Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Báo Chánh Pháp số 111, Xuân Tân Sửu (tháng 02, 2021)

02/02/202106:02(Xem: 6090)
Báo Chánh Pháp số 111, Xuân Tân Sửu (tháng 02, 2021)

Bia_Báo Chánh Pháp_số 111_02_2021.(tháng 02.2021)

(bấm vào tiêu đề ở trên hoặc hình bìa ở dưới để đọc trọn số báo in trên giấy với dạng PDF.

Các hình ảnh/minh họa trên báo giấy së được lược bớt khi đưa lên mạng.

Máy của bạn cần có Adobe Reader để mở PDF)

  

Hình bìa của  Đặng Thị Quế Phượng

 

 

 

NỘI DUNG SỐ NÀY:

·   THÔNG BẠCH XUÂN TÂN SỬU 2021 (Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK)

·   THƯ CHÚC XUÂN CHÙA BÁT NHà(HT.Thích Nguyên Trí)

·   THƯ CHÚC XUÂN TÂN SỬU 2021 (Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK)

·   THƯ TÒA SOẠN, trang 2

·   LỜI CHÚC ĐẦU NĂM: LỢI MÌNH, LỢI NGƯỜI (Nguyễn Thế Đăng), trang 4

·   HẰNG CHUYỂN TINH KHÔI (Thích Thanh Thắng), trang 6

·   BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 9

·   THƯ KHÁNH THỌ (Tỳ kheo Tuệ Sỹ), trang 12

·   VẤN ĐỀ KHỔ-VUI (Ns. Trí Hải), trang 13

·   MƯỜI BỨC TRANH CHĂN TRÂU (Trúc Thiên), trang 14

·   CÂN BẰNG TỊCH TĨNH VÀ ĐỊNH TUỆ (Tuệ Uyển dịch), trang 20

·   TÂM THƯ XÂY DỰNG TĂNG XÁ CHÙA BÁT NHÃ, trang 22

·   LÁ THƯ XUÂN, (Tổ đình Từ Đàm Hải Ngoại), trang 24

·   CHĂN TRÂU (Diệu Huyền), trang 27

·   NGƯỜI TRÌ PHÁP – Câu chuyện cuối tuần (Nhóm Áo Lam), trang 32

·   HOA ƯU ĐÀM CỦA GIÁO HỘI (Thích Nữ Giới Hương), trang 34

·   NHỮNG CÂU ĐỐI CHỮ VIỆT CỦA CỐ HT. THÍCH THIỆN SIÊU, trang 37

·   FYODOR DOSTOEVSKY, BROTHER KARAMAZOV VÀ CHUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT (Huỳnh Kim Quang), tr. 40

·   THÍCH VÀ GHÉT, NHÂN VÀ QUẢ (Toại Khanh), trang 47

·   VÔ THƯỜNG LÀ BÀI THƠ ĐẸP (Cư sĩ Liên Hoa), trang 49

·   SỐT RUỘT THÁNG GIÊNG (Nguyễn Ngọc Tư), trang 55

·   MÙA XUÂN ĐI TÌM GƯƠM THẦN (Doãn Quốc Sỹ), trang 58

·   PHE PHÁI, TRANH CHẤP BỞI VÌ ĐÂU? (Quảng Tánh), trang 65

·   MÙA XUÂN VÀ PHẨM TÙNG ĐỊA DÕNG XUẤT (TN. Huệ Trân), trang 67

·   TRUYỆN CỰC NGẮN (Hoàng Long), trang 70

·   THỜI GIAN Ý THỨC (Thích nữ Tịnh Quang), trang 73

·   VÔ THƯỜNG VÀ THƯỜNG QUA BÀI KỆ CÁO TẬT THỊ CHÚNG (Thích nữ An Trí), trang 77

·   TRUYỆN CỰC NGẮN (Steven N.), trang 80

·   BÙI GIÁNG: CÁI ĐƯỢC THẤY LÀ KHỔ ĐẾ (Nguyên Giác), trang 83

·   MÙA XUÂN, HOA VÀ THIẾU NỮ (Vũ Thế Ngọc), trang 88

·   HOÀNG DIỆU VÀ EM (Nguyễn Văn Sâm), trang 91

·   CẢM HỨNG TỪ PHỤ NỮ PHẬT GIÁO (Tiểu Lục Thần Phong) trang 93

·   DINH DƯỠNG VÀ LÃO HÓA (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 96

