Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguồn gốc của ký hiệu "chữ Vạn"

11/10/201004:44(Xem: 3828)
Nguồn gốc của ký hiệu "chữ Vạn"

 chu_van-4

Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, tên phát xít đầu sỏ Adolf Hitler cầm đầu phần tử Nazi đã thực hiện hành động diệt chủng vô cùng tàn bạo mà loài người không bao giờ quên. Trên lá cờ đảng phát xít Nazi của y có biểu tượng hình chu%20van%202. Nhưng đó là do Hitler trộm dùng. Trên thực tế, chu%20van%202chu%20van1không bao giờ gắn với tội ác, mà đó là những ký hiệu được loài người phát minh từ thời nguyên thuỷ, tượng trưng cho cát tường, công đức, kiên định thuỷ chung v.v.

Một di chỉ vào thời đại đồ đá mới ở Tây Á (khoảng năm 3500 trước Công nguyên) được khai quật ở Persepolis thuộc tỉnh Ostan-e Fars của Iran, trong số những đồ gốm màu thu được có tượng nữ thần tượng trưng cho sinh đẻ, trên vai có ký hiệu chữ thập ngoặt hay chữ Vạn (Svastika) chu%20van%202. Ở huyện Lạc Đô, tỉnh Thanh Hóa, Trung Quốc phát hiện trên 130 cổ vật vào cuối thời đại đồ đá mới (khoảng từ năm 3300 đến năm 2050 trước Công nguyên), trên đó có khắc hoạ nhiều ký hiệu, trong đó có ký hiệu chu%20van%202, những cổ vật này thuộc văn hoá Mã Gia Dao vùng thượng du Hoàng Hà Trung Quốc; các học giả Trung Quốc cho rằng người cổ đại dùng những ký hiệu này để ghi sự việc.

Châu Âu sau khi bước vào thời đại đồ đồng, chu%20van%202trở thành ký hiệu của đồ trang sức. Trong nghệ thuật của đạo Cơ Đốc thời kỳ đầu, trên nhiều vật phẩm có thể nhìn thấy ký hiệu chu%20van1. Người Polynesia, người Maya ở Nam Mỹ và Trung Mỹ, người Navaj ở Indian ở Bắc Mỹ đều đã dùng các ký hiệu chu%20van%202chu%20van1. Người Navajo Indian xem chu%20van1là tượng trưng cho thần Mưa và thần Gió. Dân tộc Gennan (Nhật Nhĩ Man) thời kỳ đầu đều thờ chung một thần đó là thần Sấm Sét, hình chu%20van%202tượng trưng cho cái chùy.

Ký hiệu nêu trên ban đầu người ta cho là tượng trưng cho Mặt trời hoặc Lửa, sau đó phổ biến cho đó là tiêu chí của Cát Tườngđược một số tôn giáo cổ đại dùng đến. Ví dụ đạo Ấn Độ (Hin-duism), đạo Jainism và đạo Manichaeism (cùng một hệ thống với đạo Cơ Đốc) sử dụng. Đạo Ấn Độ, đạo Jainism đều lấy ký hiệu chu%20van1làm tiêu chí cho Cát tường, ký hiệu chu%20van1được in trước cửa, trên vật dâng cúng và trên sổ ghi. Trong nghi thức tôn giáo của đạo Jaimsm có 8 vật phẩm tượng trưng cho Cát tường, ký hiệu chu%20van1là một trong 8 vật phẩm ấy. Trong quyển “Nhập pháp giới phẩm” của bộ “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”có ghi: Trước ngực Phật Thích Ca Mâu Ni có đánh dấu chu%20van1, có đủ 8 chỗ. Đó là sự thể hiện 1 trong 32 tướng tốt của Phật, ý nghã là “Cát tường hải vân tướng”, tức là tượng trưng cho vận may giữa không gian biển rộng bao la và mây trời. Ký hiệu ấy được in lên ngực của Phật tổ Như Lai được tín đổ phật giáo cho là “Thụy tướng”, tức may mắn, có thể tuôn ra ánh sáng chói lọi, trăm ngàn màu sắc.

