Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Bạch Xuân Nhâm Dần 2022

10/01/202204:55(Xem: 5572)
Thông Bạch Xuân Nhâm Dần 2022


xuan nham dan-2022

letter head_Hoi Dong Dieu Hanh_2019_2023-new

Số 29-6/HĐĐH/HC/TB                                       Phật Lịch 2566, Sydney ngày 10/01/2022

 


THÔNG BẠCH
XUÂN NHÂM DẦN


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật



Kính gởi: - Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, 
-Quý vị lãnh đạo Tôn giáo, Cộng đồng, Đoàn thể, Cơ quan truyền thông,
-Quý thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức,
-Cùng quý đồng hương và chư Thiện nam Tín nữ Phật tử,

Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức,
Kính thưa quý vị,

Năm 2021 khép lại nhưng đã để lại cho thế giới vết thương chưa lành, thiên tai, dịch bệnh, xung đột, bạo động bao trùm khắp mọi nơi, biến năm này không thể nào quên trong lịch sử loài người, nhất là đại nạn mang tên covid-19 với các biến thể Delta, Omicron tiếp tục làm đảo lộn đời sống và khiến cho nền kinh tế toàn cầu chao đảo. Như mọi người đều biết trong hai năm qua, đại dịch đã hoành hành khốc liệt trên khắp hoàn vũ, nhiều nơi bị phong tỏa, mọi sinh hoạt đều ngưng trệ, nhất là hơn 5 triệu nhân mạng trên thế giới đã ra đi vĩnh viễn.

Nhìn vào thực tế cuộc sống văn minh, chúng ta tự hỏi: Tại sao thế giới quá nhiễu nhương, đau khổ? Phải chăng con người luôn hướng ngoại tìm cầu, muốn chứng tỏ bản ngã dân tộc? Áp lực tăng trưởng kinh tế? Sự hưởng thụ tiện nghi vật chất? Cá nhân chủ nghĩa?

Công cuộc tận lực khai thác tài nguyên thiên nhiên, dẫn tới ô nhiễm môi trường, gây tang thương khốn khổ cho loài người. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, ông António Guterres báo động về tình trạng “biến đổi khí hậu toàn cầu”, nguyên nhân dẫn đến thiên tai, dịch họa xảy ra khắp nơi. Nếu chúng ta không sáng suốt tìm cách hóa giải, thì thảm họa càng khủng khiếp hơn, sự hủy diệt sẽ đến sớm với địa cầu này và cho từng người.

Đức Phật đã nhìn thấy rõ và tuyên thuyết trong Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân rằng: “Cõi thế gian quả thiệt vô thường, đổi dời sinh tử tan thương, cõi nước tuy lớn cũng dường mỏng manh!… Ham muốn nhiều, lụy khổ càng sâu, Nhọc nhằn sinh tử bấy lâu, Đều do tham dục dẫn đầu gây ra…” và Ngài dạy pháp tu để hóa giải: “Tâm ít muốn, giữ bền đạo nghiệp. Hạnh vô vi không tiếp nghiệp duyên. Tự nhiên sẽ hết não phiền. An vui tự tại giữa miền nhân gian…” .

Mùa đông rét mướt đã trui luyện, để mùa xuân về trăm hoa đua nở, cảnh sắc tươi nhuận. Thay vì chỉ ngắm cảnh đẹp, chúng ta nên cảm nhận cái nguyên khí của mùa xuân hoàn toàn khác hơn các mùa khác, một năng lượng vô hình nhưng có sức mạnh bao trùm lên tất cả, vì sự tác động này mà cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật hồi sinh.

Xuân Nhâm Dần biểu tượng của dũng mãnh mà Cọp là chúa tể sơn lâm, nhưng tánh kiên trì và ẩn nhẫn giấu mình…Kết hợp Dũng, Trí, Bi, để đón mừng xuân mới theo tinh thần nhân bản của Phật Giáo, hy vọng sẽ mang đến nhiều điều tích cực, tạo được năng lượng và niềm tin mới trong mỗi người.  Cầu nguyện tất cả chúng ta luôn “giữ tâm an định một chỗ” sống theo tinh thần “ít muốn, biết đủ” để trọn hưởng một mùa Xuân Vạn Hạnh tròn đầy niềm hỷ lạc, bảo toàn được giá trị tự do, dân chủ và ổn định xã hội.

Trước ánh Xuân Di Lặc hỷ xả từ bi, nguyện cầu đại dịch sớm tận trừ, thế giới yên bình, nhân sinh an lạc. Thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, chúng tôi thành tâm chúc nguyện Chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Toạ, Đại Đức Tăng Ni, quý vị lãnh đạo Tôn giáo, Cộng Đồng, Đoàn thể, Cơ quan truyền thông, quý thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức, cùng quý đồng hương Phật tử trong và ngoài Úc Châu, một năm Nhâm Dần vô lượng an khang, cát tường như ý,  vui hưởng một Mùa Xuân đoàn tụ, yên bình và hạnh phúc.

Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Từ Thị Di Lặc Tôn Phật

                                                                                               

Hội Đồng Điều Hành
Hội Chủ

 (Xem bản pdf có ấn ký)
Hòa Thượng Thích Bảo Lạc


 


***

facebook
youtube
 
 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2012(Xem: 6051)
Người,cũng là muôn loài trong cái thế giới ta bà, vẫn mang tứ khổ của cuộc đời, vẫnphải chịu bao cảnh trầm luân, vẫn phải nỗ lực tu tập để thoát khỏi luân hồi.Tôi cũng thế. Có lúc tôi chịu đớn đau, chịu bao phiền não. Tôi nào thoát đượcchốn trần gian đầy khổ ải...
05/12/2011(Xem: 8848)
Kính thành đốt nén tâm hương Chúc cho muôn loại ánh dương chan hòa Đại đồng thể tánh bao la Gia đình vô kỷ, thăng hoa xuất trần Tân xuân tươi sáng trong ngần Niên niên đoạn hết những phần trắc nan An vui cùng khắp thời gian
19/06/2011(Xem: 3752)
Thì cành Mai vẫn nở , Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền. Và, giá trị mỹ học tuyệt vời của nó, dẫu đã một ngàn năm qua đi, vẫn còn mới mẻ, tinh khôi như giọt sương, như ánh nắng long lanh giữa ngàn cây, nội cỏ...
19/05/2011(Xem: 4645)
Từ lâu lắm, chừng như trong tâm khảm và ước vọng của con người, mùa xuân bao giờ cũng hiện ra với dáng vẻ tươi vui, rực rỡ và sinh động, bởi vì nó là giai kỳ khởi đầu cho một vận hành dịch biến mới của vạn vật.
11/04/2011(Xem: 3821)
Khỉ là loài linh trưởng thông minh và có nhiều đặc tính lạ. Về trọng lượng, khỉ thường nặng 3-4 kg, nếu so với một con đười ươi hoặc hắc tinh tinh nặng 3- 4 tạ thì khỉ quá nhỏ bé.
01/04/2011(Xem: 6843)
Hình tượng ba con khỉ: con thì dùng tay che hai mắt, con thì dùng tay bịt hai tai và con thì dùng tay bịt miệng lại…đã nói lên sự khôn ngoan của người biết giữ lễ.Đây là một phương châm xử thế: Không nhìn những việc gì xấu, không nghe những lời nói xấu,không nói điều xấu xa đê tiện. “See no evil, hear no evil, Speak no evil” Người ta nghi rằng nguồn gốc của triết lý tam không nói trên có lẽ đã được một nhà sư Phật gíáo thuộc tông phái Thiên thai(?) (Tiantai Zong),Trung Quốcđề cậpđến trong tác phẩm của ôngta, “ Không thấy, không nghe và không nói” vào koảng thế kỷ thứ VIII. Sau đó thì tư tưởng nầyđược du nhập vào Nhật Bản với sự ra đời của hình tượngđiêu khắcba con khỉ.Ngày nay hình tượng bộ khỉtam khôngxưa nhứt là tác phẩm của nhàđiêu khắcHidari Jingoro (1594-1634) dược thấy thờ tại đền ToshoguởNikko, Nhật Bản. Theo ngôn ngữ Nhật Bản: -Nizaru:tôi không nhìn điều xấu -Kikazaru: tôi không nghe điều xấu -Iwazaru: tôi không nói điều xấu
27/03/2011(Xem: 7125)
Đón Xuân - Lâm Ánh Ngọc - Tuấn Anh Đạo diễn & quay phim : Điệp Văn Thực hiện : Sen Việt Media
08/03/2011(Xem: 3716)
Tôi gặp cành mai ấy lần đầu, khi trời Tây còn ủ dột trong sương mù và mưa tuyết. Thời ấy nói tiếng Đức chưa rành, còn lớ ngớ chưa biết đâu là đâu, chỉ biết lạnh.
08/03/2011(Xem: 3347)
Với tôi, hình như mùa xuân ở mỗi nơi thì mỗi khác. Và, mùa xuân ở nơi cổng chùa dường như thanh giản, nhẹ nhàng, đáng quý và đáng sống hơn...
15/02/2011(Xem: 8574)
Gọi nắng xuân về là thắp lên ngọn đèn trí tuệ trong mỗi chúng ta để tự mình thấy được những nguyên nhân đích thực của khổ đau và hạnh phúc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567