truyền thống tôn giáo trong hàng ngàn năm qua những hoạt động giáo dục, những cuộc tranh luận sôi nổi về triết lý và sự tìm hiểu nội tâm.

Trong số họ có Pandit Jagannath Upadhyaya. Panditji, như chúng tôi gọi ông ấy, đã tham gia xuất bản một ấn phẩm quan trọng của Kalachakratantra, một bản gốc Mahayana nói về lời giáo huấn của Bodhisattva Maitreya. Được hoàn thành trong thời gian nào đó giữa thế kỷ 9 và 11, bản gốc này đại diện một truyền thống cổ xưa hơn nhiều của sự thông thái, mà Panditji có lần đã mô tả là “tổ tiên của nhân loại”. Mô tả của Panditji đã bất ngờ khơi dậy sự đồng cảm trong Krishnamurti và đã bổ sung cụm từ đó bằng cách nói rằng, “tổ tiên của thấu triệt”.

Ripoche Sandong của Tibetan Institute tại Sannath, giáo sư Krishnanath và Ram Shankar Tripathi, cả hai từ những học viện giáo dục địa phương, cũng có mặt vào dịp này.

Trước mặt nhóm học giả, Krishnamurti đưa ra hai câu hỏi: “Có một điều gì đó thiêng liêng, một điều gì đó thường hằng … ở Ấn độ, trong phần đất này của thế giới hay không?” và, “Nếu nó ở đó, tại sao phần đất này của thế giới lại tha hóa như vậy?”

Krishnamurti trả lời cả hai câu hỏi ông đã đưa ra. Ông trả lời câu hỏi thứ nhất vào cuối buổi thảo luận khi nhiều vấn đề đã được đưa ra và bị bác bỏ, và hội đồng ngồi im lặng. Ông trả lời câu hỏi thứ hai dựa vào nền tảng của một sự quan sát tổng thể: “Tánh tư lợi là cánh cửa chặn đứng cái khác.” Khái niệm về tánh tư lợi đối với Krishnamurti vừa rất phổ quát lẫn rất thích ứng; trong mạng lưới của nó bao gồm cả sự thôi thúc tiềm ẩn đằng sau tôn giáo có tổ chức.

Vào ngày 11, Krishnamurti đưa ra câu hỏi thứ ba: “Nơi nào tánh tư lợi kết thúc và cái khác bắt đầu?” Và mặc dù ông quay trở lại câu hỏi ít nhất hai lần trong suốt buổi thảo luận, ông đã không trả lời nó. Ông bỏ lại nó như một nghi vấn vĩnh cửu, một công án tại ngay tâm điểm của sự tìm hiểu nghiêm túc về tôn giáo.

Krishnamurti đã hỏi khán giả vào ngày 9 tháng 11, “Có điều gì đã tồn tại ở đây rồi mà, nếu có, người ta phải trao toàn cái trí và tâm hồn vào nó hay không?” Ông đang nói như một con người đã thực hiện chính xác điều đó – “trao cái trí và tâm hồn” và trọn vẹn cuộc sống thật dài của ông để “giữ gìn cái thiêng liêng”. Chúng ta phải nhắc nhở cho mình rằng Krishnamurti đang tiến gần đến sự chấm dứt của cuộc sống thật dài đó, và rằng ông đang nói chuyện với một nhóm người đã dành trọn cuộc đời của họ giữ gìn một truyền thống tôn giáo cổ xưa, nhưng trong một cách hoàn toàn khác hẳn. Đối với Krishnamurti cái ý thức giữ gìn đó không đủ tốt lành. Ông đã chối bỏ toàn thể những thứ linh tinh của tôn giáo có tổ chức – giáo lý, những nhà thờ, những vị thánh, những nghi lễ, những quyển sách thiêng liêng và những đạo sư của nó – từ năm 1929 khi ông viết:

