"Nhờ Phật giáo, tôi đã có đủ dũng khí..."
Tịnh Nguyên
(Theo Beijing Wanbao)
(Theo Beijing Wanbao)
Dưới đây là bài phỏng vấn của phóng viên tờ Beijing Wanbao (Báo tối Bắc Kinh) với Lý Liên Kiệt về các vấn đề như: nhân sinh, sự nghiệp, gia đình, tín ngưỡng, tai họa… nhân dịp anh đến các trường đại học ở Bắc Kinh diễn giảng.
Khi giữa gia đình và sự nghiệp xảy ra xung đột, anh sẽ luôn nghiêng về phía gia đình chứ? Gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của anh?
- Lý Liên Kiệt: Tôi nghiêng về tình yêu. Trong cuộc sống của mình, tôi cảm thấy tình yêu là sự cho đi, tôi đang cho đi và vợ tôi cũng đang cho đi. Tình yêu không phải là sở hữu, tình yêu là cho đi, bạn luôn quan tâm đến cảm nhận của đối phương, đối phương cũng luôn quan tâm đến cảm nhận của bạn, tôi nghĩ một tình yêu như vậy mới có thể bền chắc và dài lâu.
Đương nhiên, tình yêu ban đầu là dựa vào sự hấp dẫn của hai giới, nhưng vài chục năm sau đó, cho đến lúc bạn qua đời, tôi nghĩ sự cho đi giữa đôi bên sẽ quan trọng hơn sự hấp dẫn.
Từ quan điểm của phái mạnh, anh thấy tiêu chuẩn của một người đàn ông tốt là gì?
- Rất nhiều phụ nữ nói, Lý Liên Kiệt thật sự là người chồng tốt, anh ấy đem tất cả tài sản của mình giao hết cho vợ. Nhưng rất nhiều đàn ông cũng nói, tên ngốc này sao lại làm như thế chứ? Đem hết tiền kiếm được đưa cho vợ chẳng phải là sẽ sinh ra nhiều phiền phức lắm sao?
Tôi nghĩ, không nhất định như vậy. Tôi thấy điều chủ yếu nhất là phải cho đi tình yêu của mình một cách chân thành, những chuyện sau đó không cần quan tâm đến làm gì.
Cho đi tình yêu là điều theo đuổi lớn nhất trong đời anh sao?
- Chắc chắn là thế. Trong kinh nghiệm mấy mươi năm thăng trầm của cuộc đời mình, tôi từng gặp các bà hoàng hậu, các vị tổng thống; từng gặp rất nhiều người giàu sang, quyền thế. Và từng gặp cả xã hội đen… Đến ngày hôm nay tôi mới xác định được mục tiêu lớn nhất của cuộc đời mình, từ 40 tuổi trở về sau, tôi nguyện cho đi tình yêu của mình để đền ơn xã hội.
Anh có thể nói một chút về những thay đổi trong đời sống tinh thần của mình?
- Bắt đầu từ lúc 11 tuổi, tôi không tin hết vào những lời người lớn nói nữa. Đến 16 tuổi, tôi cảm thấy những gì người lớn nói ra không đúng hoàn toàn, do đó, tôi tự chọn lấy cuộc đời của mình. Điện ảnh đã thay đổi cuộc đời tôi.
Bắt đầu từ năm 17 tuổi đóng phim Thiếu Lâm tự, cho đến hết những năm 80 là một giai đoạn rất dài tôi sống vị kỷ, tự đề cao mình, và tự gánh chịu những đau khổ mà cuộc đời mang lại. Đó là quá trình tôi phấn đấu vì danh, vì lợi và vì vật chất xa hoa.
Đến sau những năm 90, tôi bắt đầu nghĩ, võ học đã cho tôi biết thứ gì cũng có hai mặt âm dương, khi đứng ở hai góc độ khác nhau để nhìn nhận cùng một vấn đề, kết quả sẽ không giống nhau. Từ đó, tôi tập tìm hiểu cuộc sống, tìm hiểu đời người trên hai góc độ khác nhau. Đến tận ngày hôm nay, tôi vẫn luôn quan sát cả hai mặt của sự vật, không quen đứng trên một góc độ nào đó để xem xét các vấn đề.
Nhân sinh quan của anh rất kiên định, còn về mặt tâm linh, anh có thay đổi gì không?
