Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viết Thư Pháp bằng nước lã

25/03/201808:53(Xem: 2559)
Viết Thư Pháp bằng nước lã

 

 

 

VIẾT THƯ PHÁP  BẰNG NƯỚC Là!

 

Vi Tâm

 

 

Trước đây mấy năm tôi có dịp thăm thú nhiều nơi bên Trung Quốc, chụp rất nhiều thắng cảnh xứ này. Vậy mà các bức hình tôi thích nhất lại là những bức rất bình thường. Đó là các bức chụp mấy nhà thư pháp viết chữ ngoài đường bằng nước lã !

 

Hôm đó trời không tốt lắm. Vừa xuống xe ca, đã thấy nhiều nhóm người ngưng lại tại nhiều nơi trên phố: họ là du khách đứng xem các nhà thư pháp viết chữ. Các vị này đều lớn tuổi, chắc là những ông già đã về hưu. Trông ai cũng còn khoẻ mạnh, minh mẫn. Ăn mặc đủ ấm, giản dị, gọn gàng, sạch sẽ. Mỗi sáng họ ra một khu phố có nhiều sân trống, để viết thư pháp.
Viết trên sân, dùng nước lã thay vì mực tầu ! 

Cái bút nào cũng to như một cái chổi, đầu nhọn, cán dài. Họ cầm bút rất xa ngọn, nên phải kẹp cái cán sát vào người cho vững. Bên cạnh có một bình nước. Lâu lâu lại nhúng chổi vào lấy nước rồi viết. Mỗi người dành một khoảng đất, chăm chú viết, không hề để ý tới các du khách đang yên lặng đứng chung quanh chiêm ngưỡng. Không hiểu sao cầm cán xa ngọn bút như thế mà viết được!

 

Mỗi người viết có một phong cách riêng. Nhưng tôi thấy ai viết cũng đẹp. Nét bút nào cũng vừa cứng cát vừa uyển chuyển, trong sáng, tao nhã, không kém gì các thư pháp tôi đã được xem trong tư gia của các nhà quyền quí đời xưa, hay trong các viện bảo tàng, kể cả trong viện bảo tàng Mỹ thuật ở Thượng Hải.

 

Quí vị hãy chiêm ngưỡng nét bút dưới đây :
 
viet thu phap bang nuoc la (1)
Nét bút này thật là uyển chuyển trang nhã :
 viet thu phap bang nuoc la (2)

 

 

Và đây nữa, bút pháp như rồng bay phượng múa :

viet thu phap bang nuoc la (3)

 

Tại sao cách viết thư pháp như thế lại làm tôi cảm động, và đứng xem lâu như vậy ? Bởi vì chỉ trong khoảng mười lăm phút, nửa giờ sau, các chữ đó sẽ khô đi, và vĩnh viễn biến mất khồng còn để lại một dấu vết gì!

Các vị này biết như vậy mà họ vẫn học tập một cách rất hết sức nghiêm chỉnh. Viết xong, họ nhìn công trình của mình tan biến đi một cách thảnh thơi!  Thật là tuyệt!


Vi Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2013(Xem: 13620)
1949: Ra đời tại Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam. 1964: Triển lãm lần thứ I tại tỉnh Hội Phật Giáo Khánh Hòa. 1980: Triển lãm tại công ty Nhiếp ảnh Mỹ Thuật Khánh Hòa. 1986: Triển lãm tại hoa viên chùa Long Sơn, Nha Trang. 1987: Triển lãm tại hoa viên chùa Long Sơn, Nha Trang ...
28/09/2010(Xem: 3625)
Hầu hết tranh Thangka đều có dạng hình chữ nhật. Tranh Thangka được dùng như một công cụ thuyết pháp, thể hiện cuộc đời của Đức Phật, các vị Lạt ma danh tiếng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]