Khi Krishnamurti chết, mà là điều không tránh khỏi, các bạn sẽ bắt đầu hình thành những luật lệ trong đầu óc, bởi vì cá thể, Krishnamurti, đã đại diện cho các bạn về Chân lý. Vì vậy, các bạn sẽ xây dựng một đền thờ, sau đó các bạn sẽ bắt đầu có những nghi lễ, sáng chế những câu kinh, giáo điều, hệ thống của những niềm tin, phương châm và tạo ra những triết lý. Nếu các bạn xây dựng những nền móng to lớn dựa vào tôi, cá thể, các bạn sẽ bị trói buộc trong ngôi nhà đó, trong đền thờ đó và thế là các bạn sẽ phải có một người Thầy khác xuất hiện và giải thoát các bạn khỏi đền thờ đó. Nhưng đầu óc con người là cái vật mà các bạn sẽ xây dựng một đền thờ khác quanh Ông ta, và thế là nó sẽ tiếp tục và tiếp tục.

Hai buổi nói chuyện trước công chúng lần thứ nhất tại Rajghat vào ngày 18 và 19 tháng 11. Krishnamurti hỏi khán giả tại sao họ lại hiện diện ở đó, và sau đó bảo họ rằng ông không có ý định đưa ra những câu hỏi lý thuyết, trừu tượng hoặc giúp đỡ họ như một đạo sư, nhưng rằng họ nên nghĩ về ông như một người bạn mà họ đang nói chuyện cùng nhau về những vấn đề của cuộc sống hàng ngày.

Trong suốt phần câu hỏi và trả lời trước công chúng, một người trong khán giả đã hỏi làm cách nào lời giáo huấn có thể được giữ gìn nguyên vẹn mà không bị biến dạng. Krishnamurti hiểu rõ nghi ngờ này và nói rằng câu hỏi liệu rằng lời giáo huấn của ông có bị mai một và sửa đổi hay không “tùy thuộc vào các bạn, không tùy thuộc vào ai khác”. Nếu nó không có ý nghĩa gì cả ngoại trừ những từ ngữ, vậy thì nó sẽ theo cùng con đường của phần còn lại. Nếu nó có nghĩa điều gì đó rất sâu đậm cho các bạn, cho các bạn theo từng cá thể, vậy thì nó sẽ không bị mai một. Kiên định và không nhượng bộ, cho đến cuối đời, Krishnamurti đặt niềm tin của ông trong con người, trong năng lực của họ để duy trì lời giáo huấn trong một cái trí và tâm hồn hiểu rõ.

Vào ngày 22, khi chấm dứt buổi nói chuyện cuối cùng, ông bảo khán giả rằng họ không nên gục xuống bàn chân của ông nhưng họ có thể đến và nắm tay ông. Và ông giữ tư thế ngồi lặng yên như thế trong một thời gian lâu. Đối với chúng tôi điều đó giống như một điềm báo, một dấu hiệu chỉ rằng ông sẽ không bao giờ quay trở lại.

Khi Krishnamurti đến Rishi Valley vào tháng 11, chúng tôi biết rằng ông đang ở tình trạng suy sụp sức khỏe. Chúng tôi hy vọng rằng Rishi Valley sẽ giúp ông hồi phục như nó đã thường xuyên làm ở quá khứ, nhưng việc này đã không xảy ra. Ngày thứ nhất chúng tôi quyết định dạo bộ về hướng ngôi đền thờ nữ thần cổ Gangamma nằm trên con đường mòn chạy qua vườn rau của chúng tôi và lòng suối cạn khô. Nhưng ông không thể đi qua lòng suối cạn đó để đến cánh rừng me. Xa xa, khỏi cánh rừng me đó thung lũng mở toang mọi hướng đến tận những quả đồi vây quanh đang biến thành màu đỏ tía bởi ánh hoàng hôn. Đó là quang cảnh thường tạo ra cho ông cảm giác tôn kính.