- Thực ra, ngay từ năm 1997 tôi đã muốn nghỉ hưu, không đóng phim nữa, vì tôi phát hiện ra rằng, vật chất không thể thỏa mãn được nhu cầu tâm linh của mình. Tôi muốn đi tìm kiếm ý nghĩa của sự sống rốt cuộc là gì? Thực sự vậy, tôi cảm thấy vật chất, ở một giai đoạn nào đó là tương đối quan trọng, nhưng qua khỏi giai đoạn đó, bản chất không đổi nhưng lượng đã thay đổi.
Tiền và vật chất không thể nào giúp mỗi người chúng ta được an vui, vì lòng tham của chúng ta là không đáy. Giả sử, mỗi người chúng ta đều giàu như Lý Gia Thành, nhưng nhìn về phía trước, vẫn còn có BillGates giàu hơn nữa, làm thế nào để có thể nhiều tiền hơn cả Bill Gates đây?
Nhận thức được rằng vật chất không thể giải quyết được nỗi đau khổ về tâm linh, nên tôi bắt đầu trở thành một tín đồ Phật giáo, nhìn lại vũ trụ, nhìn lại sự sống, nhìn kết cấu của vật chất, nhìn kết cấu của tâm linh, và từ trong đó tôi tìm thấy cho mình rất nhiều niềm vui.
Việc tin Phật đem đến cho anh sức an định và sự thay đổi như thế nào?
- Tôi cảm thấy mục tiêu theo đuổi chung của toàn nhân loại là an vui và hạnh phúc. Con người sống trong đoàn thể, đã cùng một đoàn thể thì phải quan tâm, yêu thương nhau.
Là diễn viên phim hành động, những năm gần đây, tôi đang tập trung vào việc truyền đạt đến khán giả nước Mỹ một tư tưởng rằng: “Bạo lực không phải là cách duy nhất để giải quyết vấn đề”. Tôi luôn hy vọng là các tác phẩm điện ảnh của mình có thể truyền đạt được tư tưởng này.
Phim Hoắc Nguyên Giáp mà tôi đóng gần đây có một thông điệp vô cùng quan trọng, tôi muốn nhắn nhủ với mọi người rằng: “Bạo lực có thể là một cách giải quyết vấn đề, nhưng chắc chắn không phải là cách duy nhất, bạo lực có thể chinh phục phần xác của người khác, nhưng mãi mãi không thể chinh phục phần tâm của người khác, chỉ có tình yêu làm được điều đó mà thôi”.
Thực vậy, chỉ có sức mạnh của tình yêu mới có thể chinh phục phần tâm linh của toàn thể nhân loại.
Anh từng suýt chết vì tai họa sóng thần khi đi du lịch ở Maldives, nghĩ lại lần thập tử nhất sinh ấy, anh có cái nhìn thế nào về cái chết?
- Trong năm 2004, tôi đã đối diện với cái chết 3 lần, 2 lần ở Tây Tạng, rồi 1 lần ở Maldives. Lần ở Tây Tạng, sau 5 ngày ngồi thiền trên độ cao 4.200 m so với mặt nước biển, tôi bị hết dưỡng khí, không thể nào thở được, thực sự đã đối diện với cái chết.
Điều trùng hợp thú vị là, trước khi đi Tây Tạng, tôi và bạn bè mình đã đi đảo Hải Nam, trải nghiệm cuộc sống kiểu đế vương, mỗi ngày đều có đầu bếp nấu cho vài chục món ăn. Sau đó, đến Tây Tạng, điều kiện hoàn toàn trái ngược, không có nước, không có đầu bếp, ngay cả mì ăn liền nấu cũng không thể chín. Một bên là vật chất, một bên là tâm linh. Trải nghiệm này rất ý nghĩa. Tôi không biết khi nào mình sẽ chết, nhưng sau khi đối diện với cái chết, tôi đã cùng thương lượng với vợ rằng, trong số con cái của chúng tôi nhất định sau này phải có một đứa làm tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ.
Cuối năm 2004, tôi lại suýt chết vì sóng thần. Sau lần thập tử nhất sinh đó, tôi mới có thời gian suy nghiệm xem danh là gì, lợi là gì, tôi thực sự phải làm gì, tôi rốt cuộc là cần điều gì? Cuộc sống rất ngắn ngủi, không biết chết khi nào, cho nên, hãy tận dụng, hãy trân quý từng ngày được sống.
Hình tượng của anh trên màn ảnh mà chúng tôi thường thấy đều là “tay đấm chân đá”, vậy tính cách của anh ngoài đời thực như thế nào?
