Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hungry Ghosts (Mùa Cô Hồn)

23/08/202017:04(Xem: 4583)
Hungry Ghosts (Mùa Cô Hồn)

Hungry Ghosts (Mùa Cô Hồn)

blank


Tháng bảy âm lịch là mùa Vu Lan của Việt Nam chúng ta, nhưng đó cũng là tháng cô hồn theo quan niệm dân gian và rằm tháng Bảy là ngày chính. Cúng cô hồn vào đêm trước đó, được xem là một nghi thức tín ngưỡng truyền thống, và tín ngưỡng này cũng rất thịnh hành trong vùng Đông Nam Á.

Cũng vào tháng Bảy âm lịch năm rồi, dưới sự tài trợ của Screen Australia, SBS đã quay một bộ phim gồm bốn tập về các câu truyện của người Việt Nam định cư tại Úc, với đề tài là Hungry Ghosts (Ngạ Quỷ). Nói đến ma quỷ thì dĩ nhiên có liên hệ đến chết chóc mà chiến tranh có rất nhiều sự chết chóc, cho nên cuộc chiến Việt Nam là một bối cảnh chủ yếu của bộ phim.

Hungry Ghosts là những câu truyện bị quỷ ám của 4 gia đình tại Melbourne. Trong đó ba gia đình là dân tị nạn Việt Nam, còn một gia đình là ký giả người Úc, ông ta là nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp của cuộc chiến Việt Nam.

blank


Câu truyện bắt đầu khi một phiến bùa hộ mệnh bị tiêu huỷ trong đêm trước của rằm tháng bảy thì quỷ sứ tức là quỷ cầm đầu, với lại các vong hồn khác được lựu lại tại trần gian. Những vong hồn này đều có những truyện cá nhân chưa được giải quyết, những truyện mà họ đã mang theo khi thiệt mạng. Những vong hồn này bị chết oan, cho nên họ trở về đòi nợ, hoặc về trả thù và cũng có cô hồn trở về tìm lại người thân, người yêu của mình. Trong khi những truyện quỷ ám đang sôi nổi, thì một cô gái Việt Nam sinh trưởng tại Úc có khả năng hóa giải vấn đề, mà chính cô cũng không biết mình có một khả năng đó.

Phật giáo được du nhập và ăn sâu vào Việt Nam rất sớm và có những thời kỳ rất hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam. Các tục lệ như cúng cô hồn vào tháng Bảy âm lịch có xuất xứ từ Phật giáo. Cho nên Phật giáo là một chủ đề căn bản của những câu truyện trong Hungry Ghosts. Chùa Quảng Đức tại Melbourne là một trong những địa điểm quay phim và quí Thầy đã ủng hộ bằng cách tham dự một phần nhỏ trong câu truyện. Ngoài ra, bùa ngải cũng có đề cập đến. Bùa ngải là tà thuật khá thịnh hành trong các nước Đông Nam Á, trong đó bao gồm Việt Nam. Phép thuật này thật ra là dùng để chữa bệnh, trừ ma diệt quỷ, giúp người gặp may mắn, phát tài, nhưng cũng có người sử dụng nó để khống chế và hại người. Đã là truyện ma, thì dĩ nhiên ít nhiều cũng có sự hiện diện của phép bùa ngải trong câu chuyện. Ngoài ra bộ phim diễn tả những tập quán Việt Nam mà nhiều người đã lãng quên, ví dụ như gõ chén bát khi dùng cơm trong tháng bảy là mời gọi cô hồn đến dùng cơm trong nhà.

blank
Diễn viên, đạo diễn, nhân viên đoàn làm phim Hungry Ghosts 
Chụp hình lưu niệm tại Tu Viện Quảng Đức sau 2 ngày quay phim ở đây



Hungry Ghosts là một tuồng kịch gồm diễn viên Á Châu nhiều nhất trong lịch sử ti vi của Úc. Diễn viên chính và diễn viên phụ có gần hơn 30 người, đây chưa tính số người Á Châu xuất hiện xung quanh trong bộ kịch, số lượng đó có đến hơn 300 người. Hy vọng đây là một khởi điểm cho sự thay đổi của ngành điện ảnh và ti vi tại Úc.

