Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuân Nầy Con Không Về

03/02/202512:33(Xem: 78)
Xuân Nầy Con Không Về

xuan-hoa-mai

 XUÂN NẦY CON KHÔNG VỀ

 

Đầu Xuân nghe nhạc phẩm "Xuân nầy con không về" do con mình từ xa gửi về,  gợi nhớ lại những năm tháng lao lý.

Lần đầu tiên trong đời vào nằm trong nhà lao ở vùng hiu quạnh nơi rừng xanh xa lạ. Một cuộc đời tù mà không có tội trong buổi giao thời của đất nước sang trang. 30 năm làm tu sĩ, trãi qua nhiều Tỉnh thành, từ thôn quê đến phố thị, qua bao mùa Xuân trên đất nước chiến chinh, cũng bao lần nghe nhạc Xuân, kể cả nhạc phẩm "Xuân nầy con không về", thế mà lòng không khỏi xúc động khi nghe văng vẳng giữa đêm khuya, từ nhà dân, có lẽ xa lắm, vọng lại.

Trong phòng giam gần 60 mạng người đủ loại tội phạm. Cận Tết, các phạm nhân đều có gia đình thăm viếng. Đêm giao thừa, anh em tù quây quần từng nhóm giữa các món ăn  ngày Tết. Người nghĩ đến thân nhân bên ngoài liệu có đủ ăn, dành những món ngon nhất gửi vào trại giam, khi mà xã hội còn ăn bột mì, bo bo. Cũng có những tội phạm hình sự vô tư chiếm đọat thực phẩm của kẻ khác. Những anh em binh lính, cán bộ chế độ cũ thấm thía niềm đau giữa lúc xa nhà, vợ con trong đêm giao thừa. Dĩ nhiên họ cũng đã từng xa nhà như thế trong lúc chiến tranh, nhưng cảnh xa nhà trong lúc nầy là vết roi thầm lặng thấm vào con tim. Riêng tôi,một tù nhân không thân thuộc, không bạn bè, không tín đồ, không ai quan tâm trong lúc cuộc sống của họ còn nhiều tất bật cho gia đình, và cũng không có sự gắn bó nào giữa mình và họ.Tôi là một tù nhân cô đơn mà anh em gọi là con bà Phước. Suốt 10 năm ăn cơm tù cũng là 10 năm thấm thía nghiệp quả do mình tạo trong những kiếp xa xưa. Ngày nắng cháy phơi lưng nơi rừng sâu, lao động, đêm gió lạnh Đông về co ro trong chiếc áo tù, mỏng manh; không có gì để nhớ để mong nơi xã hội bên ngoài, hình như an phận và sẵn sáng chấp nhận bỏ xác nơi lao lý mà không một ai nhang khói, giổ quảy, thế nhưng, 10 mùa Xuân là 10 mùa đau thương mỗi khi các  nhạc Xuân vọng lại. Anh em  từng nhóm ngồi hàn huyên bên quà tết thì riêng tôi, nằm quay mặt vào vách để nghe lòng thổn thức cô đơn.

Ra khỏi tù năm 1987, đã 39 tuổi, xã hội còn khó khăn, không chùa nào dám cho nhập cư, đành hội nhập với thế gian, phải thích ứng để sống tiếp tục kiếp gian truân.Ngồi vỉa hè bơm quẹt gas, chở gas, chở hàng mướn suốt 20 năm để có cuộc sống bên lề xã hội. Đến 70 rồi, không còn đủ sức lao động chân tay, buộc phải lao động trí óc để xác định sự tồn tại trên thế gian, tuy vẫn là loại vất vưng không pháp lý ở cõi dương thì chắc sẽ là cô hồn không sổ bộ ở cõi âm.

Ngỡ như bị chai lỳ với cuộc sống con người, thế nhưng, con trai đã gửi về nhạc phẩm "Xuân nầy con không về", một nhạc phẩm không xa lạ, từng là ngọn roi thầm lặng tạo vết thương con tim trong quá khứ, giờ đây, nó vẫn còn đủ khả năng tác động niềm đau cho bản thân và nghĩ đến số phận cho đứa con nơi xứ người, cuộc sống mỏng manh như sợi tơ hồng vất vưng trên đọt cây trước gió. Tuy tương lai của con rạng rỡ, nhưng hiện tại không có gì bảo đảm để tương lai vững chắc như thế. 20 tuổi một thân một mình con lưu lạc xứ người, chịu bao gian nan vất vả không có người thân bên cạnh; nhiều tháng con phải ăn bắp và khoai lang chiên lót dạ để tiếp tục vượt qua khó khăn. Giờ đây con được cô P cưu mang chỗ ở, mọi sự còn lại vẫn là gánh nặng đè trên vai người cha 70 năm khốn khổ suốt đời. Rất may, con chịu khó học và đủ bản lãnh vượt thử thách. Nỗi buồn xa xứ những năm qua của con du sao vẫn là nỗi buồn tha hương lập nghiệp, vẫn hơn là nỗi buồn lúc 8 tuổi ba phải lưu lạc để ngày hôm nay tiếp tục làm kiếp cò lặn lội nuôi con. Làm người để trả quả cho đời, cho con, cho gia đình...ba không buồn nhưng vẫn đắng lòng mỗi độ Xuân sang. Trên đoạn đường còn lại, tuy không có ai là thân thuộc, nhưng vẫn còn đọng lại một chút thông cảm của ai đó trên quả đất nầy. 7 tỷ người chỉ cần một ai  hiểu mình là đủ ấm lòng, như vậy mình chưa phải là kẻ cô đơn, vẫn phải tiếp tục sống cho qua kiếp người.