- Thật ra là tôi có một chút tự kỷ, tính tự kỷ này là do hoàn cảnh sống bắt buộc, tại vì tôi nổi tiếng quá sớm, sau khi nổi tiếng, thì phải luôn giữ mình, sợ nói sai, làm sai. Tôi không muốn tiếp xúc với người khác, thích một mình đọc sách, thích ở cùng mấy người bạn thân.
Đến vài năm gần đây, nhờ có Phật giáo, tôi đã có đủ dũng khí để đối diện với xã hội. Tôi cũng không còn làm việc vì bản thân nữa, 40 tuổi về trước là vì gia đình, 40 tuổi về sau sẽ là vì đền ơn xã hội.
Tịnh Nguyên
(Theo Beijing Wanbao)
- Lý Liên Kiệt: Tôi nghiêng về tình yêu. Trong cuộc sống của mình, tôi cảm thấy tình yêu là sự cho đi, tôi đang cho đi và vợ tôi cũng đang cho đi. Tình yêu không phải là sở hữu, tình yêu là cho đi, bạn luôn quan tâm đến cảm nhận của đối phương, đối phương cũng luôn quan tâm đến cảm nhận của bạn, tôi nghĩ một tình yêu như vậy mới có thể bền chắc và dài lâu.
Đương nhiên, tình yêu ban đầu là dựa vào sự hấp dẫn của hai giới, nhưng vài chục năm sau đó, cho đến lúc bạn qua đời, tôi nghĩ sự cho đi giữa đôi bên sẽ quan trọng hơn sự hấp dẫn.
Từ quan điểm của phái mạnh, anh thấy tiêu chuẩn của một người đàn ông tốt là gì?
- Rất nhiều phụ nữ nói, Lý Liên Kiệt thật sự là người chồng tốt, anh ấy đem tất cả tài sản của mình giao hết cho vợ. Nhưng rất nhiều đàn ông cũng nói, tên ngốc này sao lại làm như thế chứ? Đem hết tiền kiếm được đưa cho vợ chẳng phải là sẽ sinh ra nhiều phiền phức lắm sao?
Tôi nghĩ, không nhất định như vậy. Tôi thấy điều chủ yếu nhất là phải cho đi tình yêu của mình một cách chân thành, những chuyện sau đó không cần quan tâm đến làm gì.
Cho đi tình yêu là điều theo đuổi lớn nhất trong đời anh sao?
- Chắc chắn là thế. Trong kinh nghiệm mấy mươi năm thăng trầm của cuộc đời mình, tôi từng gặp các bà hoàng hậu, các vị tổng thống; từng gặp rất nhiều người giàu sang, quyền thế. Và từng gặp cả xã hội đen… Đến ngày hôm nay tôi mới xác định được mục tiêu lớn nhất của cuộc đời mình, từ 40 tuổi trở về sau, tôi nguyện cho đi tình yêu của mình để đền ơn xã hội.
Anh có thể nói một chút về những thay đổi trong đời sống tinh thần của mình?
- Bắt đầu từ lúc 11 tuổi, tôi không tin hết vào những lời người lớn nói nữa. Đến 16 tuổi, tôi cảm thấy những gì người lớn nói ra không đúng hoàn toàn, do đó, tôi tự chọn lấy cuộc đời của mình. Điện ảnh đã thay đổi cuộc đời tôi.
Bắt đầu từ năm 17 tuổi đóng phim Thiếu Lâm tự, cho đến hết những năm 80 là một giai đoạn rất dài tôi sống vị kỷ, tự đề cao mình, và tự gánh chịu những đau khổ mà cuộc đời mang lại. Đó là quá trình tôi phấn đấu vì danh, vì lợi và vì vật chất xa hoa.
Đến sau những năm 90, tôi bắt đầu nghĩ, võ học đã cho tôi biết thứ gì cũng có hai mặt âm dương, khi đứng ở hai góc độ khác nhau để nhìn nhận cùng một vấn đề, kết quả sẽ không giống nhau. Từ đó, tôi tập tìm hiểu cuộc sống, tìm hiểu đời người trên hai góc độ khác nhau. Đến tận ngày hôm nay, tôi vẫn luôn quan sát cả hai mặt của sự vật, không quen đứng trên một góc độ nào đó để xem xét các vấn đề.
Nhân sinh quan của anh rất kiên định, còn về mặt tâm linh, anh có thay đổi gì không?
- Thực ra, ngay từ năm 1997 tôi đã muốn nghỉ hưu, không đóng phim nữa, vì tôi phát hiện ra rằng, vật chất không thể thỏa mãn được nhu cầu tâm linh của mình. Tôi muốn đi tìm kiếm ý nghĩa của sự sống rốt cuộc là gì? Thực sự vậy, tôi cảm thấy vật chất, ở một giai đoạn nào đó là tương đối quan trọng, nhưng qua khỏi giai đoạn đó, bản chất không đổi nhưng lượng đã thay đổi.
