Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới thiệu Chùa Từ Đàm

20/03/201411:26(Xem: 11352)
Giới thiệu Chùa Từ Đàm

chua tu dam 4

Cách nay hơn 300 năm, trong khoảng từ năm 1683 đến 1693, một vị Thiền sư từ Trung Hoa đến đất Thuận Hóa, tại núi Hoàng Long mà hiện nay thuộc phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế; dựng thảo am để tu hành và hoằng đạo, đó chính là ngài Minh Hoằng Tử Dung, tổ sư khai sơn và chùa được gọi là Ấn Tôn tự.

Đến đầu thế kỷ thứ 18, một vị thiền sư từ Phú Yên ra Thuận Hoá tìm thầy học đạo. Ban đầu vị Thiền sư ấy đến học với Giác Phong Lão Tổ ở thảo am Báo Quốc, sau khoảng hơn 10 năm, vào năm 1695 Ngài đến chùa Thiền Lâm thọ Sa-di với Thạch Liêm Hòa Thượng, hai năm sau, 1697 Ngài thọ Cụ túc giới với Từ Lâm Lão Tổ tại chùa Từ Lâm. Năm 1699 Ngài đến cầu học với Tổ Minh Hoằng Tử Dung ở Ấn Tôn. Năm Nhâm Ngọ (1702) Tổ trao công án cho Ngài: “Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ” và mười năm sau, vị Thiền sư trình kệ “Dục Phật” được Tổ Ấn chứng truyền tâm ấn. Từ đó, vị Thiền sư người Việt đắc đạo với phái thiền Lâm Tế, và được kế truyền theo pháp kệ của tổ Minh Hoằng Tử Dung, pháp danh là Thiệt Diệu hiệu Liễu Quán. Sau đó, Tổ Liểu Quán đã khai sơn Tổ đình Thiền Tôn và biệt xuất một dòng kệ 48 chữ: “thiệt tế đại đạo, ...” lưu truyền tông phong rạng rỡ trên đất Huế mãi cho tới ngày nay.

Năm 1703, thảo am đã được vua cấp chiếu chỉ xây dựng chùa và ban cho hiệu Sắc tứ Ấn Tôn Tự. Đến thời Tây Sơn (1786-1801) các chùa chiền trên đất Thuận Hoá phần lớn đều bị phá huỷ, hoặc biến cải thành những nơi làm việc, chùa Ấn Tôn do vậy cũng bị phá huỷ. Đến thời Gia Long, vào năm 1808, ngài Đạo Trung Trọng Nghĩa đứng ra trùng tu Tổ đình Ấn Tôn khang trang hơn, chùa có tiền đường, thờ 3 gian, có lầu chuông, gác trống, nóc có rồng, phượng hẳn hoi, chính trong giai đoạn này chùa có đúc một quả chuông đồng nặng 416 cân, có khắc ấn triện hàng chữ “Gia Long tuế thứ Quí Dậu niên mạnh hạ nhị thập tam nhật mùi thời chú”, (3 giờ chiều, 23/4/1812 - thời Gia Long). Năm 1841 (Thiệu Trị nguyên niên) vua đã hạ chỉ đổi tên chùa thành Từ Đàm Tự.

Năm 1932 hội An Nam Phật Học được thành lập tại Huế thì chùa Từ Đàm chính thức được chư Sơn môn chuyển giao lại cho Hội để làm trụ sở.

Ngày 18 tháng 12 năm 1938, tức ngày 27 tháng 10 năm Bảo Đại 13, Lễ đặt đá xây dựng chùa Tù Đàm được tổ chức rất trọng thể, có sự tham dự của Đại diện Tăng già, Hoà thượng Như Đông Đắc Quang, Tăng cang chùa Linh Mụ; Đại diện cư sĩ Phật tử, Bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám, Chánh hội trưởng An Nam Phật Học Hội Thừa Thiên và Đại diện chính phủ Nam triều. Chùa Từ Đàm mà lúc đó gọi là chùa Hội quán Hội Phật Học Thừa Thiên và cũng là trụ sở của An Nam Phật Học Hội. Hội này gồm có 5 vị Trưỡng Lão Hòa thượng mà Hòa Thượng Giác Tiên đứng đầu, và 17 vị cư-sĩ do B.S Tâm Minh - Lê Đình Thám làm Chánh hội trưởng. Đến năm 1938, chùa Từ Đàm là nơi phát tích phong trào chấn hưng Phật giáo cho cả 7 tỉnh suốt dãi đất miền Trung.

