Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Đông Cảm Thán

04/01/202205:30(Xem: 2451)
Mùa Đông Cảm Thán
nam dan noi chuyen cop


MƯA ĐÔNG CẢM THÁN!


Mưa đông mưa mãi, mưa lòng ai?
Mưa suốt canh thâu đến sáng nay,
Lại báo chiều tà thêm tuyết đổ,
Bao người vất vã ở bên ngoài.
Đàn chim réo gọi tìm nơi trú,
Phận người lắm kẻ bận sinh nhai.
Bầy cá chui mình nơi đáy nước,
Nhiều người ủ rũ ở hiên tây.

Mưa đông mưa mãi, lòng ta mưa!
Mưa suốt canh thâu, ngày chẳng chừa.
Tà dương tuyết phủ càng giá rét,
Bao người cơ nhỡ chẳng rèm thưa.
Đàn chim réo gọi về bụi rậm,
Kiếp phận con người buổi sớm trưa.
Bầy cá ẩn mình sâu vực thẩm,
Không ít nhiều người kiếp nắng mưa.

Thơ của Thích Thiện tài



Đây là hai bài thơ viết vội, chưa chỉnh đúng vần điệu của Đường thi.  Nếu có vị Cao nhân nào đắc ý, xin chỉnh biên bỗ túc đủ đầy.
Đầu năm Dương lịch mà khí hậu thời tiết bất bình thường, hỏi xem Cọp đến có lắm gì sợ hãi bi thương hay không? Mà cổ nhân lại bảo:
“Năm Dần con cọp gớm ghê,
Bắt người móc họng, tha về non cao”.
Nhưng không đâu, Cọp dễ thương lắm! Do con người mình gây chuốc họa và làm kẻ thù với Cọp.
Cọp đã ẩn mình sống trong rừng rậm hoang vu, mà do vì con người ngày sinh sản đông rồi cách này cách khác tàn sát Cọp.  Cọp tuy mạnh bạo một chút, nhưng vóc dáng yểu điệu nhẹ nhàng như thục nữ; cho nên Cọp biểu trưng cho Âm nghi, còn Rồng thì biểu trưng cho Dương nghi.
Rất nhiều cổ nhân, thường khen ngợi chính nhân Quân tử, hay các bậc Trượng phu qua nhiều câu danh ngôn: 
“Ngọa Hổ Tàng Long”.
Hay:
“Long Tranh Hổ Đấu”.
Hoặc:
Hổ Huyệt Long Đàm”.
Theo ngôn ngữ Việt Nam thường nói:
“Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”.
Hay:
”nam thực như Hổ, Nữ thực như Miêu”.
Hoặc:
“Hổ phụ sinh Hổ tử”.
Còn nhiều câu:
“Mãnh Hổ nan địch quần Hồ”.
Thời Dân tộc ta, Nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo có Ngũ hổ tướng: Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản. Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.
Thời nhà Nguyễn khi vua Gia Long đánh nhau với quân Tây Sơn, có ngũ hổ tướng Gia Định là: Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Văn Trương, Trương Tấn Bửu.
Gần nhất, thời Pháp thuộc, ông Nguyễn Thiện Thuật khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm, lấy vùng rừng núi hiểm trở Yên Thế, đã chiến thắng giặc Pháp nhiều lần, oai danh lừng lẫy, kính phục tôn ông là "Hùm thiêng Yên Thể".
 
