Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tách Trà Buổi Sáng và Ba Giòng Sông

10/12/201922:43(Xem: 5168)
Tách Trà Buổi Sáng và Ba Giòng Sông
tach tra 2
TÁCH TRÀ BUỔI SÁNG VÀ 3 GIÒNG SÔNG
    Thích Nữ Huệ Trân

          Tiết mùa đông bất ngờ về sớm khiến những nhành mai đang ra lá, chưa kịp nhận biết, vội nép vào nhau, thương cảm nhìn những đóa hồng tỷ muội run rẩy, mới nở đêm qua. Dọc theo bức tường ngoài hàng hiên, những khóm trúc nhẹ nhàng lay động, trấn an bụi hoa ngâu với những đóa nhỏ li ti, rằng mặt trời đang lên, chúng ta vẫn đồng hành dù ta xanh hay vàng, dù em tươi hay héo, chỉ là ngoại hình luân chuyển mà thôi!

          Tách trà buổi sáng thơm hương chanh, gừng, trong tay hành giả dường như đang nghe được tâm tình vạn hữu mà cảm nhận những tương đồng lặng thầm nhưng chan hòa mầu nhiệm!

          Tấm thân tứ đại vốn quen đòi hỏi và được nuông chiều này, trước vạn hữu lặng lẽ, bao la kia là gì? Vạn hữu nương nhau mà vượt qua những bất trắc, những biến động, nên thời gian và không gian luôn như những giòng sông xuôi chảy. Thuận giòng, sông vẫn chảy, ngược giòng, sông vẫn trôi. Có phải Thường và Ngã ngay trong Vô thường, Vô ngã đó không?

          Bất chợt, những ngụm trà thơm đầu ngày, thấm vào cơ thể, dẫn tâm hành giả liên đới quán chiếu về một giòng sông nào đang trôi chảy.

          Phải. Cơ thể ta cũng như một giòng sông. Mỗi tế bào trong đó là một giọt nước. Muôn giọt nước tế bào đó luôn xô đẩy nhau không ngừng, trong tiến trình tăng trưởng và biến diệt. Suốt tiến trình đó, tuy lặng thầm nhưng ta luôn cảm nhận được những biến chuyển.

          Đó là nhờ cảm thọ, là giòng sông thứ hai, luân lưu trong giòng sông cơ thể. Ở giòng sông cảm thọ, mỗi cảm giác cũng là một giọt nước và muôn giọt nước đó cũng xô đẩy nhau không ngừng trong những trạng huống hỷ, nộ, ái, ố, còn, mất, đầy, vơi … v…v… Chúng cũng luôn biến diệt.

          Quán chiếu như thế trên giòng sông cơ thể và giòng sông cảm thọ, hành giả đều không thấy gì là thường và ngã vì bản chất của muôn giọt nước ở hai giòng sông đó luôn thay đổi, biến diệt.

          Vậy, phải có giòng sông nào khác, mới đang nhận biết bản chất vô thường, vô ngã của hai giòng sông trên?

          Ồ, đó là Tri Giác, là giòng sông thứ ba. Giòng sông này len lỏi giữa giòng sông cơ thể và giòng sông cảm thọ để nhận diện, để thấy biết bản chất của hai giòng sông trên. Tuy mỗi giọt nước trong giòng sông tri giác cũng xô đẩy, cũng ảnh hưởng lẫn nhau trên đường tăng trưởng và hoại diệt nhưng mỗi giọt nước đều biết rằng chúng phải vận dụng trí huệ để đi tìm ánh mặt trời.

          Ánh mặt trời đó là chánh niệm. Đem chánh niệm sáng rỡ soi vào bản chất của giòng sông cơ thể và giòng sông cảm thọ sẽ nhìn ra lý duyên sinh vô ngã, vượt khỏi khái niệm về không gian và thời gian, vì không hẳn nhân có trước mới có quả.

Như Mẹ và Con. Làm sao được là mẹ, nếu không có con? Bởi vì, phút con chào đời mới có người được gọi là mẹ. Bởi vì khi con bắt đầu tượng hình trong mẹ, thì con đã mang đủ chất liệu của mẹ rồi. Nên Mẹ và Con chung sinh, là co-arising, là nương vào nhau, có mặt một lần.