Tiền và vật chất không thể nào giúp mỗi người chúng ta được an vui, vì lòng tham của chúng ta là không đáy. Giả sử, mỗi người chúng ta đều giàu như Lý Gia Thành, nhưng nhìn về phía trước, vẫn còn có BillGates giàu hơn nữa, làm thế nào để có thể nhiều tiền hơn cả Bill Gates đây?
Nhận thức được rằng vật chất không thể giải quyết được nỗi đau khổ về tâm linh, nên tôi bắt đầu trở thành một tín đồ Phật giáo, nhìn lại vũ trụ, nhìn lại sự sống, nhìn kết cấu của vật chất, nhìn kết cấu của tâm linh, và từ trong đó tôi tìm thấy cho mình rất nhiều niềm vui.
Việc tin Phật đem đến cho anh sức an định và sự thay đổi như thế nào?
- Tôi cảm thấy mục tiêu theo đuổi chung của toàn nhân loại là an vui và hạnh phúc. Con người sống trong đoàn thể, đã cùng một đoàn thể thì phải quan tâm, yêu thương nhau.
Là diễn viên phim hành động, những năm gần đây, tôi đang tập trung vào việc truyền đạt đến khán giả nước Mỹ một tư tưởng rằng: “Bạo lực không phải là cách duy nhất để giải quyết vấn đề”. Tôi luôn hy vọng là các tác phẩm điện ảnh của mình có thể truyền đạt được tư tưởng này.
Phim Hoắc Nguyên Giáp mà tôi đóng gần đây có một thông điệp vô cùng quan trọng, tôi muốn nhắn nhủ với mọi người rằng: “Bạo lực có thể là một cách giải quyết vấn đề, nhưng chắc chắn không phải là cách duy nhất, bạo lực có thể chinh phục phần xác của người khác, nhưng mãi mãi không thể chinh phục phần tâm của người khác, chỉ có tình yêu làm được điều đó mà thôi”.
Thực vậy, chỉ có sức mạnh của tình yêu mới có thể chinh phục phần tâm linh của toàn thể nhân loại.
Anh từng suýt chết vì tai họa sóng thần khi đi du lịch ở Maldives, nghĩ lại lần thập tử nhất sinh ấy, anh có cái nhìn thế nào về cái chết?
- Trong năm 2004, tôi đã đối diện với cái chết 3 lần, 2 lần ở Tây Tạng, rồi 1 lần ở Maldives. Lần ở Tây Tạng, sau 5 ngày ngồi thiền trên độ cao 4.200 m so với mặt nước biển, tôi bị hết dưỡng khí, không thể nào thở được, thực sự đã đối diện với cái chết.
Điều trùng hợp thú vị là, trước khi đi Tây Tạng, tôi và bạn bè mình đã đi đảo Hải Nam, trải nghiệm cuộc sống kiểu đế vương, mỗi ngày đều có đầu bếp nấu cho vài chục món ăn. Sau đó, đến Tây Tạng, điều kiện hoàn toàn trái ngược, không có nước, không có đầu bếp, ngay cả mì ăn liền nấu cũng không thể chín. Một bên là vật chất, một bên là tâm linh. Trải nghiệm này rất ý nghĩa. Tôi không biết khi nào mình sẽ chết, nhưng sau khi đối diện với cái chết, tôi đã cùng thương lượng với vợ rằng, trong số con cái của chúng tôi nhất định sau này phải có một đứa làm tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ.
Cuối năm 2004, tôi lại suýt chết vì sóng thần. Sau lần thập tử nhất sinh đó, tôi mới có thời gian suy nghiệm xem danh là gì, lợi là gì, tôi thực sự phải làm gì, tôi rốt cuộc là cần điều gì? Cuộc sống rất ngắn ngủi, không biết chết khi nào, cho nên, hãy tận dụng, hãy trân quý từng ngày được sống.
Hình tượng của anh trên màn ảnh mà chúng tôi thường thấy đều là “tay đấm chân đá”, vậy tính cách của anh ngoài đời thực như thế nào?
- Thật ra là tôi có một chút tự kỷ, tính tự kỷ này là do hoàn cảnh sống bắt buộc, tại vì tôi nổi tiếng quá sớm, sau khi nổi tiếng, thì phải luôn giữ mình, sợ nói sai, làm sai. Tôi không muốn tiếp xúc với người khác, thích một mình đọc sách, thích ở cùng mấy người bạn thân.