So với mấy thập niên qua, số lượng người Á Châu xuất hiện trên màn ảnh đã được tăng thêm khá nhiều. Tuy nhiên nếu đem tỷ lệ của di dân Á Châu so với tỷ lệ của người Á Châu xuất hiện trên màn ảnh, thì vẫn còn nhiều chênh lệch, nhất là khi những người Á Châu được chọn vào những vai chính hay những vai phụ lớn thì càng hiếm.

Trên đời này, vạn vật đều tương sinh tương diệt. Có một tuồng kịch thì phải có khán giả, có khán giả thì sẽ đem lại nhiều tuồng hơn. Cho nên tôi hy vọng cộng đồng Việt Nam chúng ta có thể ủng hộ và quảng bá cho phim Hungry Ghosts, không những giúp việc làm cho những diễn viên trẻ gốc Việt mà đồng thời cũng giúp phổ biến lịch sử, văn hóa, tập quán của người Việt mình.

Úc Châu là một nước đa văn hóa, hơn bảy mươi sắc tộc, lý do truyện Việt Nam được đưa lên màn ảnh là vì văn hóa và tập quán của Việt Nam có nhiều điều đặc sắc và tình cảm giữa những người Việt Nam cũng rất nồng nàn và gắn bó. Đồng thời Úc Châu cũng là một nước từng tham dự một cách kịch liệt vào cuộc chiến Việt Nam. Tài liệu thống kê trong Wiki, nước Úc có 426 binh sĩ tử trận và 3129 bị thương, cho nên bộ phim này sẽ khơi lên nhiều cảm xúc trong cộng đồng người Úc cũng như người gốc Việt.

Truyện ma thường là truyện hấp dẫn, nhưng nếu không có chiều sâu, thì câu truyện không thể đem lại phần tác động tích cực nào cho tâm lý. Trong bộ phim này khán giả sẽ cảm nhận được những vết thương được gọi là hậu chấn tâm lý của người Việt sau cuộc chiến (post war trauma) và những vết thương đó có thể truyền sang con cháu đời sau (intergeneration trauma).

Có thể sự tránh né, im lặng và lãng quên lại thường là những phương pháp được lựa chọn của những người tâm lý đã bị tổn thương (traumatised) bởi cuộc chiến. Nhưng thật ra nhiều vết thương quá nặng nề, chúng ta làm sao mà quên được!

Tôi là một trong những diễn viên trong Hungry Ghosts, tuy gia đình tôi không có ai tử vong trong chiến tranh Việt Nam, nhưng tôi được chứng kiến những cảnh thê thảm nhất trên thế gian này …

blank

Tôi còn nhớ những thương phế binh khi trở về, có người bị cụt chân, có người cụt tay, cho đến cụt hết hai chân hai tay. Những người còn khả năng lao động, thì phải đi làm lụng vất vả để kiếm ăn cho hai bữa, có người đi vá bánh xe, có người bán vé số, còn những người tàn tật đến nổi không thể lao động, thì phải ăn xin mà thôi.
Còn những thanh niên trong tuổi quân dịch… có người chặt đi ngón trỏ, có người làm mờ đi một mắt, cũng có người đi làm thuê làm mướn để chạy tiền làm giấy khai sinh giả.

Tôi cũng đã chứng kiến một cô gái trong xóm bị một người trốn quân dịch hiếp dâm, người này trốn dưới hầm suốt 5 năm dài cho nên tâm lý đã bị rối loạn.

