Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Phúc Đâu Phải là Một Mình

24/02/202110:02(Xem: 3293)
Hạnh Phúc Đâu Phải là Một Mình


HẠNH PHÚC
ĐÂU PHẢI LÀ MỘT MÌNH 



           Một ngày đầu mùa Xuân đẹp như hôm nay, cả thế giới không còn sự háo hức với những lễ hội Mùa Xuân “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” vì bóng đen của đại dịch Covid-19 đang ngồi lù lù trước cửa và khắp các nẻo đường. Có lẽ trong số 7 tỷ người trên hành tinh nầy, phần đông đang chờ và có người đang mơ ước “phép lạ” của kỷ nguyên khoa học kỹ thuật, đó là được chích thuốc vắc-xin chủng ngừa Covid, bởi đó được coi như thể là một lối thoát hiểm duy nhất trong hầm tối nhân loại đang đợi chờ… cứu rỗi.

 
            Ở Mỹ, hai loại Vaccine được xem hàng đầu thế giới là Pfyzer và Moderna. Theo thông tin y khoa thì sau khi được chích hai liều (2 doses) cách nhau khoảng một tháng, khả năng chống dịch sẽ lên tới 95%.
 
Được miễn nhiễm dịch bệnh ai mà không thích!
 
            Cặp “Bồ già” chúng tôi đã được chích hai mũi Pfyzer. Theo thống kê của cơ quan phòng chống lây nhiễm dịch tễ CDC Mỹ trong ngày mồng 6 Tết Tân Sửu 2021 thì số dân được chích 2 mũi chưa tới 5% tổng dân số - 328 triệu - của Hoa Kỳ.



           blank

                                          Hình minh họa tiêm chủng vắc xin



            Chúng tôi tự hỏi: “Mình làm gì mà được ưu tiên chích vắc xin?” Câu trả lời hiện ngay là:

- Già!


 Ai muốn được ưu tiên thì cứ việc tự già đi… thoải mái!


            Nếu tự do được đổi tuổi trẻ để lấy tuổi già cho được chích Vaccine thì có ai đổi không hỉ?! Tôi tin là chẳng ai muốn tới sát cái chết vì tuổi tác để thay cho cái chết vì dịch bệnh cả. 


Tất nhiên, vẫn có người “cá ngoài lừ” muốn biết về cảm nhận rất thật của người đã được chích trọn hai mũi vắc xin thuốc chủng ngừa cảm thấy như thế nào? Có cảm thấy được hạnh phúc hơn chăng?
 
            Này nhé, khi chưa chích thì chỉ hơi lo lo, nghĩa là cái lo nhẹ nhàng. Thường chỉ có một điều đơn giản là làm sao được chích vaccine càng sớm càng tốt để có khả năng tránh ngừa dịch bệnh. Nhưng khi được chích rồi thì có vô số cái lo ùa đến mà trước đó mình không hề nghĩ tới.
 
            Cái lo thứ nhất là: Thuốc chỉ có khả năng miễn nhiễm 90-95%. Nghĩa là vẫn còn 10% bị lây nhiễm như mọi người chưa chích. Cái 10% đó bây giờ lại thành gã khổng lồ ám ảnh. Ra đường, vào đám đông có cả trăm, cả nghìn… người. Liệu trong số đó có bao nhiêu “phần trăm” là không truyền bệnh và mình có “gặp hên” tự bảo vệ 90% an toàn hay lại rủi ro dính vào 10% nguy hiểm. Do đó, cái bản năng sinh tồn sau khi được chích thuốc chủng ngừa cũng đang thức dậy mạnh mẽ hơn nên mình cũng cảm thấy lo phay pháy hơn. Đó là chưa nói hiện tượng Corona vi rút biến chủng đang xảy ra và lây lan nhanh chóng; liệu các loại vắc xin hiện tại có còn hiệu nghiệm trong những ngày tháng đang tới nữa không!