Với tinh thần Phật giáo, Cọp được họa lên tượng trưng cho Siêu việt và Vinh quang.  Cọp gắn liền với nhành tre là sự hài hòa mạnh và yếu, sự ô trược tối tăm mà có đôi mắt sáng rạng ngời.
Dòng vo vài ý cho vui, ai có chi hay xin viết thêm vào, tự nhiên nhé.
Mỹ Châu, ngày 3 tháng 1 năm 2022.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/02/2018(Xem: 8107)
Hình ảnh đón Giao Thừa Mậu Tuất 2018 tại Chùa Pháp Vân, Canada
18/02/2018(Xem: 7001)
Xuân về trên xứ Ấn làm chúng tôi nhớ đến những câu thơ của Chế Lan Viên: ''.. Có một người nghèo không biết Tết. Mang lì chiếc áo đô thu tàn Có đứa trẻ thơ không biết khóc Vô tình bỗng rộ tiếng cười khan...'' Thưa quí bạn lành, thường thì Tết Ấn Độ sau tết VN chừng một tháng. Được quí vị thương tưởng, chúng tôi lại có dịp tìm đến với những mảnh đời nghèo để chia sẻ niềm vui nhân dịp Xuân về. Xin tường trình cùng quí vị vài hình ảnh của buổi phát chẩn tại làng Ranpur, dưới chân núi Khổ Hạnh Lâm, nơi mà ngàn xưa Bụt đã sáu năm khổ hạnh rừng già... Thành kính tri ân quí vị thiện tâm đã san sẻ món quà Tình Người này .Buổi phát quà được thực hiện và được bảo trợ bởi của những Tấm Lòng:
18/02/2018(Xem: 9335)
HTB số 248: Xuân Thiền Mậu Tuất 2018, Giảng sư: HT Thích Quảng Ba HT Thích Trường Sanh TT Thích Nguyên Tạng TT Thích Phước Tấn Ni Sư Thuần Bạch Sư Cô Huyền Đạo Truyện : Hachi: A Dog's Tale (Chú Chó Hachiko) Thơ: Cáo Tật Thị Chúng, Thiền Sư Mãn Giác Thành viên thực hiện: Vân Lan, Mai Nhơn, Thiên Mãn, Phương Thảo, Tuyết Loan
18/02/2018(Xem: 10903)
Hơn bốn mươi năm xa quê hương, Nhìn quanh vạn pháp vẫn vô thường. Nhân quả ẩn tàng trong kiếp sống, Như nhắc cuộc đời tựa khói sương! Mỗi độ tàn Động, nhớ quê hương, Giờ đây quên những nỗi đoạn trường. Cùng khổ cũng vui ba ngày Tết, Mai này lại một nắng hai sương!
16/02/2018(Xem: 4731)
Cách nay cũng ngoại hai chục năm, Tôi có bạn thân ở Tóc-Tơn (Stockton), Đùa giỡn tim sen uống mấy ngụm, Suốt đêm trân tráo mắt đứng tròng.
15/02/2018(Xem: 5499)
Nếu Trái Đất mỗi ngày không múa điệu nghê thường lả lướt quanh Vầng Thái Dương rực rỡ thì có lẽ con người cũng chẳng chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kỳ diệu của xuân hạ thu đông. Và nếu tâm thức con người không hòa điệu bước nhảy theo vũ khúc thiên thu của trời đất thì làm gì có cảnh rộn ràng vui tươi của ngày Tết theo truyền thống văn hóa Việt. Xuân, vì vậy, là hương sắc tuyệt trần của sự phối ngẫu nhiệm mầu giữa tâm, cảnh và thời gian. Chả thế mà danh thần Nguyễn Trãi, trong bài thơ “Hải Khẩu Dạ Bạc Hữu Cảm,” đã từng có lần nhìn sắc xuân đến say đắm: Nhãn biên xuân sắc huân nhân tuý (Sắc mùa xuân xông vào mắt khiến cho lòng say đắm)
15/02/2018(Xem: 5424)
Bài thơ nguyên gốc bằng chữ Hán, chữ Hán “Cáo Tật Thị Chúng” của Thiền sư Mãn Giác thời Lý (1052 – 1096)đã được phiên âm Hán-Việt và cũng đã được dịch bởi nhiều khách yêu thơ văn. Những nhà văn, Vĩnh Hảo xuất bản tác phẩm “Sân Trước Cành Mai.” Hơn nhữngthập niên sau,Nguyễn Tường Bách bên Đức có tác phẩm “Đêm Qua Sân Trước Một Cành Mai.” BS Đỗ Hồng Ngọc xuất bản cuốn “Cành Mai Sân Trước.” Trần Trung Đạo ở Massachusetts, Hoa Kỳ, có bài tâm bút “Tối Qua Sân Trước Một Cành Mai.” Võ Đình ở Florida, Hoa Kỳ, xuất bản cuốn “Một Cành Mai.” Thái Kim Lan bên Pháp cũng có bài tùy bút “Một Cành Mai.” Bài thơ nguyên gốc bằng chữ Hán, chữ Hán “Cáo Tật Thị Chúng” của Thiền sư Mãn Giác thời Lý (1052 – 1096)đã được phiên âm Hán-Việt và cũng đã được dịch bởi nhiều khách yêu thơ văn. Những nhà văn, Vĩnh Hảo xuất bản tác phẩm “Sân Trước Cành Mai.” Hơn nhữngthập niên sau,Nguyễn Tường Bách bên Đức có tác phẩm “Đêm Qua Sân Trước Một Cành Mai.” BS Đỗ Hồng Ngọc xuất bản cuốn “Cành Mai Sân Trước.
15/02/2018(Xem: 4001)
Như Mùa Xuân Ấy Thôi. Đã mấy mùa xuân xa Huế rồi, vậy là gần 13 năm còn gì phải hỏi..? Xuân về bên Huế ai về lại cho tôi gởi chút tình về lại bến xưa. Xuân về rồi mà ta vẫn miệt mài ngồi bên thất củ, để đảnh lễ Tam bảo trong căn phòng phổ tịnh, trì danh niệm Phật, tham cứu kinh điển, chiêm nghiệm năm qua có gì sung túc trong việc tu và học. Trong không khí thanh bình đón mùa xuân Mậu Tuất, tôi đã thầm mong cho ai đó hữu duyên tín tâm Tam bảo, cho thầy tổ trùng hưng, cho huynh đệ vững chắc như kim cương, không lây tâm chuyển ý tu hành, mà kiên định như gốc mai kia chịu đựng tuyết phong, dù lạnh giá vẫn sưởi ấn bằng nụ mai vàng chớm nở.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]