Chùa Từ Đàm kể từ khi đặt đá, xây dựng trong khoảng thời gian 2 năm mới hoàn thành, và sau đó đúc thêm tượng đức Phật Thích-ca bằng đồng cao 1m32, ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn Tam muội. Tượng Phật nầy là công trình nghệ thuật điêu khắc của đạo hữu Mai Trang Nguyễn Khoa Toàn và nhà đúc tượng Nguyễn Hữu Tuân. Lễ rót đồng đúc tượng vào lúc 8 giờ sáng ngày rằm tháng 7 năm Canh Thìn (1940) tại khuôn viên chùa Từ Đàm.

Năm 1951, Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam được tổ chức tại chùa Từ Đàm. Đây là một Hội nghị toàn quốc lần đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng đem lại thành quả là sự ra đời Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam và Hội chủ là Hoà thượng Thích Tịnh Khiết. Từ đó Phật giáo khắp mọi miền đất nước đã sinh hoạt rất có qui củ và chặc chẽ; lá cờ Phật giáo Quốc Tế có 5 màu rực rỡ được treo; và Phật giáo Việt Nam lúc bấy giờ được công nhận một thành viên của Hội Phật giáo Quốc Tế. Và cũng từ đó, Ban Quản Trị Trung Ương của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam được đặt trụ sở tại chùa Từ Đàm Huế.

Vào ngày Phật Đản năm 1963, chính quyền Ngô Đình Diệm đã buộc Tổng hội Phật giáo ở Huế hạ cờ Phật giáo; sự việc xảy ra vào chiều ngày 07-05-1963. Ngày 10-05-1963 các vị Lãnh đạo Phật giáo họp tại Từ Đàm hoạch định đường lối, phương pháp tranh đấu để bảo vệ Phật giáo và đòi hỏi công bình xã hội. Một bản Tuyên Ngôn được soạn thảo, nêu ra năm nguyện vọng của Phật giáo đồ. Bản Tuyên Ngôn này được gởi tới chính quyền Ngô Đình Diệm. Tiếp theo đó, cuộc đấu tranh bảo vệ Đạo Pháp chuyển vào Sài gòn và đặt Trung tâm tại chùa Xá Lợi. Và cuối cùng chính quyền Ngô Đình Diệm được thay thế bởi chính quyền mới vào ngày 01-11-1963.

Năm nay, – 2006, PL. 2550 - Nhân dịp tu sửa vì dột nát, chùa mở rộng tầm vóc thêm lần nữa, nhưng vẫn giữ duyên xưa, với kiến trúc ngôi chùa Tổ, theo ý tưởng của Hoà thượng Trú trì, Thích Thiện Siêu cùng với chư Tôn thiền đức trưởng thượng cũng như toàn Ban Trị sự Giáo hội đã đồng thuận dự án đại Trùng tu chùa, và Lễ Đặt đá trùng tu lần này được tổ chức vào ngày 10 tháng 6 năm Bính Tuất (04.07.2006).

Sau hơn một năm thực hiện chùa đã được hoàn thành và làm lễ An vị Phật vào ngày 15 tháng 11 năm Đinh Hợi (24.12.2007) vào dịp huý nhật Tổ Khai sơn của Tổ đình Từ Đàm.

