Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Bạch Xuân Nhâm Dần 2022

10/01/202204:55(Xem: 7401)
Thông Bạch Xuân Nhâm Dần 2022


xuan nham dan-2022

letter head_Hoi Dong Dieu Hanh_2019_2023-new

Số 29-6/HĐĐH/HC/TB                                       Phật Lịch 2566, Sydney ngày 10/01/2022

 


THÔNG BẠCH
XUÂN NHÂM DẦN


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật



Kính gởi: - Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, 
-Quý vị lãnh đạo Tôn giáo, Cộng đồng, Đoàn thể, Cơ quan truyền thông,
-Quý thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức,
-Cùng quý đồng hương và chư Thiện nam Tín nữ Phật tử,

Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức,
Kính thưa quý vị,

Năm 2021 khép lại nhưng đã để lại cho thế giới vết thương chưa lành, thiên tai, dịch bệnh, xung đột, bạo động bao trùm khắp mọi nơi, biến năm này không thể nào quên trong lịch sử loài người, nhất là đại nạn mang tên covid-19 với các biến thể Delta, Omicron tiếp tục làm đảo lộn đời sống và khiến cho nền kinh tế toàn cầu chao đảo. Như mọi người đều biết trong hai năm qua, đại dịch đã hoành hành khốc liệt trên khắp hoàn vũ, nhiều nơi bị phong tỏa, mọi sinh hoạt đều ngưng trệ, nhất là hơn 5 triệu nhân mạng trên thế giới đã ra đi vĩnh viễn.

Nhìn vào thực tế cuộc sống văn minh, chúng ta tự hỏi: Tại sao thế giới quá nhiễu nhương, đau khổ? Phải chăng con người luôn hướng ngoại tìm cầu, muốn chứng tỏ bản ngã dân tộc? Áp lực tăng trưởng kinh tế? Sự hưởng thụ tiện nghi vật chất? Cá nhân chủ nghĩa?

Công cuộc tận lực khai thác tài nguyên thiên nhiên, dẫn tới ô nhiễm môi trường, gây tang thương khốn khổ cho loài người. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, ông António Guterres báo động về tình trạng “biến đổi khí hậu toàn cầu”, nguyên nhân dẫn đến thiên tai, dịch họa xảy ra khắp nơi. Nếu chúng ta không sáng suốt tìm cách hóa giải, thì thảm họa càng khủng khiếp hơn, sự hủy diệt sẽ đến sớm với địa cầu này và cho từng người.

Đức Phật đã nhìn thấy rõ và tuyên thuyết trong Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân rằng: “Cõi thế gian quả thiệt vô thường, đổi dời sinh tử tan thương, cõi nước tuy lớn cũng dường mỏng manh!… Ham muốn nhiều, lụy khổ càng sâu, Nhọc nhằn sinh tử bấy lâu, Đều do tham dục dẫn đầu gây ra…” và Ngài dạy pháp tu để hóa giải: “Tâm ít muốn, giữ bền đạo nghiệp. Hạnh vô vi không tiếp nghiệp duyên. Tự nhiên sẽ hết não phiền. An vui tự tại giữa miền nhân gian…” .

Mùa đông rét mướt đã trui luyện, để mùa xuân về trăm hoa đua nở, cảnh sắc tươi nhuận. Thay vì chỉ ngắm cảnh đẹp, chúng ta nên cảm nhận cái nguyên khí của mùa xuân hoàn toàn khác hơn các mùa khác, một năng lượng vô hình nhưng có sức mạnh bao trùm lên tất cả, vì sự tác động này mà cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật hồi sinh.

Xuân Nhâm Dần biểu tượng của dũng mãnh mà Cọp là chúa tể sơn lâm, nhưng tánh kiên trì và ẩn nhẫn giấu mình…Kết hợp Dũng, Trí, Bi, để đón mừng xuân mới theo tinh thần nhân bản của Phật Giáo, hy vọng sẽ mang đến nhiều điều tích cực, tạo được năng lượng và niềm tin mới trong mỗi người.  Cầu nguyện tất cả chúng ta luôn “giữ tâm an định một chỗ” sống theo tinh thần “ít muốn, biết đủ” để trọn hưởng một mùa Xuân Vạn Hạnh tròn đầy niềm hỷ lạc, bảo toàn được giá trị tự do, dân chủ và ổn định xã hội.

Trước ánh Xuân Di Lặc hỷ xả từ bi, nguyện cầu đại dịch sớm tận trừ, thế giới yên bình, nhân sinh an lạc. Thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, chúng tôi thành tâm chúc nguyện Chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Toạ, Đại Đức Tăng Ni, quý vị lãnh đạo Tôn giáo, Cộng Đồng, Đoàn thể, Cơ quan truyền thông, quý thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức, cùng quý đồng hương Phật tử trong và ngoài Úc Châu, một năm Nhâm Dần vô lượng an khang, cát tường như ý,  vui hưởng một Mùa Xuân đoàn tụ, yên bình và hạnh phúc.

Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Từ Thị Di Lặc Tôn Phật

                                                                                               

Hội Đồng Điều Hành
Hội Chủ

 (Xem bản pdf có ấn ký)
Hòa Thượng Thích Bảo Lạc


 


***

facebook
youtube
 
 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/01/2014(Xem: 7458)
Thành Ba-La-Nại thuở xưa Ở miền bắc Ấn có vua trị vì Quốc vương nhiều ngựa kể chi Nhưng riêng một ngựa kia thì tuyệt luân Ngựa nòi, giống tốt vô ngần Lớn to, mạnh mẽ thêm phần thông minh Ngựa từ nhỏ đã khôn lanh Chưa cần nghe lệnh sai mình tới lui Đoán ra ý đó ngay rồi Quốc vương khen ngợi: "Ngựa nòi thông minh!" Ngựa nòi nổi tiếng trong kinh
17/01/2014(Xem: 6139)
Ở bên Ấn Độ thời xưa Trong vương quốc nọ gió mưa thuận hoà Ngựa vua quý báu, kiêu sa Mỗi khi tắm táp hay ra phía ngoài Nơi dòng sông chảy khoan thai Có vùng nước cạn các nài thường quen Thường mang ngựa tắm nhiều phen
15/01/2014(Xem: 7953)
Cảm xúc cuối năm... Tuyết lưu luyến mùa Đông chưa rời bước, Cho cành Mai chớm nụ rước mùa Xuân, Để lòng tôi được xao xuyến , bâng khuâng, Cùng kỷ niệm những ngày Xuân quá khứ .
15/01/2014(Xem: 6147)
Không phải ngẫu nhiên mà người phương Tây có nhận xét: “Người Việt Nam coi trọng người chết hơn người sống”. Cứ nhìn vào những kỳ lễ lạt, cúng kính tất sẽ thấy được về mặt nào đó nhận xét trên không phải là không có lý do xác đáng. Tưởng nhớ đến người đã nằm xuống là nghĩ về nguồn cội,
14/01/2014(Xem: 13848)
Xuân đã về trên cánh Mai vàng Sắc Xuân tươi thắm đẹp Trần gian Trăm hoa đua nở càng lộng lẫy Nhân thế đón Xuân rộn tâm can
13/01/2014(Xem: 11100)
Hằng năm, cứ vào độ Xuân về Tết đến, tôi cố gắng viết một bài để đóng góp vào số Báo Xuân Viên Giác và Website chùa Viên Giác; Cũng là dịp để mong được gặp gỡ quý Độc giả, quý Văn Thi hữu trên Văn Đàn và xin gởi trao những lời Chúc Mừng Năm Mới thân thương nhứt.
13/01/2014(Xem: 6664)
Trong số những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại, đầu tiên phải nhắc đến Ngựa Xích Thố thời Tam Quốc. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng.
13/01/2014(Xem: 10020)
Hình tượng con ngựa hiện diện từ sớm trong văn hóa Đông-Tây, con ngựa là một trong những loài vật được con người thuần hóa và sử dụng trong đời sống hàng ngày và loài vật gắn liền với chiến tranh. Hình ảnh con ngựa còn là chủ đề cho các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, thơ văn... Đối với văn hóa phương Tây, ngựa gắn liền với nhiều biểu tượng thần thoại và gắn liền với hình ảnh Nhân Mã trong 12 Cung Hoàng đạo.
13/01/2014(Xem: 7373)
Một cây cầu có thể đưa hết tất cả người, súc vật, hàng hóa đi qua trên đó. Đưa qua hết thảy, không kể sang hèn quí tiện. Cái chính là có đưa qua hết - tất cánh độ khứ - được hay không? Nếu không qua lọt, hoặc đi qua một cách khó khăn thì đích thị là cầu khỉ rồi. Hoặc đôi khi người qua rồi, bóng còn kẹt lại bên cầu.
13/01/2014(Xem: 9889)
Lời Ngỏ: Nhân dịp mừng Xuân Giáp Ngọ 2014, Trang Nhà Quảng Đức xin trân trọng giới thiệu kinh "Lâu đài của ngựa Kiền-trắc". Kanthaka (Kiền Trắc) là con ngựa quý ra đời tại hoàng cung của Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) cùng một ngày với Thái tử Siddattha (Sĩ-đạt-ta). Kiền-trắc lớn lên và phục vụ nhà vua cho đến năm 29 tuỗi, nó cùng với người giữ ngựa Channa (Xa-nặc) đưa Thái tử lên đường xuất gia; sau đó ngựa đau buổn phát bệnh , từ trần và tái sanh lên cõi Trời. Câu chuyện này thuật lại cuộc gặp gỡ giữa Tôn giả Mục-kiền-liên và Thiên tử Kiền-trắc trên Thiên giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]