Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn hai chữ Bình An thường gặp trong lời chúc.

19/02/202418:42(Xem: 3110)
Tản mạn hai chữ Bình An thường gặp trong lời chúc.
chua quang minh (87a)

 

chua quang minh (59)
Từ trái qua:
TT Phước Tấn, Trụ trì Chùa Quang Minh
TT Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức




Tản mạn hai chữ  Bình An
thường gặp trong lời chúc.



Bình an luôn  là sự quan tâm của mỗi người, cho dù họ sống ở phương Tây, phương Đông. Chính vì thế câu đối Tết ở VN thường dùng hai chữ Bình An, 

“ Tân niên hạnh phúc, bình an tiến 

Xuân Nhật vinh hoa phú quý lai “ 

Cũng như người viết rất tâm ý khi chúc Tết với câu: 

“Niên niên như ý xuân 

Tuế tuế bình an nhật” 

( dịch nghĩa : Chúc mỗi gia đình sẽ có được mùa xuân như ý, tuổi mới bình an, hạnh phúc.) 

Hoặc : 

“Trúc báo bình an, tài lực tiến 

Mai khai phú quý, lộc quyền lai 

Dịch nghĩa : (Chúc năm mới gia đình được bình an, hạnh phúc, giàu sang và phú quý) 

Và có lẽ vì quá quen thuộc nên cũng chẳng ai tự hỏi “Tại sao bao người khi gặp nhau thường chúc “ hai chữ bình an”? nhất là vào những ngày đầu năm mới, và tại sao chúng ta thường đến chùa để cầu nguyện cho bản thân và gia đình được bình an, đây có phải là điều ước muốn tốt đẹp mà ai ai đều nghĩ đến trước tiên. 

Thật ra, dù  cho điều này rất đáng trân trọng và khích lệ, nhưng trộm nghĩ  chỉ khi càng hiểu đời, hiểu đạo ta sẽ thấy rằng ước nguyện đó chỉ thành hiện thực khi ta xây dựng trên nền tảng đúng đắn. 

 

Không ai có thể cho chúng ta bình an dù đó là Thượng đế hay các thần linh, thậm chí là bậc siêu xuất tam giới, chí tôn vô thượng như Đức Phật. 

 

Khi đặt niềm tin tuyệt đối vào Đức Phật, Thượng đế hay vị thần linh nào đó cũng giống như người bệnh đặt niềm tin vào vị lương y hay bác sĩ. 

Niềm tin đó có thể giúp người bệnh an tâm trong một thời gian ngắn, không hoặc bớt hoang mang lo lắng, sợ hãi, khổ não, giúp người bệnh có hy vọng. 

Tuy nhiên sự an tâm này như một liều thuốc giảm đau, một liều thuốc an thần hay một liều thuốc ngủ, nó không có tác dụng chữa bệnh, không có tác dụng làm lành bệnh.

Vậy ý nghĩa của hai chữ  Bình An ( Peace of Mind) là gì ? 

Thẹo Wikipedia  thì bình an được nhiều người coi là yếu tố tích cực  con người ta đạt trạng thái cân bằng, tĩnh tại, an nhiên, yên tâm và bình tĩnh trước hoàn cảnh và nghịch cảnh, để tránh mọi căng thẳng hoặc lo lắng thái quá.

Vì thế bình an được coi là trạng thái mà tâm trí của chúng ta hoạt động ở mức tối ưu với một kết quả tích cực xua đi nỗi lo âu và hơn thế nữa sự bình an thường được gắn liền một cách nhân quả với niềm vui, hạnh phúc và mãn nguyện. 

Trả lời trong mục hỏi đáp / trung tâm Hộ Tông, HT Viên Minh thường chỉ dạy: 

 

“Thật ra trong tam giới không có chỗ bình an, mà bình an chỉ có trong tâm hồn mỗi người khi biết tuỳ duyên thuận pháp,  vô ngã, vị tha “ đúng như  nhận định của một tác phẩm vừa xuất bản gần đây . "Sự bình an trong tâm hồn đến từ việc ta chấp nhận và tôn trọng sự thật hiển nhiên là ta sẽ không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc” 

Riêng cá nhân người viết, ý nghĩa của sự bình an là không có gặp hoạn nạn thường xuyên, và ít gặp những điều nguy hiểm xảy đến cho gia đình, bạn bè, người thân nói tóm lại sẽ có được may mắn thuận lợi và ít trắc trở dù cuộc sống luôn là những đợt sóng to sóng nhỏ ập đến nhất là trong xã hội hiện đại này, cuộc sống của con người ngày càng trở nên bận rộn và căng thẳng. 

