Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phim "Lửa Phật" quá coi thường Đạo Pháp...

03/09/201308:09(Xem: 4868)
Phim "Lửa Phật" quá coi thường Đạo Pháp...
luaphat

DUSTIN NGUYỄN LÀM PHIM LỬA PHẬT
QUÁ COI THƯỜNG ĐẠO PHÁP VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM!

Chánh Đức

Chúng tôi bước ra khỏi phòng chiếu phim mà lòng không nguôi sự đau đáu , hụt hẩng xen lẫn lửa đốt vì những hình ảnh mình đã xem qua 100 phút của bộ phim.

Trước kia khi nghe nói sẽ có 1 bộ phim “Lửa Phật” chuẩn bị thực hiện, là những người làm nghệ thuật và cũng yêu quý đạo Phật, chúng tôi cảm thấy hân hoan trong lòng vì niềm tin với một người đạo diễn đã làm chúng tôi ấn tượng qua bộ phim “Huyền thoại bất tử” – Dustin Nguyễn - một người đạo diễn đã từng chia sẻ với báo chí là mình có niềm tin với Phật Pháp..vv, …Nhưng thật đáng buồn thay những điều anh làm hoàn toàn cho thấy anh không hiểu gì về những điều rất cơ bản của Phật Pháp thông qua những ý tưởng và hành động hiển hiện trong bộ phim làm cho nhiều người xem vô cùng bức xúc!

Cùng song hành với anh là Ngô Thanh Vân cũng bộc bạch mình có niềm tin mãnh liệt vào Phật pháp, tôi nghĩ ít nhiều chị cũng hiểu về giá trị của Pháp Phật, nhưng khi nhận nội dung kịch bản như vậy và thủ vai nữ chính , tôi không hiểu tại sao chị không góp ý với Đạo diễn về những yếu tố rất nhạy cảm của bộ phim này đối với tâm linh mà vẫn chấp nhận hòa suốt cùng kịch bản?!

Tại sao lại lấy tên “Lửa Phật???” khi từ đầu đến cuối của bộ phim chỉ là những cảnh đánh nhau, gào thét sục sùi sân hận căng lên thành những ngọn lửa để tàn sát tan thương..??

Trong suốt chặng đường phát triển của Phật giáo, Đạo Pháp và dân tộc song hành vượt qua những thăng trầm của đất nước với những vết son chói lọi ghi dấu các vị Tăng chiến đấu anh hùng bằng tinh thần từ bi – trí tuệ - và dũng mãnh để mang về sự hòa bình cho toàn thể nhân dân. Hôm nay, trong sự tưởng tượng theo ý tưởng của mình, Dustin Nguyễn đã viết nên một câu chuyện đường vòng chỉ với mục đích duy nhất là đi đến những cảnh nóng và bom tấn đánh đá thương tàn cho đã mắt khán giả mới đáng xứng là tác phẩm “bom tấn tấn”!

Khi các nhà khoa học trên Thế giới tìm về cội nguồn ở Ấn Độ để hiểu sự ra đời của Đức Phật, sự chứng ngộ của phật cùng những lời dạy của Đức Phật, họ đã cảm thấu những giáo lý sâu xa và diễn giải về hình ảnh của Phật một cách rất trân trọng, cân nhắc. Họ luôn chia sẻ rất chính chắn trong đạo đức rằng: Chúng ta không thể nào nói về Phật khi chưa thật sự hiểu Phật cũng như không thể nào Tôn kính Phật khi chúng ta chưa đi tường tận vào cuộc đời và lời dạy của Ngài. Khi hiểu chưa tới chúng ta sẽ làm chưa tới, hiểu sai, chắc chắn chúng ta sẽ làm sai. Vì thế chưa thấu rõ thì đừng nên dõng dạt làm gì liên quan đến Phật pháp vì cái gì cũng có nhân và có quả, trước khi làm việc gì hãy nghĩ đến hậu quả của nó, Vậy mà Dustin Nguyễn rất mạnh dạn đưa hình ảnh của Tăng bảo vào phim mình với những hành động lố lăng sau lớp áo của một anh hùng?!

