Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Tảo Sách, ngôi cổ tự hơn 600 năm tuổi

28/07/201318:26(Xem: 6561)
Chùa Tảo Sách, ngôi cổ tự hơn 600 năm tuổi

Tao-Sach
Chùa Tảo Sách, ngôi cổ tự hơn 600 năm tuổi

Chùa Tảo Sách nằm trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội nhưng có hướng nhìn thẳng ra hồ Tây.

Năm 2009, do bị xuống cấp nên cổng tam quan và tòa tam bảo chùa Tảo Sách đã được tu bổ lại. Nhưng sau đó 2 năm, ngôi chùa hứng chịu cơn hỏa hoạn thiêu rụi toàn bộ nhà tam bảo với diện tích 150m2. Thượng tọa trụ trì Thích Nguyên Hạnh đã cùng Phật tử thập phương góp công xây dựng lại ngôi chùa có hơn 600 năm tuổi này.

Dấu tích ngôi cổ tự

Cho đến bây giờ nhiều người vẫn phân vân giữa hai tên gọi của ngôi chùa là Tảo Sách hay Tào Sách. Sư thầy Thích Quảng Lâm - một đệ tử của Thượng tọa Thích Nguyên Hạnh cho biết, chùa có nguồn gốc liên quan đến dấu tích của hoàng tử Uy Linh Lang, con trai thứ bảy của vua Trần Nhân Tông. Hoàng tử Linh Lang thuở nhỏ sống với mẹ là Chiêu Minh phu nhân ở phường Nhật Chiêu (nay là phường Nhật Tân), ngày ngày cùng bạn bè đọc sách, luyện văn rèn võ tại đây.

Năm 1285, quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ 3, hoàng tử Linh Lang xin vua cho dẹp giặc cứu nước và đã lập nhiều chiến công. Sau khi thắng trận trở về, hoàng tử không nhận ban thưởng mà lui về tu thiền, được vua phong là Dâm Đàm Đại Vương. Ngôi nhà trước kia của hai mẹ con Chiêu Minh phu nhân được người dân dựng lên một thảo am để ghi nhớ dấu tích.

Thời tiền Lê, trên nền thảo am cô tịch, người dân đã xây dựng thành chùa Tảo Sách với ý nghĩa là đọc sách dưới ánh ban mai. Đến thế kỷ XVI, thiền sư Thủy Nguyệt, vị sư tổ đầu tiên của phái Tào Động, truyền thụ đệ tử trụ trì các chùa quanh hồ Tây, chùa Tảo Sách còn có tên gọi là Tào Sách, thuộc Sơn Môn, có tên chữ là Linh Sơn tự.

Trên văn bia đài tưởng niệm trong sân chùa hiện còn lưu câu đối: "Đài kỷ niệm thành năm Quý Tỵ (1943)/Chùa Tào Sách sáng và của Tiền Lê". Trên văn bia tạc thời Bảo Đại có dòng chữ: "Hà Đông tỉnh, Hoàng Long huyện, thượng tổng Nhật Tân xã, Tào Sách tự - tự Tiền Lê chi sử kiến lập". Trải qua những thăng trầm của lịch sử, phong hóa của thời gian, ngôi chùa có lúc đã xuống cấp và được trùng tu sửa chữa vào các năm: Thành Thái thứ 3 (1891), Bảo Đại Tân Tỵ (1941) và những năm gần đây từ 2005 - 2011.

Quy luật vô thường

Các công trình kiến trúc của chùa được đánh giá "có bố cục hài hòa, ăn nhập với cảnh quan thiên nhiên". Từ ngoài vào gồm cổng tam quan, nhà tam bảo kết cấu kiểu chữ Đinh, đài kỷ niệm, nhà thờ mẫu, thờ tổ, khu vực nhà khách, tòa tam bảo được xây dựng trang trí khá độc đáo.

Theo quy luật vô thường sinh, trụ, dị, diệt, sáng ngày 27/1/2011, ngôi chùa bất ngờ hứng chịu cơn hỏa hoạn thiêu rụi toàn bộ diện tích 150m2 nhà tam bảo. Rất may là nhiều tượng thờ đã kịp thời được di chuyển ra ngoài. Không lâu sau đó, Thượng tọa trụ trì Thích Nguyên Hạnh đã cùng Phật tử thập phương công đức phục dựng lại ngôi chùa theo đúng kiến trúc cũ. Cuối năm 2011, chùa tiếp tục mở cửa đón Phật tử tới thắp hương cúng dường chư Phật.

Sư thầy Thích Quảng Lâm cho biết, hiện chùa còn lưu giữ bộ sưu tập di vật mang giá trị lịch sử nghệ thuật thuộc thế kỷ XVIII - XIX như hệ thống bia đá gồm 29 tấm bia có niên hiệu từ Thành Thái đến Bảo Đại; 2 quả chuông đồng, trong đó có một quả chuông được đúc năm Minh Mệnh (1822); hơn 40 pho tượng tròn; 42 câu đối, gồm 39 câu đối chữ Hán, 3 câu đối chữ Nôm, 23 bức đại tự.