blank

Chiến tranh Việt Nam đã gây ra cái chết từ 3-4 triệu người, đây chưa tính về số những người đã bỏ mạng trong lúc vượt biên. Cuộc sống nước ngoài tưởng như đã trở lại bình yên với sự hồi sinh. Những vết thương chiến tranh trong nội tâm của nhiều người vẫn còn hiển hiện, từ thương tích trên cơ thể đến sự ly tán trong nhiều gia đình… Một số dân Việt ở nước ngoài vẫn đang phải gồng sức vật lộn với hậu quả khắc nghiệt của chiến tranh dù rằng nhiều người đã cố sức không muốn nghĩ đến. Nhưng Chiến tranh Việt Nam đã để lại một vết thương sâu hoắm trong tâm hồn mọi người, sự im lặng và lãng quên đã không phải là một biện pháp hàn gắn. Khoa học cho rằng phô bày những vết thương với sự hiểu thông có thể là một trị liệu hiệu quả nhất. Đối với lớp trẻ, những chương trình điện ảnh về cuộc chiến tuy là hư cấu nhưng cũng góp phần để cho con cháu trong nhà thấu hiểu được những đau khổ từ cuộc chiến Việt Nam mà thế hệ cha ông đã phải gánh chịu.

Hungry Ghosts sẽ được công chiếu trên đài SBS TV trong 4 ngày 24 – 27 tháng Tám vào lúc 21.30 và có phụ đề tiếng Việt. Phim được lưu lại trên SBS On-demand thêm một tháng sau đó.