Sau đó, chúng tôi dùng những chuyến dạo bộ dễ dàng hơn dọc theo con đường chính dẫn đến miệng thung lũng. Từ một trong những chuyến dạo bộ này ông lấy lại sự rạng rỡ và nói về sự thiêng liêng của nơi này.

Những chuyến dạo bộ hàng ngày của ông mỗi lúc một ngắn lại khi thời gian trôi đi và ông tiếp tục giảm cân ở mức độ đáng kể. Nhưng ông vui vẻ trong phòng của ông, ở trên lầu trong Old guest house, được phụ giúp bởi Gopalu[2] và Parameshwaran[3] , mời mọi người ăn trưa và nói chuyện với con chim Hoopoe mà ông đã kết bạn. Nhiều lần, đứng ngoài cửa phòng, chúng tôi nghe ông nói nho nhỏ với một ai đó, “Bạn và con cái bạn chắc chắn được nghinh đón để vào đây. Nhưng tôi chắc rằng bạn sẽ không thích nó. Trong một ít ngày nữa tôi sẽ ra đi, căn phòng sẽ được khóa kín, cửa sổ đóng lại, và các bạn sẽ không thể bay ra ngoài.”

Khi chúng tôi vào phòng, chúng tôi trông thấy con chim, cột bên khung cửa sổ rộng, đậu trên cành cây Spathonia, mào của nó xòe ra, đang lắng nghe Krishnamurti nằm trên giường lên tiếng trong âm điệu nhịp nhàng. Krishnamurti giải thích rằng con chim đã quen với giọng nói của ông và thích đậu một chỗ lắng nghe. Rất thường xuyên khi nhóm ít người chúng tôi ngồi trên tấm thảm trong phòng, con chim luôn quặp xuống, mổ vào khung cửa sổ và náo động ầm ĩ. Và Krishnamurti sẽ nói, “Người bạn của tôi đây rồi,” hay “Không phải lúc này, người bạn của tôi.”

Một lần khác, khi chúng tôi đang đi vào phòng chúng tôi nghe ông nói, “Vậy là tên của con gái bạn là Sujata. Đó không phải là vợ của Sujata Buddha hay sao?” Tôi nghĩ rằng chắc ông đang đùa giỡn với Hoopoe, nhưng ông lại đang nói với Gopalu mà đã kể cho ông về việc sinh ra cô con gái nhỏ tên là Sujata[4] .

Mặc dù suy sụp sức khỏe, Krishnamurti vẫn nói chuyện với những học sinh và giáo viên của trường học. Với các em bé ông nói về sự sợ hãi và được tự do khỏi sợ hãi là vấn đề rất quan trọng. Với những giáo viên ông nói về tốt lành và liên quan của nó với tổng thể. Khi tốt lành được gắn kết với tổng thể, nó không còn là thành phần của quá khứ, của ý kiến đã được thâu nhận; nó không là một kết luận nhưng là một khám phá.

Một cuộc hội nghị quốc tế của những giáo viên từ những trường khác nhau của Krishnamurti ở Ấn độ và nước ngoài đã được tổ chức trùng hợp chuyến viếng thăm này. Có những giáo viên từ Brockwood Park ở nước Anh và từ Oak Grove School ở Ojai, California. Đó là cuộc hội nghị đầu tiên thuộc loại này, và thoạt đầu Krishnamurti có vẻ miễn cưỡng tham dự. Nhưng ngay khi chúng tôi bắt đầu, ông đã đến thường xuyên và bất ngờ, đặt câu hỏi, khuyến khích và nói đùa để đưa vào những vấn đề nghiêm túc.