Chùa còn giữ được một số tượng Phật, tượng Mẫu có phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX - XX, trong đó có 3 pho tượng Tam Thế được làm từ nửa cuối thế kỷ XVIII. Cảnh quan chùa tôn nghiêm, gắn liền với thiên nhiên tươi đẹp, lộng gió là nơi mà Phật tử thập phương có thể đến thắp hương, lễ Phật, đắm mình vào không gian thanh tịnh không chỉ trong các ngày lễ, rằm, mùng một mà cả các ngày thường.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2013(Xem: 5630)
Video: Mô hình kiến trúc Chùa Một Cột
27/07/2013(Xem: 3676)
Video: Mô hình kiến trúc Chùa Tây Phương
20/06/2013(Xem: 8694)
Phật giáo bắt rễ đến đâu là thâm nhập ngay vào mọi sinh hoạt của quần chúng nhân dân. Phật giáo Việt Nam là một tiêu biểu rõ nét: trong suốt hai ngàn năm gắn bó với đất nước và dân tộc, những ngôi chùa là những chứng tích lịch sử, tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật, in dấu những sinh hoạt của người Việt Nam qua các thời đại.
11/04/2013(Xem: 3803)
Ở quê tôi, đa phần các làng đều có chùa và đình. Ngày xưa lúc còn bé, tôi và những đứa trẻ trong làng hay đến chùa và đình vào những dịp lễ để vui đùa và ăn ké theo người lớn. Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay.
10/04/2013(Xem: 18947)
Cũng như triều đại nhà Ðinh (968-980) trước đó, triều đại Lê Ðại-Hành (980-1005) (1) là một triều đại vẻ vang trong lịch sử dựng nước của nước ta, nhưng sự nghiệp ấy quá ngắn ngủi vì sự phá nát của vua Lê Long-Ðĩnh (1005-1009) (2), cho nên bắt buộc phải có một sự đổi thay. Phú cường và an cư lạc nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của quốc gia dân tộc, và đó đã là động cơ thúc đẩy Lí Công-Uẩn (3) lên nắm chính quyền (1010-1028) để phục hưng quốc gia, bảo vệ tinh thần đạo đức của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 5583)
Ngày xưa, một nhà nho tên là Lê Quát, học trò của Chu Văn An, đã từng thắc mắc về đạo Phật rằng: “Đạo Phật chỉ đem điều họa phúc mà lay động lòng người, sao mà sâu xa bền chắc đến như vậy. Trong từ kinh thành, ngoài đến thôn phủ, đường cùng ngõ hẻm, không hiểu mà theo, không thề mà tin, hễ nơi nào có người ở là nơi ấy có chùa Phật. Bỏ đi thì làm lại, hư đi thì sửa lại”. Nếu hiểu đúng thì không phải chỉ có hai chữ họa phúc mà động lòng người được. Kinh nói họa phúc là cốt nói hành động thiện ác, bởi vì hành động thiện gây ra phúc, hành động ác gây ra họa.
10/04/2013(Xem: 12726)
Chùa Từ Đàm được khai sáng vào khoảng năm 1690, tức vào cuối thế kỷ thứ XVII, đến nay đã trên 300 năm vào thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Ngài Minh Hoằng -Tử Dung – một vị thiền sư Trung Hoa sang Thuận Hóa thời bấy giờ sáng lập chùa này. Đầu tiên, ngài đặt tên là Ấn Tông Tự – ấn tông nghĩa là “dĩ tâm ấn vi tông”, tức lấy sự truyền tâm làm tông chỉ. Năm 1703, chúa Nguyễn Phúc Chu sắc phong cho chùa là Sắc Tứ Ấn Tông Tự. Đến thời Thiệu Trị, vua đặt thêm một tên khác là “Từ Đàm Tự”. Từ đàm là đám mây lành, có ý tượng trưng cho đức Phật, cho hình ảnh ngôi chùa Việt Nam như đám mây lành che mát cho chúng sanh.
09/04/2013(Xem: 16897)
Borobudur là một bảo tháp hùng vĩ và lớn nhất của PG thế giới và được xem là một trong 70 kỳ quan của thế giới được Tổ chức Unesco ghi nhận là một Thánh tích quan trọng và đã tài trợ để trùng tu vào năm 1973.
02/10/2010(Xem: 3400)
Trong đó nghệ thuật kiến trúc và tư tưởng truyền thống văn hóa Trung Quốc, đặc biệt triết học cổ đại Trung Quốc, điêu khắc, thư pháp và các loại tạo hình nghệ thuật khác được hổ tương thẩm thấu hòa hợp thành một di sản nghệ thuật Phật Giáo cụ bị văn hóa truyền thống Trung Quốc có ý nghĩa thẩm mỹ và nghệ thuật cao siêu. Hình tượng nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo thể hiện nội hàm văn hóa và lịch sử phát triển của Phật Giáo Trung Quốc.
26/09/2010(Xem: 3087)
Phật Giáo là một tôn giáo ngoại lai không có nguồn gốc từ Trung Quốc, kiến trúc Phật Giáo cũng không được sinh ra từ nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Phật Giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và phát triển ở vùng đất có nền văn minh cổ xưa này, dựa vào tư tưởng văn hóa truyền thống của Trung Quốc kết hợp thành một tôn giáo ngoại lai có sự kết hợp giữa giáo nghĩa Phật Giáo và truyền thống văn hóa Trung Quốc. Điều dễ nhận thấy nhất là nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc không phải là phiên bản của kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ, nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo là sự kết tinh của văn hóa Phật Giáo và truyền thống văn hóa tư tưởng Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567