Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Đông Cảm Thán

04/01/202205:30(Xem: 1760)
Mùa Đông Cảm Thán
nam dan noi chuyen cop


MƯA ĐÔNG CẢM THÁN!


Mưa đông mưa mãi, mưa lòng ai?
Mưa suốt canh thâu đến sáng nay,
Lại báo chiều tà thêm tuyết đổ,
Bao người vất vã ở bên ngoài.
Đàn chim réo gọi tìm nơi trú,
Phận người lắm kẻ bận sinh nhai.
Bầy cá chui mình nơi đáy nước,
Nhiều người ủ rũ ở hiên tây.

Mưa đông mưa mãi, lòng ta mưa!
Mưa suốt canh thâu, ngày chẳng chừa.
Tà dương tuyết phủ càng giá rét,
Bao người cơ nhỡ chẳng rèm thưa.
Đàn chim réo gọi về bụi rậm,
Kiếp phận con người buổi sớm trưa.
Bầy cá ẩn mình sâu vực thẩm,
Không ít nhiều người kiếp nắng mưa.

Thơ của Thích Thiện tài



Đây là hai bài thơ viết vội, chưa chỉnh đúng vần điệu của Đường thi.  Nếu có vị Cao nhân nào đắc ý, xin chỉnh biên bỗ túc đủ đầy.
Đầu năm Dương lịch mà khí hậu thời tiết bất bình thường, hỏi xem Cọp đến có lắm gì sợ hãi bi thương hay không? Mà cổ nhân lại bảo:
“Năm Dần con cọp gớm ghê,
Bắt người móc họng, tha về non cao”.
Nhưng không đâu, Cọp dễ thương lắm! Do con người mình gây chuốc họa và làm kẻ thù với Cọp.
Cọp đã ẩn mình sống trong rừng rậm hoang vu, mà do vì con người ngày sinh sản đông rồi cách này cách khác tàn sát Cọp.  Cọp tuy mạnh bạo một chút, nhưng vóc dáng yểu điệu nhẹ nhàng như thục nữ; cho nên Cọp biểu trưng cho Âm nghi, còn Rồng thì biểu trưng cho Dương nghi.
Rất nhiều cổ nhân, thường khen ngợi chính nhân Quân tử, hay các bậc Trượng phu qua nhiều câu danh ngôn: 
“Ngọa Hổ Tàng Long”.
Hay:
“Long Tranh Hổ Đấu”.
Hoặc:
Hổ Huyệt Long Đàm”.
Theo ngôn ngữ Việt Nam thường nói:
“Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”.
Hay:
”nam thực như Hổ, Nữ thực như Miêu”.
Hoặc:
“Hổ phụ sinh Hổ tử”.
Còn nhiều câu:
“Mãnh Hổ nan địch quần Hồ”.
Thời Dân tộc ta, Nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo có Ngũ hổ tướng: Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản. Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.
Thời nhà Nguyễn khi vua Gia Long đánh nhau với quân Tây Sơn, có ngũ hổ tướng Gia Định là: Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Văn Trương, Trương Tấn Bửu.
Gần nhất, thời Pháp thuộc, ông Nguyễn Thiện Thuật khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm, lấy vùng rừng núi hiểm trở Yên Thế, đã chiến thắng giặc Pháp nhiều lần, oai danh lừng lẫy, kính phục tôn ông là "Hùm thiêng Yên Thể".
 
Với tinh thần Phật giáo, Cọp được họa lên tượng trưng cho Siêu việt và Vinh quang.  Cọp gắn liền với nhành tre là sự hài hòa mạnh và yếu, sự ô trược tối tăm mà có đôi mắt sáng rạng ngời.
Dòng vo vài ý cho vui, ai có chi hay xin viết thêm vào, tự nhiên nhé.
Mỹ Châu, ngày 3 tháng 1 năm 2022.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2012(Xem: 7701)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
19/01/2012(Xem: 7301)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả. Ở Trung bộ gọi là mâm quả tử, lưu ý đến hạt/tử hay nói rõ là quả có hạt, hơn là quả nói chung, ám chỉ tín lý phồn thực: cầu mong sự sinh sản, gieo một hạt được trăm hạt, nhất bản vạn lợi...
18/01/2012(Xem: 7099)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
18/01/2012(Xem: 6091)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
16/01/2012(Xem: 5072)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
15/01/2012(Xem: 11335)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
15/01/2012(Xem: 5006)
Sự khai bút của những câu đối trên là một dạng sángtạo văn hoá và đã trở thành phương tiện biểu đạt cho thời điểm hội tụ của ngườicon Việt trong ngày Tết. Tuy có tính cách tượng trưng không liên quan đến cácđiển tích, nhưng nó đã diễn đạt được mối quan hệ giữa con người và thiên nhiêntrong bối cảnh mới, không gian mới, bằng những sự mong mỏi đón nhận được mọi sựtốt lành đến cho mình cũng như cho người. “Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà."
13/01/2012(Xem: 6887)
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
13/01/2012(Xem: 11574)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
12/01/2012(Xem: 6892)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567