Cuộc nói chuyện cuối cùng của ông tại Rishi Valley (ông đã gọi nó là “buổi trình diễn cuối cùng của tôi”) là một chuyến viếng thăm không sắp xếp trước, được gợi ý bởi những câu hỏi đặt ra cho ông của một trong những giáo viên. Vào cuối đời, ông tiếp tục đưa ra những câu hỏi mà ông luôn luôn dùng: Tốt lành là gì? Nở hoa trong tốt lành là gì? Ông cũng hỏi: Khởi đầu của sự sống là gì? Sáng tạo là gì?

Krishnamurti rời Rishi Valley để đi đến Madras vào ngày 22 tháng 12. Ông nghỉ ngơi vài ngày và sau đó có cuộc nói chuyện thứ nhất trong những cuộc nói chuyện trước công chúng ở Madras vào thứ bảy, ngày 28 tháng 12. Rõ ràng nó là một sự chịu đựng khủng khiếp; ông hoàn toàn không chắc chắn có thể tiếp tục hết buổi nói chuyện. Bài giảng của ông thiếu sự rõ ràng thông thường, nhưng ông hồi sức lại sau đó. Thấy được năng lượng được hồi phục trong mình, ông háo hức tiếp tục “buổi gặp gỡ câu hỏi và trả lời” theo lịch trình. Nhưng buổi gặp gỡ bị hủy bỏ, để giữ gìn sức khỏe của ông, và một cuộc nói chuyện trước công chúng bổ sung được tuyên bố cho ngày mai thứ tư.

Nhiệt độ của ông tăng lên và những bác sĩ được mời đến. Không tìm được nguyên nhân ngay lập tức cho cơn sốt của ông, họ đề nghị thực hiện thí nghiệm chẩn đoán. Krishnamurti quyết định trải qua những thí nghiệm ở California dưới sự giám sát của một bác sĩ ông biết và tin cậy. Những cuộc nói chuyện ở Bombay được hủy bỏ, và ngày quay lại Ojai của ông được ấn định sớm hơn.

Với toàn năng lượng đang yếu dần đi của ông vì bị tiêu hao bởi những cuộc nói chuyện ở Madras, Krishnamurti trải qua nhiều tiếng đồng hồ dài trong phòng. Sau đó ông cố gắng kết bạn với vài con chim Hoopoe mới, lần này không thành công. Ông thường ngân nga, ngâm thơ ngân nga một mình. Khi chúng tôi lắng nghe từ bao lơn ngoài phòng, chúng tôi bị cuốn hút vào âm điệu của giọng ông. Ông sử dụng cách ngân nga của tiếng Phạn, tách rời ý nghĩa từ ngữ và tập trung hoàn toàn vào âm thanh. Nhưng những từ ngữ từ bài thơ cuối cùng của Tennyson, “Băng qua Rào chắn”. Chỉ sau đó, phản hồi ý nghĩa về điều gì chúng tôi đã nghe, những từ ngữ kia bắt đầu phơi bầy.

Hoàng hôn rồi sao hôm,
Một tiếng gọi rõ ràng cho tôi!

Và cầu mong không còn tiếng than van của rào chắn,

Khi tôi khởi hành ra biển khơi.

Nhưng thủy triều đó như chuyển động lại đứng yên
Đầy âm thanh và bọt nước,

Khi cái đó từ biển xa vời vợi

Quay về nhà.

Sau khi hoàn thành cuộc nói chuyện cuối cùng trong những cuộc nói chuyện trước công chúng của ông vào Chủ nhật, ngày 4 tháng 1, Krishnamurti hướng toàn bộ sự chú ý vào số phận của Foundations đã được thành lập trên danh nghĩa của ông. Ông hiểu tiến trình qua đó những tôn giáo phát triển khi những vị lãnh đạo tôn giáo chết: công việc tôn sùng vị thầy; tu sửa những lời giáo huấn của ông, huyên náo vì vinh quang giả tạo của sự kế thừa. Tất cả việc này khiến ông lo lắng vô cùng. Đã khước từ tôn giáo có tổ chức, lúc này ông đối diện lần cuối cùng với một tổ chức mang tên ông. Nên làm gì đây? Foundations có nên giải tán hay không? Có bất kỳ cách nào để ngăn ngừa những cá thể coi chính họ như những uy quyền về những lời giáo huấn của ông và vị thầy hay không? Ông đưa ra những câu hỏi này cho những thành viên Foundaitons có mặt ở đó.