Vì vậy, bình an đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người giảm stress và lo lắng, tăng cường sức khoẻ tinh thần, đồng thời mang lại sự tự tin và giúp cho cuộc sống trở nên đầy ấm áp và hạnh phúc hơn.

Ngoài ra, bình an cũng mang ý nghĩa quan trọng trong các khía cạnh xã hội khác, chẳng hạn như giúp tạo nên một xã hội ổn định, tăng cường tình đoàn kết và sự hiểu biết lẫn nhau, giúp cho con người có thêm niềm tin và hy vọng vào cuộc sống. 

Chúng  ta đã cố gắng làm những việc để giảm căng thẳng lo lắng trong chúng ta bằng cách: -Nghe theo những chuyên gia. -Ăn kiêng.- Tập thể dục đều đặn.- Đầu tư một cách khôn ngoan.- Học hỏi những kỹ năng mới trong trường hợp có sự thay đổi về nghề nghiệp.. 

Nhưng những  gì chúng ta đang cố gắng làm ở trên có mang lại nhiều hay chỉ một chút ít sự bình an chưa? Và điều tệ nhất là ngay cả khi cuối cùng chúng ta đã đạt được tất cả sự vững chắc về vật chất và tinh thần trong cuộc sống, chúng ta vẫn muốn nhiều điều khác nữa. 


Bình an cũng mang ý nghĩa quan trọng trong các gia đình, đặc biệt là trong văn hóa đạo Phật, với việc trân trọng và tu tập với các nguyên tắc của đạo Phật, như lòng từ bi, lương thiện, sự tha thứ và kiên nhẫn. Những giá trị này giúp tạo ra sự bình an trong gia đình và cộng đồng, tạo nên một môi trường sống tích cực và hạnh phúc.

Bình an cũng được coi là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an ninh và an toàn cho cộng đồng. Do vậy nhiều tôn giáo bạn nhất là Thiên  chúa giáo và Hội thánh tin lành đều nhắc đến: “Ta để lại sự bình an cho các con. Sự bình an Ta ban cho các con không phải như của thế gian cho. Đừng sờn lòng nản chí và sợ hãi. (Giăng 14:27)

Và trong Hồi Giáo , lúc nào trong câu chào hỏi đều chúc nhau hai chữ bình an.


Lời kết: 

 

Bình an là một giá trị quan trọng trong cuộc sống của người dân Việt Nam và được coi là mục tiêu cao nhất mà ai cũng mong muốn đạt được. Nó không chỉ mang lại sự yên tĩnh, an toàn và hạnh phúc trong cuộc sống của con người mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đến sự hiểu biết và sự đồng cảm,  là hành trang, tư lương để vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

 

Tất cả tôn giáo đều đồng quy về một điểm rằng: sự bình an, hạnh phúc chỉ hiện hữu khi có niềm tin chơn chánh, đúng đắn với sự thực hiện niềm tin đó.

 Đức Đạt Lai Lạt Ma “ Bình an khởi lên từ trong tâm, không phải cầu xin từ bên ngoài” và Ngài đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự bình an trên thế giới: "Vấn đề về thái bình thực sự, lâu dài liên quan đến con người, vì vậy những tình cảm cơ bản của con người cũng bắt nguồn từ căn nguyên của nó. Thông qua sự bình an và yên lòng của mỗi người thì thực sự có thể đạt được một nền thái bình, quốc thái dân an. Do đó, tầm quan trọng của trách nhiệm của mỗi cá nhân; một bầu không khí yên lành trước tiên phải được tạo ra từ trong chính mỗi chúng ta, sau đó dần dần được lan tỏa đến các gia đình của chúng ta, cộng đồng của chúng ta và cuối cùng là toàn bộ hành tinh này".


Kính tặng bạn đôi điều tư duy, kính xin trân trọng chia sẻ:

 

“Có phải chúng ta không có được BÌNH AN

do nhận thức về cuộc sống không đúng?” 

Từ cái nhìn, quan điểm hẹp hòi 

gây bất mãn triền miên 

Bạn ơi, hãy nhớ lời Đức Phật dạy khuyên 

“ Đừng đắm mình trong dục lạc, 

tham ái thường dẫn đến KHỔ “

 

Cũng đừng vội vã 

ganh đua vật chất mãi mong giàu có ! 

Mời cùng nhau chiêm nghiệm lại nhiều lần 

Bài kinh “Nhất Dạ Hiền Giả” giúp bình an (1) 

 Biết không thể chỉ có bình an bằng cầu nguyện! 

