Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

An nhiên mùa cũ!

17/12/202409:12(Xem: 422)
An nhiên mùa cũ!

Phat thich ca-2

An nhiên mùa cũ!


Tháng 12, những ngày cuối năm, khi những tờ lịch đã mỏng dần và ngoài Trời mang chút không khí se lạnh cùng một vài cơn mưa còn sót lại, thời tiết đã bắt đầu giao mùa, lòng người cũng trở nên thâm trầm lắng đọng cho những suy nghĩ về một năm sắp sửa trôi qua! Những gì đang chất chứa trong lòng bạn? Có phải những lo toan về thu nhập cuối năm, những kế hoạch về quê, sửa sang nhà cửa, những chuyến du lịch mua sắm và những dự định còn sót lại? Mỗi người đều bắt đầu chạy đua để hoàn thành những mục tiêu cho bản thân mình.

Tôi cũng không nằm ngoài số đó, nhưng dường như mục tiêu của tôi cũng không quá áp lực và nặng nề so với nhiều người bởi quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là những con chữ của người làm nghề viết, thỉnh thoảng, tôi vẫn gói lại và cất sang một bên để lặng lẽ tìm đến một góc sân Chùa, ngồi trong một tiệm Trà quen thuộc chỉ để thưởng thức chút không gian yên tĩnh. Có thể trong lúc nghỉ ngơi, khi lòng mình rỗng lặng, tôi lại bắt gặp một ý tưởng từ một vài hình ảnh nào đó thoáng qua trong cuộc sống, như một cụ già, một em bé bán vé số bên kia đường, và vô tình nhưng hữu ý, họ trở thành những nhân vật trong những bài viết, câu chuyện của tôi.

Như một thói quen và sở thích trong những ngày cuối năm, khi nhiều người có dự định mua sắm, du lịch, tôi lại dành thời gian đó để viết lách và vãng cảnh Chùa, một ngôi Cổ tự thân quen nằm trong con hẻm nhỏ hoặc một Tu viện thanh tịnh ở chốn ngoại thành, mỗi lần đến đó, hòa vào không gian xanh của cây, màu trầm mặc của gỗ, màu rêu phong của mái ngói, tôi thấy lòng mình bình yên và thanh thản đến diệu kỳ, những ngổn ngang, bộn bề trong đời sống thường nhật cũng trôi đi. Sự an tịnh của chốn thiền môn hiện lên một màu thanh khiết trong tầm mắt, niềm hạnh phúc khi quay về không gian chánh niệm làm lòng người muốn buông bỏ những tạp uế tục trần, nương về cõi thiện.

Những ngày cuối năm, cũng là dịp để mỗi người nhìn lại bản thân mình, tự hỏi mình đã tốt hơn chưa? Mình đã trưởng thành chưa sau những vấp ngã thăng trầm để rồi tự thay đổi và rèn giũa cho mình an yên hơn trước.

Một năm mới đến nhưng thoắt đó đã thành năm cũ, một năm nhanh như gió thoảng thoi đưa, nhưng người hướng Phật sẽ không hoài tiếc những điều của quá khứ, cũng không lo sợ đến tương lai, không bối rối với những câu hỏi quanh quẩn trong đầu, mà người hướng Phật sẽ trân trọng từng phút giây mình đang sống để cố gắng vun bồi mầm thiện trong từng việc đang làm, gieo trồng những an yên trên mảnh đất vườn tâm. Thành công hay thất bại đều là kinh nghiệm, vô thường không nói trước điều gì. Quá khứ đã qua, có luyến tiếc muộn phiền hay nương nhờ vào đó cũng chẳng được, tương lai chưa tới, có lo sợ, dự tính cũng chưa qua, chi bằng hãy sống trọn vẹn với từng phút giây hiện tại, mỗi giây phút hiện thời ý nghĩa sẽ không làm cho quá khứ trở thành những ngày đáng tiếc và dẫn đến một tương lai không có những bất an.

Một năm, cảm ơn cuộc sống đã cho mỗi người thêm một tuổi, là một năm còn hiện hữu trên cuộc nhân gian để thấy những thăng trầm biến đổi, không phải để sợ mình già đi, sợ cuộc đời ngắn lại mà cảm ơn vì mình còn có dịp đón nhận những bài học quý, còn được nhìn ngắm nhân sinh đẹp đẽ, còn được làm những điều phúc lành để trồng cây thiện, gieo nhân quả tốt đời sau.