·   THỜI GIAN KHÔNG CHỜ ĐỢI AI (Thích nữ Hằng Như), trang 99

·   NHỮNG VIÊN THUỐC BỌC ĐƯỜNG (Nguyễn Minh Tiến), trang 103

·   TRANH CHĂN TRÂU THIỀN TÔNG  (TM Ngô Tằng Giao), trang 107

·   TIẾNG RAO HÀNG (Hạnh Thuần), trang 113

·   HAI MẢNH XUÂN (Tôn N Thanh Yên), trang 114

·   HÌNH BÓNG CON TRÂU QUA CA DAO TỤC NGỮ  (TK Vĩnh Hữu), trang 119

·   CHÙA QUÁN SỨ Ở BẮC VIỆT (Nguyễn Lang), trang 122

·   TỊNH XÁ KỲ HOÀN (Truyện cổ Phật giáo), trang 125

·   LIỆU NƯỚC MỸ CÓ BỊ CHIA CẮT KHÔNG? (Đào Văn Bình), trang 132

·   STORY OF NIGANTHA ASCETICS (Daw Mya Tin), trang 135

·   HƯƠNG XUÂN VIỄN XỨ (Nhuận Hùng), trang 137

·   EMILY DICKINSON, NHÀ THƠ ẨN DẬT TRONG CÕI THƠ VÔ NGà(Huỳnh Kim Quang), trang 140

·   TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 146

·   NGÕ THOÁT, chương bốn – truyện dài (Vĩnh Hảo), trang 152

·   NẤU CHAY: BÍ ĐỎ KHO PHỔ TAI ĐẬU HŨ (Gia Phượng), trang 160

 

CÙNG VỚI THƠ CỦA: Thắng Hoan, ĐNT Tín Nghĩa, Hạnh Chi, Thích Phước Hạnh, Tâm Thường Định, Nguyễn Thanh Huy, MĐ Triều Tâm Ảnh, Kiều Mộng Hà, Phù Du, Mãn Đường Hồng, TN. Giới Hương, Tâm Nhiên, Mặc Phương Tử, Hiền Nguyễn, QT. Trần Cầm, Phan Tấn Hải, Du Tâm Lãng Tử, Lãng Nguyệt, Hoang Phong, Diêu Linh, Pháp Hoan, Trịnh Gia Mỹ, Chúc Hiền, Minh Đạo, Tuệ Nha, TM Ngô Tằng Giao, Diệu Viên, Thy An, Đồng Thiện, Hồ Thanh Nhã, Tiểu Lục Thần Phong, Thục Uyên, Nguyên Ngộ, Lưu Lãng Khách...



CHĂN TRÂU MÙA XUÂN

 

Vĩnh Hảo

 

 

Con trâu già nằm nghỉ bên sông, miệng vẫn còn nhai nhóp nhép. Nắng chiều lấp loáng trên mặt nước. Con cò trắng vỗ cánh bay về non tây. Mục tử nghêu ngao bài đồng dao, phóc lên lưng trâu, cỡi về. Lều tranh lưng núi un khói trắng. Lối về trùng điệp cỏ lau, phất phơ múa nhảy theo gió.

 

Trâu vốn hiền lành và cũng dễ huấn luyện nên người đi chăn ở thôn quê thường khi chỉ là những đứa trẻ, có khi năm, sáu tuổi cũng chăn được. Thảng hoặc có người lớn đi chăn thì do gia đình không có con nhỏ, hay vì bọn nhỏ mắc đi học, sau giờ tan học mới quẳng tập mà trèo lưng trâu.

Thiền tông lấy việc chăn trâu vẽ thành một biểu đồ tu tập, từ tiệm tu đến đốn ngộ, từ đốn ngộ vào tiệm tu. Ở đời, không có việc làm gì mà chẳng trải qua thời gian và kinh nghiệm. Chuyện nhỏ còn vậy huống gì là tu luyện để giác ngộ, giải thoát. Không có chuyện lập tức thành Phật, hay chỉ chắp tay niệm nam-mô mà thành Phật, hoặc “buông đao xuống là thành Phật,” (1) như nhiều người suy diễn và ảo tưởng. “Thành Phật” trong những thành ngữ trên chỉ có ý nghĩa là gieo được nhân lành cho con đường hướng về Phật quả, hoặc chỉ đơn giản là trở thành người tốt.

Con trâu được huấn luyện từ nhỏ tất nhiên sẽ thuần thục, dễ xỏ mũi, dễ sai bảo, dắt đi. Suốt thời gian được chăn dắt, có khi trâu cũng bất ngờ nổi điên, báng húc với trâu khác, hoặc gặp một sự kiện bất ngờ nào đó làm cho hoảng sợ, khiến chạy thục mạng từ làng này qua thôn khác, chạy từ trưa đến chiều tối mới dụ nó đem về lại nhà.