Hầu hết các nhà làm phim trên thế giới họ rất thận trọng khi đưa những chủ đề có tên của các Đấng thiêng liêng như Phật, Chúa...vv vào tác phẩm nếu chưa có sự nghiên cứu kỹ lưỡng vì điều đó thể hiện sự tôn trọng và đạo đức trách nhiệm của một người có tri thức. Hoặc nếu có thì ít ra cũng mang những giá trị nhân văn hay bài học giáo dục nào đó thông qua tác phẩm của mình. Thậm chí nhiều phim cũng chẳng đề cặp đến Phật nhưng mang nhiều giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc khiến nhiều người xem dâng tràn cảm xúc như phim " xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân" của đạo diễn Kim Ki Duk Hàn Quốc là một ví dụ rất điển hình. Phim được hãng Sony Picture công chiếu ở Mỹ sau khi chiếu trong nước và các quốc gia lân cận đã nhận được nhiều sự ủng hộ của khán giả.

Chúng ta thấy rất rõ các nhà làm phim chuyên nghiệp của nhiều nước luôn xây dựng kịch bản chắc nịt, sáng tạo trong logic về hình thức lẫn nội dung với sự đầu tư kỹ lưỡng nhiều mặt khiến ai nấy đều tâm đắc khi xem bộ phim.

Chúng tôi không hiểu sự tưởng tượng trong phim Lửa Phật là dành cho thời nào, cổ tích cũng có dạng riêng của cổ tích, hiện đại cũng có dạng riêng của hiện đại, viễn tưởng cũng có dạng riêng của viễn tưởng, còn trong phim này thì hiện đại, cổ tích, nét ta, nét tàu, nét Nga hay tây Ban Nha đều trộn lẫn vào nhau.

Giáo sư N.V.N thuộc Hiệp hội chất lượng Việt Nam đã chia sẻ sau khi xem phim rằng “Nhìn vào phim Lửa Phật chúng ta thấy không gian lai căng giữa tây và ta, lúc thì giống bên Tây Tạng. lúc thì giống ở miền cao bồi Texas, chỉ có cái loa phát thanh là giống của VN mà thôi!”

Điều đó không đáng nói bằng việc Dustin Nguyễn khai thác khía cạnh là 1 vị học tu rời khỏi chốn thiền môn (do anh đảm vai chính) để đi vào một “Hội những tướng binh thầm lặng bảo vệ quốc gia”. Điều đặc biệt ở hội này là ai ra khỏi hội đều phải bị thảm sát. Đây là chánh hội hay tà hội??! mà lại có một tư tưởng quá sức “ác lạ” như vậy ngay khi nó đang hiện diện trên đất nước Việt Nam? Bảo vệ đất nước cái gì không thấy mà chỉ thấy họ dành thời gian truy tìm và giết những người ra khỏi hội?!

Thế hệ trẻ sẽ suy nghĩ gì về yếu tố này đối với đất nước chúng ta hiện giờ trong bài học giáo dục này qua ý tưởng của đạo diễn Dustin Nguyễn ở phim Lửa Phật? Các anh hùng của Việt Nam ta từ xưa đến nay đi hành quân với lời thề bảo vệ đất nước, nếu vì một lý do nào đó họ không vào quân ngũ nữa thì giết họ sao?!Quân đội Việt Nam ta sẽ tàn nhẫn thế sao? Sự tưởng tượng như vậy có ý nghĩa gì cho những người tiếp nhận..?!

Thêm nữa, Dustin Nguyễn vào vai một tướng binh anh hùng, xuất hiện rất oai nghiêm, mạnh mẽ, chiến thắng bao nhiêu tên côn đồ, thế mà lại xuất hiện trong một cảnh ăn ở lố lăng với gái quán bar, uống rượu quá độ, điều đó có lẻ anh cho là bình thường của một người anh hùng chính chắn?!, ...nhưng sao anh có thể đánh giá “QUÁ THẤP VĂN HÓA VIỆT NAM” khi dựng hình ảnh người anh hùng nằm giả vờ nhắm mắt để áp sát mặt vào ngực của 1 người con gái khùng rồi bất chợt làm hành động quá sức “ố trược và dơ bẩn?”. Quá thấp kém và mất tư cách của một người đàn ông huống chi là một anh hùng!. Trong khán phòng xem phim, những nụ cười vô tư của nhiều bạn trẻ hời hợt xen lẫn những tiếng kêu “trời” và tiếng thở dài kèm theo bao cái lắc đầu ngượng ngùng của phần lớn những con người chính chắn trong đó có các bậc nam nhi!. Có cần thiết phải làm như thế để làm điểm khơi nụ cười nhạt nhẽo và thấp kém trong một tác phẩm điện ảnh được đầu tư nhiều như thế này?