Những ngày cuối năm về lại Chùa, soi lại lòng mình, tự vấn lại phải giữ tâm an bởi đó là phúc khí, là đại lộ của mỗi con người, khi tâm an, con người mới có cái nhìn tỉnh thức, con đường mình đi mới không va vấp, sóng ghềnh, chỉ khi tâm an mới hóa giải được những trầm lao mông muội, con người sẽ bớt đi những đau khổ vô minh.

Một năm qua, hãy tự nhủ rằng: “Chúng ta cần sống một cuộc đời tươi đẹp và khiêm hạ, đừng để mình mệt nhọc ngồi đếm từng ngày trôi qua vô nghĩa với những đau khổ, xanh xao”. Cuộc sống không chờ đợi một ai nhưng cũng không cần chúng ta phải đi quá vội, hãy dành thời gian để sống chậm, sống một cách an nhiên, để cảm nhận từng phút giây trôi qua đều là một khoảnh khắc giá trị trong cuộc đời mình.

Ngày cuối năm, bạn hãy cùng tôi dành chút thời gian về dưới hiên Chùa, nghe tiếng chuông trầm, đọc một thời kinh, để dòng sông tâm thức trôi chảy hiền hòa và nhẹ nhàng buông xuống những muộn phiền năm cũ!


Võ Đào Phương Trâm

Pd: An Tường Anh

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/01/2022(Xem: 8354)
Cọp, Sư tử là biểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh. Tiếng “Sư tử hống” là tuyên bố dứt khoát, chỉ có giáo pháp của Đức Phật, mới chuyển hóa được vô minh, mới đủ năng lực huyền nhiệm nhiếp phục được Sư tử, Cọp và làm tốt đẹp, thức tỉnh được cuộc đời. Nên năm Dần nói chuyện Cọp quy y, để thấy giá trị thù thắng, nhiệm mầu của Phật Pháp, hầu vững niềm tin trên đường TU. Nhân đây cũng chân thành kính chúc toàn thể mạnh khỏe, uy dũng như cọp, trong sạch, lợi ích ở từng tâm niệm, lời nói, việc làm, để cùng nhau hưởng được những điều cát tường như ý, nhiếp phục muôn loài, đồng thành Phật đạo)
10/01/2022(Xem: 2662)
Cuộc đời như một giấc mơ Trăm năm nào khác bàn cờ đổi thay Trần gian sống tạm qua ngày Đông qua Xuân đến nào hay biết gì Sinh ra tay trắng có chi Đến khi nhắm mắt chẳng gì mang theo
10/01/2022(Xem: 7344)
Năm 2021 khép lại nhưng đã để lại cho thế giới vết thương chưa lành, thiên tai, dịch bệnh, xung đột, bạo động bao trùm khắp mọi nơi, biến năm này không thể nào quên trong lịch sử loài người, nhất là đại nạn mang tên covid-19 với các biến thể Delta, Omicron tiếp tục làm đảo lộn đời sống và khiến cho nền kinh tế toàn cầu chao đảo. Như mọi người đều biết trong hai năm qua, đại dịch đã hoành hành khốc liệt trên khắp hoàn vũ, nhiều nơi bị phong tỏa, mọi sinh hoạt đều ngưng trệ, nhất là hơn 5 triệu nhân mạng trên thế giới đã ra đi vĩnh viễn.
04/01/2022(Xem: 7117)
Trên đất nước ta, rừng núi nào cũng có cọp, nhưng không phải vô cớ mà đâu đâu cũng truyền tụng CỌP KHÁNH HÒA, MA BÌNH THUẬN. Tỉnh Bình Thuận có nhiều ma hay không thì không rõ, nhưng tại tỉnh Khánh Hòa, xưa kia cọp rất nhiều. Điều đó, người xưa, nay đều có ghi chép lại. Trong sách Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1) của Thượng Thư Bộ Binh Lê Quang Định soạn xong vào năm 1806 và dâng lên vua Gia Long (1802-1820), tổng cộng 10 quyển chép tay, trong đó quyển II, III và IV có tên là Phần Dịch Lộ, chép phần đường trạm, đường chính từ Kinh đô Huế đến các dinh trấn, gồm cả đường bộ lẫn đường thủy. Đoạn đường ghi chép về ĐƯỜNG TRẠM DINH BÌNH HÒA (2) phải qua 11 trạm dịch với đoạn đường bộ đo được 71.506 tầm (gần 132 km)