 
            Cái lo thứ hai là: Gia đình, bè bạn, người thân có người chích, người không. Nay mình được chích rồi, nhưng vi khuẩn Covid vẫn có khả năng bám trên người, vẫn vào trong hốc mũi… thì bản thân mình được chích thuốc có thể tránh được, nhưng liệu mình bất cẩn truyền bệnh cho người khác thì lại “ác” hơn xưa (?!). Do đó, khi chưa chích chỉ cẩn thận cho mình thôi, nhưng khi chích rồi thì phải cẩn thận chi li cho bao nhiêu người khác quanh mình. Mệt thật!
 
            Và cái lo thứ ba là: Với “thân thế mới” (5%) trong một hoàn cảnh xã hội và thế giới còn đang lao đao, lận đận kéo dài suốt cả năm qua với bóng đen dịch bệnh (95%) còn ngự trị trước mắt thì mình có làm gì được hay hơn, tốt hơn và vui hơn cho riêng mình không? Có thể nào mình thưởng thức riêng trong chuỗi sinh hoạt và nhu cầu thiết yếu của đời sống như hội họp gia đình, gặp gỡ người thân, thăm viếng bạn bè, du lịch trong nước và ngoài nước như Tôn Ngộ Không cầm thiết bảng chu du một mình ngoài Nam Hải không?

“Chưa sang sông chỉ thấy bóng con đò; sang sông rồi mới thấy chuyện hai bờ!” 


Tôi còn nhớ câu chuyện khoa học giả tưởng nói đến sự đắc thắng, sung sướng của một nhân vật chiến thắng và tiêu diệt tất cả để còn lại một mình trên trái đất nầy và thành người Bất Tử. Cái sung sướng của tham vọng được độc quyền làm chủ thế giới này đã từng ngày, từng tháng nhường bước cho nhu cầu được sống, chia sẻ và nương tựa tình người. Nhưng thế giới chỉ còn một mình Bất Tử. Anh ta tìm kiếm, kêu gào, mong ước một người thứ hai nhưng không có. Tuyệt vọng, anh ta tìm cách tự tử nhưng không thể nào chết được vì đã là người Bất Tử! Trong cơn điên loạn anh ta lao vào hố núi lửa để tự hủy nhưng vẫn “bị” sống trong hỏa ngục. Anh gào lên và một giọt nước mắt từ trái tim nhỏ xuống. Giọt nước mắt chân thành tuyệt đối đã gặp được nguồn năng lượng yêu thương tạo ra mầm sống…

 
            Sáng nay, ngồi lặng lẽ một mình bên chén trà “nâu” Ô Long của Đài Loan mà nhớ màu xanh của chén trà Móc Câu, Bắc Thái… tôi suy nghĩ đến hạnh phúc và những con đường đi đến hạnh phúc hay phương tiện đi tìm hạnh phúc nhưng vẫn mơ hồ không biết đâu là bờ bến. 


Tôi liếc nhìn màn hình có ghi biểu đồ cập nhật tình hình Covid của thế giới, Mỹ và California. Người tử vong vì Covid ở Mỹ đã lên tới con số nửa triệu, nhiều hơn tổng số người Mỹ tử nạn trong cả ba cuộc chiến: Chiến tranh Thế giới 1, 2 và chiến tranh Việt Nam cộng lại. Tuy nhiên, biểu đồ thế giới, nước Mỹ và Cali cho thấy là tình hình dịch bệnh đang giảm dần xuống hơn một phần ba: Tôi quên chuyện vắc xin, quên những gì đang vương vấn để cảm nhận một chút bóng dáng của hạnh phúc. 



blank


Bình trà cạn rồi mà chưa nghĩ ra được điều gì đáng đồng tiền bát gạo về hạnh phúc nhưng mình cảm thấy một điều rằng: Hạnh phúc là suối nguồn chung hưởng. Hạnh phúc đâu phải chỉ là khi đạt được điều mong muốn một mình.