Có quá xem thường văn hóa Việt Nam không khi đưa ngay cả từ “ngứa hán” vào trong lời thoại đến ba bốn lần? khiến những người xem phim không khỏi ngỡ ngàng về việc sử dụng ngôn từ như thế?! Và tôi cũng thật sự quá đau lòng khi xét duyệt văn hóa cho qua những đoạn lời thoại phô phiển như thế này để có thể công khai phổ biến khắp nơi nơi trong một đất nước mang màu sắc Châu á là tế nhị, nhẹ nhàng. Dù thời gian sau này văn hóa các nước xâm nhập vào Việt Nam khiến cho cách sống hiện đại ngoại lai quá mức ở 1 số thành phần nhưng điều đó không có nghĩa là đất nước ta mất văn hóa truyền thống Á Đông để thoải mái đưa lên phim như vậy. Xem thông tin trên báo nói là phim chiếu qua nhiều nước khác…,vậy họ sẽ nghĩ gì về văn hóa Việt Nam khi những phát ngôn thiếu văn hóa này lại được đưa thẳng lên màn bạc?!

Để thể hiện tầng lớp thấp trong xã hội, đâu cần thiết phải phơi bày những ngôn từ đó ra? Ngay khi có những người chửi tục nói thề, đâu phải cứ vì thế mà bê lên phim ảnh?! Phim ảnh là bài học văn hóa, là sự phản ánh và khắc phục trong cái thâm thúy giữa hình ảnh và ngôn từ để diễn đạt, đâu cần phải phơi bày để chọc cho khán giả cười hay cho khán giả nghe toẹt như vậy..mới rõ hiểu người thiếu văn hóa là phải như vậy?

Suốt phim Lửa Phật, văn hóa bạo lực của người lớn tiếp tục truyền nhiều cho trẻ nhỏ khi những đoạn đánh đấm quá tàn bạo giữa con nít được dựng lên trong tư thế nặng nề mùi "băng đảng"!xem mà thấy lo lắng vô cùng cho chính tâm lý những đứa trẻ khi được "chỉ đạo diễn xuất " những cái đấm liên tục tàn bạo như muốn giết bạn bè cùng trang lứa của mình trong sự câm phẫn tột độ...dù đó là một đứa trẻ hiền lành bị bạn bè ăn hiếp. Tâm lý được áp đặt cho nhân vật quá nặng nề bạo lực.

Cuối phim là cảnh người anh hùng ngồi với 1 vị Thầy nói rằng mình thấy ray rứt vì những gì đã qua thì được Thầy khuyên trong đó có một lời rằng “con phải biết tha lỗi cho chính mình”. Thật sự đó là những lời dạy của quý Thầy sao?! Hoàn toàn sai lệch với những giá trị của Phật pháp bằng những lời thoại mang nội dung dễ dãi như thế . Đạo Phật không phải là sự ban ơn, hay tự xóa tội cho chính mình mà Đạo Phật dạy con người phải biết hiểu “nhân – quả” – Đó mới là đạo đức sống. Khi bạn gieo cây chua, vun bồi nó phát triển, bạn chặt nó để trồng cây ngọt thì thiệt hại bạn cũng có nhưng không quá nhiều. Cũng như vậy, khi bạn làm điều xấu rồi, ngưng ngay làm điều tốt, cuộc đời bạn sẽ khác hơn nhưng ít nhiều bạn cũng phải chịu trách nhiệm với hậu quả . Không phải biết lỗi, tự tha lỗi cho mình là hết. Quan trọng là bạn làm gì để mọi người thấy, hiểu và tha thứ cho mình kìa.