04/01/2022(Xem: 5994)
Ngoài tên “thường gọi” là Cọp, là Hổ, tiếng Hán Việt là Dần, cọp còn có tên là Khái, là Kễnh, Ba Cụt (cọp ba chân), Ba Ngoe (cọp ba móng), Ông Chằng hay Ông Kẹ, Ông Dài, Ông Thầy (cọp thành tinh). Dựa vào tiếng gầm của cọp, cọp còn có tên gọi là Hầm, là Hùm, dựa vào sắc màu của da là Gấm, là Mun ... Ở Nam Bộ cò gọi cọp là Ông Cả, vì sợ cọp quấy phá, lập miếu thờ, tôn cọp lên hàng Hương Cả là chức cao nhất trong Ban Hội Tề của làng xã Nam Bộ thời xưa. Cọp cũng được con người gọi lệch đi là Ông Ba Mươi. Con số ba mươi này có nhiều cách giải thích: - Cọp sống trung bình trong khoảng ba mươi năm. - Cọp đi ba mươi bước là quên hết mọi thù oán. - Xưa, triều đình đặt giải, ai giết được cọp thì được thưởng ba mươi đồng, một món tiền thưởng khá lớn hồi đó. - Tuy nhiên, cũng có thời, ai bắt, giết cọp phải bị phạt ba mươi roi, vì cho rằng cọp là tướng nhà Trời, sao dám xúc phạm (?). Ngày nay, cọp là loài vật quý hiếm, có trong sách Đỏ, ai giết, bắt loài thú này không những bị phạt tiền mà còn ở
04/01/2022(Xem: 2298)
Mưa đông mưa mãi, mưa lòng ai? Mưa suốt canh thâu đến sáng nay, Lại báo chiều tà thêm tuyết đổ, Bao người vất vã ở bên ngoài. Đàn chim réo gọi tìm nơi trú, Phận người lắm kẻ bận sinh nhai. Bầy cá chui mình nơi đáy nước, Nhiều người ủ rũ ở hiên tây.
31/12/2021(Xem: 10160)
Mai vàng nở nụ gió huyền lay, Tết đến năm nay bánh mứt đầy Đối liễn chưng treo nghinh lộc đến Thi đàn xướng hoạ đón tài lai Tâm tâm lắng đọng nguồn chơn hiện Ý Ý ngời soi suối diệu bày Hiển hiện an lành nơi cõi thế Xuân cười vạn vật sáng đường mai...! Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền
27/02/2021(Xem: 3827)
Những ngày vui Xuân trong nỗi lo đại dịch cũng đã qua nhanh; tuần lễ kỳ an cho một năm mới cũng vừa hoàn mãn. Nhịp sống bình thường bắt đầu trở lại, cùng với những hy vọng và ưu tư trong một năm mới. Trong lúc đất nước vừa qua khỏi hai tai kiếp lớn trong năm, thiên tai và đại dịch; cả nước đang vui mừng chuẩn bị đón những ngày Xuân đầy hứa hẹn, bỗng chốc bóng đen đe dọa của loại vi khuẩn chủng mới vừa phát hiện, các biện pháp giản cách xã hội lại được tuân thủ triệt để, và những ngày vui Xuân sum họp gia đình lại trôi qua trong khoắc khoải, ưu tư.
24/02/2021(Xem: 3256)
Một ngày đầu mùa Xuân đẹp như hôm nay, cả thế giới không còn sự háo hức với những lễ hội Mùa Xuân “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” vì bóng đen của đại dịch Covid-19 đang ngồi lù lù trước cửa và khắp các nẻo đường. Có lẽ trong số 7 tỷ người trên hành tinh nầy, phần đông đang chờ và có người đang mơ ước “phép lạ” của kỷ nguyên khoa học kỹ thuật, đó là được chích thuốc vắc-xin chủng ngừa Covid, bởi đó được coi như thể là một lối thoát hiểm duy nhất trong hầm tối nhân loại đang đợi chờ… cứu rỗi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]