Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Racher, con mèo của tôi

09/01/202309:18(Xem: 1932)
Racher, con mèo của tôi

con meo Racher

 

 

Rächer, đó là tên con mèo của con gái tôi, tháng này vào năm ngoái nó đã về với gia đình tôi ở được một năm.

Nó thật dễ thương, ngày đầu khi con gái tôi mang về nhà cho tôi, mở cái lồng ra nó rụt rè nhìn khắp quanh nhà, không một tiếng meo meo, trông thật tội nghiệp. Nhìn nó thương làm sao, chắc giờ phút đó nó đang buồn và hoang mang vì nơi chốn xa lạ này. Tôi nhè nhẹ vuốt nó, lông nó đen mượt, óng ả, tôi nhỏ nhẹ nói với nó. “em, em đừng sợ nha, mẹ thương em, về đây chơi với mẹ”. Mà lạ thật, không hiểu tại sao nhìn nó tôi thương nó quá, đêm đó nó đi quanh hết phòng này qua phòng khác kêu meo meo.. chắc rằng nó nhớ nhà cũ. Rồi chỉ một đêm thôi, đêm sau nó không còn gọi meo nữa, chắc em cũng biết phải ở lại đây, vì căn nhà kia đã giao lại cho người khác. Tôi gọi nó bằng em, nó hiểu.

Rächer thật ngoan, ngay ngày đầu nó biết chỗ đi vệ sinh, không bao giờ đi bậy, được một tháng cũng vào mùa đông tháng mười hai, con gái tôi bắt đầu tập cho nó ra đường, (vì ở nhà cũ nó hay ra ngoài đường, ngắm người qua lại). chỉ vài ngày sau, nó đã quen một mình, có một lần đi chơi đã, nó trở về tìm đúng nhà tôi, ngồi ngoài cửa đợi, trời ơi! tôi mừng quá, con mèo sao thật thông minh, tôi mở cửa chính cho nó đi vào, nó leo lên mấy bậc cầu thang rồi ngồi ngay cửa bên phải là tôi ở ngồi đó chờ đợi, đối diện bên trái là nhà hàng xóm.

Vào một buổi tối mùa đông, nó chạy ra sân trước, có hàng rào, chúng tôi yên tâm, khoảng hai tiếng sau chẳng thấy nó đâu cả, cả nhà đi tìm gọi tên Rächer, nó vẫn biệt tăm, tôi buồn rầu gọi: “ em, em ơi, về đi,” vẫn không thấy, quay vô nhà, một chốc, giật mình quay lại, trời ơi, nó đã về từ lúc nào, tôi bật khóc vì mừng rỡ, lấy thức ăn cho nó ăn.

Rächer quấn quít với con gái tôi, đêm ngủ cũng chun vào lòng con bé. Con gái tôi kể, nó là con mèo hoang, khi con gái tôi vào đại học, một bữa nọ cháu đi dạo gặp con mèo, cháu gọi nó vì thấy dễ thương, rồi chẳng hiểu làm sao, nó biết nơi cháu cư ngụ, cứ mỗi khi đi học về, nó đón cháu, dần dà cháu cho nó vô nhà.

Một hôm, trời nắng, con mèo ngồi ngay cửa sổ phơi nắng, con gái tôi thấy trong lỗ tai nó có đóng dấu, cháu bèn đem con mèo ra thú y để tìm xem chủ nó là ai để trả về cho chủ nó, cuối cùng cũng tìm ra người chủ con mèo, nhưng bà ta từ chối, nói con mèo đó của bả nhưng nó đi hoài, bắt nó về nó lại đi, nếu muốn con gái tôi cứ giữ lấy mà nuôi, năm nó về với cháu nó đã gần tám tuổi.