Một số người hiện diện ủng hộ sự giải tán Foundations. Những người khác đưa ra những phức tạp về luật pháp khi làm như vậy. Suốt cuộc đời, Krishnamurti đã làm việc cho sự tự do của con người. Và lần này trong suốt nhiều năm ròng, những câu hỏi của ông quay ngược lại cho ông. Ngày hôm sau, để tôn trọng những mong muốn của ông đoạn văn dưới được thêm vào cho luật lệ và quy định:

Dù ở mọi hoàn cảnh nào, Foundations hoặc bất kỳ học viện nào dưới sự bảo trợ của nó, hoặc bất kỳ thành viên nào của nó đều không có quyền khẳng định họ như những uy quyền trên những lời giáo huấn của Krishnamurti. Điều này theo đúng lời tuyên bố của Krishnamurti, rằng không một ai ở bất kỳ nơi nào có quyền khẳng định họ như một uy quyền về ông hoặc lời giáo huấn của ông.

Trước khi những cuộc gặp mặt chấm dứt, Krishnamurti diễn thuyết trước Foundation lần cuối cùng, một bài diễn thuyết mà ông hướng dẫn như một đối thoại với Pandit Jagannath Upadhyaya.

Ông không có bao nhiêu vật sở hữu, mà sau đó ông đã phân phát – một ít quần áo; cái tủ đôi bà Besant đã tặng ông và người em trai Nitya; vài thứ linh tinh; một quyển tự điển cỡ nhỏ.

Ngày cuối cùng được dành riêng cho nghỉ ngơi để chuẩn bị cho chuyến quay trở lại vất vả băng qua Thái Bình Dương. Krishnamurti rút lui vào trong phòng của ông và chúng tôi lắng nghe khi Pandit Updhyaya kể lại câu chuyện vào những khoảnh khắc cuối cùng của Phật: tại vùng phụ cận thị trấn Kuhinara, Phật nằm giữa hai cây Sala, bao quanh bởi đệ tử và một đám đông người thị trấn. Khi sự kết thúc dường như đến gần, những đệ tử yêu cầu đám đông lùi lại để cho Phật có thể nhìn thấy bầu trời bao la một lần nữa. Vào ngay khoảnh khắc khi sự trống không của bầu trời hòa nhập sự trống không của niết bàn, Phật qua đời.

Panditji, đắm chìm trong những truyền thống bằng lời nói của tiếng Pali và tiếng Sanskrit, đã chấm dứt cuộc nói chuyện bằng cách ngâm thơ, đầy xúc động, một bài thơ dài về Krishnamurti. Khi ngâm xong, Panditji dắt một thành viên qua một bên và hướng dẫn bà ấy: “Bảo ông đừng mời Thần Chết. Hãy đọc cho ông những từ ngữ này ba lần: Vẫn còn có những đau khổ không kể xiết trong thế giới này. Có những người cần sự giúp đỡ của ông. Công việc của ông chưa làm xong.”

Bà ấy đi thẳng lên phòng của Krishnamurti, nhưng những lời nói vấp váp trong cổ họng của bà đến độ bà không thể thốt ra lời. Thấy được khó khăn đó, ông nhờ bà đem thuốc uống để giúp đỡ khoảnh khắc đó trôi qua. Ông không thể đổ thuốc ra khỏi cái chai bởi vì bàn tay run lẩy bẩy mỗi lúc một tăng thêm. Hai bàn tay của bà ấy cũng run. Giống như ngày nào đó trước đây của Sujata, bà ấy có sự tin tưởng loáng thoáng rằng thuốc sẽ hồi phục được sinh lực của Krishnamurti nếu ông cầm lấy mà không bị đổ giọt nào. Đó là một khoảnh khắc căng thẳng khác, nhưng một khoảnh khắc khai sáng; và cũng vậy nó trôi qua đầy thành công.