Đến vài năm gần đây, nhờ có Phật giáo, tôi đã có đủ dũng khí để đối diện với xã hội. Tôi cũng không còn làm việc vì bản thân nữa, 40 tuổi về trước là vì gia đình, 40 tuổi về sau sẽ là vì đền ơn xã hội.
Tịnh Nguyên
(Theo Beijing Wanbao)
Lý Liên Kiệt - Phim Tinh Võ Anh Hùng.
Trần Chân ngay lập tức trở về nước chịu tang thầy và tìm hiểu rõ sự việc.Tại Thượng Hải, sau khi về trường Tinh võ để chịu tang thầy, Trần Chân tìm tới nơi dạy võ của Akutagawa Ryoichi, võ sĩ Nhật đã giết chết Hoắc Nguyên Giáp. Sau khi giao đấu, Trần Chân nhận thấy trình độ của Ryoichi không thể là đối thủ của thầy mình vì thế anh cho khai quật mộ của thầy và nhờ bác sĩ khám nghiệm tử thi.
Qua xét nghiệm, bác sĩ kết luận Hoắc Nguyên Giáp bị đầu độc. Kết luận này khiến nội bộ Tinh võ môn nảy sinh nghi ngờ lẫn nhau.Cùng lúc đó, biết trận đấu của mình với Hoắc Nguyên Giáp đã bị dàn xếp, Ryoichi phản ứng với Fujta, một sĩ quan quân tội và là kẻ chủ mưu, và bị Fujita giết chết.
Để dẹp yên mọi chuyện, Fujita đổ vấy cho Trần Chân tội sát hại Ryoichi. Trần Chân bị bắt vào tù và bị đem ra xét xử. Quá trình điều tra kẻ thực sự giết hại sư phụ của Trần Chân xuất hiện nhiều tình huống mới...Kịch bản của Fist of legend không quá phức tạp nhưng nó vẫn có những yếu tố hấp dẫn, những đoạn cao trào, những nút thắt mở. Ví dụ như khi Trần Chân phải ra tòa thì đúng lúc đó cô bạn gái người Nhật xuất hiện, khai man trước tòa để Trần Chân thoát tội.
Không chỉ là sự báo thù của Trần Chân trước cái chết của thầy mình mà ẩn đằng sau đó là tinh thần kháng Nhật của người Trung Quốc trong thời kì này. Đan xen trong đó là mối tình ngang trái giữa Trần Chân và một cô gái Nhật khi mà Trần Chân phải lựa chọn cô gái và Tinh võ môn và khi mà anh bị tẩy chay ở mọi nơi vì có bạn gái là người Nhật.
Trong phim cũng có một vài tình huống và nhân vật hài hước trong nhiều phim võ thuật khác của Hong Kong như nhân vật đội trưởng cảnh sát hay chi tiết bác sĩ pháp y lại sợ tiếp xúc với tử thi.Vì là phim hành động võ thuật nên phần quan trọng nhất là các cảnh đánh nhau, đấu võ. Với tài chỉ đạo võ thuật của Yuen Woo Ping cộng với khả năng của các diễn viên, đặc biệt là Lý Liên Kiệt, những cảnh đánh võ trong phim rất chân thực và sống động.
Thêm vào đó là góc độ và việc dừng máy đúng lúc khiến các cảnh đấu võ gần như là hoàn hảo.Trong các bộ phim kiểu như thế này, diễn xuất của các diễn viên không được chú ý quá nhiều và không bị đòi hỏi cao. Lý Liên Kiệt vẫn yêu trong những cảnh đòi hỏi nhiều diễn xuất nội tâm, nhưng ở các cảnh cần sự cương nghị, căm giận, dũng mãnh anh lại diễn rất khá. Các diễn viên khác tròn vai, không có gì đáng kể. Ngoài ra, Lý Liên Kiệt trông điển trai hơn chứ không xù xì nhưng nhiều vai diễn gần đây khi mà dấn ấn tuổi tác đã hiện rõ (đặc biệt là gương mặt).
Nói tóm lại, đây là một bộ phim mà những fan phim võ thuật và phim Hong Kong không thể bỏ qua.
Lý Liên Kiệt (Jet Li)
Lý Liên Kiệt: "40 tuổi về trước là vì gia đình, 40 tuổi về sau sẽ là vì đền ơn xã hội"
- Ảnh: AFP
Gửi ý kiến của bạn