Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Racher, con mèo của tôi

09/01/202309:18(Xem: 1911)
Racher, con mèo của tôi

con meo Racher

 

 

Rächer, đó là tên con mèo của con gái tôi, tháng này vào năm ngoái nó đã về với gia đình tôi ở được một năm.

Nó thật dễ thương, ngày đầu khi con gái tôi mang về nhà cho tôi, mở cái lồng ra nó rụt rè nhìn khắp quanh nhà, không một tiếng meo meo, trông thật tội nghiệp. Nhìn nó thương làm sao, chắc giờ phút đó nó đang buồn và hoang mang vì nơi chốn xa lạ này. Tôi nhè nhẹ vuốt nó, lông nó đen mượt, óng ả, tôi nhỏ nhẹ nói với nó. “em, em đừng sợ nha, mẹ thương em, về đây chơi với mẹ”. Mà lạ thật, không hiểu tại sao nhìn nó tôi thương nó quá, đêm đó nó đi quanh hết phòng này qua phòng khác kêu meo meo.. chắc rằng nó nhớ nhà cũ. Rồi chỉ một đêm thôi, đêm sau nó không còn gọi meo nữa, chắc em cũng biết phải ở lại đây, vì căn nhà kia đã giao lại cho người khác. Tôi gọi nó bằng em, nó hiểu.

Rächer thật ngoan, ngay ngày đầu nó biết chỗ đi vệ sinh, không bao giờ đi bậy, được một tháng cũng vào mùa đông tháng mười hai, con gái tôi bắt đầu tập cho nó ra đường, (vì ở nhà cũ nó hay ra ngoài đường, ngắm người qua lại). chỉ vài ngày sau, nó đã quen một mình, có một lần đi chơi đã, nó trở về tìm đúng nhà tôi, ngồi ngoài cửa đợi, trời ơi! tôi mừng quá, con mèo sao thật thông minh, tôi mở cửa chính cho nó đi vào, nó leo lên mấy bậc cầu thang rồi ngồi ngay cửa bên phải là tôi ở ngồi đó chờ đợi, đối diện bên trái là nhà hàng xóm.

Vào một buổi tối mùa đông, nó chạy ra sân trước, có hàng rào, chúng tôi yên tâm, khoảng hai tiếng sau chẳng thấy nó đâu cả, cả nhà đi tìm gọi tên Rächer, nó vẫn biệt tăm, tôi buồn rầu gọi: “ em, em ơi, về đi,” vẫn không thấy, quay vô nhà, một chốc, giật mình quay lại, trời ơi, nó đã về từ lúc nào, tôi bật khóc vì mừng rỡ, lấy thức ăn cho nó ăn.

Rächer quấn quít với con gái tôi, đêm ngủ cũng chun vào lòng con bé. Con gái tôi kể, nó là con mèo hoang, khi con gái tôi vào đại học, một bữa nọ cháu đi dạo gặp con mèo, cháu gọi nó vì thấy dễ thương, rồi chẳng hiểu làm sao, nó biết nơi cháu cư ngụ, cứ mỗi khi đi học về, nó đón cháu, dần dà cháu cho nó vô nhà.

Một hôm, trời nắng, con mèo ngồi ngay cửa sổ phơi nắng, con gái tôi thấy trong lỗ tai nó có đóng dấu, cháu bèn đem con mèo ra thú y để tìm xem chủ nó là ai để trả về cho chủ nó, cuối cùng cũng tìm ra người chủ con mèo, nhưng bà ta từ chối, nói con mèo đó của bả nhưng nó đi hoài, bắt nó về nó lại đi, nếu muốn con gái tôi cứ giữ lấy mà nuôi, năm nó về với cháu nó đã gần tám tuổi.

Ở với gia đình tôi chừng nửa tháng nó đã quen dần, tôi thương nó nên hay dành mang thức ăn cho nó, cứ mỗi sáng năm giờ, nó biết tôi phải dậy đi làm nên vào phòng tôi, đến ngay đầu giường chồm lên đánh thức tôi dậy, gọi meo meo, tôi cho nó ăn rồi mới đi, khi tôi về nó cũng chạy ra chào, nhảy lên lòng tôi cà cái đầu bé nhỏ vào người tôi thật dễ thương. Mà nó khôn lắm, biết rằng tôi không muốn cho nó ra ngoài sợ mất, nên mỗi lần thích đi chơi, nó lại kiếm con gái, hoặc chồng tôi, nó ra ngồi trước cửa để tay lên cửa kính tỏ ý muốn xin đi rồi lại gọi meo meo, cả nhà ai cũng thương nó, khi vào sở làm tôi chỉ mong về để cho nó vào lòng. Có lần nó bị bệnh, đi tiểu dắt, đi hoài cứ nhảy xuống ra Balcon để tiểu, cả chục lần thấy mà sốt ruột, lại cho nó đi bác sĩ, mong cho nó mai khỏi, thương nó như một con người.