Sacramento, Mùng 10 tháng Giêng Tân Sửu 2020

                        Trần Kiêm Đoàn

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2014(Xem: 6132)
Xưa mỗi khi đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu, giấy đỏ Bên phố đông người qua Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa, rồng baỵ... …Ông đồ nay vẫn vậy Vẫn miệt mài hàng ngày
30/01/2014(Xem: 15849)
Xuân về đất khách đẹp bao la Toàn thể bà con người Việt ta Buồn tiễn Rắn đi, lời tạm biệt Vui chào Ngựa đến, tiếng hoan ca Thân mong tự tại dù sương phủ
29/01/2014(Xem: 6479)
Dharamsala: Đức Đạt Lai Lạt Ma gởi lời Chúc mừng năm mới đến những người nước ngoài tham gia buổi thuyết giảng của ngài tại Tu viện Sera ở Bylakuppe, thuộc Karnataka, Ấn Độ, ngày 1 tháng Giêng năm 2014.
29/01/2014(Xem: 6797)
Truyền thông Phật giáo ngày nay, nếu khéo sử dụng, sẽ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chấn hưng Phật giáo hiện đại. Nhân dịp mùa xuân mới đang về, một năm mới sắp bắt đầu, xin kính chúc quý vị tôn đức, quý tăng ni và Phật tử một năm mới an lạc, nhiều phước lành và thuận duyên, tất cả đều hoan hỷ trong hồng ân của chư Phật. Qua thư mừng xuân, chúc tết này, tôi xin phép được có vài lời chia sẻ về hạnh nguyện chấn hưng Phật giáo, một bước phát triển mới toàn diện từ hạnh nguyện hộ pháp.
29/01/2014(Xem: 6187)
Thay vì thả cá, chim, có thể ưu tiên phóng sinh rùa, ba ba. Đây là những động vật sống dai, lại có thể khắc chữ "phóng sinh" lên mai con vật để người sau bắt được tiếp tục cho nó được sống. Xét về nghĩa, phóng sinh chính là "giải phóng sinh mệnh về với tự nhiên", trong đó con người là chủ thể của tự nhiên, có thể sát sinh, nên cũng có thể phóng sinh. Nhưng phóng sinh phải có những cách làm tích cực, để cứu tính mệnh của những sinh vật đang bị bắt, đợi giết... Vậy thực tế cần làm gì?
29/01/2014(Xem: 5775)
Mỗi dịp xuân về, chúng ta đều đón Tết vào đầu năm mới âm lịch. Không khí Tết thực sự bắt đầu vào rằm tháng chạp. Ai trồng hoa bích đào (miền Bắc) và mai (miền Nam) đều biết ngày này, ngày mà người ta phải bứt bỏ lá để cho hoa trổ bông đúng ngày mồng một Tết. Không phải ai cũng làm công việc này vì tính chuyên nghiệp trồng hoa cảnh rất cao, tuy nhiên, chơi hoa đào, hoa mai ngày Tết là một truyền thống, và để hoa nở đúng ngày mồng 1 Tết thì duy nhất có ở Việt Nam.
29/01/2014(Xem: 9344)
mam ngu qua Miền Bắc thường bày 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau theo Ngũ hành. Ở miền Nam, các loại quả trong mâm khi ghép lại trở thành những cái tên ý nghĩa, cầu mong sự thịnh vượng. Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo 5 sắc màu đó để phối trí.
29/01/2014(Xem: 5978)
Đón năm mới, ai cũng mong muốn mọi việc đều mới. Mới ở đây mang ý nghĩa may mắn, bình an, khá giả hơn những gì đã xảy ra trong năm cũ.
29/01/2014(Xem: 7467)
Trong nhân gian, người đời coi ngày mồng một Tết là ngày quan trọng của đầu năm, còn nhà Phật xem đây là ngày đánh dấu sự có mặt của một vị Phật đương lai, đó là Bồ tát Di Lặc, nên mừng xuân năm mới chính là mừng Xuân Di Lặc.
29/01/2014(Xem: 6504)
Đi cho hết cõi Ta Bà, sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Một sự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn của gian truân vất vả, với vô thường cận k
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]