Viên đá thảy xuống nước nó sẽ chìm chứ không thể nổi lên, có cầu nguyện nó cũng không nổi lên, cũng như vậy con người tạo ra điều gì xấu thì sẽ nhận kết quả xấu. Trồng cây chua không thể nào ra trái ngọt được. Đó là quy luật muôn đời. Khi đã gieo một nhân không lành trong đời thì bạn phải biết hối hận, khi hối hận phải biết hành động tốt để bù đắp lỗi lầm, chúng ta sẽ phải nhận hậu quả nhưng hậu quả ấy sẽ được nhẹ hơn khi chúng ta biết lấy công chuộc tội. Đó mới đúng là lời dạy của quý Thầy khi chúng ta tìm hiểu và nương tựa chánh Pháp.

Đến giờ phút này, khi hỏi bất kỳ ai xem Phim “Lửa Phật” rồi, ai cũng ngớ người đến... ngớ ngẫng vì nội dung không ăn nhập gì đến tựa phim cả !(có thể đạo diễn sẽ có lý do để diễn giải nhưng xin thử diễn giải xem đó có thực sự hợp chính đáng với cảm nhận công chúng không??!). Nếu có người hỏi nội dung phim thế nào, hầu như ai cũng trầm ngâm không biết phải kể làm sao khi cốt chuyện không có mục đích ý nghĩa gì rõ ràng cụ thể…!Chỉ thấy rõ là những cảnh bạo lực từ con nít đến người lớn và việc quảng cáo rượu quá sức lạm dụng đến..lộ liễu. Càng nói càng đau lòng!

Một số khán giả sau khi xem phim xong nói: Tôi chỉ có hai từ để chia sẻ là: “ Thất vọng”, ai cũng đặt một vấn đề lớn khi xem phim này. Họ nói rằng “tựa đề của bộ phim là điểm thu hút chúng tôi quan tâm, nhưng xem xong thấy đăng đắng trong lòng vì sự lạm dụng quá mức cần thiết từ đời đến đạo!”

Chúng tôi xin các anh chị, đừng đemPhật trờira để làm yếu tố thu hút sự quan tâm của mọi người ngay khi trong đó không có một chút nội dung gì liên quan đến Pháp Phật, sự lệch lạc như vậy không mang lại điều gì hay nhất là khi chúng ta đem tên hay hình tượng Đấng thiêng liêng mà tự do sáng tạo theo ý tưởng “rất đời”của mình, làm ảnh hưởng đến nhiều giá trị thanh cao của Phật giáo khi xây dựng những hình tượng thiếu chính chắn như vậy. Hồn thiêng của các anh hùng sẽ bức xúc. Lòng người cũng không vui, huống chi là Chư thiên và những vị hộ Pháp khi thấy những điều ảnh hưởng đến chánh Pháp như vậy, họ chắc chắn sẽ làm việc với Đạo diễn và biên kịch cho ra lẽ!

Ai cũng có Đức Tin, bạn làm tốt ắt hẳn những người xung quanh sẽ ủng hộ, không những thế, ơn Trên cũng sẽ gia hộ khi chúng ta làm lợi lạc cho đời. Nếu làm lệch lạc, ít người ủng hộ, không ai gia hộ thì bóng đen vô hình dễ dàng kéo bạn đến nhiều biến cố khiến bạn không an ổn.

Khi chúng ta làm điều gì khiến cho nhiều người đều vui vẻ, chuyển hóa tâm hồn họ tốt hơn thì chúng ta sẽ nhận về niềm vui gấp bội, nhưng khi chúng ta làm điều khiến nhiều người khi nhận bị hụt hẩng, khó chịu, xót xa..thì năng lượng ấy mang về chúng ta một kết quả chẳng nhàn. Tôi chỉ mong rằng, các vị làm văn hóa điện ảnh sẽ hướng đến những thông điệp nhắn nhủ con người sống đúng đắn hơn thông qua tác phẩm mình làm hơn là những nội dung nhạt nhẽo không có ý nghĩa với sự tập trung quá nhiều vào yếu tố sexy, quằn quại, đánh đấm bạo tàn

Trong buổi chiếu đoạn phim hậu trường của quá trình thực hiện phim Lửa Phật, chúng tôi rất xúc động vì những diễn biến rất tình cảm của hậu trường đoàn làm phim. Vì thế mà tôi và những người bạn rất mong chờ ngày công chiếu...nhưng tôi thật rất tiếc vì những giá trị mà Dustin Nguyễn có trước đó với khán giả hầu như đã xuống rất thấp qua tác phẩm này của anh!