Vào đầu tháng 5 rồi, còn một tuần nữa nó đúng 18 tuổi, một hôm ban đêm nó nhảy lên giường con gái tôi rồi té xuống, mèo trượt chân là chuyện thường, nhưng lần này sau hôm té, nó chui trốn trong tủ, trong xó xỉnh, có vẻ sợ hãi, mỗi lần cho ăn phải đưa đến cho nó, đôi khi nó hú lên thảm thiết, vài ngày như vậy, con gái tôi hoảng sợ mang nó đi bác sĩ khám, cứ nghĩ rằng vì té nên nó sợ, nhưng rồi khi về đến nhà cháu khóc sướt mướt, nói con mèo bị bệnh tim, bác sĩ bảo may mắn nó sẽ sống thêm ba năm nữa với chúng tôi, còn không nó sẽ chết bất cứ giờ nào, con bé buồn lắm, vì Rächer đã sống với cháu tám, chín năm rồi.

Cháu mang con mèo về với một đống thuốc tim, mỗi ngày phải chia ra cho nó uống ngần ấy, nhìn mà chán ngán, không biết làm cách nào!

Những ngày đầu rất khó khăn, mỗi lần nhét thuốc vô miếng thịt, nó lại nhằn ra, không chịu uống, có lần nó khuấy tay vô chén thức ăn lựa ra, nhìn mà phải bật cười và thương nó biết bao, cứ mỗi lần vậy là phải dỗ dành, mỗi bữa cho nó ăn thật là khó khăn và mất nhiều thì giờ, nhưng rồi nó cũng ngoan ngoãn chịu nghe lời, cũng có lúc không chịu.

 Năm ngày sau, Rächer bỏ ăn, cháu và ba cháu phải đem nó đi bác sĩ, ở đó họ khuyên đem vào nhà thương, sau khi khám bệnh cho Rächer xong, bác sĩ nói, một là chích liền cho nó chết, vì phổi ngập nước, hai là phải để nó nằm lại nhà thương mấy ngày để rút nước từ phổi ra nhưng không bảo đảm và chi phí rất mắc, cả nhà tôi quyết định cho nó nằm lại nhà thương để chữa, biết đâu may mắn, dẫu sao mạng sống nó cũng như mạng sống một con người. Thời điểm này con gái tôi lại phải có công tác đi xa, nên 4 ngày sau, bạn cháu và con gái nhỏ tôi đón con mèo về, bác sĩ nói đã thành công, nước không còn trong phổi nữa, xe vừa tới cửa, cháu mở xe, Rächer vội phóng ngay xuống, leo rào qua Balcon để vô nhà, nhìn nó có vẻ khỏe ai cũng mừng, nó đi thẳng vô phòng con gái tôi leo lên giường như mừng rỡ gọi meo meo, yếu ớt dễ thương vô cùng, hôm đó là thứ bảy, hằng ngày con gái tôi vẫn điện thoại cho em nó hỏi thăm về Rächer, cháu rất vui và yên tâm khi nghe tình trạng Rächer đang trên đường hồi phục, nó uống thuốc ngoan ngoãn, mặc dù thuốc phải tăng liều nhiều hơn, ăn cũng dễ dàng.

