Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ấn Độ: Ngôi Già lam Cổ tự Tabo Trung tâm Phật học 1000 năm

04/09/201416:16(Xem: 14209)
Ấn Độ: Ngôi Già lam Cổ tự Tabo Trung tâm Phật học 1000 năm

Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (4)Ấn Độ: Ngôi Già lam Cổ tự

Tabo Trung tâm Phật học 1000 năm

 

Ngôi Già lam Cổ tự Tabo là một Trung tâm Phật học cổ xưa cách đây hàng nghìn năm, còn được gọi là “Ajanta của Hy Mã lạp Sơn”, tọa lạc ở khu vực khô cằn lúc hè về và đông chí lạnh ở độ cao 3.050 mét và 375 km từ Shimla, nơi thung lũng sa mạc Spiti Valley ở bang Himachal Pradesh, miền Tây Bắc Ấn Độ.

 

Khác hẳn với những ngôi Tự viện quanh vùng, thường được xây dựng trên ngọn đồi cao, ngôi Cổ tự Tabo lại nằm dưới cùng của thung lũng. Trước đây khu vực này là một phần của Tây Tạng.

 

Ngôi Già lam Cổ tự Tabo được kiến tạo vào cuối thế kỷ thứ X, năm 996, là một khu phức hợp bao gồm 9 ngôi Bảo Tháp, 23 Tháp, một văn phòng chư Tăng và một phần mở rộng bao gồm các gian nhà và phòng dành cho chư Ni. Khu vực được bao bọc bởi những bức tường âm đất với diện tích 6.300 mét vuông. Quanh khu phức hợp là những kiến trúc phong cách Tự viện bán kiên cố. Những vách đá dựng đứng bao quanh là hàng loạt các hang động làm Tăng phòng cho chư Tăng.

 

Một số hang động khắc vào vách đá và là nơi tham thiền nhập định của chư Tăng. Một số lượng lớn các bức bích họa, hiển thị trên các bức tường mô tả những câu chuyện từ các cơ sở Tự viện Phật giáo. Có rất nhiều bộ sưu tập vô giá của Tangka (tranh cuộn), bản thảo, bức tượng được bảo quản rất tốt. Những bức bích họa rộng lớn, thật hoành tráng, sống động. Bên cạnh có vài hang động với các bức họa đã mờ nhạt trên mặt đá.

 

Ông Virbhadra Singh, Bộ trưởng Bộ Himachal Pradesh cho biết: “Tôi đã đệ trình lên ngài Manmohan Singh, cựu Thủ tướng Ấn Độ, đề xuất việc giúp duy trì và mở rộng Trung tâm nghiên cứu Phật học. Khoảng 30 mẫu đất tại Mohal Dhaang Chummi đã quy hoạch cho Trung tâm.

 

Vùng đất chuyển giao cho Bộ Công đoàn Văn hóa để xây dựng Trung tâm Phật học. Toàn bộ chi phí sẽ được Chính phủ Ấn Độ tài trợ, ước tính dự án với tổng kinh phí Rs.45 triệu rupee”.

 

Bộ trưởng Bộ Himachal Pradesh nói với IANS, Trung tâm Phật học này không chỉ thu hút các học giả Ấn Độ, mà còn thu hút học giả khắp nơi trên thế giới.

 

Theo điều tra của các nhà khảo cổ học Ấn Độ, Ngôi Già lam Cổ tự Tabo là một trong những khu phức hợp Tự viện lớn nhất ở Ấn Độ, với một số hang động và cấu trúc đương đại. Nó thu hút hàng nghìn học giả và các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới. Đây là một trong những nơi thu hút du khách hành hương du lịch ở Ấn Độ sau Bồ Đề Đạo tràng, Lâm Tỳ Ni viên. . .

 

Vì nhu cầu giáo dục cho thanh thiếu niên học sinh nghèo trong vùng, chư tôn đức Tăng già ngôi Già lam Cổ tự Tabo đã xây dựng Trường Serkong vào ngày 29 tháng 05 năm 1999. Ngôi trường miền núi thu nhận được 274 trẻ em ở độ từ 05 đến 14 tuổi. Trường bố trí cho các lớp một đến lớp 8, các môn học gồm các ngôn ngữ khác nhau: Tiếng Anh, tiếng Hin-ddi và Bhoti (Tây Tạng) . . .