Giòng sông tri giác đang nhắc nhở hành giả, đây là ý niệm Duyên Khởi trong kinh Hoa Nghiêm.     

          Tri giác chính xác thì thực tại hiển lộ; Tri giác sai lầm thì thực tại lặn chìm. Cho nên, giòng sông tri giác là người dẫn đường. Luẩn quẩn tà đạo thì mãi chìm đắm trong vô minh; Tìm ra chánh đạo sẽ thấy vạn hữu bao la với ta là một.

Trong vạn hữu có ta. Trong ta có vạn hữu. Ta chưa từng và không thể tách rời với vạn hữu vốn bao gồm phong, thủy, hỏa, thổ, mặt trăng, mặt trời …. là những gì chỉ ẩn, hiện, luân chuyển, mà chưa từng sinh diệt.    

          Thân tứ đại cũng do đất, nước, gió, lửa mà thành. Vậy thân này có sinh diệt không, khi cũng cùng bản chất với vạn hữu?

          Giòng sông tri giác đang đi vào Kinh #300 Tạp A Hàm để cất lời:

          “Nhược thử hữu tức bỉ hữu

          Nhược thử vô tức bỉ vô

          Nhược thử sinh tức bỉ sinh

          Nhược thử diệt tức bỉ diệt”

          Cái này có mặt nên cái kia có mặt. Tất cả nằm trong một. Một trong tất cả. Quảng hiệp tự tại vô ngại. Tưởng chỉ cái lớn chứa cái nhỏ; nhưng thực chất, cái nhỏ cũng có thể ôm trọn cái lớn vì cái nhỏ đã hợp vào cái lớn. Như hạt cải trong mặt trời. Như vỏ ốc chứa đại dương.

          Quán chiếu tới đây, hành giả đứng lên, ngước nhìn bầu trời đang chuyển mây xám. Đã lâu, nơi này vắng mưa. Ngụm trà cuối, bỗng ngân nga, buông lời trắc nghiệm:

          Vầng mây xám,

          Bay ngang Trời Kiếp Trước

          Tìm cơn mưa buốt lạnh ở Đời Sau

          Hạt lệ ai,

          Có trong ngày mưa ấy?

          Mà tử sinh nào,

          Ta thất lạc nhau!

          Không đâu! Chúng ta chưa từng thất lạc nhau, bởi chúng ta Đã Có Trong Nhau từ vô lượng kiếp.

          Vạn hữu luôn chuyển hóa nên vô sinh bất diệt, như câu thư pháp trong thiền đường Xóm Mới “Les larmes que je versais hier, sont devenues pluie” (Giọt lệ tôi nhỏ xuống đêm qua, nay đã thành mưa) nên dư vị trong ngụm trà cuối bèn mỉm cười:

          Vầng mây xám,

          Bay ngang Trời Kiếp Trước

          Tìm cơn mưa buốt lạnh ở Đời Sau

          Hạt lệ ai,

          Dẫu trong ngày mưa ấy

          Không tử sinh nào,

          Thất lạc được nhau.

 

TN Huệ Trân

          (Tào Khê Tịnh Thất – mưa đầu mùa 20 tháng 11, 2019)                   