Đến thứ sáu, con gái tôi báo về nhà, tôi cảm thấy vui vì cháu thấy con mèo khỏe, ai dè đâu sáng ngày hôm đó Rächer có vẻ mệt mỏi, ngồi ngoài sân cỏ ủ rũ, tôi bắt đầu lo lắng, sáng, trưa nó vẫn ăn, nhưng đến chiều thì thở dốc, trời ơi, chưa được một tuần, tôi thấp thỏm chờ đợi con tôi về, rồi thì tới tối cháu đã về, nhìn Rächer con bé lo lắng, tới ôm vuốt ve hỏi chuyện nó, nhưng nó vẫn nằm yên, không có gì tỏ vẻ vui mừng như mọi khi khi thấy con tôi về, cả đêm đó cháu không ngủ, sáng dậy lại quyết định đưa con mèo đi bác sĩ, phổi lại ngập đầy nước! bác sĩ bảo không chữa được, chỉ còn cách cuối cùng chích thuốc cho nó đi êm ả, nếu không nó sẽ chịu đau đớn, ngộp thở vì bệnh,  cả nhà, ai cũng buồn rầu hết, dù biết Rächer là con mèo sống ngoài đường tuổi thọ chỉ mười ba năm, nhưng chỉ còn một tuần nữa thôi nó đủ mười tám tuổi rồi, trường thọ.

Sáng thứ tư, con tôi quyết định mời bác sĩ đến cho nó đi êm ả, hôm đó là ngày, 17.5.2022, trước hôm đó cháu lau nước nóng, khắp mình mảy Rächer, nó có vẻ dễ chịu nằm yên, khi  bác sĩ đến tôi buồn rầu vào phòng, tụng kinh cho nó

“Rächer ơi, con ngủ yên nghe mẹ tụng kinh, Mẹ thương em”, thật sự tôi sợ không dám nhìn cảnh bác sĩ chích cho nó đi.

Khoảng bốn tiếng sau, nghe tiếng bác sĩ chào về, tôi ra phòng khách nó đã ngủ và không bao giờ dậy nữa, cả nhà ngồi bên nó khóc, con vật thật đáng thương, nghe chồng tôi kể, chích thuốc rồi nó vẫn còn chạy ra balcon nhìn ngắm lần cuối, ra đĩa thức ăn ăn lần cuối, và con gái tôi đã ôm nó vào lòng, nó từ từ ngủ trong lòng con tôi, bình yên.

Từ đây không có nó nhõng nhẽo cà đầu vào người tôi, tới đầu giường gọi đòi ăn, căn nhà trở nên trống vắng, buồn hiu.

Rächer được chôn trong một ngôi vườn thật đẹp, (xác nó được quấn bằng chiếc áo mới, trắng tinh của tôi, tôi nói với con gái tôi, như mẹ ôm nó vậy) căn nhà của bạn trai con tôi, bên cạnh là mộ con chó, chung quanh có vườn có hoa dủ màu, bên cạnh có hồ cá vàng, một chút an ủi làm con gái tôi đỡ buồn, cứ vài tuần chúng tôi thường thăm mộ nó, tưởng dường như nó đang đi với con chó, tung tăng chạy đuổi theo con bướm, bắt chim. Con tôi kể, những năm đầu khi cháu có sinh nhật Rächer thường bắt con chuột đem tới trước mặt cháu, lần thứ ba nó bắt con chim đem tới giường tặng, cháu hoảng hốt la lên, có lẽ Rächer cảm nhận được cháu không thích, nên từ đó nó không bắt chuột, chim nữa.

Hôm nay cũng gần bước qua năm âm lịch, năm con mèo lại đến tôi kể về Rächer con mèo đen dễ thương, nó đã đến ở với gia đình tôi thời gian tuy ngắn, bảy tháng trời nhưng đã cho chúng tôi nhiều niềm vui, cả nhà không bao giờ quên em đâu Rächer, em vẫn hiện hữu mãi trong gia đình chúng tôi.

 