Như vậy, Từ Đàm là một ngôi Tổ đình xa xưa, nhưng vẫn là một ngôi chùa Hội, là Trung tâm hoằng giáo của Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên Huế vậy./.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2013(Xem: 5660)
Video: Mô hình kiến trúc Chùa Một Cột
27/07/2013(Xem: 3705)
Video: Mô hình kiến trúc Chùa Tây Phương
20/06/2013(Xem: 8787)
Phật giáo bắt rễ đến đâu là thâm nhập ngay vào mọi sinh hoạt của quần chúng nhân dân. Phật giáo Việt Nam là một tiêu biểu rõ nét: trong suốt hai ngàn năm gắn bó với đất nước và dân tộc, những ngôi chùa là những chứng tích lịch sử, tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật, in dấu những sinh hoạt của người Việt Nam qua các thời đại.
11/04/2013(Xem: 3822)
Ở quê tôi, đa phần các làng đều có chùa và đình. Ngày xưa lúc còn bé, tôi và những đứa trẻ trong làng hay đến chùa và đình vào những dịp lễ để vui đùa và ăn ké theo người lớn. Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay.
10/04/2013(Xem: 19117)
Cũng như triều đại nhà Ðinh (968-980) trước đó, triều đại Lê Ðại-Hành (980-1005) (1) là một triều đại vẻ vang trong lịch sử dựng nước của nước ta, nhưng sự nghiệp ấy quá ngắn ngủi vì sự phá nát của vua Lê Long-Ðĩnh (1005-1009) (2), cho nên bắt buộc phải có một sự đổi thay. Phú cường và an cư lạc nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của quốc gia dân tộc, và đó đã là động cơ thúc đẩy Lí Công-Uẩn (3) lên nắm chính quyền (1010-1028) để phục hưng quốc gia, bảo vệ tinh thần đạo đức của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 5648)
Ngày xưa, một nhà nho tên là Lê Quát, học trò của Chu Văn An, đã từng thắc mắc về đạo Phật rằng: “Đạo Phật chỉ đem điều họa phúc mà lay động lòng người, sao mà sâu xa bền chắc đến như vậy. Trong từ kinh thành, ngoài đến thôn phủ, đường cùng ngõ hẻm, không hiểu mà theo, không thề mà tin, hễ nơi nào có người ở là nơi ấy có chùa Phật. Bỏ đi thì làm lại, hư đi thì sửa lại”. Nếu hiểu đúng thì không phải chỉ có hai chữ họa phúc mà động lòng người được. Kinh nói họa phúc là cốt nói hành động thiện ác, bởi vì hành động thiện gây ra phúc, hành động ác gây ra họa.
10/04/2013(Xem: 12796)
Chùa Từ Đàm được khai sáng vào khoảng năm 1690, tức vào cuối thế kỷ thứ XVII, đến nay đã trên 300 năm vào thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Ngài Minh Hoằng -Tử Dung – một vị thiền sư Trung Hoa sang Thuận Hóa thời bấy giờ sáng lập chùa này. Đầu tiên, ngài đặt tên là Ấn Tông Tự – ấn tông nghĩa là “dĩ tâm ấn vi tông”, tức lấy sự truyền tâm làm tông chỉ. Năm 1703, chúa Nguyễn Phúc Chu sắc phong cho chùa là Sắc Tứ Ấn Tông Tự. Đến thời Thiệu Trị, vua đặt thêm một tên khác là “Từ Đàm Tự”. Từ đàm là đám mây lành, có ý tượng trưng cho đức Phật, cho hình ảnh ngôi chùa Việt Nam như đám mây lành che mát cho chúng sanh.
09/04/2013(Xem: 16988)
Borobudur là một bảo tháp hùng vĩ và lớn nhất của PG thế giới và được xem là một trong 70 kỳ quan của thế giới được Tổ chức Unesco ghi nhận là một Thánh tích quan trọng và đã tài trợ để trùng tu vào năm 1973.
02/10/2010(Xem: 3437)
Trong đó nghệ thuật kiến trúc và tư tưởng truyền thống văn hóa Trung Quốc, đặc biệt triết học cổ đại Trung Quốc, điêu khắc, thư pháp và các loại tạo hình nghệ thuật khác được hổ tương thẩm thấu hòa hợp thành một di sản nghệ thuật Phật Giáo cụ bị văn hóa truyền thống Trung Quốc có ý nghĩa thẩm mỹ và nghệ thuật cao siêu. Hình tượng nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo thể hiện nội hàm văn hóa và lịch sử phát triển của Phật Giáo Trung Quốc.
26/09/2010(Xem: 3128)
Phật Giáo là một tôn giáo ngoại lai không có nguồn gốc từ Trung Quốc, kiến trúc Phật Giáo cũng không được sinh ra từ nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Phật Giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và phát triển ở vùng đất có nền văn minh cổ xưa này, dựa vào tư tưởng văn hóa truyền thống của Trung Quốc kết hợp thành một tôn giáo ngoại lai có sự kết hợp giữa giáo nghĩa Phật Giáo và truyền thống văn hóa Trung Quốc. Điều dễ nhận thấy nhất là nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc không phải là phiên bản của kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ, nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo là sự kết tinh của văn hóa Phật Giáo và truyền thống văn hóa tư tưởng Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567