Với chút tự tin có lại được, bà ấy chuyển tải chính xác câu nói của Panditji theo những hướng dẫn. Krishnamurti trả lời rằng ông không muốn mời Thần Chết, nhưng ông không chắc chắn cơ thể sẽ kéo dài được bao lâu nữa; ông đã mất đi 15 pound rồi. “Bạn có biết việc gì sẽ xảy ra nếu tôi mất cân nữa hay không?” Ông giải thích,” Tôi sẽ không đi được nữa. Nếu điều đó xảy ra và tôi không thể có thêm những cuộc nói chuyện vậy thì cơ thể sẽ chết – nó chỉ có ý nghĩa cho mục đích đó mà thôi.”

Ngày hôm đó, nhiều người đến thăm Krishnamurti, vì những lời nói đã được lan truyền rằng ông bị bệnh và có lẽ không quay lại. Ông rất mệt khi phải gặp mọi người, từng cá thể, nhưng nhiều người đã đến từ xa để bày tỏ lòng kính trọng.

Vào chiều tối, ông đi dạo lần cuối cùng trên bãi biển Adyar nơi ông được “phát hiện” trước đây lâu lắm rồi. Tại cuối chuyến đi ông bày tỏ lời chào giã từ thật lâu đến bốn hướng, quay đủ một hình vuông – về hướng Đông, về hướng Nam, về hướng Tây, về hướng Bắc – trong lời chào giã từ trang trọng đó được hiểu như là “vòng quay của con voi” của thời cổ xưa.

Radhika Herzberger.

[1] Lấy từ: The Future Is Now – London Victor Gollancz 1988.
[2] Một trong những người phục vụ tại Rishi Valley.

[3] Người nấu ăn của Krishnamurti tại Rishi Valley.

[4] Theo kinh Phật, Sujata là tên của người con gái giai cấp thấp mà Phật lần đầu tiên nhận thức ăn cúng dường sau khi hiểu rõ rằng-nhịn ăn phần thân thể không dẫn đến Khai Sáng.

Lời Ban Biên Tập TVHS
Các Nhà xuất bản tại Việt Nam cũng như ở hải ngoại có nhu cầu in cuốn sách này vì mục đích kinh doanh, xin vui lòng liên lạc với Dịch gỉa hoặc nhờ Thư Viện Hoa Sen chuyển.

