Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tam Bảo văn chương

24/03/201101:47(Xem: 9221)
Tam Bảo văn chương

TAM BẢO VĂN CHƯƠNG
Tác giả: Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
NXB: Tôn giáo
Khổ sách: 14.5x20.5cm
Độ dày: 144 trang

876

Tựa

Sách xưa có câu: Văn chương là phương tiện để ghi chép đạo lý, cũng có nghĩa là cỗ xe chở đạo. Lại có câu: Nói mà không có văn chương thì lưu hành chẳng được xa. Vậy bất cứ tôn giáo nào cũng đều cần dùng văn chương để gửi gắm, phát triển, và truyền bá đạo lý, làm cho đạo lý có thể lưu lại ngàn đời, truyền xa ra ngoài muôn dặm. Ví như có một thắng cảnh kia, chân ta chưa từng bước tới, mắt ta chưa được xem qua, có thể nhờ văn chương của các tao nhân mặc khách miêu tả mà cảnh trí thanh lịch rực rỡ đều như hiện ra trước mắt, chẳng khác gì ta đã từng đi đến tận nơi vậy.

Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh, xuất hiện ở Thiên Trúc từ hơn 25 thế kỷ trước đây, mà lan rộng ra khắp mười phương, lưu lại lâu dài tới vạn kiếp, cũng nhờ có văn chương làm phương tiện ghi chép đạo lý, khiến cho chúng sanh ở khắp mười phương, ở sau vạn kiếp đều đặng hiểu rõ mà tin tưởng, tôn trọng đạo mầu.

Phật giáo truyền sang Việt Nam ta, không kể giai đoạn Bắc thuộc vốn chưa có chứng cứ khảo cứu chắc chắn, chỉ kể từ sau khi độc lập, trải qua các triều Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, cho tới triều Nguyễn, trên ngàn năm nay, ngày lần thịnh hành, từ thành thị cho đến hương thôn, đâu đâu đều có chùa chiền, danh lam thắng tích rất nhiều, thì thấy rằng chúng sanh phương Nam này rất đông người tin tưởng và tôn trọng đạo Phật.

Nhưng tin tưởng và tôn trọng mà không bày tỏ thành lời thì không đủ tỏ được lòng thành tín. Cho nên các tín đồ đạo Phật thường dùng các thể thi ca từ phú để ngâm vịnh, miêu tả, đặng gửi gắm lòng đạo, phát triển ý đạo, mà lưu truyền Ba món báu cho được dài lâu. Những áng văn chương ấy góp lại cũng nhiều, đều là việc dẫn giải đạo lý, để bày tỏ sự mến mộ đối với đạo mầu.

Những giá trị ấy, há nên để tán lạc mà mai một mất đi sao? Vậy bổn tòng thơ sưu tập các bài thi ca từ phú của các tao nhân mặc khách xưa nay, lựa ra từng phần, lấy nhan đề chung là Tam Bảo văn chương, in làm một quyển sách, nhằm cống hiến cho các bạn thiện tín thường ngày ngâm vịnh mà nuôi dưỡng tấm lòng mộ đạo.

