Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Xuân trong chính mỗi con người .

14/01/202508:42(Xem: 471)
Mùa Xuân trong chính mỗi con người .

Mùa Xuân trong chính mỗi con người 

(Kính trân trọng dâng tặng Cụ Bà Tâm Thái, hiền mẫu của 3 vị Tăng Ni trong thế kỷ hiện đại: HT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Ni Sư Thích Nữ Tâm Vân ) Kính thưa Cụ Bà, tuy sự đoàn viên với người con hiếu thảo vào dịp Xuân về mang lại nhiều cảm xúc đặc biệt nhưng chính sự hành trì tụng niệm bằng tâm hồn thanh tịnh, với tất cả tấm lòng, bằng niềm tin của cụ bà là mùa Xuân miên viễn của người con Phật . Kính chúc cụ bà “ Niên niên như ý xuân – Tuế tuế bình an nhật.”


Có phải sự trở về hàng năm của ngày Tết?

Mang lại thông điệp của sự tươi vui, yêu thương

Truyền hơi ấm xoa dịu đi

một thời vất vả phong sương

Ôi!….cảm giác của một cái gì đầy nhân văn triết lý!


Có phải ai ai cũng mong ước:

“mỗi thời khắc của cuộc sống được vạn sự như ý “

Làm sao giữ mãi ánh mắt mẹ hiền

sáng ngời hạnh phúc được vẹn nguyên

Chính điều bình dị ấy, lại rất ý nghĩa thiêng liêng

Mang âm hưởng

“Tết không chỉ là truyền thống mà là nhịp cầu nối”


Có phải hình ảnh tràn đầy năng lượng từ

sự ra hoa, nẩy lộc khiến rộn ràng phơi phới!

Nguyện ấp ủ mùa xuân mãi vĩnh cữu trong lòng

Dành thời gian nhìn nhận mọi việc thoáng, thông

Sống chậm lại và thưởng thức quá trình hơn là kết quả.


365 ngày nghe thấy dài, sao Tết đến nhanh quá

Đừng vì những bận rộn lo toan

mà quên đi an lạc cho tự thân

Lắng đọng mọi vấn vương, Phật pháp trong tâm

Già đi một tuổi, tăng khả năng tự mang hạnh phúc

Sự trở về hàng năm đặc biệt, Tết ơi

bao niềm tin, hy vọng đan lồng cảm xúc !


Úc Châu, Trước thềm năm mới Xuân Ất Tỵ,

Phật tử Huệ Hương



hoa_mai_8


Xuân về âm thầm suy niệm !


Nhìn lại trọn năm qua, âm thầm suy niệm

Đã thất bại gì, có tiến bộ gì vượt bậc hơn ?

Chưa có cảm xúc tiêu cực gì

khiến hoang phí hao mòn?

Và cũng chưa phát tiếng thở dài ủ ê, chán nản!(1)


Nhờ khắc ghi :

“thời gian và sức khỏe con người luôn hữu hạn! “

Lại học rằng:

“sống một ngày cũng đủ nếu biết báo ân” (2)

Và biết phải làm gì để tăng giá trị bản thân

Tự mình rút ra được

kinh nghiệm làm cuộc đời hưng phấn !


Cũng như:

“Không làm hủy đời ta nếu chỉ gieo lời oán hận”,

Vậy nên lựa chọn đúng đắn, để có khả năng

Chuyên cần, kham nhẫn gạo sẽ trắng thơm (3)

Đo thành công từng ngày bằng sự cố gắng !


Biết cúi đầu khiêm tốn, là điều may mắn (4)

Tự nhủ rằng:”sẽ gõ thật mạnh vào

cánh cửa nào giúp đạt mục tiêu vẹn tròn”

Nguyện sẽ làm cho thế giới này

cởi mở hơn, kết nối tốt hơn

Luôn tin rằng: “ mọi việc đều có thể, trong năm mới “


Huệ Hương

—————————————

(1) người xưa có câu “ Một tiếng thở dài làm nghèo ba năm “

(2) Trong một bài giảng “ Chữ Hiếu trong Đạo Phật “ của HT Hộ Giác đăng trên tạp chí Hải Triều Âm, có viết …Chỉ cần sống một ngày cũng đủ nếu trên biết báo ân đức Phật , dưới làm lợi lạc pháp giới hữu tình .