…Xin một lần nữa, đừng đánh giá quá thấp về những người khán giả Việt. Thời gian gần đây có 1 số phim hút vé vì đơn giản có nội dung hài hước và tạm chấp nhận được để khán giả ủng hộ Phim nhà, nhưng suy cho cùng đến giờ phút này, có quá ít phim mang giá trị sâu sắc để khán giả có thể tâm đắc tin tưởng rằng điện ảnh Việt Nam phát triển thật sự ngoài những yếu tố bề nổi luôn đứng trước tư duy nghệ thuật đúng nghĩa của hai từ “điện ảnh”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/07/2017(Xem: 8314)
Từ hai ba tháng qua, hầu như ngày nào tôi cũng dành thì giờ ôn lại các bài học của Bụt Thích Ca trong tập phim Buddha, do nhà sản xuất Modi đưa lên mạng Youtube từ năm 2016. Khi được bạn bè giới thiệu cuốn phim này, tôi coi mấy đoạn đầu, rồi nhảy cách tới đoạn Buddha thành đạo (tập 34), và coi tiếp sau đó tập 41 tả cảnh Buddha về thánh Ca Tỳ La Vệ thăm gia đình. Đoạn 41 này rất hay, đạo diễn và tài tử đều diễn tảđược tình cảm của Buddha và bà vợ mà ông rất thương yêu trước khi đi tu.
03/10/2015(Xem: 7854)
Danh hài Hoài Linh, người luôn mang đến niềm vui, tiếng cười cho khán giả cũng cảm thấy khó ‘tự chọc cười’ chính mình khi đối diện với những thị phi trong giới showbiz. Anh chia sẻ,“Đạo Phật để lại trong lòng Linh rất nhiều ấn tượng tốt đẹp với nhiều học thuyết như: nhân quả, nghiệp báo, luân hồi… và còn rất nhiều triết lý sống khác để học theo và áp dụng. Đó là những tư tưởng có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời Linh và Linh đã áp dụng chúng vào trong cuộc sống của mình. Những khi gặp chuyện vui, Linh thường tạ ơn Trời Phật. Còn khi gặp chuyện buồn… Linh cũng không quá đau khổ, bởi bên cạnh Linh còn có rất nhiều bạn bè”.
29/03/2015(Xem: 5365)
Lý Liên Kiệt là một trong những diễn viên phim hành động nổi tiếng nhất thế giới. Đa phần khán giả biết đến anh như là một “cao thủ võ lâm” trên màn ảnh, nhưng trong cuộc sống, anh lại là một Phật tử rất hiền lành. Dưới đây là bài phỏng vấn của phóng viên tờ Beijing Wanbao (Báo tối Bắc Kinh) với Lý Liên Kiệt về các vấn đề như: nhân sinh, sự nghiệp, gia đình, tín ngưỡng, tai họa… nhân dịp anh đến các trường đại học ở Bắc Kinh diễn giảng.
24/02/2015(Xem: 5700)
BTC đã trao giải "Nam diễn viên chính xuất sắc" năm nay cho ngôi sao người Anh - Eddie Redmayne. Với vai diễn nhà vật lý học vĩ đại Stephen Hawking, Eddie đã vượt qua đối thủ nặng ký nhất là Michael Keaton của Birdman để giành tượng vàng ở tuổi 33. Đứng trên sân khấu, Eddie không kìm được nước mắt và nói: "Tôi là một người rất may mắn".
12/02/2015(Xem: 3991)
Phật điện thâm nghiêm huyền mặc, một cô bé tuổi chừng bảy tám dầm dề mồ hôi, khấu đầu trước Phật tượng để thực hiện cho bằng được 3000 cái lạy chỉ với một mục đích duy nhất, là được gặp lại người mẹ mà mình chưa từng biết mặt. Và có ai ngờ giây phút đó đã là điểm bắt đầu cho một trận ba đào nhân thế.