Ở với gia đình tôi chừng nửa tháng nó đã quen dần, tôi thương nó nên hay dành mang thức ăn cho nó, cứ mỗi sáng năm giờ, nó biết tôi phải dậy đi làm nên vào phòng tôi, đến ngay đầu giường chồm lên đánh thức tôi dậy, gọi meo meo, tôi cho nó ăn rồi mới đi, khi tôi về nó cũng chạy ra chào, nhảy lên lòng tôi cà cái đầu bé nhỏ vào người tôi thật dễ thương. Mà nó khôn lắm, biết rằng tôi không muốn cho nó ra ngoài sợ mất, nên mỗi lần thích đi chơi, nó lại kiếm con gái, hoặc chồng tôi, nó ra ngồi trước cửa để tay lên cửa kính tỏ ý muốn xin đi rồi lại gọi meo meo, cả nhà ai cũng thương nó, khi vào sở làm tôi chỉ mong về để cho nó vào lòng. Có lần nó bị bệnh, đi tiểu dắt, đi hoài cứ nhảy xuống ra Balcon để tiểu, cả chục lần thấy mà sốt ruột, lại cho nó đi bác sĩ, mong cho nó mai khỏi, thương nó như một con người.

Vào đầu tháng 5 rồi, còn một tuần nữa nó đúng 18 tuổi, một hôm ban đêm nó nhảy lên giường con gái tôi rồi té xuống, mèo trượt chân là chuyện thường, nhưng lần này sau hôm té, nó chui trốn trong tủ, trong xó xỉnh, có vẻ sợ hãi, mỗi lần cho ăn phải đưa đến cho nó, đôi khi nó hú lên thảm thiết, vài ngày như vậy, con gái tôi hoảng sợ mang nó đi bác sĩ khám, cứ nghĩ rằng vì té nên nó sợ, nhưng rồi khi về đến nhà cháu khóc sướt mướt, nói con mèo bị bệnh tim, bác sĩ bảo may mắn nó sẽ sống thêm ba năm nữa với chúng tôi, còn không nó sẽ chết bất cứ giờ nào, con bé buồn lắm, vì Rächer đã sống với cháu tám, chín năm rồi.

Cháu mang con mèo về với một đống thuốc tim, mỗi ngày phải chia ra cho nó uống ngần ấy, nhìn mà chán ngán, không biết làm cách nào!

Những ngày đầu rất khó khăn, mỗi lần nhét thuốc vô miếng thịt, nó lại nhằn ra, không chịu uống, có lần nó khuấy tay vô chén thức ăn lựa ra, nhìn mà phải bật cười và thương nó biết bao, cứ mỗi lần vậy là phải dỗ dành, mỗi bữa cho nó ăn thật là khó khăn và mất nhiều thì giờ, nhưng rồi nó cũng ngoan ngoãn chịu nghe lời, cũng có lúc không chịu.

 Năm ngày sau, Rächer bỏ ăn, cháu và ba cháu phải đem nó đi bác sĩ, ở đó họ khuyên đem vào nhà thương, sau khi khám bệnh cho Rächer xong, bác sĩ nói, một là chích liền cho nó chết, vì phổi ngập nước, hai là phải để nó nằm lại nhà thương mấy ngày để rút nước từ phổi ra nhưng không bảo đảm và chi phí rất mắc, cả nhà tôi quyết định cho nó nằm lại nhà thương để chữa, biết đâu may mắn, dẫu sao mạng sống nó cũng như mạng sống một con người. Thời điểm này con gái tôi lại phải có công tác đi xa, nên 4 ngày sau, bạn cháu và con gái nhỏ tôi đón con mèo về, bác sĩ nói đã thành công, nước không còn trong phổi nữa, xe vừa tới cửa, cháu mở xe, Rächer vội phóng ngay xuống, leo rào qua Balcon để vô nhà, nhìn nó có vẻ khỏe ai cũng mừng, nó đi thẳng vô phòng con gái tôi leo lên giường như mừng rỡ gọi meo meo, yếu ớt dễ thương vô cùng, hôm đó là thứ bảy, hằng ngày con gái tôi vẫn điện thoại cho em nó hỏi thăm về Rächer, cháu rất vui và yên tâm khi nghe tình trạng Rächer đang trên đường hồi phục, nó uống thuốc ngoan ngoãn, mặc dù thuốc phải tăng liều nhiều hơn, ăn cũng dễ dàng.