Trâu trong Thiền chính là tâm. Chăn trâu là điều phục tâm. Điều phục tâm là phương thức căn bản của Thiền, từ sơ cơ đến thượng thừa, nhất định là phải kinh qua. Thời gian nhanh hay chậm là tùy theo căn cơ. Nhưng tối hậu của sự chế ngự là vô ngại tự tại, không cần chế ngự gì nữa. Nghĩa là thấy được con trâu ấy, bản tâm ấy, không hề bị nhuốm sình hoen ố, không hề tổn hao hay tăng trưởng, mà nó luôn như thế, thường hằng như thế. Nơi cảnh giới ấy, không có kẻ chăn trâu, cũng không có trâu. Người và trâu bất nhị. Tâm và cảnh nhất như.

“Người trâu roi vọt đều không

Trời xanh vời vợi mù trông chốc mòng

Tuyết khoe trắng giữa than hồng

Cội nguồn quê quán tao phùng một phen” (2)

(Tuệ Sỹ dịch)

 

Tất nhiên để được thong dong không cần để mắt đến mà trâu vẫn ngoan hiền, nằm yên, không quậy phá thì cũng phải trải qua một quá trình huấn dục nhọc nhằn, khó khăn, mà tự đứa trẻ chăn trâu phải làm lấy, không thể nhờ cậy ai, hoặc cướp công của ai để được ngồi lên lưng con trâu ấy.

Việc nhà, việc nước, văn hóa và chính trị, cũng cần một trình tự huấn luyện, giáo dục về đức hạnh, kiến thức và kinh nghiệm như chăn trâu. Một con trâu hoang dã chưa được chế ngự chăn dắt, chắc chắn sẽ dẫm đạp và gặm hết ruộng lúa của người (3).

Tu thân như chăn trâu. Dạy người như chăn trâu. Nói thì đơn giản, làm mới thực là khó. Tâm buông lung thì tham, sân, si hừng hực, hại mình hại người, không gì ngăn nổi. Người thiếu đức, vô hạnh thì sống nơi đâu cũng chỉ biết có mình, vì mình; suốt đời chạy theo danh vọng quyền lực. Danh vọng quyền lực càng cao, kẻ vô đức càng dễ phá nát xã hội, tàn hại quốc gia; chuốc tiếng cười chê với thiên hạ mai sau (4). Chi bằng khiêm cung lo học bài học căn bản làm người, từng bước gột rửa bản tâm, không tham lam của người, không hận thù đố kỵ, không cuồng si chạy theo những thần tượng hào nhoáng, xem danh lợi như không hoa, lấy điều lợi ích cho người làm lý tưởng cuộc sống.

Được vậy thì, sáng có thể vắt vẻo ngồi lưng trâu, chiều có thể tha hồ thổi sáo thả diều nơi đồng vắng. Thương người, yêu quê. Thiết tha sống hòa với núi sông. Tâm tư dàn trải với đất trời vô hạn. Lồng lộng gió rung những nhành lúa mới. Nội cỏ ngàn hoa đâu cũng phảng phất hương xuân theo về.

 

California, ngày 17 tháng 01 năm 2021

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

 

______________

 

(1) “Phóng hạ đồ đao lập địa thành Phật,” tức là từ đồ tễ trở thành người hiền, người tốt. Chữ Phật ở đây chỉ cho tánh thiện.

(2) “Tiên sách nhân ngưu tận thuộc không

Bích thiên liêu quách tín nan thông

Hồng lô diệm thượng tranh dung tuyết

Đáo thử phương năng hiệp tổ tông.”

(Nhân ngưu câu vong – bài tụng thi của Thiền sư Quách Am, tranh số 8)

(3) Các thầy Tỷ kheo, đã ở trong tịnh giới thì phải chế ngự năm thứ giác quan, không cho phóng túng vào trong năm thứ dục lạc. Như kẻ chăn trâu, cầm gậy mà coi giữ, không cho phóng túng, phạm vào lúa má của người…” (Kinh Di Giáo, HT. Thích Trí Quang dịch). 