 

Thích Vân Phong

Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (1)Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (2)Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (3)Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (4)Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (5)Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (6)Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (7)Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (8)Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (9)Ngoi Gia Lam Co tu Tabo (10)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2013(Xem: 5660)
Video: Mô hình kiến trúc Chùa Một Cột
27/07/2013(Xem: 3705)
Video: Mô hình kiến trúc Chùa Tây Phương
20/06/2013(Xem: 8783)
Phật giáo bắt rễ đến đâu là thâm nhập ngay vào mọi sinh hoạt của quần chúng nhân dân. Phật giáo Việt Nam là một tiêu biểu rõ nét: trong suốt hai ngàn năm gắn bó với đất nước và dân tộc, những ngôi chùa là những chứng tích lịch sử, tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật, in dấu những sinh hoạt của người Việt Nam qua các thời đại.
11/04/2013(Xem: 3821)
Ở quê tôi, đa phần các làng đều có chùa và đình. Ngày xưa lúc còn bé, tôi và những đứa trẻ trong làng hay đến chùa và đình vào những dịp lễ để vui đùa và ăn ké theo người lớn. Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay.
10/04/2013(Xem: 19113)
Cũng như triều đại nhà Ðinh (968-980) trước đó, triều đại Lê Ðại-Hành (980-1005) (1) là một triều đại vẻ vang trong lịch sử dựng nước của nước ta, nhưng sự nghiệp ấy quá ngắn ngủi vì sự phá nát của vua Lê Long-Ðĩnh (1005-1009) (2), cho nên bắt buộc phải có một sự đổi thay. Phú cường và an cư lạc nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của quốc gia dân tộc, và đó đã là động cơ thúc đẩy Lí Công-Uẩn (3) lên nắm chính quyền (1010-1028) để phục hưng quốc gia, bảo vệ tinh thần đạo đức của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 5648)
Ngày xưa, một nhà nho tên là Lê Quát, học trò của Chu Văn An, đã từng thắc mắc về đạo Phật rằng: “Đạo Phật chỉ đem điều họa phúc mà lay động lòng người, sao mà sâu xa bền chắc đến như vậy. Trong từ kinh thành, ngoài đến thôn phủ, đường cùng ngõ hẻm, không hiểu mà theo, không thề mà tin, hễ nơi nào có người ở là nơi ấy có chùa Phật. Bỏ đi thì làm lại, hư đi thì sửa lại”. Nếu hiểu đúng thì không phải chỉ có hai chữ họa phúc mà động lòng người được. Kinh nói họa phúc là cốt nói hành động thiện ác, bởi vì hành động thiện gây ra phúc, hành động ác gây ra họa.
10/04/2013(Xem: 12794)
Chùa Từ Đàm được khai sáng vào khoảng năm 1690, tức vào cuối thế kỷ thứ XVII, đến nay đã trên 300 năm vào thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Ngài Minh Hoằng -Tử Dung – một vị thiền sư Trung Hoa sang Thuận Hóa thời bấy giờ sáng lập chùa này. Đầu tiên, ngài đặt tên là Ấn Tông Tự – ấn tông nghĩa là “dĩ tâm ấn vi tông”, tức lấy sự truyền tâm làm tông chỉ. Năm 1703, chúa Nguyễn Phúc Chu sắc phong cho chùa là Sắc Tứ Ấn Tông Tự. Đến thời Thiệu Trị, vua đặt thêm một tên khác là “Từ Đàm Tự”. Từ đàm là đám mây lành, có ý tượng trưng cho đức Phật, cho hình ảnh ngôi chùa Việt Nam như đám mây lành che mát cho chúng sanh.
09/04/2013(Xem: 16988)
Borobudur là một bảo tháp hùng vĩ và lớn nhất của PG thế giới và được xem là một trong 70 kỳ quan của thế giới được Tổ chức Unesco ghi nhận là một Thánh tích quan trọng và đã tài trợ để trùng tu vào năm 1973.
02/10/2010(Xem: 3437)
Trong đó nghệ thuật kiến trúc và tư tưởng truyền thống văn hóa Trung Quốc, đặc biệt triết học cổ đại Trung Quốc, điêu khắc, thư pháp và các loại tạo hình nghệ thuật khác được hổ tương thẩm thấu hòa hợp thành một di sản nghệ thuật Phật Giáo cụ bị văn hóa truyền thống Trung Quốc có ý nghĩa thẩm mỹ và nghệ thuật cao siêu. Hình tượng nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo thể hiện nội hàm văn hóa và lịch sử phát triển của Phật Giáo Trung Quốc.
26/09/2010(Xem: 3127)
Phật Giáo là một tôn giáo ngoại lai không có nguồn gốc từ Trung Quốc, kiến trúc Phật Giáo cũng không được sinh ra từ nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Phật Giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và phát triển ở vùng đất có nền văn minh cổ xưa này, dựa vào tư tưởng văn hóa truyền thống của Trung Quốc kết hợp thành một tôn giáo ngoại lai có sự kết hợp giữa giáo nghĩa Phật Giáo và truyền thống văn hóa Trung Quốc. Điều dễ nhận thấy nhất là nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc không phải là phiên bản của kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ, nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo là sự kết tinh của văn hóa Phật Giáo và truyền thống văn hóa tư tưởng Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567