Đến thứ sáu, con gái tôi báo về nhà, tôi cảm thấy vui vì cháu thấy con mèo khỏe, ai dè đâu sáng ngày hôm đó Rächer có vẻ mệt mỏi, ngồi ngoài sân cỏ ủ rũ, tôi bắt đầu lo lắng, sáng, trưa nó vẫn ăn, nhưng đến chiều thì thở dốc, trời ơi, chưa được một tuần, tôi thấp thỏm chờ đợi con tôi về, rồi thì tới tối cháu đã về, nhìn Rächer con bé lo lắng, tới ôm vuốt ve hỏi chuyện nó, nhưng nó vẫn nằm yên, không có gì tỏ vẻ vui mừng như mọi khi khi thấy con tôi về, cả đêm đó cháu không ngủ, sáng dậy lại quyết định đưa con mèo đi bác sĩ, phổi lại ngập đầy nước! bác sĩ bảo không chữa được, chỉ còn cách cuối cùng chích thuốc cho nó đi êm ả, nếu không nó sẽ chịu đau đớn, ngộp thở vì bệnh,  cả nhà, ai cũng buồn rầu hết, dù biết Rächer là con mèo sống ngoài đường tuổi thọ chỉ mười ba năm, nhưng chỉ còn một tuần nữa thôi nó đủ mười tám tuổi rồi, trường thọ.

Sáng thứ tư, con tôi quyết định mời bác sĩ đến cho nó đi êm ả, hôm đó là ngày, 17.5.2022, trước hôm đó cháu lau nước nóng, khắp mình mảy Rächer, nó có vẻ dễ chịu nằm yên, khi  bác sĩ đến tôi buồn rầu vào phòng, tụng kinh cho nó

“Rächer ơi, con ngủ yên nghe mẹ tụng kinh, Mẹ thương em”, thật sự tôi sợ không dám nhìn cảnh bác sĩ chích cho nó đi.

Khoảng bốn tiếng sau, nghe tiếng bác sĩ chào về, tôi ra phòng khách nó đã ngủ và không bao giờ dậy nữa, cả nhà ngồi bên nó khóc, con vật thật đáng thương, nghe chồng tôi kể, chích thuốc rồi nó vẫn còn chạy ra balcon nhìn ngắm lần cuối, ra đĩa thức ăn ăn lần cuối, và con gái tôi đã ôm nó vào lòng, nó từ từ ngủ trong lòng con tôi, bình yên.

Từ đây không có nó nhõng nhẽo cà đầu vào người tôi, tới đầu giường gọi đòi ăn, căn nhà trở nên trống vắng, buồn hiu.

Rächer được chôn trong một ngôi vườn thật đẹp, (xác nó được quấn bằng chiếc áo mới, trắng tinh của tôi, tôi nói với con gái tôi, như mẹ ôm nó vậy) căn nhà của bạn trai con tôi, bên cạnh là mộ con chó, chung quanh có vườn có hoa dủ màu, bên cạnh có hồ cá vàng, một chút an ủi làm con gái tôi đỡ buồn, cứ vài tuần chúng tôi thường thăm mộ nó, tưởng dường như nó đang đi với con chó, tung tăng chạy đuổi theo con bướm, bắt chim. Con tôi kể, những năm đầu khi cháu có sinh nhật Rächer thường bắt con chuột đem tới trước mặt cháu, lần thứ ba nó bắt con chim đem tới giường tặng, cháu hoảng hốt la lên, có lẽ Rächer cảm nhận được cháu không thích, nên từ đó nó không bắt chuột, chim nữa.

