Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Có những tập tục không thể QUÊN vào Giao Thừa 0 giờ

21/01/202008:24(Xem: 3698)
Có những tập tục không thể QUÊN vào Giao Thừa 0 giờ


Giao_Thua_TV_Quang_Duc (23)
 
Có những tập tục
không thể QUÊN vào Giao Thừa 0 giờ

Phải chăng trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không thể quên chức trách của bản thân, không thể quên những người có ân với mình, không thể quên những lời mình hứa hẹn, lại càng chẳng thể lãng quên lịch sử hay ngày Tết quê hương. Và vì vậy hôm nay cho phép mình kể lại những tập tục mà không bao giờ mình quên được để thực hiện hằng năm vào đêm Giao Thừa bạn nhé

Từ khi được sinh sống tại Úc thì trong gia đình tôi ( có lẽ về lễ nghi tôn giáo thì tôi là người có quyền lực nhất ) cho nên tôi thường đón lễ Giao thừa hai lần và trang trọng như nhau và có lẽ thế những điều tôi tin ( dù ai đó cho là mê tín ) nhưng đối với tôi là một sức mạnh tâm linh, là niềm tin vững chắc nhất hướng dẫn tôi vào hành trình suốt năm ấy .

Sức mạnh tâm linh đó chính là cái duyên bên trong cần thiết nhất và quý hiếm nhất mà bất cứ thời đại nào con người mãi mãi không thể quên được ...

Hãy luôn mơ tới những điều thật tốt đẹp và tự nhủ thầm " Cuộc đời này vẫn còn đâu đấy những điều thật đáng yêu dù cho những điều ấy có thể là điều nhỏ nhặt nhất ..." . Và hãy dõng mãnh sống một cách thanh thản để thấy rằng mình chẳng thể chọn lựa được gì cho cuộc đời mà tất cả những gì mình đã làm trong quá khứ và trong kiếp sống này đã lựa chọn sẵn cho mình rồi ....

Chỉ chừng đó thôi ...sống đời an lạc !

Nhu cầu tham muốn, nên quán chiếu tư duy ,

Đừng vướng cạm bẫy ...thoát khỏi sầu bi .

Hạnh phúc chân thật ...Sống theo đạo lý ...

( thơ HH )

Và một sự thật đã chứng minh cho tôi ......điều khấn nguyện vào đầu năm và lộc mà ta nhận từ Chúa Xuân ngay giờ phút đầu tiên bằng cách bói Kinh bao giờ cũng ứng nghiệm ...

Thế nên năm nay vì chuẩn bị đi xa trong dịp Tết nên tôi đã chuẩn bị chép một một số đoạn kinh văn từ các phẩm Chúc lụy của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và Kinh Bát Nhã Ba La Mật để sẵn sàng vào giờ phút thiêng liêng nhất mà xin một lời dạy từ Đức Phật hay tưởng tượng rằng Đức Phật đang phóng ánh sáng hào quang huyền vi và truyền trao một chút tuệ giác của Ngài vào điểm Bất Hối trên đỉnh đầu mình

Đừng cười các bạn nhé ...từ ngày học giáo lý nhiều ra tôi càng được biết rằng " Pháp của Phật chính là phương tiện giúp ta đi trên con đường giải thoát ."

Phương tiện ban đầu chỉ là dùng để buộc tâm ta vào giáo pháp..... cho nên những nghi lễ hình thức chính là để giúp ta ngăn ngừa tâm buông lung và ...

Chỉ cần nhớ là ta tu phương tiện chính là mượn cảnh trần vật chất để điều chỉnh cơ thể tâm lý , từng bước tác động tâm linh sẽ chuyển biến tốt đẹp thánh thiện ta sẽ nhận được một sự gia bị nào đó của Chư Bồ Tát tương ưng ( trong cảm nhận trực giác ) và mọi việc làm của ta bổng nhiên hoá ra nhẹ nhàng thanh thản và kết quả lại lớn lao không cùng ....

Và các bạn ơi , trong một đoạn luận giải của Kinh Bát Nhã có nói rằng mỗi mỗi một người chúng ta đều có một vị hộ pháp tương ưng theo hộ mạng cho người đó ..điều này tôi tin chắc rằng ai cũng có một lần trong đời nghiệm đúng được như vậy ...