(3) trích từ vần thơ Trụ Vũ

“Con đường đi vào Đạo

Giống như người giả gạo

Chuyên cần gạo trắng thơm

Sáng ngời ngời dung mạo”

(4) Quyến rủ lớn nhất của mọi quyền năng chính thực lại là tính KHIÊM TỐN (the greatest charm of all power is MODESTY).




hoa_mai_5

Xuân về hỏi lòng ta có khác ?


Chợt Xuân này

đọc lại những dòng ghi chú ngày trước (1)

Sao nghe có chút đánh động tâm hồn

Tự hỏi lòng “ mình đã đổi khác hơn ?”

Phải chăng nhờ trưởng thành nên đã hiểu:

“Có thứ không thể cưỡng cầu, đừng sợ thất bại!


Kỳ thực, mỗi đời người

có rất nhiều điều là không thể lý giải!

Mọi thứ muốn tốt đẹp hãy cứ để tùy duyên.(2)

Học được “4 quy tắc tâm linh”

không có gì gọi ngẫu nhiên (3)

Và đôi khi …nếu duyên xưa không dầy

TUY GẶP CŨNG XEM NHƯ KHÔNG GẶP!


Và chữ THỜI,

Ôi khó được nhưng lại dễ mất !

Nhớ lời Thầy dạy nên cứ tư duy hoài

Biết sống tuỳ duyên thuận pháp mới tránh họa tai

Dù nghịch cảnh đến, lòng ta chẳng suy diễn


Vì trong đạo Phật

không có khái niệm thường hằng bất biến!

Để có thể an nhiên, hãy

“NHÌN NHẬN SỰ VẬT ĐÚNG NHƯ NÓ LÀ.”

Tự mình phải khéo ứng xử

theo bài học đã kinh qua

Rõ biết, hiểu sâu về nhân duyên giúp ta trân trọng

Sẽ không còn than vãn, oán trách trong cuộc sống!


Huệ Hương

——————————————————

(1) “mỗi khoảnh khắc chúng ta sống đều giống như một con rối mà người giật dây điều khiển chính là nhân duyên và nghiệp quả “

(2) “ Thuận thiên giả tồn , nghịch thiên giả vong” có nghĩa là thuận với nguyên lý tự nhiên thì sống , còn nghịch lại thì coi như đã chết

(3)

1-Quy tắc đầu tiên: "Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp cả" ... rằng số phận luôn sắp đặt ĐÚNG người vào ĐÚNG thời điểm.

2-Quy tắc thứ hai: "Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điều nên xảy ra" ... kỳ tình huống nào trong cuộc đời mà chúng ta đối mặt đều tuyệt đối hoàn hảo, thậm chí cả khi nó thách thức sự hiểu biết và bản ngã của chúng ta.

3-Quy tắc thứ ba: "những gì đến, ắt đến “Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm"chúng g ta không thể ngăn chặn những điều mình không thể đoán trước xảy ra. Do vậy việc lo sợ vẩn vơ cũng như không cần lo lắng sợ hãi một cách vô ích


4-Quy tắc thứ tư “ những gì đã qua, cho qua “Đó là lý do tại sao Phật dạy chúng ta hãy biết buông bỏ, để lại sau lưng những muộn phiền và quá khứ để dành sức tiếp tục cuộc hành trình của đời mình..