Hôm nay cũng gần bước qua năm âm lịch, năm con mèo lại đến tôi kể về Rächer con mèo đen dễ thương, nó đã đến ở với gia đình tôi thời gian tuy ngắn, bảy tháng trời nhưng đã cho chúng tôi nhiều niềm vui, cả nhà không bao giờ quên em đâu Rächer, em vẫn hiện hữu mãi trong gia đình chúng tôi.

 

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Đầu Xuân Quý Mão 2023

8.1.2023

Diệu Danh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2020(Xem: 8136)
Chiều cuối năm lướt thơ Xuân qua mạng, Vẫn tập tục truyền thống … nhắc đến Mai Bánh chưng xanh hương vị …chẳng đổi thay ! Bao thương nhớ gợi về gia phong nếp cũ …
22/01/2020(Xem: 3490)
Thêm một mùa Xuân chốn viễn phương Nhớ về quê cũ trắng canh trường! Tháp xưa chuông sớm luôn vang tiếng Chùa cũ trầm khuya mãi ngát hương. Thi hứng gợi tình ghi mấy khúc Văn nguồn khơi ý thảo vài chương Thả hồn theo tuyết rơi song vắng Viễn xứ lòng người rộn luyến thương.
22/01/2020(Xem: 3881)
Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) Đức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm”, tức là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”. Phật dạy hãy mở rộng bốn tâm này, không hạn chế, cho tất cả các loài hữu tình ở khắp bốn phương. Đây là những đặc tính giúp con người trở nên tốt đẹp, hoàn thiện, là lối sống của bậc thánh. Đạo Phật thường được gọi là đạo từ bi, đạo cứu khổ. Ở đâu có Đạo Phật, ở đó có tình thương. Phương châm tu tập của Phật Giáo là từ, bi, hỷ, xả. Người Phật tử lấy từ, bi, hỷ, xả làm nền tảng cho sự phát triển thánh hạnh; tâm từ bi được coi là tâm Phật. Tâm “Từ” là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác. Tâm “Bi” là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt. Tâm “Hỷ” là niềm vui, lòng thanh thản do từ bi đem tới. Tâm “Xả” là thư thái nhẹ nhàng, tự do, không kỳ thị. Bốn món tâm rộng lớn không lường được nói trên nếu của Phật và các vị Bồ tát thời được xưng là “Đại từ, Đại bi, Đại hỷ, Đại xả”.
22/01/2020(Xem: 4059)
Ta chợt nghe mùa xuân đang mời gọi, từng đàn én lượn khắp cả bầu trời xanh, từng cụm mai vàng đang đơm hoa kết nụ khoe sắc lung linh, chúng vẫy chào để hiến tặng một chiều xuân. Năm Kỷ Hợi dần đang đi qua, chuyển giao chào đón năm mới Canh Tý khiến bao người xa xứ luôn hướng tâm tư tình cảm về quê hương trào dâng nỗi nhớ khắc khoải trong từng khoảnh khắc. Một năm hành mộc, đầy sự biến thiên của cuộc sống: bão tuyết tại xứ Mỹ, cháy rừng ở Úc châu, máy bay rơi tại xứ Iran, chiến hưởng vùng địa đàng tâm động đến lửa cháy từ nội tâm tham giận, thù hằn, si mê, bạo hành trong vùng tâm thức, chúng cứ đố kỵ nhau, chẳng ai chịu buông đi cái tôi nhỏ bé. Một năm hành mộc, chúng thiêu đốt đi tính chất nghèo hèn, thiêu đốt tính thù vặt lẫn nhau, khiến cho năm Kỷ Thuộc cung thứ tư trong vận hành sinh tử, chữ Kỷ thuộc trong 10 can chi nên chúng gặp chữ Hợi thuộc thứ 12con giáp, hải khiến cho Bình đại mộc bốc hỏa, nên thiên tai có cơ hội hà