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Đầu Xuân Quý Mão 2023

8.1.2023

Diệu Danh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/02/2015(Xem: 6910)
Thành tâm kính chúc Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni Quý vị Lãnh Đạo tinh thần các Tôn Giáo, quý Cộng Đồng, Hội Đoàn, Đoàn Thể, cơ quan Truyền thông, các Tổ chức Gia Đình Phật Tử, Thanh Thiếu Niên, Sinh Viên, Học Sinh. Và toàn thể quý Đồng hương, quý Phật tử cùng gia đình, bửu quyến Một Năm Mới tốt đẹp, thân tâm thường lạc, cuộc sống bình an, vạn sự hanh thông, sở cầu như nguyện. Cùng nhau chúc nguyện Thế giới Hòa bình, Nhân loại an vui, tô bồi đạo đức, hy vọng tin yêu, không tranh chấp gây hấn, không khủng bố bạo tàn, thiên tai chấm dứt, nhân họa tiêu trừ, tình người thân thiện, xã hội thăng hoa. Ước vọng cho Việt Nam Tự do, Dân chủ Nhân quyền, An lành pháp trị, Tự hào Lịch sử, Bảo vệ Núi sông, Thắm tô Tổ quốc, Toàn vẹn lãnh thổ Vùng biển vùng trời, Đất liền Hải đảo, Hoàng Sa Trường Sa. Dân tộc Việt Nam được no cơm ấm áo, trân quý Tình Đồng Bào Nghĩa Ruột Thịt, dấn thân phụng sự, xây dựng thái hòa.
02/02/2015(Xem: 7978)
Nhân dịp đầu năm có nghĩa là tươi sáng, mới mẻ, an lành, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại (GHPGVNTNHN) tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan (UĐL/TTL), chúng tôi kính cảm niệm tri ân quí Ngài cùng quí vị trong sứ mệnh đem đạo vào đời phục vụ sự an lạc cho nhân loại quần sanh.
02/02/2015(Xem: 8673)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn. Tất cả những ước vọng nói trên, có thể được biểu tượng hóa trong một chữ: XUÂN.
28/01/2015(Xem: 6742)
Mấy ngày Tết vào Internet xem lai rai mấy bài viết về Việt Nam như một cách đón xuân. Giờ gì cũng xa xôi, những người quen xưa, những kỷ niệm cũ, một phương trời cố quận,... giờ đều là nghìn trùng. Thôi thì thấy nhau trên internet cũng là một kiểu tái ngộ, tương phùng.
08/01/2015(Xem: 13823)
Giao Thừa giây phút uy linh Nguyện cầu Chư Phật chứng minh hộ trì Nhân loại thấm nhuận từ bi Thế giới hòa ái thiết thi Đạo mầu Trên thời đền đáp Ân sâu Dưới thời tế độ hàm thâu muôn loài Tiễn đưa năm cũ qua rồi Đón mừng năm mới rạng soi gương lành Thiện nghiệp nỗ lực tri hành
07/01/2015(Xem: 5586)
Năm mới 2015 đến và ai cũng hân hoan. Có người đón năm mới ăn ngon với liên hoan và tiệc tùng. Có người đón tết bằng mua sắm và mặc đẹp. Những ngươi con Phật chúng ta đón năm mới 2015 theo sách riêng của mình. Niềm vui của người tu cũng khác và rất bình dị.
07/01/2015(Xem: 7635)
Mùa xuân là mùa năng lực của đất trời, cây cỏ và con người hội tụ. Phật giáo Việt nam tại Hoa Kỳ sẽ như thế nào trong năm mới? — Giáo hội chúng ta luôn quan tâm tới năng lực của một hội chúng, nơi đó tăng ni và thiện tín toàn tâm cho sự nghiệp tu đạo và hoằng đạo tại quê hương mới. Chúng ta biết rằng đạo giáo chúng ta thật nhỏ nhoi nơi đất nước đa tôn giáo này. Do vậy, trong nhiều năm qua cộng đồng Phật giáo Việt nam chúng ta đã hợp quần và tương thuận trong nhiều Phật sự khác nhau. Chúng ta ý thức rằng, tham dự những Phật sự chung trên toàn Hoa Kỳ là bổn phận của mỗi chúng ta. Đây là năng lực cần phải trân trọng giữ gìn và phát huy vì sự sống còn của Cộng đồng Phật giáo Việt nam.
05/01/2015(Xem: 6815)
Mấy ngày Tết vào Internet xem lai rai mấy bài viết về ViệtNam như một cách đón xuân. Giờ gì cũng xa xôi, những người quen xưa, những kỷ niệm cũ, một phương trời cố quận,... giờ đều là nghìn trùng. Thôi thì thấy nhau trên internet cũng là một kiểu tái ngộ, tương phùng. Chẳng cần hò hẹn, mấy địa chỉ được nhớ tới đầu tiên bỗng là những Làng Mai, Trúc Lâm, Chuyển Pháp Luân. Mọi khi có thể nhiều hơn, nhưng bây giờ là những ngày Tết, tìm đọc chút gì có hơi hướng cây đa cũ với bến đò xưa hình như phải lúc hơn. Vì mẹ ơi, xuân này con vẫn chưa về được!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]