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2013(Xem: 5648)
Đối với nhiều nước Á Châu, thời gian : năm tháng ngày giờ được tính dựa theo chu kỳ của vận hành mặt trăng được gọi là âm lịch, cứ hễ đến Rằm (giữa tháng) thì trăng tròn, đầu và cuối tháng thì trăng khuyết, từ đầu đến giữa tháng trăng to lên dần và từ giữa đến cuối tháng trăng nhỏ dần. Thực ra thì trăng bao giờ vẫn là trăng, không có tròn khuyết, to nhỏ, sáng hay tối,… âu đó chỉ là giới hạn trong tầm nhìn, trong chướng ngại, trong tiếp xúc giữa con người và mặt trăng mà thôi. Ngày, giờ, tháng, nămấy được tính theo 12 con giáp, đó là 12 con vật tiêu biểu được chọn. Theo thời gian, có điều kiện chúng ta sẽ bàn về 12 con vật này. Nay nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ, thông qua trong chuyện thần thoại, các nguồn từ văn chương, trong kinh sách, trong cuộc sống,…, xin trình bày về những đặc điểm của Rắn, quan niệm của nhân loại xưa nay về Rắn.
06/02/2013(Xem: 5034)
Trong nhân gian, người đời coi ngày mồng một Tết là ngày quan trọng của đầu năm, còn nhà Phật xem đây là ngày đánh dấu sự có mặt của một vị Phật đương lai, đó là Bồ tát Di Lặc, nên mừng xuân năm mới chính là mừng Xuân Di Lặc.
29/01/2013(Xem: 5036)
Không biết tết có tự lúc nào, mỗi khi xuân về tết đến, lòng tôi chợt nao nao… dư âm tiếng gà xuân đâu đây vẫn còn văng vẳng bên tai như ru tôi vào giấc mộng an bình. Nhớ những ngày cuối năm, khi làn gió đông se thắt, hai cây mai cong queo trước sân nhà tôi kết nụ, lúc này mọi người trong làng đều tất bật sửa sang nhà cửa, đầu đường rộn ràng những câu chào hỏi và chuyên trò về việc làm ăn và cưới hỏi vào năm mới. Chợ Côi và chợ Đưới bày bán đủ thứ đồ tết, đặc biệt hoa Cúc và hoa Vạn thọ vàng rực cả chợ từ sáng đến chiều. Quanh làng, đâu đâu cũng thấy tràn ngập niềm thôi thúc vì xuân.
31/12/2012(Xem: 4990)
Tu đạo, chúng ta chớ nên tu đi tu lại mà vẫn cứ luẩn quẩn trong vòng danh lợi, vẫn còn phân chia nhân ngã, bàn luận thị phi, hoặc mưu cầu quyền lực - bởi như thế là hoàn toàn sai lầm! Đón mừng năm mới, chúng ta hãy lập thệ. nguyện rộng lớn - cương quyết "sửa sai, hướng thiện". Muốn sửa đổi tâm tánh để trở thành con người mới, chúng ta phải làm thế nào? Chúng ta cần phải:
03/10/2012(Xem: 4893)
Kính thương khắp chốn cùng nơi Chúc cho muôn họ hết rơi lệ sầu! Chư canh thao thức đêm thâu Phật tâm khơi dậy, trao nhau ấm lòng! Tử sinh mấy độ chưa xong Thiện duyên gieo rắc mới mong mãn nguyền Tín Hành vững giữ, tu Hiền
22/09/2012(Xem: 4415)
Vui Xuân lễ Phật trì Kinh Tri ân Tam Bảo độ mình bình an Nhớ ơn Cha Mẹ vô vàn Thầy lành, huynh đệ họ hàng gần xa Tân Niên nguyện gắng thăng hoa
05/09/2012(Xem: 4644)
Noel/Tân Niên bá tánh nức nô Vui chơi nhóm họp tha hồ uống ăn Món ngon vật lạ chặt băm Chúng sanh kêu chết hàng năm hãi hùng Con chiên, con nướng nấu bung Than ôi nghiệp báo vô chung luân hồi!
01/06/2012(Xem: 4907)
Hằng năm cứ mỗi độ thu về, hoa cúc được thấy khắp các siêu thị, giống các loại hoa cúc vàng ở miền Nam, thường được ương trong những chậu nhỏ, bày bán khắp các chợ cho đến cuối năm. Tôi vốn sẵn mê hoa, không dằn lòng được, cũng bưng về vài chậu; mỗi ngày đều dành đôi phút tưới vun, chăm bón, dần dà hoa cúc trở thành thân thiết gần gũi. Mỗi sáng, nhìn những nụ hoa rực rỡ,
02/03/2012(Xem: 4672)
files.php?file=023___XUAN___Noi_Ve_Cau_An_Cau_Sieu__R__2_313560152Cầu an là mong muốn có được đời sống an vui hạnh phúc, không bệnh tật, khổ não, ít rủi ro, bất trắc… “An” ở mỗi con người phải là thân an, (khỏe mạnh, sống lâu, không bệnh tật, không tai nạn, rủi ro…), tâm an (trạng thái tinh thần thanh thản, thoải mái, không lo âu phiền muộn, không sợ hãi, khủng hoảng, không căng thẳng bức bối…), hoàn cảnh an (gia đình ấm no hạnh phúc, điều kiện sống, hoàn cảnh sống tốt, các mối quan hệ tốt đẹp, gặp nhiều thuận duyên trong cuộc sống…).
26/01/2012(Xem: 5154)
Với người con Phật vào những ngày đầu xuân ta thường có thói quen đến chùa lễ Phật, hái lộc, gặp Thầy. Khi đến cổng chùa ta sẽ dễ dàng bắt gặp câu Phật ngôn “Mừng Xuân Di Lặc”...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]