Lại nữa các bạn ơi, tôi cũng nhận được thêm ý chỉ của các vị Thầy, Tổ vì phương tiện độ sanh nên đã triển khai cách dạy chúng ta sinh hoạt tuỳ nghi với địa phương và thời gian tính ( tức là tuỳ lúc tuỳ nơi tuỳ thời ) để tìm cách đối trị các phiền não của chúng sinh. Do vậy người học Phật chúng ta hiện tại cứ lo làm việc tốt thì hạt giống tự phát triển , lâu ngày dần diều tốt sẽ lần lượt thay dần cho những sai lầm xấu của quá khứ . Cứ nương theo chiếc phao phương tiện, chúng ta càng cố gắng làm những điều cao quý, hành xử lợi lạc cho mình và cho người thì tự nhiên sẽ chuyển hoá được Tâm và hoàn cảnh cũng sẽ tự chuyển hoá thành tốt đẹp hơn

Nhưng chúng ta phải thấy được khả năng, vị trí của mình và nhận biết được việc làm thích hợp để từ đó ta áp dụng vào các pháp học và pháp hành tương ưng thì sẽ được lợi lạc. Và đó cũng là mục đích của phương tiện

Hơn nữa một khi ta nỗ lực huân tu Phật pháp càng đem giáo pháp nhiều vào ta chừng nào thì tự nhiên công đức sẽ phát sinh ra những điều bất khả tư nghì như sức khỏe lại tăng dần theo tuổi đời và tâm hồn an vui theo nghịch cảnh.....và qua kinh nghiệm nhiều năm trong đời sống thế gian tôi lại nghiệm ra rằng " THẬT SỰ THÀNH CÔNG ĐÔI KHI KHÔNG PHẢI DO TÀI NĂNG MÀ CHÍNH DO PHƯỚC DUYÊN" có nghĩa là những nhân duyên đến từ cha mẹ mình, ông bà mình, hay chính mình đã gieo trồng những hạt giống tốt trong quá khứ .

Để chứng minh điều này tôi có thể kể cho các bạn nghe một chút về những giai đoạn khó khăn nhất trong đời tôi và nếu nếu tôi chẳng biết nhảy qua được những nghịch cảnh mà ngày đêm chỉ biết than vãn cho số phận mình (qua ít nhất là 5 đến 7 lần ) thì ngày nay tôi đã bị cuốn trôi vào hố sâu tuyệt vọng ác mãi mãi nằm trong lòng hố thẳm đó .

......Còn nhớ một lần khi vừa 16 tuổi , cha bị khánh tận vì quá tin vào một người chú đầu tư tất cả vốn liếng tài sản mình ....và thất bại thì tôi phải bước vào đời bươn chảy để tự kiếm sống và giúp mẹ tiền chợ hàng ngày ....

Với số vốn học thức chưa có là bao, thế mà qua sự giới thiệu của bà hiệu trưởng trường trung học của tôi lúc đó , một gia đình đại gia làm chủ nhiều khách sạn đã giao phó ba người con yêu của mình để tôi dạy kèm thêm Toán và sinh ngữ và ......nếu không có bàn tay của Chư thiên Hộ Pháp độ trì làm sao tôi có thể giữ vững vị trí ấy đến 3,4 năm sau cho đến khi vào Đại học và tiếp tục thêm khoảng hai năm sau khi tôi được giao phó phụ giúp trong một cơ sở dược phẩm ....(vì số lương của một người kèm học tư gia được trả cho tôi lúc đó quá lớn so với một cấp sĩ quan cấp uý thời đó....)

Các bạn ơi , cho mãi đến bây giờ tôi vẫn đang cố tìm gặp lại họ và những đứa con để trả ân nhưng chưa có cơ duyên may để hội ngộ .....trong khi tôi vẫn không thể nào quên họ và luôn còn cầu nguyện cho một phép lạ hiện đến . ...

" Ký ức ngày xưa đâu dễ tan

Phước duyên đưa đến khó nghĩ bàn

Nguyện nguyện đêm ngày xin gặp lại

Đền ơn đáp nghĩa lúc lầm than"

( thơ HH )

Nói như thế để minh chứng rằng " TẤT CẢ MỌI SỰ VIỆC XẢY RA TRONG ĐỜI ĐỀU DO MỘT CHỮ DUYÊN" Và cứ như thế cứ mỗi 10 năm trôi qua , tôi lại gặp một quý nhân khác và cho đến bây giờ đã có trên đầu ngón tay là số 7 ....tôi luôn ghi lại vào ký ức trong những ngày cuối năm hay vào lúc sinh nhật mình và tự nhủ thầm " Hãy sống làm sao mà qua đó có đủ công đức để có thể trả được những ân mà các quý nhân đã giúp ta thoát vượt được nghịch cảnh"

" Một khi Phước trí hiển mầu,

Thiện căn ngàn kiếp theo sau an bình .

Vượt qua gian khổ ...hiểu mình ,

Phù vân liễu ngộ, ....thấm tình bể dâu " .

( thơ HH )

Và phải chăng cái ảo tưởng phù phiếm mà thế gian khoác lên cuộc đời trên thực tế chỉ có những người đủ duyên mới có thể tạo thành một sức ép thoát khỏi vòng si mê và đo đó cần phải tự tạo cho mình một sức mạnh tâm linh để hiểu biết cuộc đời hơn, biết trưởng thành trên con đường vượt gian khó và thoát khổ hơn. . Các bạn có đồng quan điểm với mình không ?