08/01/2015(Xem: 3809)
Nghịch Tử (Phim Phật Giáo) - Spoilt Son (Buddhist Film): Tác giả: Duy Mỹ Biên kịch: Trương Khang Đạo diễn: Viên Hòa Lồng tiếng: Trung tâm Diệu Pháp Âm _____________________ Chứng minh: Hòa thượng Thích Đạt Đạo - Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam - Phó viện trưởng Học viện Phật Giáo Việt Nam tại TPHCM. - Phó trưởng ban thường trực Ban hướng dẫn Phật tử Trung ương. - Kiêm trưởng ban hướng dẫn Phật tử Thành hội Phật giáo TPHCM. Cố vấn nghệ thuật: Thượng tọa Thích Đồng Bổn - Trưởng ban Phật giáo Việt Nam - Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. Chủ nhiệm: Quý Luân - Ủy viên Ban văn hóa THPG.TPHCM - Hội viên Hội âm nhạc TPHCM. Phó chủ nhiệm: Tâm Hạnh Thành phần diễn viên tham gia gồm có: - Quý Thầy và đạo tràng Phật tử: Chùa Hoằng Pháp - Hóc Môn, Chùa Giác Huệ Q7, Chùa Đức Phú - Nhà Bè . . . - Cô Ánh Hoa, Cát Phượng, Tiết Cương, Duy Mỹ, Anh Vũ, Nguyễn Huy (Bé Châu), Hữu Thọ, Trang Anh Thơ, Linh Trang, Bé Minh Tú, nhóm
08/01/2015(Xem: 4154)
Phim "Báo Ứng Hiện Đời" Reality Of Cause and Effect Do Đạo Tràng Tịnh Tông Malaysia Sản Xuất Phim này rất hay nói về Nhân Quả Báo Ứng. Làm việt nào cũng chịu gánh hậu quả thật nặng nề. Xin Cám Ơn Quý Vị Rất Nhiều Đã Coi Bộ Phim Này A Dì Đà Phật.
08/01/2015(Xem: 5089)
Lục Tổ Huệ Năng (phim lồng tiếng Việt)
01/11/2014(Xem: 7548)
Dự kiến ra mắt vào tháng 5/2014, tuy nhiên bộ phim “VỀ PHÍA MẶT TRỜI” – tái hiện điện ảnh về cuộc đời và đạo nghiệp của HT Thích Trí Tịnh – Chủ tịch HĐTS , phó Pháp chủ GHPGVN lại chưa xuất hiện, rất nhiều quý khán giả và Phật tử đã gọi điện liên tục để hỏi thăm về tình hình của Phim. Sen Việt hầu như không có thời gian trống để chia sẻ cùng quý vị. 17/10 vừa qua là ngày sinh của cố HT Thích Trí Tịnh, chúng tôi liên lạc đến Sen Việt để thăm hỏi tình hình và đã được Sen Việt bộc bạch chia sẻ những nguyên nhân khiến bộ phim ra mắt trễ. Xin thông tin đến quý vị. Câu chuyện có thể gói gọn nội dung trong 5 thử thách chính như sau:
28/10/2014(Xem: 5224)
2 nghệ sĩ Chu Long Quảng và Tả Đại Phân đã gặp nhiều tình huống không thể lý giải khi hóa thân thành Như Lai Phật Tổ và Quan Âm Bồ Tát. Như Lai Phật Tổ tái sinh Ngay từ khi tốt nghiệp Học viện nghệ thuật Lan Châu (Trung Quốc) năm 1962, Chu Long Quảng đã được đóng vai chính, là diễn viên của 2 bộ phim đang giữ kỷ lục thế giới: bộ phim điện ảnh Địa đạo chiến có số nhiều người xem nhất (1,8 tỷ lượt khán giả) và bộ phim truyền hình Tây du ký được phát sóng nhiều lần nhất (trên 2.000 lần).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567