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2011(Xem: 4239)
Thưa Thầy, năm nay con 19 tuổi. Làm quà kính dâng Thầy nhân ngày Phật Đản, không gì bằng một chút suy tư. Tuy sống trong xã hội Âu châu, nhưng từ nhỏ con đã theo Thầy lên chùa mỗi dịp lễ Phật Đản, quen nhìn lễ đài với hình tượng đức Phật sơ sinh đứng trên búp sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, tuyên bố: “Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không còn tái sinh nữa”.
18/01/2011(Xem: 2629)
Lòng vị tha (altruisme), tâm từ bi (compassion), lòng tử tế (gentillesse) và sự hợp tác (coopération): hơn lúc nào hết đó là những từ thường được đề cập đến trong xã hội ngày nay thông qua các buổi hội thảo, các cuộc nghiên cứu về thần kinh, tâm lý, cũng như về kinh tế học.
11/01/2011(Xem: 6120)
Nền tảng của những sự thực tập Phật Pháp chính yếu không nên thay đổi. Thí dụ căn bản của Bồ Đề Tâm (tâm đại bi) [thái độ vị tha của việc cố gắng vì Phật Quả như một phương tiện để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh] và tính không [nền tảng thiết yếu của tâm thức và mọi thứ ] sẽ luôn luôn được đòi hỏi cho những hành giả. Tuy thế, nhằm để tiếp nhận cốt lõi của những sự thực tập này, những chi tiết thứ yếu của chúng - chẳng hạn như trình tự của những con đường [tu tập] mà trong đấy chúng được tiếp cận, những sự quán tưởng đặc thù liên hệ với chúng và v.v… - có thể được thay đổi một cách thiện xảo tùy theo tinh thần khác biệt của những người tiếp xúc.
30/12/2010(Xem: 3460)
Vào tháng 9 năm 1991, Sulak Sivaraksa bị kết án là ‘khi quân’ vì những lời chỉ trích chính quyền của Ông tại Đại Học Thammasat Vọng Các. Bọn quân phiệt Thái hăm dọa bắt nhốt ông, ông đào thoát và từ đó đến nay sống lưu vong. Ông là một nhà hoạt động xã hội tích cực nhất của Á Châu, Ông là sáng lập viên của Tổ Chức Phật Giáo Nhập Thế trên thế giới. Ông hiện dạy tại các Đại Học Mỹ và vừa mới xuất bản cuốn Hạt Giống An Lạc (Seeds of Peace) do nhà xuất bản Parallax. H: Mặc dầu ông xuất thân từ truyền thống Phật Giáo Tiểu Thừa, ông sống theo mẫu mực của lý tưởng Bồ Tát trong Đại Thừa, sống hoàn toàn quên mình. Ở Mỹ từ ngữ Phật Giáo Nhập Thế được đồng hóa với những hoạt động xã hội lấy hứng khời từ Phật Giáo. Có sự khác nhau nào giữa Phật Giáo Nhập Thế và Lý Tưởng Bồ Tát?
28/11/2010(Xem: 8299)
Mùa thu vừa rồi, tôi đã tiến hành một loạt phỏng vấn với Đức Đạt Lai Lạt Ma qua những buổi giải lao hiếm hoi trong thời khóa biểu của ngài khi ngài chính thức trong một khóa thuyết giảng. Tôi thật may mắn có đủ nhân duyên để có thể viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn tại tịnh thất khiêm tốn, đầy màu sắc sống động của ngài ở Dharamsala lần đầu tiên năm vào năm 1974, khi tôi là một thiếu niên.
26/10/2010(Xem: 3594)
Câu hỏi 1: Ma ở trong tâm, làm thế nào để tâm Phật thắng được tâm ma? Phật thường ở trong tâm thiện. Nếu có người làm ác, phải làm gì để họ theo thiện bỏ ác? Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đã giải thích cho chúng ta vấn đề này. Phật cùng ma là một, không phải hai. Giác ngộ rồi ma liền thành Phật; mê hoặc rồi, Phật biến thành ma. Cho nên, một niệm giác ngộ thì Phật ở tại tâm, một niệm vừa mê, thì ma ở tại tâm. Phật dạy bảo chúng ta phải thường giác ngộ. Một niệm vì chính mình, tự tư tự lợi, chính là ma, tâm này chính là tâm ma. Thay đổi lại ý niệm, vì xã hội, vì chúng sinh, tâm này chính là tâm Phật. Do đó làm thế nào đem cái ý niệm tự tư tự lợi chuyển đổi thành lợi ích xã hội, lợi ích chúng sinh. Đây là mấu chốt vô cùng quan trọng. Người có thể thay đổi được ý niệm, đương nhiên họ có thể đoạn ác hướng thiện.
30/09/2010(Xem: 4680)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), PTVN đã gặp sư Phước Nhân, một hành giả giỏi pháp hành của thiền viện Phước Sơn để xin sư nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
17/08/2010(Xem: 8514)
Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật Giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thế mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào người ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ của tôi.
05/05/2010(Xem: 13356)
Đại lễ Kỳ Siêu ngày 18 tháng hai năm Giáp Ngọ tại chùa Phật Ân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]