Từ sự truyền bá của Phật giáo cổ đại Ấn Độ, ký hiệu chu%20van%202cũng truyền vào Phật giáo Trung Quốc. Thời Bắc Ngụy, trong một bộ kinh thư phiên dịch là chữ “vạn”, nghĩa là “rất”, “hết sức”; ở triều Đường, Huyền Trang và một số người khác dịch là “đức”, tức nhấn mạnh công đức của Phật giáo là vô bờ bến; về sau nữ hoàng Võ Tắc Thiên lại trở về chữ vạn, ý nghĩa là tập hợp lại tất cả cát tường công đức trong thiên hạ.

Theo khảo chính của các chuyên gia, ký hiệu chu%20van%202được phát hiện sớm nhất trên một con dấu tại di chỉ Mohenjo – daro ở phía Nam Pakistan, về sau ký hiệu này được người Aryan tiếp thu. Ký hiệu này từng được sử dụng tương đối rộng rãi ở Ấn Độ trước khi đạo Phật ra đời. Ở thời cổ Ấn Độ, bao gồm cả đạo Phật người ta không sử dụng cố định ký hiệu chu%20van%202hoặc chu%20van1, Ấn Độ giáo cũng cho rằng hai dạng ký hiệu là một, chỉ có khác ở chỗ khi khắc hoạ giới tính của thần, ký hiệu chu%20van%202biểu thị thần nam giới còn ký hiệu chu%20van1biểu thị thần nữ giới. Ở Tây Tạng, đạo Lạt Ma dùng ký hiệu chu%20van%202.

Trong các triều đại Tùy, Đường ở Trung Quốc, trong kinh Phật có khi dùng chu%20van1, cũng có khi dùng chu%20van%202. Đường Tuệ Châu trong "Nhất thiết kinh âm nghĩa"nêu nên lấy chu%20van1chu%20van%202làm tiêu chí cát tường, chu%20van%202được viết lên cửa miếu thờ, trên tường và những đồ dùng; đạo Lạt Ma cùng dùng ký hiệu chu%20van%202. Cùng ở Tây Tạng, chu%20van1lại là ký hiệu làm tiêu chí tôn thờ của đạo Bon-pa, Tạng ngữ gọi chu%20van1là "ung trọng" có nghĩa là "kiên cố". Đạo Bon-pa cho rằng chu%20van1có ý nghĩa "lòng tin kiên địnhkhông thay đổi", họ cũng viết chu%20van1lên cửa miếu thờ, lên tường, sách kinh v.v. Ở một số địa phương Tây Tạng có tập quán viết chu%20van1lên trán thi thể người vừa chếtlàm chuẩn. Ở Tây Tạng truyền Phật giáo lấy

Đạo Bà La Môn có ghi chép chu%20van1là tướng lông ngực của chủ thần Vishnu, được gọi là ký hiệu vatsa, ở thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên được dùng vào Phật điển; đến thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên đổi tên thành svastika, đó là tướng quăn của lông trên đầu con nghé, rồi diễn biến thành tướng lông ngực của chủ thần Vishnu, về sau thành một trong mười sáu nhân tướng, rồi thành một trong ba mươi hai nhân tướng.

Từ trên có thể thấy được, ký hiệu chu%20van%202(hướng phải) và ký hiệu chu%20van1(hướng trái) đã xuất hiện trong lịch sử văn hoá nhân loại nhiều ngàn năm trước đây. Bất luận ký hiệu hướng phải hay hướng trái đều mang ý nghĩa tốt đẹp, được các tín đồ Phật báo xem là ký hiệu mang màu sắc thần bí tượng trưng cho cát tường và công đức. Nhưng tên đầu sỏ phát xít Đức Adolf Hitler đã trộm dùng và bóp méo bản nghĩa của ký hiệu ấy chúng dùng “chu%20van%202” xoay trái hoặc xoay phái 45 độ để làm tiêu chí cho cờ đảng phát xít Nazi của chúng. Hitler đích thân thiết kế lá cờ này. Cờ nền đỏ, giữa là hình tròn màu trắng, giữa tâm là hình chu%20van%202màu đen. Hitler rất vừa lòng với thiết kế này của y, cho rằng "đó là một biểu tượng thực sự". Trong một quyển sách của y mang tựa đề "Cuộc chiến đấu của tôi" (Mein Kampf), y viết: "Màu đỏ tượng trưng cho ý nghĩa cuộc vận động của chúng ta, màu trắng tượng trưng cho tư tưởng chủ nghĩa dân tộc. Chữ "chu%20van%202" tượng trưng cho sứ mệnh tranh thủ giành thắng lợi cho cuộc đấu tranh của người Aryan": Sau đó; Hitler dùng ký hiệu "chu%20van%202" làm phù hiệu đeo ở cánh tay và trên cờ thường cho những đội viên xung phong và những đảng viên đảng Nazi của y.