Ah Yin – 12/08/2020

https://www.huongdaoonline.net/2020/08/hungry-ghosts-mua-co-hon/



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/09/2018(Xem: 3684)
MV Duyên dáng em Việt Nam đã ra mắt gấp rút vào tháng 1 2018 - Thời điểm mọi người tất bật chuẩn bị Tết, có lẽ vì thế mà nó chưa có nhiều sự quan tâm như mọi người mong muốn Tuy nhiên phải nói rằng đây là 1 trong số ít bài hát có nhiều "vị" âm nhạc đến thế như: như R&B, Rap ,Dance,..vv tạo những điểm nhấn đầy sống động, cao trào cho tác phẩm
24/08/2018(Xem: 5470)
Kịch : Tôn Giả Vô Não Biên soạn và đạo diễn: Trần Thị Nhật Hưng Hai màn Diễn viên: Sư phụ, sư mẫu,Vô Não và vai Đức Phật. Lời giới thiệu: Kính thưa Quí vị Là Phật tử, hẳn chúng ta đã từng nghe về nhân vật cắt 1000 ngón tay, xâu đeo vào cổ. Đó là chuyện tích Phật giáo nói về ngài Vô Não mà Đức Phật đã chuyển hóa thành một người tốt và trở thành đệ tử của Phật, về sau còn đắc quả A La Hán nữa. Hôm nay trên sân khấu này, chuyện tích đó sẽ được kể lại dưới ngòi bút của Trần Thị Nhật Hưng qua sự diễn xuất một cách sống thực của... Kính mời Quí vị theo dõi. Đây màn kịch Vô Não xin bắt đầu.
13/08/2018(Xem: 4350)
Nếu “lá sầu riêng„ chúng ta ví biểu tượng của sự hy sinh, kham nhẫn, nhịn nhục, chịu sầu khổ riêng mình không muốn hệ lụy đến ai, thì Lá Sầu...Chung, một giống lá mới trồng hôm nay phát sinh từ lòng nhỏ nhen, ích kỷ sẽ đem sầu khổ chung cho bao người. Đó là nội dung của vở bi kịch sau đây qua sự diễn xuất của hai mẹ con. Kính mời Quí vị thưởng thức. Đây, bi kịch “Lá Sầu Chung„ bắt đầu.
03/08/2018(Xem: 3540)
Kịch Hài: Đời Là Bể Khổ Trần Thị Nhật Hưng Một màn. Khung cảnh: phòng khách một ngôi chùa. Diễn viên: Ni cô, 3 Phật tử. Lời giới thiệu Kính thưa Quí vị, Thi sĩ Đoàn Như Khuê đã từng thốt lên: “ Biển khổ mênh mông sóng ngập trời. Khách trần chèo một chiếc thuyền chơi, Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió, Chung cuộc rồi trong bể khổ thôi.”
03/08/2018(Xem: 8405)
Nhà của dì Ba ở vùng ngoại thành, có sân trước vườn sau, vắng vẻ yên tịnh. Trong nhà bài trí đơn sơ: bàn thờ thiết trí giản dị nhưng trang nghiêm với thánh tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và hoa quả hương đăng đầy đủ, giữa nhà là bộ bàn ghế gỗ có đặt bộ ấm trà bằng đất “quê mùa”, và một điện thoại cố định (ĐT bàn). Sáng sớm. Yên bình, im ắng. Chiếc máy niệm Phật phát lên âm lượng nho nhỏ vừa đủ nghe danh hiệu Phật: (tùy chọn) “Nam mô …” Như mọi ngày, dì Ba quét lau bàn thờ với tâm trạng hoan hỷ và thần thái ung dung thanh thả. Sau đó, dì thắp hương, lâm râm khấn nguyện… Bất chợt, chuông điện thoại bàn reo vang… Dì giật mình, quay lại nhìn chiếc điện thoại nơi bàn giữa nhà, rồi bình tâm lại, xá ba xá trước bàn thờ thiêng liêng, mặc cho chuông điện thoại cứ réo vang nghe như hối hả thúc giục…
05/07/2018(Xem: 8212)
Với niềm vui sướng pha lẫn tự hào của một người Phật tử khi được xem trên truyền hình bộ phim “Đức Phật” hoành tráng mà từ lâu hằng mơ ước. Trong một lần tìm chút thư giản, vô tình mở tivi, bắt gặp một trailet giới thiệu cảnh voi sáu ngà với cành bông sen trong giấc mộng của Hoàng hậu Maya. Bắt đầu gây chú ý và ngạc nhiên và được biết đó là bộ phim “Đức Phật” đã trình chiếu trên kênh Let’s Việt hằng đêm vào lúc 20 giờ (phát lại lúc 10 giờ sáng hôm sau). Khi tôi xem được trọn vẹn thì đã chiếu đến tập thứ 3 rồi ( 4/7/2018)! Đây chính là bộ phim do nhà tỷ phú Ấn Độ B.K.Modi phát tâm hỗ trợ kinh phí thực hiện (120 triệu USD), và êkíp được Thiền sư Thích Nhất Hạnh
15/05/2018(Xem: 15355)
Vở Hài Kịch: Thuộc Kinh Mới Lấy Làm Chồng, soạn giả: Quảng Hương Phương Giang; diễn viên: Nguyên Giác, Nguyên Hỷ, Nguyên Nhật Thơ, Tâm Hương (Huệ), Quảng Tịnh Kim Phương & Quảng Hương Phương Giang; biểu diễn tại Buổi Văn Nghệ Gây Quỹ Xây Dựng Pháp Xá Quảng Đức, Sunday 6-5-2018, quay phim: Mỹ Hạnh Nguyên Nhật Khánh
13/02/2018(Xem: 7885)
Kịch: Sớ Táo Quân Mậu Tuất 2018 Trần Thị Nhật Hưng Một màn. Diễn viên: Nữ ngọc hoàng, táo Gia Đình Phật Tử (GĐPT), táo nam sửa chùa, táo nữ trai soạn. Khung cảnh: Cung đình. *** (Mở nhạc “Tết Tết Tết Tết Đến Rồi“. Ba táo nhún nhảy bước ra sân khấu theo điệu nhạc cho đến câu „về chung vui bên gia đình“ nhạc tắt) - Táo GĐPT: Đó, tất cả thấy không, Tết đã về rồi đó. Trong khi mọi người đang chuẩn bị sum vầy ăn Tết, thì các táo chúng ta chuẩn bị...chầu trời. - Táo bà: Tức là mình lên...cõi trên đó ha! - Táo sửa chùa: Ừa. Chào hai táo. Tôi là táo sửa chùa. (Hai táo kia chào lại và tự giới thiệu. Xong, bên trong nói vọng ra: “Ngọc hoàng giá lâm!“. Cả ba táo quì xuống chắp tay lên trán. Ngọc hoàng bước ra theo tiếng nhạc Tết Tết Tết hay tiếng trống). - Ba táo (quì xuống chắp tay lên trán, cúi gằm mặt xuống đồng thanh hô lớn): Ngọc hoàng vạn tuế, vạn vạn tuế! - Ngọc hoàng: Trẫm miễn lễ! Các táo hãy bình thân!
15/12/2017(Xem: 87533)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 137750)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]