Trở lại thực tế nhìn sự chuẩn bị lễ đón giao thừa tại các nơi trang nghiêm như tu viện và chùa chiền tại Melbourne tôi bỗng rưng rưng nước mắt thương cảm tột độ lòng từ bi và nhiệt tâm của quý Ngài Trụ Trì vì muốn đem lại cho Phật tử nơi phương xa hãi ngoại nhớ đến cái gọi là " Quốc hồn , Quốc tuý " nên đã dự định trước nhiều tháng trong quy trình đón Tết VN theo truyền thống quê hương hầu dẫn dắt thế hệ tiếp nối ...

Cũng không thể nào không trân trọng cám ơn các vị thiện nguyện viên làm công quả đã đồng hành cùng các vị trụ trì các tu viện đã đem lại hương sắc quê mình vào những ngày cuối năm và cho đêm Giao thừa thiêng liêng này ....

Kính trân quý những gì đang thừa hưởng ,

Truyền thống thiêng liêng nơi đất mẹ ....lớn lên .

Tri ân Thầy Tổ ...niệm niệm chẳng thể quên

Chấp tay nguyện ..."Tết quê hương " còn mãi ...

Ước Lộc, Phúc đêm Giao thừa ...biến thành Đức hải !!

Huệ Hương

Một ngày cuối năm ...chuẩn bị đón mừng Xuân Canh Tý

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2014(Xem: 6078)
Thay vì thả cá, chim, có thể ưu tiên phóng sinh rùa, ba ba. Đây là những động vật sống dai, lại có thể khắc chữ "phóng sinh" lên mai con vật để người sau bắt được tiếp tục cho nó được sống. Xét về nghĩa, phóng sinh chính là "giải phóng sinh mệnh về với tự nhiên", trong đó con người là chủ thể của tự nhiên, có thể sát sinh, nên cũng có thể phóng sinh. Nhưng phóng sinh phải có những cách làm tích cực, để cứu tính mệnh của những sinh vật đang bị bắt, đợi giết... Vậy thực tế cần làm gì?
29/01/2014(Xem: 5745)
Mỗi dịp xuân về, chúng ta đều đón Tết vào đầu năm mới âm lịch. Không khí Tết thực sự bắt đầu vào rằm tháng chạp. Ai trồng hoa bích đào (miền Bắc) và mai (miền Nam) đều biết ngày này, ngày mà người ta phải bứt bỏ lá để cho hoa trổ bông đúng ngày mồng một Tết. Không phải ai cũng làm công việc này vì tính chuyên nghiệp trồng hoa cảnh rất cao, tuy nhiên, chơi hoa đào, hoa mai ngày Tết là một truyền thống, và để hoa nở đúng ngày mồng 1 Tết thì duy nhất có ở Việt Nam.
29/01/2014(Xem: 9315)
mam ngu qua Miền Bắc thường bày 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau theo Ngũ hành. Ở miền Nam, các loại quả trong mâm khi ghép lại trở thành những cái tên ý nghĩa, cầu mong sự thịnh vượng. Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo 5 sắc màu đó để phối trí.
29/01/2014(Xem: 5943)
Đón năm mới, ai cũng mong muốn mọi việc đều mới. Mới ở đây mang ý nghĩa may mắn, bình an, khá giả hơn những gì đã xảy ra trong năm cũ.
29/01/2014(Xem: 7440)
Trong nhân gian, người đời coi ngày mồng một Tết là ngày quan trọng của đầu năm, còn nhà Phật xem đây là ngày đánh dấu sự có mặt của một vị Phật đương lai, đó là Bồ tát Di Lặc, nên mừng xuân năm mới chính là mừng Xuân Di Lặc.
29/01/2014(Xem: 6462)
Đi cho hết cõi Ta Bà, sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Một sự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn của gian truân vất vả, với vô thường cận k
28/01/2014(Xem: 8139)
Đàn ngựa dũng mãnh chạy đua cùng thời gian, hàng dừa, ruộng lúa và hàng nghìn loại hoa đã tụ hội về đường hoa Nguyễn Huệ để sẵn sàng đón du khách thưởng lãm vào 19h ngày 28 tháng Chạp.
28/01/2014(Xem: 6330)
Trên những đoạn đường đi qua, biết bao thăng trầm nghiệt ngã, vì đua chen danh-lợi, chức quyền, vì đảo điên hơn thua địa vị, cuộc sống con người trở nên nặng nề mệt mỏi. Không ai trong chúng ta không mong ước có được những phút giây bình lặng, những tháng ngày yên ả, để lắng nghe làn gió thoảng của đất trời, tiếng nước chảy rì rào từ nguồn suối mát tâm linh thực sự.
28/01/2014(Xem: 6864)
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc. Như vậy đức Phật Di-lặc có liên hệ gì đến mùa Xuân, mà chúng ta cầu chúc nhau như thế. Có nhiều người cho rằng ngày mồng một Tết là ngày vía đản sanh của đức Di-lặc. Tôi chưa biết đó là ngày đản sanh của Hóa thân nào, vào thời đại nào.
27/01/2014(Xem: 10083)
Hoa vàng, Sen nở Tịnh Độ là đây Nụ cười tươi mở Di Lặc cười hay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]