Source: rongmotamhon
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/08/2011(Xem: 2426)
Vừa qua, nhân dịp tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, tác giả Viên Như đã quan tâm đến bài kệ “Hữu cú vô cú” và dịch lại bài kệ này qua bài viết: “Bài “hữu cú vô cú” của Trần Nhân Tông giảng tại chùa Sùng Nghiêm”.
31/07/2011(Xem: 9715)
Cuộc đời người, ai là người không đi kiếm mùa xuân, một mùa xuân viên viễn, cho chính mình hoặc gia đình, thân nhân. Một sớm mai thức giấc, nhìn nhau lại hỏi xuân là gì và có mặt tự bao giờ.
31/07/2011(Xem: 10513)
Xin gửi đến nhau tâm tình của người con Phật, khi chung quanh mây mù của lòng tham sân si còn dày đặc. Bàn tay, tấm lòng của chúng ta đến với nhau với tâm tư vì người, sẽ là những hạt tư lương đẹp tràn lan trên mọi nẽo đường vũ trụ, sẽ làm ấm lòng người và nước mắt có rơi, cũng chỉ là nước mắt của hạnh phúc, vì còn những con người vẫn mang tâm nguyện làm đẹp cuộc đời…
30/07/2011(Xem: 2127)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian. Từ bao đời qua, tiếng chuông chùa trở thành nề nếp đẹp của văn hoá tâm linh cho mọi người, với nhịp khoan thai, nhịp nhàng, trong âm vang như chứa những niềm vui, hỷ lạc, một tấm lòng nào đó, khó diễn tả được.
30/07/2011(Xem: 17670)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian. Từ bao đời qua, tiếng chuông chùa trở thành nề nếp đẹp của văn hoá tâm linh cho mọi người, với nhịp khoan thai, nhịp nhàng, trong âm vang như chứa những niềm vui, hỷ lạc, một tấm lòng nào đó, khó diễn tả được.
09/05/2011(Xem: 4553)
Sớm mai ấy, nơi vườn Lâm Tỳ Ni hoa Vô Ưu Mạn Đà La bừng nở và chim Ka Lăng Tần Già bay lượn, cất tiếng hót vang lừng đón mừng thái tử Tất Đạt Đa...
28/01/2011(Xem: 6690)
Nếu chọn một số tròn để ghi lên cột mốc thời gian của những mùa Xuân lạc xứ, xa nhà thì tôi sẽ đề số 35/30 trên cột mốc năm nay. Đây không phải là số tuổi chín muồi của một cặp vợ chồng lý tưởng; cũng chẳng phải là hai con số cặp kè của sự phân chia bí ẩn nào đó. Nó chỉ đơn giản như những mùa xuân qua đếm bằng cuốn lịch trên tường và tóc bạc trên đầu. Con số đó là dấu chỉ của dòng thời gian nhớ nhớ, quên quên: 35 năm sống trên quê mẹ và 30 năm sống ở quê người. Ở tuổi về hưu, một người sống gần trọn đời giữa hai thế giới. Người ấy sẽ là ai ở giữa mùa Xuân?... Trời Cali suốt cả tháng cuối năm mưa buồn như mưa Huế. Trong bầu trời tím lịm của mưa lạnh, người ta mới nghĩ tới mùa Xuân. Tôi lắng lòng nhìn lại cột mốc mùa Xuân của đời mình...
14/01/2011(Xem: 11337)
Vạt nắng vui đùa cơn gió thoảng nụ cười hoa nở lúc xuân sang chân tình từng bước ru hoang dại mở cánh mai vàng đón ước mơ ta đi tìm đến cửa thiên thanh từ thưở lòng son ngủ giấc dài bao thiên niên kỷ, nhìn mây nước giật mình, thấy bóng vẫn không phai..
14/01/2011(Xem: 8482)
Đã lâu rồi, gặp lại nhau, chúng mình đều già hết. Người bạn thân ở lúc nào đó, nay nhìn lại, cũng khó nhận ra. Mái tóc đã bạc, vầng trán có nhiêu gạch dài, đôi mắt vẫn hoang vu như ngày nào. Tôi mỉm cười vì ngày xưa, anh cũng từng nhìn đôi mắt tôi, thăm dò. Lúc đó, cao hứng làm sao, tôi vội trả lời bằng hai câu thơ nhí nhố của tuổi trẻ “ mắt tôi chứa cả bầu trời. Mắt tôi ôm cả một đời thương yêu”..Thế mà thời gian đã vội trôi qua, phong trần đã cướp đi nhiều thứ trong anh, trong tôi..
30/12/2010(Xem: 2266)
Triển khai Ý niệm đoàn viên nằm trong đoạn thơ từ câu 2967 đến câu 3254 trong Truyện Kiều [1] , ngoài ý hướng „đọc lại“ những vần thơ đẹp trong ánh dương quang „ngày xuân con én đưa thoi“, với nỗi đồng cảm „chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài“ về một mùa xuân nối tiếp mùa đông mà „đoàn viên“ là ý niệm của sự nối tiếp ấy, bài viết thử tìm lại ý nghĩa đích thực của đoạn văn này giữa mê hồn trận những quan điểm khác nhau về nó, cũng như tìm cách lý giải tư tưởng có tính Phật giáo then chốt của Nguyễn Du [2] trong „ý niệm đoàn viên“ như là ý niệm nhân quả toàn vẹn, là cánh cửa mở ra Niết bàn trong hiện tại, qua đó cho thấy trong thời đại của ông, Nguyễn Du là người đã thâm hiểu và cảm nhận đạo Phật trầm diệu và uyên bác đến nỗi triết lý đạo Phật dưới ngòi bút sáng tạo của ông trở nên dòng tư tưởng Việt Nam tuôn chảy linh hoạt và sống động mãi đến ngày hôm nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]