Nguyên nhân dẫn đến việc Hitler chọn ký hiệu "chu%20van%202" làm biểu tượng cho cờ đảng Nazi, đến nay có những cách kiến giải như sau:

Một số học giả cho rằng, sở dĩ Hitler chọn ký hiệu "chu%20van%202" làm biểu tượng cho đảng Nazi là bởi y căn cứ vào tên của đảng này. Đảng Nazi có tên là đảng "Quốc gia Xã hội" - Quốc xã. Theo tiếng Đức, chữ cái đầu của chữ "quốc gia" và "xã hội" đều là "S", hai chữ "S" ghép lại đan xen vào nhau thì thành hình dạng giống "chu%20van%202".

Một cách kiến giải khác do học giả người Mỹ Robert Penn Waren nêu lên. Waren cho rằng Hitler từ nhỏ đã cuồng nhiệt sùng bái quyền lực, theo đuổi quyền lực. Khi Hitler còn nhỏ, nhà ở gần một tu viện cổ kính. Trong tu viện này, ở những, vị trí như con đường nhỏ qua viện, giếng nước lát đá, nơi ngồi của tu sĩ cho đến trên ống tay áo của Viện trưởng đều có ký hiệu hình "chu%20van%202". Hitler rất sùng bái quyền lực của Viện trưởng, y xem "chu%20van%202" là tượng trưng cho quyền lực của vị này, hy vọng đến một ngày nào đó sẽ được trở thành người có quyền lực tối cao như vậy. Waren cho rằng đó là nguyên nhân khiến về sau Hitler chọn chữ "chu%20van%202" làm phù hiệu cho cờ đáng Nazi.

Còn một cách toàn giải nữa cho rằng Hitler chịu ảnh hưởng của một tổ chức bài trừ Do Thái có tên là "Đoàn hiệp sĩ Thánh đường mới" (New Knights of the Temple). Tổ chức này cho rằng người Nhật Nhĩ Man là hậu duệ của người Aryan người Aryan là dân tộc ưu tú nhất nên cần phải giữ gìn huyết thống thuần khiết của họ thì thế giới này mới có tương lai. Quan điểm này rất phù hợp với Hitler. Người khởi xướng của tổ chức này là một nhà truyền đạo kiêm chiêm tinh, ông ấy xem bói cho Hitler và tiên đoán rằng Hitler sẽ trở thành một nhân vật làm chấn động thế giới. Nghe những lời này, Hitler vô cùng phấn chấn. Ký hiệu được dùng làm biểu tượng cho tổ chức nêu trên chính là "chu%20van%202". Hitler cho rằng người ta đã vứt bỏ tính thuần khiết huyết thống nên đã bị một vị trí của họ ở thiên đường. Muốn khôi phục thần lực của thần tộc thì cần phải thanh trừ dị tộc. Do đó; về sau đi thiết kế cờ đảng Nazi, Hitler liền chọn biểu tượng "chu%20van%202" giống như tổ chức bài trừ Do Thái nêu trên, đông thời cuồng nhiệt theo đuổi "thuần khiết chủng tộc", không ngừng dấy lên cao trào bài trừ Do Thái.

Với biểu tượng chu%20van%202đầy màu sắc bí hiểm, vô số tín đồ đảng Nazi càng thêm cuồng nhiệt, không từ bất cứ hành động tội ác nào.