Đây là mùa Xuân thứ 4 con xa nhà, xa nhà cho một tương lai xán lạn. 70 năm ba xa lạ với cuộc đời mà vẫn phải chấp nhận, không một hạnh phúc nào thật sự để bù đắp cho 70 năm gian truân kiếp người; chỉ mong tất cả người quen cũng như lạ đểu hạnh phúc mỗi độ Xuân sang, để phố phường, không ai là lẻ loi giữa rừng người hạnh phúc. Gian nan là phương tiện giúp ta mạnh mẽ hơn, đời còn dài, con sẽ tiếp tục gặp khó khăn để tiến thân, dẫu sao, ngôi sao định mệnh của con vẫn sáng hơn ngôi sao của người cha nầy chưa từng được ăn học, chưa từng được ai lo lắng nuôi nấng dù đang ở trong tù lúc xưa.

"Xuân nầy con không về" thì những Xuân sau con cũng về thôi.

 

 

(những ngày giáp Xuân BÍNHTHÂN 2016 - 27/ CHẠP NĂM ẤT MÙI )      

 MINH MẪN

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2011(Xem: 3682)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc? Đơn giản, đó là khi chúng ta có được một lợi ích nào đó hoặc đang làm một lợi ích nào đó cho mình. Vậy thì, lợi ích cho chính mình là hạnh phúc. Và lợi ích ấy bao gồm cả thân tâm, nghĩa là lợi ích phải bao gồm cả vật chất và tâm thức. Hạnh phúc phải bao gồm vật chất và tâm thức, thân và tâm, nên chúng ta vẫn thường chúc “Thân tâm thường an lạc”.
22/01/2011(Xem: 4053)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.
21/01/2011(Xem: 4788)
Xuân về, những chậu hoa trong vườn tôi nở rộ, tỏa ngát hương. Xuân mang không khí hân hoan bủa khắp, cây lá thay áo mới, mặt người hớn hở, không còn nét lạnh lùng mùa Đông, nóng nảy của mùa Hạ hay vẻ đìu hiu của mùa Thu.
21/01/2011(Xem: 5695)
Ngày xuân mà thiếu trà là thiếu hương vị đậm đà của xuân. Người xưa coi trà như lẽ sống, người nay cũng lấy trà làm bạn tri âm. Một người bạn hiền, một khung cảnh ấm áp, thư thái nâng chén trà ngon, cho nhau một chút tình đời ý đạo, còn gì thú vị hơn! Trà là thức uống có từ rất xưa, gắn liền với đời sống con người Á Đông, nhất là người Việt Nam. Trà có mặt trong đời sống của ta từ khi ta sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời (người chết được liệm bằng trà), trà như là một phần tất yếu của đời sống.
21/01/2011(Xem: 3523)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Vì vậy rừng mai cổ Yên Tử phải được gìn giữ, bảo tồn... Mai, lan, cúc, trúc được người đời tôn là tứ quý và được coi là biểu tượng của bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mai vàng là một loài hoa đẹp cao quý chỉ nở mỗi năm một lần đúng vào dịp xuân về.
21/01/2011(Xem: 3793)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió Xuân” Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc nhất trong bốn mùa ư? Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực!
20/01/2011(Xem: 4023)
Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết...
20/01/2011(Xem: 4351)
Ðạo Phật ra đời nhằm xây dựng một đời sống hạnh phúc, an lạc cho mọi người. Cho nên khát vọng trở nên người giàu có nhằm vơi đi khổ đau do đời sống vật chất đem lại...
20/01/2011(Xem: 4686)
Nụ cười cũng có nội dung riêng của nó, nhất là nụ cười Việt Nam không phải rằng, "cái gì cũng ‘hì’ là xong chuyện" như cách nhìn của Nguyễn Văn Vĩnh ngày xưa..." Xuân sanh, Hạ chín, Thu héo, Đông tàn. Nếp nghĩ xuôi dòng đang đi theo một dòng chảy miên viễn như thế. Bỗng có một vị sơn tăng - như Thiền sư Mãn Giác chẳng hạn - huơ tay, mỉm cười, tầm nhìn hướng ra ngõ vắng đầy sương, ánh mắt bắt gặp một cành mai hôm trước: "Đình tiền tạc dạ nhất chi mai!"... Nụ cười, tuệ giác và mùa xuân là ba khái niệm và ba hình ảnh riêng biệt. Nhưng khi kết hợp và hòa quyện vào nhau sẽ thành nguồn vui Di Lặc.
19/01/2011(Xem: 4196)
Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết, hòa cùng niềm vui đang lên của dân tộc. Tựa đề của bài này chỉ có nghĩa là: ngày Xuân trong cửa chùa nơi xứ lạ. Xứ lạ ở đây là châu Âu. Nói đến ngày Xuân, chúng ta liên tưởng đến những ngày ở quê hương, nơi người người quây quần bên nhau, vui hưởng những giây phút đầm ấm trong không khí êm đềm ấm cúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]