 

Mà phải tự mình nỗ lực, thân tâm luôn rèn luyện 

Gắng xả bỏ Tam độc “ Tham, sân, si”

Với nghị lực, dũng mãnh hết sức kiên trì 

Cắt đứt dần thói hư tật xấu, tập khí

Bình an chúng ta tìm kiếm sẽ “ NHƯ Ý “

Với tinh thần thiết thực, sống trong hiện tại này 

Đến từ nội tâm không phải cầu xin từ bên ngoài 

Tâm tâm niệm niệm ….

“Không bất cập, cũng không thái quá” 

Con đường để có cuộc sống bình an, 

chính là buông xả!

 

 Huệ Hương 


—————00000————————- 

(1) Trong Kinh Nhất dạ hiền giả(Bhađdekaratta sutta), đức Phật giảng cho các vị Tỳ-kheo:

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động không rung chuyển

Biết vậy nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,

Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 137527)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
01/03/2017(Xem: 15312)
Chương trình Mừng Xuân Đinh Dậu 2017 tại Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu
21/02/2017(Xem: 4364)
Vào ngày 18 tháng 02 năm 2017, Pháp hội Dược Sư tại thành phố San Jose, Hoa Kỳ đã được cử hành trang nghiêm, trọng thể. Pháp hội do gia đình Phật tử An Nguyệt tổ chức, được Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện, Đại đứcThích Nhật Thiện cùng Ni chúng Tu viện Huyền Không hướng dẫn tu học, tụng kinh, giảng pháp. Đông đảo Phật tửvà đồng hương ở San Jose và các thành phố lân cận đã đến tham dự Pháp hội.
14/02/2017(Xem: 4647)
Vào sáng ngày 12 tháng 02 năm 2017, chùa Phổ Từ tọa lạc tại thành phố Hayward, tiểu bang California đã long trọng tổ chức lễ Thượng Nguyên và hội Tết Đinh Dậu. Đông đảo Phật tử ở thành phố Hayward và các thành phố lân cận đã về dự lễ, tụng kinh cầu an, nghe pháp thoại đầu năm và cúng thí thực cô hồn. Sau buổi lễ là hội Tết Đinh Dậu do 3 đơn vị Gia đình Phật tử Chánh Tâm, Chánh Đức và Chánh Hòa tổ chức với nhiều nội dung: chúc Tết, đốt pháo, múa lân, văn nghệ, trò chơi, ẩm thực, triển lãm … Các hoạt động diễn ra thật rộn ràng, tươi vui; mang sự hoan hỷ đến mọi người trong mùa Xuân mới.
13/02/2017(Xem: 4136)
Hôm nay là ngày mồng hai Tết, năm Đinh Dậu. Đại chúng đã vân tập tại Tịnh nhân Thiền đường chùa Phước Duyên – Huế, dâng lời tác bạch cúng dường đầu năm lên Tam Bảo và chúc tết chư Tăng tại bản tự. Tôi xin thay mặt chư Tôn đức, ghi nhận lời tác bạch chúc tết đầu năm của quý vị và sau đây tôi xin chia sẻ pháp thoại Tân Xuân tỉnh thức đến quý vị, xin quý vị yên lặng lắng nghe.
10/02/2017(Xem: 5388)
Trong Kinh Kim Cương Bát Nhã, Đức Phật hỏi Thầy Tu Bồ Đề, “ Tu Bồ Đề, thầy nghĩ sao? Có thể nhận diện Như Lai qua thân tướng hay không? Bạch đức Thế Tôn, không. Cái mà Như Lai nói là thân tướng vốn không phải là thân tướng. Rồi Phật dạy thầy Tu Bồ Đề: "Nơi nào có tướng là nơi đó còn có sự lường gạt. Nếu thấy được tính cách không tướng của các tướng, tức là thấy được Như Lai."
09/02/2017(Xem: 4416)
Hiền Như Tịnh Thất hành hương đầu xuân Đinh Dậu 2017
08/02/2017(Xem: 4095)
Mặc dù không có sự hiện diện của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác Đức quốc, người sáng lập ra tu viện Viên Đức, Phật tử ba nước Đức, Áo, Thụy sĩ (ba nước láng giềng) vẫn vân tập về tu viện tham dự lễ giao thừa thật đông đảo. Từ vài hôm trước, ngôi chánh điện đã được trang trí tươm tất sạch sẽ với đầy hoa quả, và đặc biệt, để thể hiện ngày Tết, đã có hai cây mai và đào tuy giả thôi nhưng cài vào đó vô số những bao lì xì đỏ, thoáng trông mọi người đã cảm thấy rộn rã như mùa Xuân đang nở trong lòng.
07/02/2017(Xem: 5180)
Chùa Pháp Vân Canada đón Xuân Đinh Dậu 2017
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]