Sau khi thế lực phát xít hoàn toàn thất bại trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, biểu tượng của Nazi cũng bị đập tan. Thế nhưng tháng 11 năm 2000, một phóng viên báo chí người Anh đã chụp được tấm ảnh biểu tượng phát xít hình "chu%20van%202" làm bằng cây trong một khu rừng cách thành phố Berlin (Đức) khoảng 110 km. Biểu tượng này được làm bằng 48 cây, mỗi chiều của hình "chu%20van%202" , dài 60m; vật liệu là loại cây thông rụng lá đến mùa thu và đầu đông lá dần dần biến màu vàng; xung quanh làm bằng thông lá kim 4 mùa xanh tươi. Do đó biểu tượng càng nổi bật. Theo kết quả điều tra của cơ quan hữu quan đây là hoạt động của bọn phát xít mới ngóc đầu dậy, vật liệu do một nhà điền chủ Pháp cung cấp. Khi tấm hình được đăng lên báo, lập tức công chúng kháng nghị rầm rộ, yêu cần Chính phủ Pháp có biện pháp cấp tốc loại trừ tận gốc hoạt động này. Pháp luật của Pháp cũng quy định trong bất kỳ trường hợp nào cũng không cho phép trưng bày công khai biểu tượng của đảng Nazi. Do đó biểu tượng làm bằng cây nêu trên đã nhanh chóng bị xóa sạch.

Ký hiệu chu%20van%202, chu%20van1được truyền từ thời cổ đại đến nay mà không bị mất đi, cho thấy đây không phải là ký hiệu thông thường mà có nội hàm đặc biệt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2020(Xem: 24901)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
09/09/2020(Xem: 29356)
Trang nhà Quảng Đức xin chân thành cảm ơn HT Thích Như Điển đã giới thiệu bộ nhu liệu Phật học này và chân thành tán thán công đức của Thầy Phước Thiệt đã sưu tập và làm thành software này để chia sẻ cho giới học Phật đó đây trên thế giới. Mọi thắc mắc xin liên lạc trực tiếp với tác giả qua email này: [email protected]
10/09/2016(Xem: 21401)
Từ Điển Phật Học Online gồm có nhiều nguồn từ điển kết hợp, hiện có 93,344 mục từ và sẽ được cập nhật thường xuyên.
01/07/2015(Xem: 15843)
Lịch sử phiên dịch Đại tạng kinh Trung Hoa trải dài 14 thế kỷ, bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ 14. Trong các nước ở Đông Á, chỉ nước Việt Nam là chưa hoàn tất việc phiên dịch toàn bộ Đại tạng kinh. Bộ Từ điện Phật học Tuệ Quang gồm 45.000 mục từ, dày hơn 3.500 trang, được chia làm hai tập, in trên loại giấy tốt, đóng bìa cứng (Nhà xuất bản Phương Đông). Lấy tiếng Hán-Việt làm gốc kèm thêm danh từ tiếng Phạn với bản mục lục tra cứu tiếng Phạn (Sanskrit Index) ở cuối tập để dể dàng tham khảo. Ngày nay các đại học lớn trên thế giới đều có phân khoa Phật học cho nên những danh từ Phật học Anh ngữ cũng cần thiết được phổ biến cho các phật tử và trí thức Việt Nam.
25/12/2014(Xem: 11283)
PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN đầy đủ và cập nhật nhất hiện nay, do hơn 50 học giả Phật giáo thuộc Phật Quang Đại Tạng Kinh Biên Tu Ủy viên hội ở Đài Loan biên soạn trong mười năm ròng, gần 8000 trang do Hòa thượng Thích Quảng Độ phiên dịch và được nhà sách Văn Thành (Đạo Hữu Thanh Nguyên) ấn hành lần đầu tiên tại Việt Nam.
18/04/2013(Xem: 5362)
Các tác phẩm Phật giáo viết bằng Buddhist Hybrid Sanskrit xuất hiện sau khi Pāṇini đã hoàn thành việc chuẩn hóa tiếng Phạn vào khoảng đầu thế kỷ thứ 4 trước dương lịch.
16/11/2010(Xem: 14181)
Tự Điển Y Khoa - Hoavouu sưu tầm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]