(4) “Trong dòng chảy thế tục, người ngu tham danh tiếng, không biết giữ đạo tối thắng. Cái họa của danh vọng hão huyền luôn dẫn đến nhiều hối hận về sau.” (Chúc Phú, Kinh Tứ Thập Nhị Chương - Đối Chiếu và Nhận Định, Chương 19, Danh Vọng Hão Huyền, trang 172, nxb Hồng Đức 2014)

 


pdfBáo Chánh Pháp_số 111_02_2021



00logo-bao-chanh-phap


***


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/01/2014(Xem: 6657)
Thành Ba-La-Nại thuở xưa Ở miền bắc Ấn có vua trị vì Quốc vương nhiều ngựa kể chi Nhưng riêng một ngựa kia thì tuyệt luân Ngựa nòi, giống tốt vô ngần Lớn to, mạnh mẽ thêm phần thông minh Ngựa từ nhỏ đã khôn lanh Chưa cần nghe lệnh sai mình tới lui Đoán ra ý đó ngay rồi Quốc vương khen ngợi: "Ngựa nòi thông minh!" Ngựa nòi nổi tiếng trong kinh
17/01/2014(Xem: 5405)
Ở bên Ấn Độ thời xưa Trong vương quốc nọ gió mưa thuận hoà Ngựa vua quý báu, kiêu sa Mỗi khi tắm táp hay ra phía ngoài Nơi dòng sông chảy khoan thai Có vùng nước cạn các nài thường quen Thường mang ngựa tắm nhiều phen
15/01/2014(Xem: 7193)
Cảm xúc cuối năm... Tuyết lưu luyến mùa Đông chưa rời bước, Cho cành Mai chớm nụ rước mùa Xuân, Để lòng tôi được xao xuyến , bâng khuâng, Cùng kỷ niệm những ngày Xuân quá khứ .
15/01/2014(Xem: 5520)
Không phải ngẫu nhiên mà người phương Tây có nhận xét: “Người Việt Nam coi trọng người chết hơn người sống”. Cứ nhìn vào những kỳ lễ lạt, cúng kính tất sẽ thấy được về mặt nào đó nhận xét trên không phải là không có lý do xác đáng. Tưởng nhớ đến người đã nằm xuống là nghĩ về nguồn cội,
14/01/2014(Xem: 11798)
Xuân đã về trên cánh Mai vàng Sắc Xuân tươi thắm đẹp Trần gian Trăm hoa đua nở càng lộng lẫy Nhân thế đón Xuân rộn tâm can
13/01/2014(Xem: 9962)
Hằng năm, cứ vào độ Xuân về Tết đến, tôi cố gắng viết một bài để đóng góp vào số Báo Xuân Viên Giác và Website chùa Viên Giác; Cũng là dịp để mong được gặp gỡ quý Độc giả, quý Văn Thi hữu trên Văn Đàn và xin gởi trao những lời Chúc Mừng Năm Mới thân thương nhứt.
13/01/2014(Xem: 5796)
Trong số những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại, đầu tiên phải nhắc đến Ngựa Xích Thố thời Tam Quốc. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng.
13/01/2014(Xem: 8799)
Hình tượng con ngựa hiện diện từ sớm trong văn hóa Đông-Tây, con ngựa là một trong những loài vật được con người thuần hóa và sử dụng trong đời sống hàng ngày và loài vật gắn liền với chiến tranh. Hình ảnh con ngựa còn là chủ đề cho các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, thơ văn... Đối với văn hóa phương Tây, ngựa gắn liền với nhiều biểu tượng thần thoại và gắn liền với hình ảnh Nhân Mã trong 12 Cung Hoàng đạo.
13/01/2014(Xem: 6635)
Một cây cầu có thể đưa hết tất cả người, súc vật, hàng hóa đi qua trên đó. Đưa qua hết thảy, không kể sang hèn quí tiện. Cái chính là có đưa qua hết - tất cánh độ khứ - được hay không? Nếu không qua lọt, hoặc đi qua một cách khó khăn thì đích thị là cầu khỉ rồi. Hoặc đôi khi người qua rồi, bóng còn kẹt lại bên cầu.
13/01/2014(Xem: 8779)
Lời Ngỏ: Nhân dịp mừng Xuân Giáp Ngọ 2014, Trang Nhà Quảng Đức xin trân trọng giới thiệu kinh "Lâu đài của ngựa Kiền-trắc". Kanthaka (Kiền Trắc) là con ngựa quý ra đời tại hoàng cung của Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) cùng một ngày với Thái tử Siddattha (Sĩ-đạt-ta). Kiền-trắc lớn lên và phục vụ nhà vua cho đến năm 29 tuỗi, nó cùng với người giữ ngựa Channa (Xa-nặc) đưa Thái tử lên đường xuất gia; sau đó ngựa đau buổn phát bệnh , từ trần và tái sanh lên cõi Trời. Câu chuyện này thuật lại cuộc gặp gỡ giữa Tôn giả Mục-kiền-liên và Thiên tử Kiền-trắc trên Thiên giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567