22/01/2020(Xem: 3263)
MÃI CÒN KỲ VIÊN Sinh Trung hòa với đất trời Đón mùa Xuân mới sáng ngời đạo tâm Vô thượng diệu pháp thậm thâm Kỳ Viên rợp sắc Hương trầm tỏa bay Hoa khai kiến Phật hiển bày
22/01/2020(Xem: 3736)
Phật giáo và ngôn ngữ Hoang Phong Đức Phật thuyết giảng cách nay đã hơn 2500 năm, và có lẽ chúng ta cũng muốn biết là Ngài đã sử dụng ngôn ngữ nào? Tất nhiên là Ngài đã thuyết giảng bằng tiếng mẹ đẻ của Ngài, bằng ngôn ngữ của quê hương Ngài. Vào thời bấy giờ, dân cư thưa thớt, thôn làng cách biệt, thị thành xa xôi, phương tiện di chuyển hiếm hoi, mỗi nơi một thổ ngữ. Quê hương của Đức Phật có một ngôn ngữ riêng, bộ tộc của thân phụ Ngài có một thổ ngữ riêng, và quê hương đó, bộ tộc đó cũng chỉ bé xíu trong thung lũng sông Hằng. Các ngôn ngữ thời bấy giờ đã trở thành cổ ngữ hay tử ngữ, không còn mấy ai biết đến, thế nhưng Giáo Huấn và tư tưởng của Ngài ngày nay đã tỏa rộng trên khắp hành tinh này. Điều đó cho thấy phía sau những lời giảng của Đức Phật còn có những gì khác vượt lên trên ngôn ngữ, đó là các Sự Thật trong Giáo Huấn của Ngài và tình thương yêu chúng sinh trong lòng Ngài..
22/01/2020(Xem: 4448)
Khi nói đến mùa xuân ai cũng đều nói đến hoa mai. Bạch mai hay hoàng mai cũng đều được thừa nhận là loài hoa của mùa xuân, đại diện nhiều hương sắc khác trong vườn hoa dân tộc để khắc thêm đậm ý nghĩa mùa xuân. Điều này dược xác nhận rất nhiều, đặc biệt trên văn đàn và thơ nhạc. Do vậy không phải ngẫu nhiên mà Cao Bá Quát ( 1809 – 1855 ) hạ bút như một xác nhận bên cạnh nỗi lòng thế sự : Mười năm giao thiệp tìm gươm báu Một đời chỉ cúi trước hoa mai.
22/01/2020(Xem: 4345)
Mười hai tháng của năm 2019 - Kỷ Hợi, đã tuần tự trôi qua, theo sự biến thiên tuần hoàn hết ngày lại đêm của quả địa cầu. Mười hai mùa Trăng tròn khuyết, cũng như tâm cảm buồn vui, thân oán của hữu tình và sự thăng trầm trong cuộc sống. Dù là sự vận chuyển như thế nào chăng nữa. Chúng ta cũng phải tiếp nhận chào đón một năm mới theo chu kỳ vận hành của thời gian.
22/01/2020(Xem: 3423)
Xuân Xanh Một phiến thanh xuân tỏa ngát trời Choàng lên vạn pháp sắc xanh tươi Hài nhi trở giấc môi cười mỉm Lão trượng hồi qui bước thảnh thơi Nheo mắt ngắm nhìn sông núi hiện Hằng nhiên lưu chuyển áng mây trôi Nhân gian hiển thị muôn hình tướng Duy ánh trăng xưa chẳng đổi dời! Khánh Hoàng Plano _ Jan 21, 2020
21/01/2020(Xem: 5325)
1/ Mừng Xuân Mới (Vũ Quang Vinh) 2/ Xuân Vãn - Nhất Chi Mai (Ngọc Huyền) 3/ Xuân Tươi (Phạm Minh Hữu Tiến) 4/ Xuân Lễ Phật (Vũ Quang Vinh) 5/ Xuân Tỉnh Mộng (Ngọc Huyền) 6/ Mừng Xuân (Phạm Minh Hữu Tiến)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]