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/07/2011(Xem: 9723)
Cuộc đời người, ai là người không đi kiếm mùa xuân, một mùa xuân viên viễn, cho chính mình hoặc gia đình, thân nhân. Một sớm mai thức giấc, nhìn nhau lại hỏi xuân là gì và có mặt tự bao giờ.
31/07/2011(Xem: 10522)
Xin gửi đến nhau tâm tình của người con Phật, khi chung quanh mây mù của lòng tham sân si còn dày đặc. Bàn tay, tấm lòng của chúng ta đến với nhau với tâm tư vì người, sẽ là những hạt tư lương đẹp tràn lan trên mọi nẽo đường vũ trụ, sẽ làm ấm lòng người và nước mắt có rơi, cũng chỉ là nước mắt của hạnh phúc, vì còn những con người vẫn mang tâm nguyện làm đẹp cuộc đời…
30/07/2011(Xem: 2128)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian. Từ bao đời qua, tiếng chuông chùa trở thành nề nếp đẹp của văn hoá tâm linh cho mọi người, với nhịp khoan thai, nhịp nhàng, trong âm vang như chứa những niềm vui, hỷ lạc, một tấm lòng nào đó, khó diễn tả được.
30/07/2011(Xem: 17680)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian. Từ bao đời qua, tiếng chuông chùa trở thành nề nếp đẹp của văn hoá tâm linh cho mọi người, với nhịp khoan thai, nhịp nhàng, trong âm vang như chứa những niềm vui, hỷ lạc, một tấm lòng nào đó, khó diễn tả được.
09/05/2011(Xem: 4555)
Sớm mai ấy, nơi vườn Lâm Tỳ Ni hoa Vô Ưu Mạn Đà La bừng nở và chim Ka Lăng Tần Già bay lượn, cất tiếng hót vang lừng đón mừng thái tử Tất Đạt Đa...
24/03/2011(Xem: 9223)
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh...
28/01/2011(Xem: 6699)
Nếu chọn một số tròn để ghi lên cột mốc thời gian của những mùa Xuân lạc xứ, xa nhà thì tôi sẽ đề số 35/30 trên cột mốc năm nay. Đây không phải là số tuổi chín muồi của một cặp vợ chồng lý tưởng; cũng chẳng phải là hai con số cặp kè của sự phân chia bí ẩn nào đó. Nó chỉ đơn giản như những mùa xuân qua đếm bằng cuốn lịch trên tường và tóc bạc trên đầu. Con số đó là dấu chỉ của dòng thời gian nhớ nhớ, quên quên: 35 năm sống trên quê mẹ và 30 năm sống ở quê người. Ở tuổi về hưu, một người sống gần trọn đời giữa hai thế giới. Người ấy sẽ là ai ở giữa mùa Xuân?... Trời Cali suốt cả tháng cuối năm mưa buồn như mưa Huế. Trong bầu trời tím lịm của mưa lạnh, người ta mới nghĩ tới mùa Xuân. Tôi lắng lòng nhìn lại cột mốc mùa Xuân của đời mình...
14/01/2011(Xem: 11347)
Vạt nắng vui đùa cơn gió thoảng nụ cười hoa nở lúc xuân sang chân tình từng bước ru hoang dại mở cánh mai vàng đón ước mơ ta đi tìm đến cửa thiên thanh từ thưở lòng son ngủ giấc dài bao thiên niên kỷ, nhìn mây nước giật mình, thấy bóng vẫn không phai..
14/01/2011(Xem: 8492)
Đã lâu rồi, gặp lại nhau, chúng mình đều già hết. Người bạn thân ở lúc nào đó, nay nhìn lại, cũng khó nhận ra. Mái tóc đã bạc, vầng trán có nhiêu gạch dài, đôi mắt vẫn hoang vu như ngày nào. Tôi mỉm cười vì ngày xưa, anh cũng từng nhìn đôi mắt tôi, thăm dò. Lúc đó, cao hứng làm sao, tôi vội trả lời bằng hai câu thơ nhí nhố của tuổi trẻ “ mắt tôi chứa cả bầu trời. Mắt tôi ôm cả một đời thương yêu”..Thế mà thời gian đã vội trôi qua, phong trần đã cướp đi nhiều thứ trong anh, trong tôi..
30/12/2010(Xem: 2266)
Triển khai Ý niệm đoàn viên nằm trong đoạn thơ từ câu 2967 đến câu 3254 trong Truyện Kiều [1] , ngoài ý hướng „đọc lại“ những vần thơ đẹp trong ánh dương quang „ngày xuân con én đưa thoi“, với nỗi đồng cảm „chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài“ về một mùa xuân nối tiếp mùa đông mà „đoàn viên“ là ý niệm của sự nối tiếp ấy, bài viết thử tìm lại ý nghĩa đích thực của đoạn văn này giữa mê hồn trận những quan điểm khác nhau về nó, cũng như tìm cách lý giải tư tưởng có tính Phật giáo then chốt của Nguyễn Du [2] trong „ý niệm đoàn viên“ như là ý niệm nhân quả toàn vẹn, là cánh cửa mở ra Niết bàn trong hiện tại, qua đó cho thấy trong thời đại của ông, Nguyễn Du là người đã thâm hiểu và cảm nhận đạo Phật trầm diệu và uyên bác đến nỗi triết lý đạo Phật dưới ngòi bút sáng tạo của ông trở nên dòng tư tưởng Việt Nam tuôn chảy linh hoạt và sống động mãi đến ngày hôm nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]